TTO
- Durkheim nhìn nhận về giáo dục và sư phạm từ quan điểm của một nhà xã
hội học. Ở đó, trường học là một “mô hình thứ bậc”, là môi trường cho
các mối quan hệ xã hội và mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh. Nói
một cách rộng hơn, trong mối quan hệ với tri thức.
Trong
phác thảo của Durkheim, các nhà xã hội học thôi thúc bởi mong muốn đóng
góp vào những thay đổi nhằm hướng tới sự gắn kết xã hội mạnh mẽ hơn và
thúc đẩy những tư tưởng đạo đức lớn mà theo quan điểm của ông, đồng
nghĩa với những giá trị “chủ nghĩa cá nhân” và dân chủ. Người giáo viên
trong tương lai phải cố gắng sống khác với những kỳ vọng của các nhà xã
hội học.
Đối với Durkheim, cho dù việc đào tạo
giáo viên phải có cả “văn hoá tâm lý”, chắc chắn rằng, công việc của các
nhà xã hội học có thể và nên giúp các giáo viên có ý thức rõ ràng hơn
về vị trí của họ trong quá trình giáo dục. Trong quá trình đào tạo, nhờ
được cung cấp những hiểu biết căn bản về xã hội học, các giáo viên nên
được khuyến khích tham gia vào sự phản ánh cả trên phương diện cá nhân
và tập thể để nắm bắt tốt ý nghĩa của những thực tiễn giáo dục, vượt lên
trên những lề thói, di chứng của quá khứ và nhận thức được những yêu
cầu của động lực xã hội.
Khoá học của Durkheim về Sự phát triển
của ngành sư phạm Pháp không phải là một sự tình cờ mà là nhằm vào những
giáo viên trung học trong tương lai. Mục đích là làm cho những nhà giáo
tương lai thấm nhuần được đầy đủ chức năng của mình, giúp họ thấy được
nhiệm vụ của mình là một giai đoạn trong quá trình lâu dài trong toàn bộ
lịch sử ngành giáo dục mà từ quan điểm xã hội học, quá trình này sẽ trở
thành một “bước dự bị cho giáo dục” chân chính. Thông qua những phân
tích lịch sử xã hội về sự phát triển của các hệ thống giáo dục tại các
giai đoạn khác nhau, có thể điều tra bất kỳ những di sản của quá khứ,
khám phá những cái xấu thường xảy ra và làm nổi bật sự độc lập tương đối
của một hệ thống giáo dục trong bối cảnh phát triển xã hội.
Trong
cuốn Giáo dục luân lý, cũng như trong các bài luận về Giáo dục và Xã
hội, Durkheim cho rằng, nhận thức đầy đủ về những môn khoa học nhân bản
là một bộ phận cần thiết của việc đào tạo và của “văn hoá tâm lý” của
bất kỳ giáo viên nào. Những môn khoa học đó chỉ cho họ cách thức quản lý
lớp học, kiểm soát hành vi quyền lực của mình và hiểu trẻ em và thiếu
niên. Durkheim không chỉ ra toàn bộ các vấn đề mang tính sư phạm của
việc đào tạo giáo viên (điều ông chỉ cho là việc đào tạo mang tính lý
thuyết) mà ông còn đề ra ý tưởng mới mẻ vào thời kỳ đó, đó là những thay
đổi trong giáo dục cần phải bao gồm những thay đổi trong việc đào tạo
giáo viên.
Nguồn: http://72.14.235.104/search?q=cache:9_GtEt5OApEJ:www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx%3FArticleID%3D175488%26ChannelID%3D371+durkheim&hl=vi&ct=clnk&cd=1&gl=vn&lr=lang_vi
0 comments
Post a Comment