2. KInh thi
3. Kinh thư
4. KInh Xuân thu
5. Kinh dịch
(Lãng tử giới thiệu khái quát)
KINH LỄ
(Kinh Lễ, Lễ kinh hoặc Lễ ký)禮經 hoặc 禮記
“Tiên học lễ, hậu học văn“
Là cuốn sách đầu tiên của Ngũ kinh, sách mẹ của cả bộ Tứ thưKinh Lễ hay còn gọi là Lễ ký (禮 記 Lǐ Jì) là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử thời Chiến quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước và những tấm gương của Lễ.
Học giả thời Hán là Đới Đức đã dựa vào bản do Lưu Hướng thu thập gồm 130 thiên rồi tổng hợp giản hoá còn 85 thiên gọi là Đại Đới Lễ ký, sau đó cháu Đới Đức là Đới Thánh lại đơn giản hoá Đại Đới Lễ ký còn 46 thiên, thêm vào các thiên Nguyệt lệnh, Minh Đường vị vàNhạc ký, tổng cộng là 49 thiên, được gọi là Tiểu Đới Lễ ký.
Đại Đới Lễ ký đến thời Tuỳ, Đường bị thất lạc quá nửa, hiện nay chỉ còn 39 thiên, do đóTiểu Đới Lễ ký là bản Kinh Lễ thông dụng hiện nay.
Toàn bộ Kinh Lễ được viết bằng tản văn, không chỉ miêu tả chế độ lễ nghi đương thời mà còn giáo dục về nhân nghĩa, đạo đức, ngoài ra có giá trị về văn học rất lớn. Đại Học và Trung Dung, hai cuốn sách kinh điển của Nho giáo, chính là hai thiên trong Kinh Lễ được tách ra sau này.
Về sau, hai thiên Trung Dung, Đại học được tách ra thành sách riêng. Thiên Nhạc ký được tách ra thành Kinh Nhạc nhưng sau lại bị thất truyền.
Khổng Tử hiệu đính lại Kinh Lễ mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự xã hội nhiễu nhương cuối thời Xuân thu.. Khổng Tử nói: “Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời” (sách Luận Ngữ).
DANH MỤC 49 THIÊN
- Khúc lễ thượng (hai thiên)
- Khúc lễ hạ (hai thiên)
- Đàn cung thượng
- Đàn cung hạ
- Vương chế
- Nguyệt lệnh
- Tăng Tử vấn
- Văn Vương thế tử
- Lễ vận
- Lễ khí
- Giao đặc sinh
- Nội tắc
- Ngọc tảo
- Minh đường vị
- Tang phục tiểu ký
- Đại truyện
- Thiếu nghi
- Học ký
- Nhạc ký (sau tách ra, phát triển thành Nhạc kinh, về sau thất truyền)
- Tạp ký thượng
- Tạp ký hạ
- Tang đại ký
- Tế pháp
- Tế nghĩa
- Tế thống
- Kinh giải
- Ai Công vấn
- Trọng Ni yên cư
- Khổng Tử nhàn cư
- Phường ký
- Trung dung (sau tách ra thành một sách trong Tứ thư)
- Biểu ký
- Truy y
- Bôn tang
- Vấn tang
- Phục vấn
- Gian truyện
- Tam niên vấn
- Thâm y
- Đầu hồ
- Nho hành
- Đại học (sau tách ra, phát triển thành cuốn sách đầu tiên trong Tứ thư)
- Quan nghĩa
- Hôn nghĩa
- Hương ẩm tửu nghĩa
- Xạ nghĩa
- Yến nghĩa
- Sính nghĩa
- Tang phục tứ chế
- Chuyện về những người giữ Lễ (Khổng tử, vua chúa, quan chức và sĩ tử)
- Tục lệ quan- hôn- tang- tế
- Tu dưỡng bản thân theo chữ Lễ với quan điểm Nho gia.
- Quy định lễ nghi giao tiếp trong xã hội.
Hai thiên đầu tiên (1,2) gọi là “Khúc Lễ” (nghi lễ khuc chiết, cụ thể rõ ràng) có tính phổ biến, thông dụng cho mọi người.
“Khúc lễ” chủ yếu nói cách ứng xử trong sinh hoạt thường ngày, chưa phải là những dịp lễ quan trọng hoặc việc lớn. Nhưng khúc lễ lại có phạm vi ứng dụng phổ biến hơn cả.
Người ta không trải qua được việc nhỏ (lễ nhỏ) thì làm sao được việc lớn !
Sách Trung Dung nói “Lễ nghi tam bách, uy nghi tam thiên”. Uy nghi có nghĩa là “vẻ mặt, trang phục, hành vi, lời nói đúng mực khi giao tiếp”.
Khúc Lễ gồm 6 chủ đề
- Lễ đối với cha mẹ
- Lễ với bậc trưởng lão
- Lễ với thầy giáo
- Lễ giới hạn giữa nam và nữ
- Lễ giáo dục thiếu niên nhi đồng
- Lễ sinh hoạt rộng rãi.
1. Mùa
lạnh con phải xem cha mẹ mặc đủ ấm chưa, mùa hạ xem cha mẹ đủ thoáng mát
chưa, hằng đêm trải giường cho cha mẹ. Buổi sớm phải đến vấn an cha mẹ,
để ý tình trang sức khỏe của song thân.
2. Con cái nếu cần đi ra ngoài phải
thưa bẩm, được cho phép mới đi. Khi trở về phải đến trình diện cha mẹ để
cha mẹ yên tâm. Đi tới đâu phải có nơi chốn nhất định và báo cho cha mẹ
biết.(.v.v…)
Hết
0 comments
Post a Comment