Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Sunday, August 18, 2013

Đề tài 05: Thực tiễn dân chủ





THỰC TIỄN CỦA VIỆC THỰC HÀNH DÂN CHỦ VÀ NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC HÌNH THỨC NHÂN DÂN THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 khẳng định “Mọi người đều có quyền tham gia vào chính quyền của đất nước mình, một cách trực tiếp hay thông qua các đại diện được tự do lựa chọn. Mọi người đều có quyền được hưởng các dịch vụ công cộng của đất nước mình một cách bình đẳng. Ý chí của nhân dân là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí đó được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ, thực chất, theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và được thực hiện thông qua bỏ phiếu kín hoặc thông qua các thủ tục bỏ phiếu tự do tương tự”.

Trong kỷ nguyên của thời đại công nghệ thông tin, của toàn cầu hóa, sự giao lưu hợp tác giữa các nền văn hóa, giữa các chính phủ, giữa các dân tộc, tôn giáo,.. ngày càng trở nên thường xuyên và sâu sắc hơn. Các giá trị tiến bộ của nhân loại như dân chủ, nhân quyền, quyền con người, quyền công dân được sống ấm no hạnh phúc trong một xã hội dân sự tiến bộ, cùng với khái niệm nhà nước pháp quyền có sức lan tỏa không biên giới, có sự tương tác mạnh mẽ lên ngay chính đất nước và con người Việt Nam, trở thành một hiện thực sống động cho sự hội nhập mọi mặt của Việt Nam vào thế giới.

Xét góc độ đó thì bản chất dân chủ của nhà nước Việt Nam được khẳng định ngay trong hiến pháp đầu tiên khai sinh nước Việt Nam hiện đại và nó được tái khẳng định trong bản hiến pháp hiện hành. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân ta thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua các đại diện để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội hoặc trực tiếp tham gia quản lý nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau được quy định cụ thể trong hiến pháp & luật được ban hành bởi Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Trong phạm vi nghiên cứu về đề tài - thực tiễn thực hành dân chủ và đánh giá các hình thức thực hiện quyền lực nhà nước, nhóm 5 chưa đủ thời gian để có thể cảm nhận hết những thực tiễn khách quan sinh động, cũng như đủ kiến thức kinh nghiệm để đánh giá một cách hệ thống về toàn bộ vấn đề. Phương pháp luận được nhóm thực hiện là theo phương pháp liệt kê và so sánh, kèm theo những kiến nghị những mặt làm được và chưa làm được về thực tiễn thực hiện dân chủ của nước ta dựa trên những tài liệu tham khảo. Trong thời gian hạn hẹp cũng như kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế, bài luận chắc chắn có nhiều sai sót nên mong nhận được sự nhận xét và ý kiến của thầy và các bạn.

Cám ơn thầy Lưu Đức Quang – GVHD môn Hiến pháp học phần 1 đã tận tình giảng dạy lớp 3B – VB2CQ học phần này.

NHÓM 5 – LUẬT 3B – VB2CQ

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:
'Hiệp sĩ' Minh Tiến bắt hai tên cướp có tiền án
Italia: Những chiêu thức rửa tiền mới của mafia
Chuyên đề về Hình thức chính thể - hình thức nhà nước
Sau 3 năm thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình: Các cấp, ngành chưa thực sự vào cuộc
Hoạt động tư pháp – coi trọng yếu tổ thực tiễn khi cải cách
BÀI VIẾT MỚI HƠN :
Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta, thực trạng và giải pháp - 02.01
BÀI VIẾT TRƯỚC ĐÓ :
Kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII - 15.12
Bỏ phiếu tín nhiệm - 14.12
Bỏ HDND Quận, huyện, phường, xã??? - 08.12
Quyền tự ứng cử đại biểu quốc hội & HĐND - 08.12
"Dân là chủ" và "Dân làm chủ" trong thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta - 06.12
thay đổi nội dung bởi: hieuto, 01-02-2011 lúc 14:10

Chương 1: Bản chất dân chủ của nhà nước ta
Bản hiến pháp đầu tiên khai sinh nhà nước Việt Nam hiện đại khẳng định nhà nước ta là nhà nước dân chủ theo chế độ cộng hòa, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo (điều 1 hiến pháp 1946).

Tinh thần nhà nước dân chủ đó tiếp tục khẳng định và phát huy trong bản hiến pháp hiện hành là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân (điều 2,3 hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001).

Trong lịch sử phát triễn của xã hội loài người, thuyết khế ước xã hội và khái niệm chủ quyền thuộc về nhân dân được hình thành từ rất sớm nhưng mãi đến khi chế độ phong kiến suy tàn, Châu âu bước qua đêm trường trung cổ, bắt đầu giai đoạn phục hưng thịnh vượng, thì các giá trị của quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trở thành hiện thực sống động nhất và bằng chứng cho sự tiến bộ của nhân loại.

Trong khi các giá trị về tự do dân chủ được hiện thực và phát huy mạnh mẽ ở Châu âu thì đất nước Việt Nam ta vẫn còn trong ảnh hưởng của các giá trị phương Đông truyền thống, nho giáo Khổng Tử. Vua thay mặt cho trời, cai quản thần dân, quyền lực nhà vua làbất khả xâm phạm, tối thượng, con dân có nghĩa vụ phải phục vụ lợi ích của nhà vua. Vua tức là nhà nước và nhà nước cũng chính là vua.

Sau đó các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc thực dân tiếp tục đưa dân tộc ta vào tròng nô lệ, áp đặt chế độ cai trị bóc lột tàn khốc của chúng. Bước qua cuộc chiến tranh giành được độc lập, việc ghi nhận giá trị tự do dân chủ, chủ quyền nhân dân đối với đất nước trong bản khế ước dân tộc đầu tiên – hiến pháp là một trong những thành tựu vĩ đại nhất mà dân tộc ta từng đạt được trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.

Xác định được bản chất dân chủ của nhà nước ta, để tiếp tục khẳng định các giá trị tự do, dân chủ đang theo đuổi và con đường xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn. Khẳng định lại tự do dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền là một trong các giá trị và thành tựu tiến bộ mà dân tộc ta đạt được trong tiến trình xây dựng một xã hội công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh, nhân dân có một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

0 comments

Post a Comment