Các triết gia thường xuyên bất đồng với nhau về vấn đề xác định trường phái triết học nào là chân xác và hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, bất đồng ý kiến là hiện tượng thường gặp ở mọi lãnh vực hoạt động của con người (thậm chí, bao gồm cả lãnh vực khoa học), nó không ảnh hưởng đến quá trình khám phá lẽ Chân - Thiện - Mỹ, mục tiêu mà Plato đặt ra cho giới triết gia. Hơn nữa, bất đồng ý kiến còn là yếu tố tích cực đối với sự tiến bộ về mặt tri thức. Nếu mọi người đều suy nghĩ như nhau, hẳn là quá trình phát triển trí năng và thể chất của nhân loại sẽ chậm đi, thậm chí sẽ ngừng lại. May mắn thay, trong thế kỷ vừa qua, một số lớn trường phái triết học khác nhau đã được thừa nhận rộng rãi, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội con người và tri thức nhân loại.
Trước khi thảo luận về các trường phái triết học ấy, chúng ta cần lưu ý đến một vài sự kiện. Trong cuộc đời, một số triết gia danh tiếng đã thay đổi quan điểm triết học, chuyển từ trường phái này sang trường phái khác; một số còn có khả năng đại diện cho nhiều trường phái triết học khác nhau.
Thí dụ: Tại những giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp của mình, Bertrand Russell lần lượt cổ xuý cho các học thuyết như: Phiếm Hồn Thuyết, Học Thuyết của Plato (Platonism), Chủ nghĩa Tân Hiện thực, Chủ nghĩa Thực Chứng Luận lý (logical Positivism) và Thuyết Khoa Học Vạn Năng (Scientism). Bên cạnh đó, Moritz Schlick là triết gia có chủ trương Thực chứng luận lý khi đề cập đến các vấn đề khoa học, có quan điểm chủ nghĩa nhân vị (Personalism) khi bàn đến các sự việc có liên quan đến triết lý tôn giáo.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần biết rằng một số trường phái triết học đương thời vốn có quan điểm khá gần gũi với nhau. Nguyên do bởi vì trong quá trình phát triển, một số trường phái triết học có thể chia sẻ hoặc được bổ túc bởi một số ý tưởng của các trường phái khác.
2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Là hệ thống triết học chủ đạo của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa duy vật biện chứng (Dialectical Materialism) xuất phát từ các công trình nghiên cứu của Karl Marx, phát triển rộng khắp thế giới, đặc biệt tại các nước Đông Âu và Á Âu. Trong suốt hơn một thế kỷ qua, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã phát triển theo đường lối chính thống, đồng thời không ngừng được vun bồi qua kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của các Đảng Cộng Sản tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó phải kể đến phần đóng góp quan trọng của V.I. Lenin (1870-1924). Vị trí và vai trò của Chủ Nghĩa Cộng Sản đã được Marx và Engels đề ra, đặc biệt thể hiện rõ trong các tác phẩm bất hủ như Bộ Tư Bản và Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản.
Nhìn chung, các tư tưởng chính của Chủ Nghĩa Marx (Marxism) bao gồm:
1. Chủ nghĩa Duy vật Biện Chứng.
2. Đấu tranh giai cấp - xuất phát từ mối mâu thuẫn tất yếu giữa giới lao động và giới tư bản.
3. Chủ nghĩa Cộng Sản - công hữu hóa các phương tiện sản xuất.
4. Bạo lực cách mạng - tiến hành lật đổ chế độ cai trị bóc lột bằng vũ lực.
5. Thuyết giá trị lao động - giá trị hàng hoá được xác đinhh căn cứ theo thời gian lao động bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm.
6. Kinh tế quyết định luận - nêu rõ vai trò quyết định của kinh tế suốt các giai đoạn lịch sử của xã hội nhân loại.
7. Chuyên chính vô sản - thể chế chính quyền của giai cấp vô sản
8. Chủ nghĩa vô thần - phê phán tính mị dân và xu hướng chính trị hoá của các tổ chức tôn giáo, công cụ của chính quyền thống trị
9. Thế giới vô sản đại đồng.
10. Chủ nghĩa Duy Vật Lịch Sử - học thuyết cho rằng sự phồn vinh vật chất là nguồn gốc của mọi quyền lực.
11. Thuyết giá trị thặng dư.
Phần thảo luận dưới đây sẽ đề cập đến 5 trong số 11 ý tưởng lớn nội dung được liệt kê ở trên. 2. Đấu tranh giai cấp - xuất phát từ mối mâu thuẫn tất yếu giữa giới lao động và giới tư bản.
3. Chủ nghĩa Cộng Sản - công hữu hóa các phương tiện sản xuất.
4. Bạo lực cách mạng - tiến hành lật đổ chế độ cai trị bóc lột bằng vũ lực.
5. Thuyết giá trị lao động - giá trị hàng hoá được xác đinhh căn cứ theo thời gian lao động bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm.
6. Kinh tế quyết định luận - nêu rõ vai trò quyết định của kinh tế suốt các giai đoạn lịch sử của xã hội nhân loại.
7. Chuyên chính vô sản - thể chế chính quyền của giai cấp vô sản
8. Chủ nghĩa vô thần - phê phán tính mị dân và xu hướng chính trị hoá của các tổ chức tôn giáo, công cụ của chính quyền thống trị
9. Thế giới vô sản đại đồng.
10. Chủ nghĩa Duy Vật Lịch Sử - học thuyết cho rằng sự phồn vinh vật chất là nguồn gốc của mọi quyền lực.
11. Thuyết giá trị thặng dư.
Chủ nghĩa Duy vật biện chứng
Khởi thuỷ, Karl Marx hình thành hệ thống triết học của mình trên cơ sở Biện Chứng Pháp của Hegel và Chủ nghĩa Duy Vật của Ludwig Feuerbach. Ông đã phát hiện ra những trào lưu lịch sử chủ yếu, mâu thuẫn giữa chúng và hệ quả là sự hình thành của hệ tư tưởng mới. Ông nhận định rằng hệ thống kinh tế của mỗi thời kỳ lịch sử đều tạo ra "những mầm mống huỷ diệt chính nó". Đó là một tiến trình xung đột mang tính biện chứng, tạo điều kiện để một thời kỳ mới được hình thành và phát triển. Tiến trình ấy liên tục tái lập cho đến khi chủ nghĩa cộng sản xuất hiện như là phần kết hay giai đoạn chung cuộc trong lịch sử văn minh của nhân loại.
Đấu tranh giai cấp (dẫn đến chuyên chính vô sản)
Như đã đề cập ở trên, Marx tin tưởng rằng mối quan hệ biện chứng là động lực phát sinh ra mâu thuẫn giữa hai trào lưu lịch sử mới (theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa- Socialism). Trong giai đoạn lịch sử hiện đại của mỗi dân tộc, xung đột giữa Vô sản (giai cấp công nhân) và giới Tư sản (giai cấp chủ tư sản) là tất yếu. Do lợi ích kinh tế của hai giai cấp này có mâu thuẫn không thể dung hợp (lợi ích của giai cấp này có phương hại trực tiếp đến lợi ích của giai cấp kia), họ không bao giờ có thể trở thành đồng minh hay đối tác bình đẳng trong một cộng đồng kinh tế. Vì thế, mối mâu thuẫn và xung đột về mặt kinh tế này sẽ kéo dài cho đến khi quyền lực cuả giới tư bản bị lật đổ. Theo lẽ công bằng, Marx nhận định rằng quyền thống trị phải thuộc về giai cấp công nhân, bởi vì chính họ, chứ không phải giai cấp tư sản, thực sự tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Chính quyền vĩnh viễn thuộc về giai cấp công nhân. Chuyên chính vô sản là mục tiêu trọng tâm của Chủ nghĩa Cộng Sản.
Chủ nghĩa Cộng Sản
Triết lý của Chủ nghĩa Duy Vật Biện Chứng, như Marx đã định hình, được xây dựng trên nền tảng "công hữu hoá các phương tiện sản xuất", hay "bãi bỏ quyền tư hữu". Mục tiêu cơ bản của Chủ nghĩa Cộng Sản là mọi người cùng chia sẻ của cải vật chất được xã hội tạo ra từ các phương tiện sản xuất công cộng, đặc biệt là ruộng đất và nguyên vật liệu. Theo Bản Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản, "nét đặc trưng của Chủ nghĩa Cộng Sản là bãi bỏ sở hữu tư sản" Trong kỷ nguyên hiện đại, hình thức sở hữu tư sản đại diện cho giai đoạn cuối của quá trình phát triển kinh tế, giai đoạn mà hệ thống sản xuất và quyền sở hữu được dựa trên nền tảng mâu thuẫn giai cấp, trên cơ sở thiểu số bóc lột đa số. Vì thế, lý tưởng của người cộng sản thời hiện đại có thể được tóm gọn trong khẩu hiệu: "... bãi bỏ sở hữu tư sản". Trong xã hội lý tưởng của tương lai, cả cộng đồng, toàn thể quần chúng sẽ sở hữu mọi của cải hàng hoá. Khi ấy, sự phồn vinh vật chất, không còn là quyền lực của cá nhân, trở thành quyền lực của cả cộng đồng xã hội.
Bạo lực cách mạng
Trong quá trình đấu tranh giai cấp và thực hiện chuyên chính vô sản, những người cộng sản cần phải sử dụng đến vũ lực để lật đổ các chế độ bóc lột hiện hành, vật cản trở tiến trình cách mạng của họ. Quan điểm này được Marx và Engels vạch rõ trong Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848): "Họ (những người cộng sản) công khai tuyên bố rằng những mục tiêu của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng vũ lực lật đổ mọi cơ chế xã hội hiện hành. Hãy để các tầng lớp thống trị run rẩy trước một cuộc cách mạng của những người Cộng sản. Giai cấp vô sản không có gì để mất ngoại trừ xiềng xích. Thành quả của họ là của một thế giới. Hỡi những người vô sản trên toàn thế giới, hãy đoàn kết lại !"
Thuyết Giá trị lao động
Theo Marx, giá trị của mọi sản phẩm trên thị trường cần phải được xác định căn cứ trên cơ sở công thức lao động (giờ công) bỏ ra trong quá trình sản xuất, không dựa trên điều kiện biến động của thị trường cung và cầu. Trong bộ Tư bản, Marx nhận định: "Cơ sở xác định quy mô giá trị của bất kỳ sản phẩm hàng hóa nào chính là công sức lao động, hoặc thời gian lao động mà xã hội cần phải bỏ ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm ấy... Giá trị của một sản phẩm hàng hoá phải được giữ cố định, nếu như thời gian lao động dành cho quá trình sản xuất ra sản phẩm ấy cũng giữ ở mức cố định". Thời gian dành cho quá trình sản xuất càng dài, giá trị của nó càng lớn. (Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần III, một sản phẩm vô dụng sẽ được xem là vô giá trị, không cần xét đến thời gian sản xuất ra nó).
Nói tóm lại, Chủ nghĩa Duy Vật Biện Chứng, về cơ bản, là loại hình triết học chính trị xã hội. Nền tảng siêu hình của nó chỉ giới hạn trong khái niệm vật chất có trước học thuyết vật lý hạt nhân đương thời.
3. Chủ nghĩa thực dụng & chủ nghĩa công cụ
Khởi phát, hình thành và phát triển chủ yếu từ công sức đóng góp của các triết gia Hoa Kỳ, Chủ nghĩa Thực Dụng (Pragmatism) là triết lý tôn vinh các thành quả thực tế. Hầu hết các triết gia Thực Dụng đều xem các vấn đề siêu hình học là phù phiếm, không quan trọng, nếu không muốn nói là vô nghĩa. Theo quan điểm của họ, chỉ có kết quả thực tế, mới là chân giá trị, mọi giá trị khác cần phải được xem xét lại.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Charles Sanders Peirce đã sáng lập và xác định tên gọi Chủ nghĩa Thực Dụng; William James truyền bá học thuyết này bằng các công trình phân tích nền tảng thực tế của nó; John Dewey nhấn mạnh các khía cạnh thực nghiệm và đặc tính công cụ của nó; F.C.S. Schiller đã nối kết trường phái này với Chủ nghĩa Nhân Đạo (Humanism). Những nét nổi bật của Chủ nghĩa Thực Dụng là :
Tiêu chuẩn chân lý thực dụng
Tính hiệu dụng của một ý tưởng là Tiêu chuẩn Chân Lý Thực Dụng (the Pragmatic Criterion of Truth). Sự chân xác của một ý tưởng được kiểm tra qua kết quả của nó. Nếu ý tưởng có công hiệu, nó là chân xác; nếu không mang đến kết quả, nó không quan trọng và hoàn toàn vô nghĩa. Các triết gia Thực Dụng phớt lờ các ý tưởng siêu hình thuần tuý bởi vì chúng không bao hàm kết quả thực tế. Như James nhận định, một ý tưởng phải có "giá trị hiện kim" (cash value) - một khía cạnh thực tế, một yếu tố hữu hiệu và hữu dụng - nếu không, tính chân xác của nó phải bị phủ nhận.
William Ernest Hocking, triết gia Duy Tâm nổi tiếng tại Trường Đại học Harvard (nơi Peirce và James cũng tham gia giảng dạy), đề ra Thuyết Thực Dụng Tiêu Cực (Negative Pragmatism). Phủ nhận Thuyết Thực Dụng Tích Cực (Positive Pragmatism), Hocking cho rằng một số ý tưởng (hay đề xuất), thoạt đầu có vẻ công hiệu, cuối cùng được chứng minh là sai lầm. Trong một thời kỳ hữu hạn nào đó, một học thuyết tỏ ra công hiệu - nhưng liệu rằng nó sẽ không gặp phải thất bại tại một thời điểm nào đó trong tương lai vô hạn? Mặc dù chỉ cần một thất bại cũng đủ làm sụp đổ tính chân xác của một ý tưởng, một vài thành công lại không đủ để chứng minh một chân lý vĩnh hằng. Như đã từng được thảo luận ở phần I (tiêu chuẩn chân lý), có những trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh nhờ vào yếu tố tâm lý và lòng tin, buộc chúng ta phải xem xét lại nguyên nhân gây bệnh và hiệu lực của thuốc. Vì thế, Thuyết Thực Dụng Tiêu Cực cho rằng nếu một học thuyết có công hiệu, nó chưa thực sự chân xác; nhưng nếu học thuyết ấy không công hiệu, nó không thể được xem là chân xác.
Học thuyết chân lý thực dụng
Theo quan điểm thực dụng, chân lý là sự tương thích của một ý tưởng đối với thực tại - thực tại ở đây mang tính thiết thực và cụ thể, không phải là dạng thực tại trừu tượng. Hơn nữa, chân lý có nhiều dạng, không chỉ có một chân lý. Các ý tưởng trở thành hiện thực; chúng chỉ được xem là chân xác khi thể hiện qua kết quả và hoạt động. James nhận định rằng:"Chân lý xảy đến với một ý tưởng. Nó trở thành hiện thực, được tạo thành hiện thực."
Chủ nghĩa Công Cụ (Instrumentalism)
Đối với Chủ nghĩa Thực Dụng, tên tuổi của John Dewey gắn liền với Chủ nghĩa Công Cụ, hay đôi khi còn được gọi là Chủ nghĩa Thực Nghiệm (Experimentalism). Nó thể hiện quan niệm về các ý tưởng (hay học thuyết) như những công cụ trí tuệ, không phải là bản thân chân lý. Tri thức và ý tưởng là các công cụ tư duy, được lý trí vận dụng để giải quyết hiệu quả các vấn đề cụ thể trong cuộc sống thực tế.
James giải thích chủ nghĩa công cụ của John Dewey như sau: Các học thuyết là "những khí cụ, không phải là câu trả lời cho những điều thần bí mà chúng ta có thể trông đợi... Bất kỳ ý tưởng nào chúng ta có thể vận dụng được, bất kỳ ý tưởng nào giúp ta liên kết các lãnh vực kinh nghiệm, nối kết các sự vật một cách hữu hiệu, giúp ta hành động một cách an toàn hơn, đơn giản hơn, ít tốn kém hơn, v.v... đều chân xác, hoàn toàn chân xác theo ý nghĩa công cụ." Mặc dù các ý tưởng chỉ là khí cụ, chúng rất cần thiết đối với cuộc sống thành đạt.
Chủ nghĩa Nhân Đạo (Humanism)
Học giả Anh F.C.S. Schiller, một triết gia thực dụng hàng đầu tại Châu Âu, đã đưa ra phương cách lý giải quan điểm của Chủ Nghĩa Nhân Đạo trên cơ sở nền tảng triết học của Chủ nghĩa Thực Dụng. Chủ Nghĩa Nhân Đạo của Schiller có mối quan hệ khá gần gũi với Chủ Nghĩa Nhân vị (Personalism), bởi vì nó nhấn mạnh vai trò quyết định của nhân cách con người. Chân lý là chân lý mang tính nhân bản, một sự kiện chỉ thực hữu bởi vì có sự tồn tại của con người. Chân lý độc lập, chân lý phi nhân vị không hề hiện hữu. Tất cả chân lý thực dụng đều mang tính nhân bản, đều có liên quan đến con người.
Thực dụng tính luận (Pragmaticism)
Chủ nghĩa Thực Dụng, như James đã từng nhận định, có thể là "một tên gọi mới dành cho những phong cách tư duy cổ xưa". Tuy nhiên, tên gọi "Thực Dụng Tính luận" thực sự là thuật ngữ độc quyền của Charles S. Peirce, dành riêng cho nhánh triết học do ông sáng lập ra. Nhận thấy các triết gia khác, đặc biệt là James, thường sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism) với những hàm ý không phù hợp với quan điểm của mình, Peirce đã đề xuất một thuật ngữ mới là "Thực Dụng Tính Luận" (Pragmatism). Ông tin rằng nó sẽ tránh được nạn "đạo văn". Xét trên phương diện nào đó, Peirce đã dự tính đúng. Thực tế, không ai quan tâm đến việc lạm dụng thuật ngữ đặc biệt ấy. Nó nhanh chóng rơi vào quên lãng.
Với Thực Dụng Tính luận, Peirce nhận định rằng ý nghĩa của một ý tưởng nằm trong bản chất của các hệ quả do nó tạo ra, rằng chức năng của tư tưởng được tìm thấy trong sự hình thành các "tập quán hành động". Không khước từ các vấn đề mang tính siêu hình, Peirce chấp nhận và đối mặt với khái niệm và niềm tin về thực tại tối hậu.
4. Thực chứng luận cổ điển
Auguste, cha đẻ của bộ môn Xã Hội học (sociology), là người sáng lập nên Thực Chứng Luận Cổ Điển (Classical Positivism) và nâng Chủ Nghĩa Nhân Đạo lên hàng tôn giáo. Đối với Comte, Thượng Đế đồng nhất với nhân đạo, với loài người. Chủ Nghĩa Nhân Đạo của Comte quan niệm yêu thương là nguyên lý, trật tự là nền tảng và tiến bộ là mục đích. Đó là một loại tôn giáo không có thần học, một dạng đạo lý không có giáo điều. Comte nhìn nhận lòng vị tha là phúc lành và bổn phận tối thượng của con người. Theo Comte, tri thức nhân loại trải qua ba giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn thần quyền: là giai đoạn đầu tiên và nguyên sơ nhất. Con người lý giải các hiện tượng thiên nhiên như những thế lực thần thánh và tâm linh. Con người nguyên thuỷ đặt niềm tin vào nhiều vị thánh thần có tính cách riêng biệt (thần sấm, thần sinh sản, nữ thần tình yêu,v.v...) quy kết các hiện tượng ngoại cảnh cho sự can thiệp của các vị thần ấy.
2. Giai đoạn siêu hình: ở giai đoạn thứ hai này, con người quy kết các hiện tượng thiên nhiên cho các thế lực vô cảm hay các nguyên lý khách quan, thí dụ như các định luật khoa học hay quy luật tự nhiên. Hệ quả, là thần sức mạnh được thay thế bởi các định luật về năng lượng và động lực, thần sấm được thay thế bởi các quy luật điện từ và âm thanh, v.v...
3. Giai đoạn thực chứng: ở giai đoạn cuối này, các hiện tượng thiên nhiên được nhận định dựa trên cơ sở quan sát tỉ mỉ các sự kiện có thể chứng nghiệm được qua kinh nghiệm tri giác.
Trong nỗ lực phản bác những cách lý giải thần bí hay mơ hồ về các sự kiện tự nhiên, các nhà Thực Chứng có thể đi xa đến mức phủ nhận toàn bộ các thực thể tinh thần như: Thượng Đế, linh hồn, sự bất tử, các giá trị đạo đức, lẽ công bằng, Chân- Thiện-Mỹ, v.v... Mặc dù thế, các triết gia Thực Chứng chỉ áp dụng quan điểm triết học của họ trong khuôn khổ khoa học, không đi sâu vào các lãnh vực liên quan đến giá trị đạo đức.
5. Chủ nghĩa Thực chứng luận Lý & Trường phái phân tích
Năm 1924, tại một cuộc hội thảo (được biết đến với cái tên "Nhóm Vienna") do Moritz Schlick chủ trì, một triết thuyết mới được hình thành với tên gọi "Chủ Nghĩa Thực Chứng Luận Lý" (Logical Positivism). Được xây dựng trên cơ sở tư tưởng của Hume và Comte, triết thuyết này tiếp trục phát triển nhờ cống hiến của Ludwig Wittgenstein(1), người đã thiết lập nền tảng của nó qua tác phẩm đặc sắc của ông, Tractatus Logico- Philosophicus (1921). Năm 1936, Ngài Alfred Jules Ayer(2)(Giáo sư tại trường đại học Oxford và là thành viên của một nhóm gọi là "Trường phái Phân Tích của Cambridge") đã sáng tác một quyển sách nổi tiếng về những tinh hoa của Chủ Nghĩa Thực Chứng Luận Lý, được xem là văn bản chính thức của triết thuyết ấy.
Các hình thức khác nhau của Chủ Chủ nghĩa Thực Chứng Luận Lý bao gồm:
Trường phái phân tích (Analytic School)
Thông thường, rất nhiều trường hợp lầm lẫn trong triết học xuất phát từ ngôn ngữ, thể hiện qua các hình thức: đối chiếu mơ hồ, lạm dụng thuật ngữ, ngữ nghĩa giới hạn, v.v... Các triết gia của trường phái Phân Tích chú tâm xem xét đến khả năng phát triển của một dạng ngôn ngữ lý tưởng đáp ứng được những yêu cầu sau:
1. Có khả năng giải quyết những vấn đề rối rắm mang tính triết học
2. Được xây dựng như một hệ thống kết cấu hợp lý.
3. Có tính năng toàn thiện, cung cấp được những tiền tố cơ bản và hiệu quả (những nguồn gốc có khả năng định hình hay phủ nhận từng dữ kiện cảm quan, tương tự như các hạt hay vật chất cơ bản cấu thành nên một cấu trúc vật chất phức hợp.)
Các triết gia của trường phái này cho rằng qua quá trình phân tích ngôn ngữ một cách tỉ mỉ, các vấn đề rối rắm và mơ hồ trong lãnh vực triết học có thể được loại trừ. Nói cách khác, phân tích chính xác những thuật ngữ là phương pháp hiệu quả để xác định một lập luận triết học. Họ nhận định rằng tầm quan trọng của ngôn ngữ không thể hiện qua ý nghĩa mà qua cách sử dụng. Khẩu hiệu của trường phái này là: "Đừng tìm kiếm ý nghĩa, hãy trông vào công dụng." Họ tin rằng nếu đặt ra các câu hỏi hợp lý, chúng ta sẽ có được những câu trả lời rõ ràng. Theo quan điểm của trường phái này, phần việc chủ yếu của các triết gia là "chữa bệnh" phương pháp trị liệu là "ngôn ngữ". Bởi lý do đó trường phái tư tưởng này còn được gọi là "Chủ Nghĩa Thực Chứng Trị Liệu" (Therapeutic Positivism).
Thuyết Nguyên tử luận lý
Ludwig Wittgensstein và Betrand Russell (một thời là thầy của Wittgenstein) nỗ lực phát triển một triết thuyết dựa trên cơ sở một dạng ngôn ngữ có khả năng diễn đạt sự kiện thực tế theo tỷ lệ "một đối một" (one to one), bao gồm những "nguyên tử ngôn ngữ" (linguistic atoms), tương tự như những nguyên tử trong lãnh vực vật lý. Vì thế, triết thuyết này được gọi là Thuyết Nguyên Tử Luận Lý (Logical Atomism). Đó là một nỗ lực, phối hợp với cơ sở phân tích ngôn ngữ, nhằm định hình các ý tưởng trong khuôn khổ các đơn vị cấu trúc luận lý cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình soi rọi và giải quyết những vấn đề trọng tâm của triết học.
Thuyết Vật lý vạn năng (Physicalism)
Tại Anh, các triết gia Thực Chứng Luận Lý, thường được gọi là các nhà Tân Thực Chứng (Neo-Positivists), chuyển sang Thuyết Vật Lý Vạn Năng. Đó là học thuyết quan niệm về bộ môn vật lý như là một dạng ngôn ngữ có ý nghĩa xác đáng duy nhất. Chỉ các thực thể vật lý mới có thể xác minh được, bởi vì chúng là đối tượng quan sát và thực chứng của các giác quan. Về cơ bản, học thuyết này có nguồn gốc từ Chủ nghĩa Duy Vật, khởi phát từ Thomas Hobbes (1588-1697), Triết gia Duy Vật Siêu Hình đầu tiên của Anh Quốc.
Thuyết Khoa học vạn năng (Scientism)
Đây là hệ thống triết học được xây dựng trên tiền đề cho rằng mọi tri thức đều có thể đạt được thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa học. Bertrad Russell, triết gia cổ xuý mạnh mẽ nhất cho học thuyết này, đã nhận định rằng "những gì mà khoa học không thể khám phá, loài người không thể nắm bắt được." Thuyết Khoa Học Vạn Năng loại trừ mọi khả năng phán xét các giá trị đạo đức. Nó cho rằng bởi vì lẽ Chân-Thiện-Mỹ và các nguyên tắc đạo đức là những điều không thể chứng minh được, chúng không thể xem là thực hữu." Các giá trị đạo đức được gói trọn trong khuôn khổ cảm tính, vì thế không thể xác minh được. Trước quan điểm "lạnh lùng" ấy, một nhà phê bình có thể đặt ra những câu hỏi "ngộp thở" và "lạnh lùng" không kém, thí dụ như: làm thế nào có thể chứng minh được những tội ác của Nero, hay của Hiler, là vô nhân đạo và phi nhân lý?
Nguyên tắc xác minh (The Principle of Verification)
Nguyên tắc này cho rằng ý nghĩa và hiệu lực của các nhận định và phán xét chỉ có thể được thừa nhận trong phạm vi mà các kinh nghiệm tri giác có thể xác minh được. Nằm ngoài khuôn khổ kinh nghiệm, tri giác mọi nhận định hay tiền đề đều vô nghĩa và vô hiệu. Vì thế, nguyên tắc này phủ nhân tính chân xác của mọi tri thức về các đối tượng thần bí và siêu hình (thí dụ như Thượng Đế, linh hồn, các giá trị Chân-Thiện - Mỹ, thực tại tối hậu, v.v...) Đối với các triết gia ủng hộ nguyên tắc này, chỉ những nhận định về các sự kiện thực tế mới có ý nghĩa, bởi vì chúng là các đối tượng có thể xác minh được qua kinh nghiệm tri giác.
Tuy nhiên, xét về mặt lý luận, bảo thân nguyên tắc này bao hàm một mâu thuẫn nội tại: do không phải là đối tượng có thể xác minh được qua kinh nghiệm tri giác, chính nó phải được xem là vô nghĩa và vô hiệu.
Thuyết Đạo đức cảm tính
Alfred Jules Ayer đã phát triển Thuyết Đạo Đức Cảm Tính (the Emotive Theory of Ethics), dựa trên quan niệm cho rằng các giá trị đạo đức, vốn không có tính chủ quan hay khách quan, mà chỉ là cảm tính mà thôi. Do “Nguyên tắc xác minh” chỉ tin vào kinh nghiệm tri giác, các nhà Thực Chứng Luận Lý phủ nhận hiệu lực của các giá trị đạo đức. Họ cho rằng cung cách ứng xử chỉ là một hình thức tự thể hiện, không phải là thực tại để đánh giá, không phải là cách đánh giá sự kiện. Vì thế, một người khẳng định rằng sát nhân là phi đạo đức tương đương với nhận định rằng điều đó đi ngược lại tình cảm của anh ta, không thể quy kết rằng đó là một cách đánh giá khách quan.
6. Chủ nghĩa Tân Kinh Viện & Tân Thuyết Thomas
Chủ nghĩa Tân Kinh Viện (Neo-Scholasticism) là nhánh triết học bao gồm nhiều hệ tư tưởng khác nhau, được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng công giáo La Mã. Xét trên phương diện siêu hình học, một số triết gia Tân Kinh Viện có thể được xem là những người có quan niệm Hiện Thực Phê Phán (Critical Realists). Trong phần thảo luận này, chúng ta sẽ có dịp đề cập đến một số quan điểm chính của chủ nghĩa Kinh Viện (Scholasticism) và Thuyết Thomas (Thomism).
Chủ nghĩa Kinh Viện
Chủ nghĩa Kinh Viện do những học giả tại các trường đại học của Châu Âu thời trung cổ sáng lập ra, đã từng là một hệ thống triết học và phương pháp nghiên cứu kinh viện (Scholastic Method of Inuiry) đã phát hiện như là một phương tiện để đạt đến những kết luận theo quan điểm của Giáo Hội, tạo cơ sở để phủ nhận các triết thuyết có quan điểm đi chệch khỏi đức tin và giáo điều của Nhà Thờ.
Về cơ bản, triết học kinh viện (Scholasitc Philosophy) được xây dựng từ các ý tưởng của Thánh Thomas Aquinas (1225-1274), triết gia có quan điểm rất gần với Aristotle.
Tân Thuyết Thomas (Neo-Thomism)
Triết lý của Thánh Thomas, được bổ sung bởi ý tưởng của các triết gia hậu duệ như Descartes, Kant, Heidegger, v.v...., đã hình thành nền tảng cho một hệ thống triết học được gọi là Tân thuyết Thomas. Jacques Maritain và Étienne Gilson là hai người cổ xuý tích cực nhất cho học thuyết này, (Cần ghi nhận rằng, trong bức thống trị Aeteni Patris năm 1879, Giáo hoàng Leo XIII đã tuyên bố rằng thuyết Thomas là triết chính thức của công giáo La Mã. Một số triết gia công giáo đã diễn giải bức thông tri ấy để đi đến kết luận rằng lý của Thánh Thomas được chấp nhận, nhưng không nhất thiết là triết thuyết duy nhất được những người công giáo chấp nhận.)
Phương pháp nghiên cứu và kinh viện
Các triết gia kinh viện nhận định rằng đức tin và lý trí là hai dạng năng lực riêng biệt và đáng tin cậy như nhau trong quá trình nghiên cứu chân lý, xét cho rằng đức tin và lý trí hoàn toàn không đối lập với nhau.
- Đức tin siêu việt hơn do có năng lực đón nhận sự thật một cách nhanh nhạy và chắc chắn. Hơn nữa, đức tin còn có khả năng khám phá những chân lý nằm ngoài phạm vi suy xét của lý trí.
- Lý trí là dạng năng lực không thể thiếu được, bởi lẽ rất nhiều chân lý có thể đạt được thông qua hoạt động của lý trí. Thí dụ: Nước được tạo thành từ các phân tử H2O là sự thật đạt được từ hoạt động của lý trí. Nó không được nghi nhận trong kinh thánh và hoàn toàn độc lập với đức tin của Giáo Hội.
Theo các triết gia Kinh Viện, hai con đường song hành hướng đến sự thật và mối quan hệ tương hỗ của chúng có thể được minh hoạ qua sơ đồ đơn giản dưới đây:
Chân lý tổng thể
(Tri kiến của Thượng Đế toàn giác)
(Tri kiến của Thượng Đế toàn giác)
a. Chân lý đạt được nhờ vào hoạt động của lý trí
b. Chân lý đạt được nhờ vào năng lực của đức tin
c. Chân lý đạt được nhờ lý trí hoặc đức tin, hoặc nhờ sự phối hợp của cả hai.
b. Chân lý đạt được nhờ vào năng lực của đức tin
c. Chân lý đạt được nhờ lý trí hoặc đức tin, hoặc nhờ sự phối hợp của cả hai.
Triết lý Thực Thể
Thuyết Thomas là triết lý Hiện Thực, bởi lẽ nó được xác nhận sự tồn tại tối hậu của bản chất, phân định ra ba dạng Thực Thể (Being); hiện thể, tiềm thể và thuần thể.
Thuyết Thomas cho rằng nếu 1 sự vật thực sự hiện hữu, nó phải tồn tại
như một Thực Tại Siêu hình, không chỉ là yếu tính đơn thuần. Yếu tính (essense),
những ý niệm trừu tượng xuất phát từ Thực Tế Siêu Hình, chỉ hiện hữu về
mặt lý thuyết, không sở hữu một thực thể tự thân. Giá trị của yếu tính
nằm ở chỗ nó cung cấp chất liệu cho hoạt động tinh thần trong quá trình
nắm bắt, giải thích và hệ thống hoá sự vật. Yếu tính cung cấp cho trí
năng những khái niệm cần thiết để nắm bắt thế giới thực tại.Thuyết Thomas là triết lý Hiện Thực, bởi lẽ nó được xác nhận sự tồn tại tối hậu của bản chất, phân định ra ba dạng Thực Thể (Being); hiện thể, tiềm thể và thuần thể.
Hiện Thể (Actual Being)
Thực tại tối hậu không chỉ giới hạn ở mức yếu tính, hay thực chất (quidity), nó còn bao gồm những Hiện sinh tồn tại như một thực thể tự thân. Được xác định là "Sự tương ứng giữa trí tuệ và sự vật", chân lý không chỉ nằm trong trí tuệ, nó lộ ra khi trí tuệ chạm đúng thực tại. Nói cách khác, chân lý là kết quả của hoạt động tư duy và Hiện Sinh tương ứng với hoạt động ấy.
Tiềm Thể (Potential Being)
Trong thế giới siêu hình của Thánh Thomas, người ta tìm thấy các khái niệm về hành động và tiềm năng. Thực thể là tồn tại; tồn tại là hành động. Về phương diện này, Thuyết Thomas có phần tương đồng với triết lý Hiện Sinh (Existential philosophy). Tiềm năng (Potentiality) chỉ là một khía cạnh của Thực Thể. Một tiến trình tự nhận thức (hay hiện thực hoá) có khả năng chuyển Tiềm Thể thành Hiện Thể.
Một đối tượng ở dạng tiềm thể không thực hữu cho đến khi nó tự nhận thức hay hiện thực hoá. Tự ngã chưa phải là một cá nhân cho đến khi thành tựu quá trình tự nhận thức.
Thuần Thể (God' s Being)
Thượng Đế, không giống như những dạng Thực Thể khác, là Đấng Toàn Năng, Toàn Giác, Vô Sở Cầu - chỉ có Ngài là Thực Thể Thuần Nhất (Actus Purus), thành tựu viên mãn mọi tiềm năng, siêu việt trên mọi nhu cầu, ước muốn - vì thế, Ngài là Toàn Hảo. Là Thuần Thể, Thượng Đế là phi vật chất; trong khi đó tiềm năng vẫn còn thuộc tính của vật chất.
Thuyết Tiến hoá của Thánh Thomas
Mặc dù Thánh Thomas đưa ra một học thuyết tiến hoá, trên nhiều phương diện, học thuyết ấy khác biệt với học thuyết của Darwin. Thánh Thomas nhận thức về Thượng Đế như Đấng đã sáng tạo ra cả thế giới cùng một lúc tại một thời điểm trong quá khứ. Theo ông, Sáng Thế không phải là một tiến trình tuần tự và nhiều biến động. Không chấp nhận ý tưởng rằng các dạng sinh vật bậc thấp tiến hoá dần thành các dạng sinh vật bậc cao, ông nhận định rằng các dạng sống bậc thấp được tạo ra để dành cho các dạng sống cao cấp hơn.
Thuyết Tiến hoá của Thánh Thomas (Thomistic theory of Evolution) định hình quá trình tiến hoá như "một chuỗi thăng hoa" của Thực Thể, từ dạng tồn tại thấp đến dạng tồn tại cao hơn. Vật chất thô tồn tại ở bậc cuối cùng của thang tiến hoá, Thượng Đế (thực thể thuần nhất) ngự trên bậc trên cùng. Khoảng giữa hai bậc này, từ dưới lên trên, là vật chất tiềm thể (khoáng chất và thực vật) đời sống động vật, đời sống con người và các vị thiên thần.
Chủ nghĩa Hiện thực ôn hòa
Thánh Thomas cho rằng mọi Hiện Sinh từ bậc đời sống con người trở xuống đều cấu thành từ vật chất và hình thể (tinh thần). Vì thế, Thuyết Thomas còn được xem là một hình thức của chủ nghĩa Hiện thực ôn hoà (Moderate Realism), có chủ trương ôn hoà giữa Chủ nghĩa Duy Tâm và Chủ nghĩa Duy Vật.
Triết lý chính trị, xã hội của Thánh Thomas được xây dựng trên nền tảng ý tưởng siêu hình học của ông. Do các sự vật tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau trên thang bậc tiến hoá, thật hợp lý khi cho rằng trật tự chính trị, xã hội cũng tuân theo nguyên tắc tương tự. Nói cách khác, thiên nhiên tồn tại theo giai tầng bất bình đẳng, có tôn ti trật tự trên dưới rõ ràng; Nhà nước lý tưởng cũng nên được xây dựng theo quy luật ấy: Quyền thống trị phải thuộc về giới tinh hoa của đất nước.
Đứng đầu Nhà Nước lý tưởng phải là một vị Quân chủ, được các viên chức chính quyền thuộc giới quý tộc đề cử ra, Tính dân chủ chỉ được thể hiện ở các cấp cơ sở trong cấu trúc xã hội. Thánh Thomas lý giải như sau:
"...Hình thức chính quyền hoàn hảo nhất tồn tại trong một quốc gia hay vương quốc, nơi mà quyền lực tối thượng được giao cho một người, bên dưới là các viên chức quản lý chính quyền khác. Tuy vây, thực chất dạng chính quyền này vẫn là hình thức chia sẻ trách nhiệm cộng đồng; mọi người đều có nghĩa vụ quản lý chính quyền, cộng đồng chọn ra những người cai tri họ. Đó là thể chế chính trị hoàn hảo nhất. Nó là hình thức quân chủ bởi vì có một người nắm quyền lực tối thượng. Nó cũng là hình thức quý tộc nghị viện vì có một nhóm người ưu tú chịu trách nhiệm quản lý chính quyền. Nó còn là hình thức dân chủ vì chúng có quyền chọn ra những người cai trị họ."(3)
0 comments
Post a Comment