Chủ nghĩa vô chính phủ là một hệ tư tưởng triết học chính trị bao trùm các học thuyết và thái độ ủng hộ việc loại bỏ tất cả các chính quyền cưỡng ép,[1] nghĩa là nhà nước. Trong các ngôn ngữ châu Âu, thuật ngữ vô chính phủ xuất phát từ tiếng Hy Lạp αναρχω, anarcho, nghĩa là "không có người cai trị",[2][3] từ ἀν (an, "không có") + ἄρχή (arche, "cai trị") + ισμός (từ thân từ -ιζειν). Thuật ngữ này (anarchism) được định nghĩa tại The Concise Oxford Dictionary of Politics là "quan điểm rằng xã hội có thể và nên được tổ chức mà không cần một nhà nước cưỡng ép."[4] Các nhà vô chính phủ cụ thể có thể có thêm các tiêu chí khác về những gì cấu thành nên chủ nghĩa vô chính phủ, và họ thường bất đồng quan điểm về các tiêu chí này. Theo cuốn The Oxford Companion to Philosophy, "không có một quan niệm mang tính định nghĩa duy nhất nào mà tất cả các nhà vô chính phủ đều đồng ý, ngoại trừ việc họ đều bác bỏ chính phủ cưỡng ép, và những người được xem là vô chính phủ cùng lắm là chia sẻ một sự hao hao giống (tiếng Đức: Familienähnlichkeit) nhất định".[5]
Có nhiều loại và truyền thống của chủ nghĩa vô chính phủ,[6][7] không phải tất cả đều tách biệt lẫn nhau.[8] Chủ nghĩa vô chính phủ thường được coi là một hệ tư tưởng cánh tả cấp tiến,[9] và do đó đa phần kinh tế vô chính phủ và triết học luật pháp phản ảnh các cách giải thích mang tính chất bài quyền lực của các chủ nghĩa cộng sản, tập thể, công đoàn hay participatory economics; tuy nhiên, chủ nghĩa vô chính phủ đã luôn luôn bao gồm cả một dòng cá nhân chủ nghĩa,[9] trong đó có những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản (ví dụ những người theo chủ nghĩa vô chính phủ thị trường: chủ nghĩa tư bản vô chính phủ, agorism, v.v..) và các cấu trúc kinh tế định hướng thị trường khác, ví dụ: mutualism.[10][11][12] Như miêu tả của nhà vô chính phủ thế kỉ 21 Cindy Milstein, chủ nghĩa vô chính phủ là một "truyền thống chính trị mà đã không ngừng vật lộn với tình trạng căng thẳng giữa cá nhân và xã hội."[13] Những người khác, chẳng hạn như panarchists và anarchists without adjectives không ủng hộ cũng như phản đối bất cứ hình thức tổ chức cụ thể nào. Các trường phái tư tưởng vô chính phủ khác nhau một cách căn bản, ủng hộ bất cứ cái gì từ chủ nghĩa cá nhân cực đoan đến chủ nghĩa tập thể hoàn toàn.[4] Một số nhà vô chính phủ về cơ bản là phản đối mọi dạng cưỡng ép, trong khi những người khác ủng hộ việc sử dụng một số biện pháp cưỡng ép, trong đó có cách mạng bằng bạo lực, trong quá trình tiến tới tình trạng vô chính phủ.[14]
Những người vô chính phủ có đặc điểm chung là bài trừ quyền lực nhà nước. Tuy nhiên mục tiêu của các phong trào vô chính phủ không giống nhau, và cách thức khác nhau. Phong trào vô chính phủ mạnh nhất có mục tiêu xóa bỏ mọi nhà nước, mà họ cho là nguyên nhân của chiến tranh, đàn áp và bất công, phủ nhận mọi đảng phái tham gia vào các quá trình tranh cử hay nắm giữ quyền lực. Phong trào này bất đồng với những người cộng sản trong phương thức triệt tiêu quyền lực nhà nước. Nó thường được xem là một dạng chủ nghĩa tự do cực đoan, không tính đến các vấn đề dân tộc, quốc gia,...Do đó các nhà nước thường cấm đoán các phong trào này, trừ những người vô chính phủ ôn hòa, hay hoạt động tôn trọng Hiến pháp..
Chú thích
- ^ *Errico Malatesta, "Towards Anarchism", MAN!. Los Angeles: International Group of San Francisco. OCLC 3930443.
- Agrell, Siri (14 tháng 5 năm 2007). “Working for The Man”. The Globe and Mail. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
- "Anarchism". Encyclopædia Britannica. 2006. Encyclopædia Britannica Premium Service. 29 tháng 8 năm 2006
- "Anarchism". The Shorter Routledge Encyclopedia of Philosophy. 2005. P. 14 "Anarchism is the view that a society without the state, or government, is both possible and desirable."
- ^ Anarchy
- ^ Merriam-Webster's Online dictionary
- ^ a b Slevin, Carl. "Anarchism". The Concise Oxford Dictionary of Politics. Ed. Iain McLean and Alistair McMillan. Oxford University Press, 2003.
- ^ "Anarchism". The Oxford Companion to Philosophy, Oxford University Press, 2007, tr. 31. "there is no single defining position that all anarchists hold, beyond their rejection of compulsory government, and those considered anarchists at best share a certain family resemblance"
- ^ Kropotkin, Peter. Anarchism: A Collection of Revolutionary Writings, Courier Dover Publications, 2002, tr.5
- ^ R.B. Fowler (1972). “The Anarchist Tradition of Political Thought”. Western Political Quarterly 25 (4): 738–752. doi:10.2307/446800.
- ^ Sylvan, Richard. "Anarchism". A Companion to Contemporary Political Philosophy, editors Goodwin, Robert E. and Pettit, Philip. Blackwell Publishing, 1995, tr.231
- ^ a b "Usually considered to be an extreme left-wing ideology, anarchism has always included a significant strain of radical individualism, from the hyperrationalism of Godwin, to the egoism of Stirner, to the libertarians and anarcho-capitalists of today." Brooks, Frank H. 1994. The Individualist Anarchists: An Anthology of Liberty (1881–1908). Transaction Publishers. tr. xi
- ^ Colin Moynihan (2007). “Book Fair Unites Anarchists. In Spirit, Anyway”. New York Times (16 April).
- ^ Dennis Roddy (2003). “Anarchists: Can they get it together?”. Pittsburgh Post-Gazette (02 February).
- ^ Joseph Kahn (2000). “Anarchism, the Creed That Won’t Stay Dead; The Spread of World Capitalism Resurrects a Long-Dormant Movement”. The New York Times (5 August).
- ^ Milstein, Cindy (28 tháng 10 năm 2003). “Anarchism's Promise for Anti-Capitalist Resistance”. Institute for Social Ecology. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008., "political tradition that has consistently grappled with the tension between the individual and society."
- ^ Fowler, R.B. "The Anarchist Tradition of Political Thought". The Western Political Quarterly, Vol. 25, No. 4. (Dec., 1972), tr. 743–744
0 comments
Post a Comment