Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Thursday, August 29, 2013

LÝ THUYẾT BẤT ĐỊNH - MỘT SAI LẦM CỦA NHẬN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY



06:59:43 29/01/2013

Ngay từ thể bản nguyên vũ trụ theo quan niệm của Lý học Đông phương thì vốn đã là một thể "bất định" gọi là Thái cực - "Cực" là sự giới hạn. "Thái" là sự vượt qua sự giới hạn. Đó là một tính từ được dùng làm danh từ chỉ thể bản nguyên của vũ trụ - tương ứng với khái niệm vật chất cô đặc/ điểm kỳ dị trong cách giải thích khởi nguyên vũ trụ của thuyết Big bang. Thái cực trong thuyết Âm Dương Ngũ hành mô tả trạng thái tuyết đối ở khởi nguyên vũ trụ. Không lớn/ không nhỏ; không dài/ không ngắn; không tối/ không sáng, không nhanh/ không chậm....Tóm lại Thái Cực là trạng thái không có cái để so sánh.

 
 
Cách đây khoảng hai năm, sau cuộc trao đổi với thày Đào Vọng Đức ở tòa soạn báo Tia Sáng, tôi đã được anh Phạm Việt Hưng đề cập trực tiếp đến vấn đề này qua email gửi tôi! Tôi đã đưa bài này vào mục "Trao đổi học thuật - Lý học Đông phương" - web lyhocdongphuong.org.vn để phân tích. Nhưng rồi sự bận rộn và hàng trăm nguyên nhân lớn nhỏ khác khiến tôi lãng quên, nên đã không tiếp tục. Chuyện xảy ra cũng lâu rồi!
Hôm nay vào trang chungta.com, tình cờ lại thấy được bài này cũng của anh Phạm Việt Hưng. Nhưng hình như trong bài này, tác giả - Anh Phạm Việt Hưng - đã viết bổ sung thêm so với bài gửi cho tôi cách đây khoảng hơn hai năm trước thì phải. Vì thấy có đoạn viết về Lý học Đông phương, mà tôi nhớ trước đây hình như không có.  Không có thời gian đi tìm topic cũ, nên tôi đưa vào "Quán vắng" (*) để suy nghiệm và chia sẻ với quí vị ghé qua. Tôi luôn luôn xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Nếu lý thuyết Bất định đúng và tôi không chứng minh được nó sai, thì tôi sai. Và cả thế giới này sẽ phải tiếp tục chứng minh điều này trước khi xác định "Có hay không một lý thuyết thống nhất, mà một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm ra. Nếu chúng ta có đủ khả năng!". SW Hawking xác định như vậy!
Có thể sau cuộc gặp với thày Đức, mọi chuyện ầm ĩ một thời. Rồi đến "Hội thảo khoa học về Phong thủy", cũng lại ầm ĩ một thời. Rồi "Thời tiết Đại lễ - Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long Hà Nội" cũng lại ầm ĩ một thời. Đã "quá tam ba bận". Nhưng hơn hai năm trôi qua, có một cái gì đó làm như chưa hoàn chỉnh? Phải chăng tôi còn nợ một cái gì đó để thẩm định sự xác quyết rằng: "Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất" . Mà tất cả những hiện tượng ầm ĩ một thời - để rồi quên lãng - chưa đủ sức thuyết phục? Hình như còn một luận chứng nào đó mang tầm cỡ quốc tế mà tôi còn nợ? Hình như ngày ấy Thế Trung nói với tôi về bài viết này và tôi hứa sẽ chứng minh. Phải chăng đây chính là chặng cần vượt qua ám ảnh và chính là "Hiệu ứng con bướm" cho những sự phản biện, đả kích, hoài nghi dưới mọi hình thức trong thời gian qua. Nhân duyên lại đến. Tôi vào trang chungta.com và lại thấy ngay bài này trên trang chủ: Gặp lại cố nhân và nhớ tới món nợ phải trả. Nhưng lần này âm thầm và không ầm ĩ. Tôi đưa vào "Quán vắng". Tôi có thể đưa vào blog của tôi. Nhưng trên blog thì bài cuối cùng tôi cũng đang viết dở - tôi không muốn chèn lên khi chưa viết xong (*). Ở đấy vắng hơn nhiều. Phù hợp với Dương tính, sau ba lần "Âm Động". Phải chăng còn ba lần Dương tịnh nữa mới ra quẻ Địa Thiên Thái?
Lý thuyết bất định - một lý thuyết khoa học tầm cỡ quốc tế, xác định không có tính quy luật tổng hợp có thể tiên tri. Hoặc một khả năng tiên tri hạn chế. Hay nói rõ hơn: Nếu lý thuyết này đúng thì không có lý thuyết thống nhất. Đây chính là sự phản biện lớn nhất về mặt lý thuyết cho luận điểm của tôi, khi xác quyết rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất - một phương tiện sắc sảo để cả thế giới này phải thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, chứ không phải đám nhốn nháo - dương dương tự đắc với tư duy "ở trần đóng khố" - cho rằng quan điểm phủ nhận lịch sử văn hóa truyền thống Việt, được cái gọi là: "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới".
Tôi đang viết gần xong cuốn sách : "Định mệnh có thật hay không?", chỉ còn sửa lại chính tả do lỗi đánh máy và câu cú cho rõ ràng hơn. Nhưng tôi sẽ ngưng viết cuốn sách này và sẽ chỉ tiếp tục sau khi những luận chứng của tôi chứng minh "Thuyết Bất định là một sai lầm của nhận thức và phương pháp tư duy", như là một chương bổ sung sắc sảo cho luận điểm của tôi trong cuốn sách này. Không chứng minh được điều này thì không có lý thuyết thống nhất. Dù đó là lý thuyết nào nhân danh bất cứ cái gì.
Luận đề này có thể rất dài, nhưng cũng có thể rất ngắn. Nhưng nó sẽ là một luận chứng quan trong - ít nhất trong thời điểm này của tri thức phổ biến - Lý thuyết Bất Định cho rằng: Không thể có sự tính toán chính xác mang tính quy luật cho sự chuyển động của n vật thể. Nó được thống kê bởi những nhà khoa học có uy tín xác nhận:
Năm 1975, Benoit Maldenbrot cho ra đời cuốn “The Fractal Geometry of Nature” (Hình học fractal của Tự Nhiên), được đánh giá là một lý thuyết kinh điển về hỗn độn.
Tháng 12 năm 1977, Viện hàn lâm khoa học New York (New York Academy of Sciences) lần đầu tiên tổ chức hội nghị về lý thuyết hỗn độn, tập hợp các nhà nghiên cứu lý thuyết hỗn độn xuất sắc nhất trên toàn thế giới, như:
-David Ruelle, nhà toán học-vật lý người Bỉ-Pháp, chuyên về vật lý thống kê và các hệ động học,
-Robert May, nguyên chủ tịch Hội hoàng gia Anh, giáo sư Đại học Sydney và Đại học Princeton, chuyên áp dụng lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu bệnh dịch và tính đa dạng của các quần thể sinh học phức tạp,
- James York, chủ nhiệm khoa toán thuộc Đại học Marryland ở Mỹ là người đầu tiên gieo thuật ngữ “chaos” (hỗ độn) vào trong thế giới toán học và vật lý,
- Robert Shaw, nhà vật lý Mỹ đã áp dụng Lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu các kết quả ở đầu ra của máy quay roulette tại các sòng bạc.
Nhưng tạm thời tôi đặt vấn đề như sau:
* Tất cả những nhà khoa học tham gia thí nghiệm đi tìm Hạt của Chúa, cho đến nay - ít nhất cho đến lúc tôi đang gõ hàng chữ này - chưa tìm thấy Hạt của Chúa. Họ cũng đầy uy tín và cũng thuộc những viện Hàn Lâm khoa học tên tuổi trên thế giới. Đây là điều tôi đã xác quyết khi biết đến thí nghiệm này khi nó chưa vận hành. Sự xác quyết này, nhân danh một lý thuyết thống nhất có nguồn gốc từ nền văn hiến Việt trải gần 5000 lịch sử. Bởi vậy, tôi hy vọng rằng sẽ chia sẻ với các bạn không mặc cảm với chính mình. Bởi vậy, tôi đủ tự tin để chứng minh rằng: Thuyết Bất định chính là một sai lầm của nhận thức và phương pháp tư duy.
Chưa hết, quí vị xem một đoạn sau đây của bài viết trên:
Matthew Trump cho biết:
Thuật ngữ “Hiệu ứng con bướm” ra đời chính từ khoa học dự báo thời tiết: Một cái vỗ cánh của một con bướm ở một nơi nào đó trên trái đất có thể dẫn tới một cơn bão ở một nơi nào khác trên thế giới một năm sau đó.
Với hiệu ứng đó, hiện nay người ta buộc phải chấp nhận rằng việc dự báo thời tiết chỉ đạt được mức độ chính xác tương đối và ngắn hạn. Dù cho được trang bị những computer thông minh bậc nhất, khoa học dự báo thời tiết vẫn luôn luôn không tốt gì hơn những phỏng đoán.
Vậy nếu chúng ta thấy những dự báo thời tiết thiếu chính xác hoặc thậm chí sai hoàn toàn với thực tế, có lẽ cũng không nên dễ dàng trách móc các nhà khoa học làm dự báo, mà hãy “đổ tội” cho cái bản chất hỗn độn của những hệ phức tạp trong Tự nhiên.
Khi viết bài này cách đây hai năm, anh Phạm Việt Hưng chưa tham khảo một cách đầy đủ khả năng tiên tri của Lý học Đông phương của những nhà ứng dụng hoặc nghiên cứu về vấn đề này - tôi tin chắc là như vậy. Ở đây tôi buộc phải nhắc lại một sự kiện gây quan tâm của dư luận - mà chính tôi là nhân vật được quan tâm - Thời tiết Đại Lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long Hà Nội. Tất cả các cơ quan khí tượng quốc tế đều sai, ít nhất ở những ngày đầu - chỉ sau đó họ mới xác định được tương đối chính xác thời tiết sau đó. Còn tôi đã khẳng định điều này trước đến hai tháng và đem cả sự nghiệp minh chứng Việt sử ra đặt cọc vào sự kiện này. Muốn giải thích theo kiểu gì, tùy theo trình độ nhận thức. Nhưng Đại lễ đã gọi là "Thành công tốt đẹp", trong đó có hiện tượng thời tiết Hanoi tuyệt vời, trong một không gian mưa bão mịt mù chung quanh. Đó là hiện tượng khách quan không thể phủ nhận. Phải không nhỉ? Hay là: "Trời mưa lạnh dị nhân bó tay?". Tôi thông cảm với những nhà khoa học đặt nền tảng cho lý thuyết Bất Định. Vì nó ra đời từ thế kỷ XIX. Còn đây là thế kỷ XXI, lúc đó họ chưa quan tâm lắm đến một mảng văn hóa tri thức của nhân loại - nền văn minh Đông phương - mà cốt lõi của nó chính là nền Lý học Đông phương với thuyết Âm Dương Ngũ hành - và tính quyết định mang tính khoa học của nó phải là - thuộc về lịch sử văn hiến Việt. Cái hệ quả quan trọng sau đó là sự xác quyết của tôi về thời tiết Đại Lễ. Mọi người có thể nhận xét, có thể chỉ ra một vài cơn mưa nhỏ lẻ để chê bai. Tùy. Nhưng tất cả những cơ quan khí tượng sừng sỏ quốc tế đều đoán sai - so với tôi - mặc dù họ chỉ có khả năng hạn hẹp về thời gian là đoán trước khoảng một tuần. Bởi vậy, cái cơ sở của Lý thuyết Bất định gọi là ứng dụng trên nhiều phương diên - bắt nguồn từ dự báo thời tiết ấy - chưa đủ để là một vật cản đáng kể cho việc xác định "Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất, nhân danh nền văn hiền Việt với 5000 năm lịch sử".Cũng có một vài bạn bè hỏi tôi về phương pháp. Tôi rất tiếc là vì tính phức tạp của vấn đề lý thuyết - quá phức tạp, nên không thể trả lời một cách ngắn gọn.
Đây là lý do thứ hai để tôi tự tin khi phân tích sai lầm của học thuyết này.
Tôi chẳng phải thần thánh, hay pháp sư đạo cao đức trọng gì cả. Cũng uống rượu, ăn thịt chó và gặp người đẹp cũng ngả mũ chào rất lịch sự, mặc dù không quen - với điều kiện không có Mama tổng quản bên cạnh.
I .NHỮNG TIỀN ĐỂ CỦA LÝ THUYẾT BẤT ĐỊNH
Tôi không phải là một người có kiến thức chuyên sâu về vật lý và toán học. Bởi vậy, những từ và khái niệm của tôi dùng có thể không tương thích với chuyên môn sâu của các môn này. Tôi cũng không hiểu sâu về lý thuyết Bất Định. Bởi vậy, có thể nói những gì tôi biết về lý thuyết này chỉ qua đúng bài viết của anh Phạm Việt Hưng, hoặc có thể trong quá trình viết bài, tôi tham khảo được ở đâu đó những bài viết liên quan. Cho nên, trong bài viết này, tôi không thể có những dẫn chứng mang tính chuyên sâu, mà chỉ có thể đưa ra một nhận xét có tính tổng quát liên quan đến lịch sử hình thành lý thuyết và phương pháp tạo nên nội dung của nó , để chỉ ra tính bất hợp lý của lý thuyết này trong mối quan hệ với nhận thức tự nhiên, mà sự nhận thức cao cấp nhất sẽ thuộc về lý thuyết thống nhất vũ trụ.
Bây giờ chúng ta xem lại những tiền đề cùa lý thuyết này.

Tiền đề thứ I
1. Henri Poincaré và “bài toán ba vật thể”:
“Bài toán ba vật thể” (Three body problem) do Isaac Newton nêu lên từ năm 1687 trong tác phẩm Principia (Nguyên lý) nhằm nghiên cứu chuyển đông của các thiên thể trong mối quan hệ tương tác hấp dẫn giữa chúng:
Hãy xác định vị trí của 3 vật thể chuyển động trong không gian nếu biết vị trí ban đầu của chúng.
Thoạt nghe, bài toán có vẻ khá đơn giản, nhưng thực ra lại phức tạp và khó đến mức thách thức những bộ óc siêu việt nhất của nhân loại.
Các nhà toán học vĩ đại như Euler, Lagrange, … đã từng lao vào giải, nhưng chỉ tìm được lời giải cho những trường hợp đặc biệt. Đến cuối thế kỷ 19 vẫn chưa có ai tìm được lời giải cho trường hợp tổng quát với n vật thể.
Năm 1887, nhà toán học Gosta Mittag Leffler đã kiến nghị với vua Thụy Điển và Na-uy lúc đó là Oscar II nên mở cuộc thi giải “bài toán ba vật thể” dưới dạng tổng quát để mừng sinh nhật lần thứ 60 của chính nhà vua vào năm 1889. Vua Oscar II chuẩn y và ban bố cuộc thi: Số tiền thưởng không lớn lắm (chỉ bằng khoảng một nửa tiền lương hàng năm của một viện sĩ hàn lâm), nhưng danh dự rất lớn – người thắng cuộc sẽ được coi là người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất!
Nhà toán học Pháp Henri Poincaré, lúc ấy 33 tuổi, đang nổi lên như một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời toán học, đã mất tới 3 năm trời để giải bài toán, để rồi gửi tới hội đồng giám khảo một lời giải dài dòng và phức tạp đến nỗi hội đồng này không hiểu. Họ đề nghị ông giải thích. Poincaré liền gửi tới hội đồng một bản bình luận tiếp theo dài tới 100 trang để giải thích lời giải của ông. Sau khi hiểu được lời giải, hội đồng giám khảo quyết định trao tặng giải thưởng cho Poincaré. Đó là một sự kiện khoa học gây chấn động dư luận cuối thế kỷ 19.
Nhưng dư luận còn bị chấn động hơn nữa khi lời giải được công bố chính thức trên tạp chí Acta Mathematica (một trong những tạp chí uy tín nhất thời đó), bởi lẽ trong lời giải mới này, Poincaré đã chỉ ra sai lầm của chính ông trong lời giải đã đoạt giải thưởng trước đó:
Đó là một sai lầm về hình học – trong số các trường hợp hình học có thể xẩy ra, ông đã bỏ sót một trường hợp mà ông nghĩ rằng không quan trọng.
May mắn làm sao, và thú vị làm sao, khi nghiên cứu lại lời giải để gửi tới tạp chí, ông đã phát hiện ra trường hợp bị bỏ sót này. Càng nghiên cứu kỹ ông càng nhận thấy trường hợp bị bỏ sót này hoá ra lại quan trọng và thú vị hơn rất nhiều so với ông tưởng, bởi nó dẫn tới một kiểu chuyển động vô cùng phức tạp và kỳ lạ: Một trong các vật thể có xu hướng chuyển động hầu như ngẫu nhiên (không tuân theo một hướng xác định nào cả).
Đó là điều không thể tin được và cũng không thể hiểu được, vì hệ phương trình do ông thiết lập để giải bài toán là một hệ xác định, và do đó kết quả phải xác định, không thể là ngẫu nhiên. Nhưng trước một lời giải tự nó nói lên một sự thật khác thường, Poincaré nhận thấy một điều vô cùng quan trọng mà trước đó chưa ai nhận thấy: Nếu kết quả không phải là ngẫu nhiên thì ít nhất nó cũng không có một cấu trúc rõ ràng!
Poincaré dừng lại bài toán ở chỗ đó, rồi thốt lên: “Tôi không biết phải làm gì với kết quả này” (I don’t know what to do with this).
Lúc Poincaré dừng lại chính là lúc ông đã vô tình khép lại cánh cửa của Chủ nghĩa tất định và mở ra cánh cửa của Lý thuyết hỗn độn, mặc dù phải chờ tới năm 1963 thì Lý thuyết hỗn độn mới chính thức bước lên diễn đàn khoa học, nhờ khám phá ngẫu nhiên của nhà khí tượng học Edward Lorenz
Như vậy, chúng ta thấy rằng: Nhà toán học Poincaré chưa giải xong bài toán. Nhưng nó mở ra một vấn nạn của khoa học trong tương lai với những phương pháp đặc thù của toán học khi xác định bởi chính - tính không kết quả của bài toán - về sự xác định tính quy luật của ba vật thể - hoặc cao cấp hơn - của "n" vật thế. Và điều này được xác nhận bởi đoạn trích dẫn sau đây:
1/ Có người thắc mắc, xét cho cùng thì Poincaré vẫn chưa giải xong “Bài toán ba vật thể”, vậy tại sao ông vẫn đoạt Giải Oscar II?
- Một trong các thành viên hội đồng giám khảo là nhà toán học kiệt xuất Karl Weierstrass đánh giá: “Công trình này chưa thật sự được xem như đưa ra một lời giải đầy đủ của vấn đề đã được đặt ra, nhưng điều vô cùng quan trọng là nó sẽ mở đầu cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử của cơ học thiên thể”.
Đoạn trích dẫn này xác định rằng: Việc sự đoạt giải OscarII không phải là sự xác định bài toán đã được giải đáp một cách thỏa mãn.
Đây là tiền đề thứ nhất của lý thuyết Bất Định.
Bây giờ chúng ta xét đến: Tiền đề thứ hai tạo nên lý thuyết này. 


Tiền đề thứ II
2. Khám phá ngẫu nhiên của Edward Lorenz :
Năm 1961, nhà khí tượng học Edward Lorenz đã thiết lập một hệ phương trình toán học để mô tả một dòng không khí chuyển động, lúc dâng cao, lúc hạ thấp tuỳ theo mức độ bị đốt nóng bởi ánh nắng mặt trời.
Sau đó ông mã hoá hệ phương trình này để tạo ra một chương trình chạy trên computer, nhằm nghiên cứu một mô hình dự báo thời tiết.
Vì chương trình viết cho computer bao gồm những phương trình toán học và những mã lệnh hoàn toàn xác định nên Lorenz nghĩ rằng trong những lần chạy thử chương trình trên máy, nếu “input” (dữ liệu đầu vào của chương trình) hoàn toàn giống nhau thì đương nhiên “output” (kết quả ở đầu ra) cũng phải hoàn toàn giống nhau.
Nhưng một lần, sau khi nạp vào chương trình những dữ liệu ban đầu mà ông nghĩ rằng giống hệt như những lần trước, rồi sau đó cho chương trình chạy thử, ông sững sờ ngạc nhiên khi thấy kết quả ở đầu ra hoàn toàn khác biệt – khác một cách nghiêm trọng so với những lần chạy trước đó.
Kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của computer một cách kỹ càng, từ phần cứng tới phần mềm, Lorenz không tìm thấy bất cứ một sai sót nào, ngoài một chi tiết mà trước đó ông tưởng là một sai lệch không đáng kể: Đó là một thay đổi vô cùng nhỏ trong một dữ liệu, số 0,506127 được làm tròn thành 0,506.
Theo quán tính tư duy khoa học trước đó, một sai lệch vô cùng nhỏ ở đầu vào sẽ không có ảnh hưởng gì đáng kể ở đầu ra. Quán tính tư duy này sẽ đúng nếu đối tượng khảo sát chưa đạt tới mức độ đủ phức tạp. Nhưng hệ thống dự báo thời tiết là một hệ thống phức tạp, nên quán tính tư duy nói trên không còn đúng nữa.
Thật vậy, trực giác đã mách bảo Lorenz rằng một sai lệch vô cùng nhỏ trong dữ liệu ở đầu vào của chương trình dự báo thời tiết của ông có thể dẫn tới một sai lệch khổng lồ ở kết quả đầu ra. Ông lập tức tiến hành nhiều thử nghiệm tương tự để đi tới khẳng định kết luận của mình, rồi công bố khám phá trên các tạp chí khoa học. Một loạt các nhà khoa học khác trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau lập tức tiến hành những thử nghiệm tương tự, và cuối cùng đều đi tới chỗ xác nhận quan điểm của Lorenz. Từ đó, Lý thuyết hỗn độn chính thức bước lên diễn đàn khoa học.
Năm 1975, Benoit Maldenbrot cho ra đời cuốn “The Fractal Geometry of Nature” (Hình học fractal của Tự Nhiên), được đánh giá là một lý thuyết kinh điển về hỗn độn.
Tháng 12 năm 1977, Viện hàn lâm khoa học New York (New York Academy of Sciences) lần đầu tiên tổ chức hội nghị về lý thuyết hỗn độn, tập hợp các nhà nghiên cứu lý thuyết hỗn độn xuất sắc nhất trên toàn thế giới, như:
-David Ruelle, nhà toán học-vật lý người Bỉ-Pháp, chuyên về vật lý thống kê và các hệ động học,
-Robert May, nguyên chủ tịch Hội hoàng gia Anh, giáo sư Đại học Sydney và Đại học Princeton, chuyên áp dụng lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu bệnh dịch và tính đa dạng của các quần thể sinh học phức tạp,
- James York, chủ nhiệm khoa toán thuộc Đại học Marryland ở Mỹ là người đầu tiên gieo thuật ngữ “chaos” (hỗ độn) vào trong thế giới toán học và vật lý,
- Robert Shaw, nhà vật lý Mỹ đã áp dụng Lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu các kết quả ở đầu ra của máy quay roulette tại các sòng bạc, ….
Chính trong bối cảnh khám phá ra hàng loạt hiện tượng hỗn độn trong các hệ phức tạp của Tự Nhiên và xã hội, các nhà khoa học mới nhận ra rằng ngay từ hơn 60 năm trước, chính Henri Poincaré đã là người đầu tiên khám phá ra bản chất hỗn độn của các hệ phức tạp khi ông giải “bài toán n vật thể”: Thay vì chứng minh tính ổn định động học của hệ n vật thể, ông đã khám phá ra tính bất ổn định của các hệ động lực học phức tạp. Ngay nay khoa học đã biết rằng tính bất ổn định này xuất phát từ tính bất định trong các phép đo dữ kiện ban đầu.
Như vậy, đây chính là những thí nghiệm khoa học với những qui ước - thông qua những con số, phương trình với những ký hiệu toán học của những kiến thức chuyên sâu về toán - lý đã xác định rằng: Một kết quả không ổn định với dự liệu đầu vào giống nhau.
Ngày nay khoa học đã biết rằng tính bất ổn định này xuất phát từ tính bất định trong các phép đo dữ kiện ban đầu.

Tiền đề thứ III
Thực ra tiền đề này chỉ là sự xác định cụ thể hơn tiền đề thứ II nêu trên, khi - "những con số, phương trình với những ký hiệu toán học của những kiến thức chuyên sâu về toán - lý " - chính là kết quả của những phép đo của tiền đề thứ III này.
3. Tính bất định của các phép đo :
Một trong những nguyên lý cơ bản của khoa học thực nghiệm là ở chỗ không có một phép đo nào trong thực tế có thể đạt tới độ chính xác tuyệt đối. Điều đó có nghĩa là các phép đo phải chấp nhận một mức độ bất định nào đó. Dù cho công cụ đo lường có hoàn hảo đến mấy thì mức độ chính xác cũng chỉ đạt tới một giới hạn nhất định. Về lý thuyết, muốn đạt tới độ chính xác tuyệt đối thì công cụ đo lường phải đưa ra những con số có vô hạn chữ số. Điều này là bất khả.
Nhưng người ta cho rằng sử dụng những công cụ đo lường hoàn hảo hơn, có thể giảm thiểu tính bất định xuống tới một mức độ nào đó có thể chấp nhận được, tùy theo mục tiêu của bài toán, mặc dù về nguyên tắc, không bao giờ triệt tiêu được tính bất định đó.
Khi nghiên cứu chuyển động của các vật thể dựa trên các định luật của Newton, tính bất định trong các dữ kiện ban đầu được coi là khá nhỏ, không ảnh hưởng tới kết quả dự đoán xẩy ra trong tương lai hoặc quá khứ.
Quả thật, dựa trên các định luật của Newton, Urbain Le Verrier đã tiên đoán chính xác sự tồn tại của hành tinh Neptune (Hải vương tinh). Những sự kiện tương tự như thế đã làm nức lòng người, củng cố niềm tin vào Chủ nghĩa tất định: Vũ trụ vận hành giống như một “chiếc đồng hồ Newton” (Newtonian clock), và do đó có thể dự báo tương lai một cách chính xác.
Nếu xuất hiện kết quả bất định trong các hệ động học, thì chắc chắn nguyên nhân xuất phát từ tính bất định trong các phép đo dữ kiện ban đầu, thay vì các phương trình chuyển động, bởi vì các phương trình này là hoàn toàn xác định. Và từ lâu người ta đã cho rằng nếu giảm thiểu đến mức tối đa tính bất định trong các phép đo thì con người sẽ có thể đưa ra những dự báo chính xác đến mức tối đa.
Nhưng Chủ nghĩa tất định đã lầm: Những hệ động học phức tạp mang tính bất ổn định ngay từ trong bản chất của chúng.

Tiền đề thứ IV
4. Tính bất ổn định động lực học :
Trong “Bài toán n vật thể”, hệ phương trình chuyển động của các vật thể do Poincaré thiết lập hoàn toàn dựa trên các định luật Newton, và do đó là hoàn toàn xác định. Cụ thể, nếu biết vị trí, tốc độ của các vật thể tại một thời điểm cho trước, hoàn toàn có thể xác định được vị trí và tốc độ của các vật thể tại một thời điểm khác trong tương lai hoặc quá khứ.
Nhưng vì không thể xác định vị trí và tốc độ của các vật thể tại một thời điểm cho trước một cách chính xác tuyệt đối nên luôn luôn tồn tại một mức độ thiếu chính xác nào đó trong các dự báo thiên văn dựa trên các định luật Newton.
Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm kể từ khi các định luật Newton ra đời cho đến trước khi lời giải “Bài toán n vật thể” của Poincaré được công bố chính thức, trong giới vật lý và thiên văn đã tồn tại một “thoả thuận ngầm”: Sự thiếu chính xác tuyệt đối trong các dự báo thiên văn là một vấn đề nhỏ, bởi vì với tiến bộ không ngừng của công nghệ đo lường, sự thiếu chính xác này sẽ được giảm thiếu đến mức tối đa. Nói cách khác, người ta đã ngầm hiểu rằng giảm thiểu tính bất định của dữ kiện ban đầu thì cũng giảm thiểu tính bất định trong kết quả dự đoán. Tiến sĩ Matthew Trump tại Trung Tâm Ilya Prigorine tại Đại học Texas ở Austin gọi đó là quy luật “srhink-shrink” (giảm-giảm). Nhưng Poincaré đã tạo nên một cú shock khi chỉ ra rằng quy luật đó không còn đúng đối với những hệ thiên văn phức tạp!
Với tiền đề này thì người ta đã xác định rằng: Nếu các phép đo các dự kiện ban đầu càng chính xác, hay nói đúng hơn - sự phân loại càng chi tiết thông qua các qui ước, phương trình toán học, hoặc những khái niệm từ các ký hiệu càng chính xác thì sai số càng nhỏ và tính bất định sẽ càng nhỏ. Chúng ta xem lại các đoạn sau đây:
Nhưng vì không thể xác định vị trí và tốc độ của các vật thể tại một thời điểm cho trước một cách chính xác tuyệt đối nên luôn luôn tồn tại một mức độ thiếu chính xác nào đó trong các dự báo thiên văn dựa trên các định luật Newton.
-Nói cách khác, người ta đã ngầm hiểu rằng giảm thiểu tính bất định của dữ kiện ban đầu thì cũng giảm thiểu tính bất định trong kết quả dự đoán.
Những phân tích toán học của Poincaré thực chất đã chứng minh rằng đối với những “hệ phức tạp”, muốn có một dự đoán kết quả chính xác ở bất kỳ cấp độ nào cũng đòi hỏi phải xác định được dữ kiện ban đầu với độ chính xác tuyệt đối.
Nhưng điều đó là BẤT KHẢ (impossible)!

Tiền đề thứ V
Chính tiền đề thứ V này đã xác định mối tương quan giữa thực tại và nhận thức để hình thành lý thuyết Bất định với nội dung xác định khả năng không thể tiên đoán một cách chính xác của các chuyển động vật chất trong thời gian.
5. Biểu hiện của hỗn độn trong Tự nhiên :
Hệ thống thời tiết là một hệ phức tạp điển hình, ở đó bộc lộ rất rõ đặc trưng hỗn độn, như độc giả đã thấy phần nào qua câu chuyện về khám phá của Edward Lorenz năm 1961.
Matthew Trump cho biết:
Thuật ngữ “Hiệu ứng con bướm” ra đời chính từ khoa học dự báo thời tiết: Một cái vỗ cánh của một con bướm ở một nơi nào đó trên trái đất có thể dẫn tới một cơn bão ở một nơi nào khác trên thế giới một năm sau đó.
Với hiệu ứng đó, hiện nay người ta buộc phải chấp nhận rằng việc dự báo thời tiết chỉ đạt được mức độ chính xác tương đối và ngắn hạn. Dù cho được trang bị những computer thông minh bậc nhất, khoa học dự báo thời tiết vẫn luôn luôn không tốt gì hơn những phỏng đoán.
Vậy nếu chúng ta thấy những dự báo thời tiết thiếu chính xác hoặc thậm chí sai hoàn toàn với thực tế, có lẽ cũng không nên dễ dàng trách móc các nhà khoa học làm dự báo, mà hãy “đổ tội” cho cái bản chất hỗn độn của những hệ phức tạp trong Tự nhiên.
Robert May (đã nhắc tới ở mục 2), cho biết:
Trong lĩnh vực nghiên cứu quần thể sinh học còn có những thí dụ phức tạp rắm rối hơn rất nhiều. Chẳng hạn tôi có thể chỉ ra những thí dụ về quần thể ruồi dấm hoặc quần thể bọ chét dưới nước mà tôi nuôi dưỡng chúng trong phòng thí nghiệm. Bạn không thể nào tiên đoán được mức độ tăng trưởng của chúng trong một số tình huống nhất định. Dưới điều kiện nhiệt độ và sinh trưởng nào đó, chúng phát triển đều đặn và hoàn toàn có thể tiên đoán được, giống như động học Newton cổ điển vậy. Nhưng dưới điều kiện nhiệt độ và/hoặc môi trường khác, chúng trở nên vô cùng hỗn độn, và mặc dù những phương trình dùng để mô tả sự tăng trưởng của chúng rất đơn giản, mức tăng trưởng của chúng là không thể dự đoán được. Sự sinh trưởng của chúng tăng hay giảm thất thường tuỳ theo từng nơi chốn.
Có thể chỉ ra rất nhiều hệ phức tạp khác nhau mà ở đó tính hỗn độn biểu lộ. Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia:
Lý thuyết hỗn độn đã sử dụng để nghiên cứu tính hỗn độn trong các mạch điện, chùm lasers, các hiện tượng dao động, các phản ứng hoá học, động học chất lỏng, các máy móc cơ học và máy cơ-học-từ-tính.
Khoa học cũng đã quan sát những ứng xử hỗn độn trong chuyển động của vệ tinh trong hệ mặt trời, sự “tiến hoá của thời gian” (time evolution) trong từ trường của các thiên thể, sự tăng trưởng số lượng của các quần thể sinh học, “tiềm năng tác động” (action potentials) trong các neurons thần kinh, và các dao động của phân tử.
Hàng ngày chúng ta có thể chứng kiến tính hỗn độn của thời tiết và khí hậu. Và hiện người ta đang tranh luận về tính hỗn độn trong hiện tượng “kiến tạo bề mặt trái đất” (plate tectonics) cũng như trong hệ thống kinh tế.
Tóm lại, Lý thuyết hỗn độn đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực: toán học, sinh học, khoa học computer, kinh tế học, công nghệ học, hệ thống tài chính, triết học, vật lý, chính trị, động học về mức tăng trưởng của các quần thể, tâm lý học và khoa học robots. Một trong những ứng dụng thành công nhất của Lý thuyết hỗn độn là trong sinh thái học, trong đó mô hình của Ricker đã được sử dụng để chỉ rõ các quần thể sinh học tăng trưởng như thế nào. Lý thuyết hỗn độn cũng được áp dụng trong y khoa để nghiên cứu bệnh động kinh, … và vô số ứng dụng khác nữa.
Như vậy, qua những tiền đề dẫn đến sự hình thành Lý thuyết Bất Định - còn gọi là thuyết Hỗn Độn, đã cho thấy mấy vấn đề sau đây:
A. Thuyết Bất Định là hệ quả của những tri thức vật lý và toán học đã phát triển trong giai đoạn lịch sử văn minh hiện đại. Nó đã xác định rằng: Tri thức khoa học hiện đại không thể có một dự báo - tiên tri - "Bói" (Nói theo ngôn ngữ Việt) - chính xác cho một sự kiện sẽ xảy ra và tương lai và việc "bói" đó là điều"Bất khả tri". Người ta chỉ có thể dự báo gần đúng, những sự kiện cần biết và hoàn toàn phụ thuộc vào dữ kiện đã được ký hiệu hóa cho kết quả đầu vào. Mà kết quả đầu vào thì chỉ có thể ngày càng tiến tới sự chính xác tuyệt đối và không phải tuyệt đối. Với một ý tưởng tương tự như vậy, tôi được biết đến một bài toán rất hay - mà tôi cho rằng nó có thể bổ sung cho những tiên đề của thuyết Bất Đinh - như sau:
Không bao giờ có thể đo chính xác chiều dài đường biên giới của một quốc gia.
Nội dung bài toán lập luận rằng: Nó sẽ tùy theo tính quy ước của phương pháp đo.
* Nếu chúng ta chỉ đo chiều dài nối các điểm nhô cao nhất của các điểm nhô cao ra ngoài của bản đồ và nối chúng lại với nhau thì chúng ta sẽ có một kết quả khái quát và ước tính về chiều dài của đường biên giới quốc gia theo phương pháp đo này.
* Nếu chúng ta nối các điểm nhô cao nhất và những điểm thấp trũng nhất đường biên giới thì chúng ta lại có một kết quả khác.
* Sự kiện lặp lại tương tự với các đoạn đường nối ngày càng gần nhau hơn thì sẽ có những kết quả khác nhau và càng chính xác.
* Nếu phương pháp đo ngày càng chi tiết đến cả độ cong của một hòn sỏi nằm ngay đường biên giới thì sự chính xác càng cao.
Và như vậy, người đo đường biên giới của một quốc gia chỉ có thể tiến tới ngày càng chính xác cho số đo, chứ không thể chính xác tuyệt đối.
Bài toán hấp dẫn và phản ánh đúng thực tại khách quan trong mối liên hệ giữa - tính quy ước do nhận thức và phương pháp đo - với - một thực tế cần nhận thức là chiều dài biên giới của một quốc gia. Bài toán này có thể là dẫn chứng tuyệt với bổ sung cho tiền đề của lý thuyết Bất Định.
Và tự thân bài toán đó cũng đủ xác định rằng: Còn người không thể nhận thức được sự tuyệt đối mà chỉ có thể gần tới cái tuyệt đối. Đây cũng là điều mà SW Hawking nói tới trong cuốn sách "Lược sử thời gian" của ông, khi bàn đến khả năng tồn tại một lý thuyết thống nhất.
Ông viết:
Nếu một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh được phát minh, thì chỉ còn là vấn đề thời gian để cho lý thuyết đó được thấu triệt và mọi người chúng ta sẽ đủ khả năng có được một kiến thức nhất định về những định luật trị vì vũ trụ và điều hành cuộc sống của chúng ta.
Ngay nếu chúng ta tìm được một thuyết thống nhất hoàn chỉnh, điều đó cũng không có nghĩa rằng chúng ta có khả năng tiên đoán mọi sự cố nói chung, vì hai lẽ.
Thứ nhất do giới hạn mà nguyên lý bất định của cả học lượng tử áp đặt lên mọi quyền lực tiên đoán của chúng ta. Chúng ta không thể làm gì được để vượt giới hạn đó. Song trong thực tiễn giới hạn thứ nhất đó còn ít ràng buộc hơn giới hạn sau đây. Vấn đề là ở chỗ chúng ta không thể giải được các phương trình của lý thuyết một cách tuyệt đối chính xác, trừ vài trường hợp rất đơn giản. (Chúng ta không thể giải chính xác ngay cả chuyển động ba vật trong lý thuyết hấp dẫn của Newton và khó khăn sẽ tăng lên với số vật tham gia chuyển động và mức độ phức tạp của lý thuyết). Chúng ta đã biết nhiều định luật điều hành vật chất dưới mọi điều kiện cực đoan nhất. Nói riêng, chúng ta đã biết những định luật cơ bản điều khiển mọi đối tượng của hoá học và sinh học. Nhưng chắc chắn chúng ta không quy các đối tượng đó về thực trạng của những bài toán giải được, đến nay chúng ta đạt được quá ít tiến bộ trong việc tiên đoán cách xử sự của con người từ những phương trình toán học!.
Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta đều nhận thấy rằng: Ngay cả nhà khoa học hàng đầu cũng phải thừa nhận rằng: Nguyên lý Bất định (Tức Lý thuyết Bất định/ Hỗn độn) được xác lập bới các luận cứ và chứng minh bằng những tư duy toán học xuất sắc nhất hiện nay cho thấy con người không thể có một lý thuyết, để từ đó có khả năng thành lập một phương pháp tiên tri bất cứ một sự kiện nào. Và trong điều kiện này thì để xác định một lý thuyết thống nhất là hoàn toàn bất khả thi.
Nhưng một thực tế tồn tại khác, thuộc về một nền văn minh khác lại xác định một phương pháp tiên tri - hệ quả của một học thuyết là cơ sở phương pháp luận của nó - Đó chính là nền văn minh Đông phương với thuyết Âm Dương Ngũ hành với các phương pháp tiên tri của nó trên mọi lĩnh vực: Từ thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và cho đến từng hành vi của con người. Thực tế tồn tại này không phải mới vài ba chục năm, vài trăm năm, mà là xuyên suốt trong hàng thiên niên kỷ trong nền văn minh Đông phương, qua mọi không gian văn hóa, chính trị, lịch sử để tồn tại đến ngày hôm nay. Ngay cả khi hai nền văn hinh Đông Tây giao lưu, những giá trị của nền Lý học Đông phương vẫn tồn tại và buộc những trí tuệ thông minh nhất ở thời giao lưu toàn cầu này phải chú ý đến nó.
Cá nhân tôi xác định rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành, hoàn toàn là một lý thuyết khoa học và chính là lý thuyết thống nhất mà tất cả các nhà khoa học chân chính với mong muốn sự phát triển tốt đẹp của con người đang mơ ước.
Lý thuyết này đã tạo ra những phương pháp ứng dụng hoàn toàn phủ hợp với những tiêu chí căn bản nhất cho một phương pháp hoặc một lý thuyết được coi là khoa học với khả năng tiên tri.
Đó là một thực tế khách quan về một hệ quả của tri thức nhân loại đã tồn tại suốt chiều dài của lịch sử văn minh Đông phương. Thực tế khách quan này mâu thuẫn với nguyên lý Bất định - cũng vốn là một hệ quả của tri thức phát triển từ nền tảng tri thức xã hội thuộc văn minh hiện đại có xuất xứ từ Tây Phương.
Chân lý chỉ có một. Vấn đề con người nhận thức nó như thế nào và sẽ tổng kết nó như thế nào thì tùy thuộc vào phương pháp tư duy.
Có thể nói rằng: Chính vì tính chuyên sâu rất hàn lâm đó, mà người viết cho rằng tất cả chúng ta đã quên mất tính bất định đã có ngay từ khái niệm đầu tiên làm nên toàn bộ tri thức khoa học hiện nay, trong đó có một thời tri thức khoa học dựa trên nền tảng khái niệm đầu tiên đó, đã xác định tính tất định của học thuyết Newton chính từ khái niệm nền tảng đầu tiên này - vốn đã tự nó đã bất định.
Đó chính là khái niệm "Điểm" trong toán học! "Điểm" là một khái niệm hoàn toàn bất định. Nhưng đó chính là khái niệm nền tảng tạo nên toàn bộ tri thức toán học và vật lý của con người.
Nhưng vậy - lý thuyết hỗn độn - đã ra đời và có vẻ như nó phủ định tất cả những ý niệm về tri thức khoa học và mục đích của nó mà con người muốn hướng tới.
3/ Phải chăng giống như Định lý bất toàn, Lý thuyết hỗn độn chứa đựng yếu tố “chống khoa học”, bởi vì khoa học không thể là cái gì khác ngoài những định luật phản ánh tính quy luật của Tự nhiên? Bản thân khái niệm hỗn độn đã là một cái gì đó phản lại tính quy luật, tức là phản lại khoa học?
- Có lẽ cần phải nhận thức lại khái niệm khoa học là gì. Khoa học không đơn giản chỉ là những định luật phản ánh tính quy luật của Tự nhiên, mà còn là tập hợp mọi nhận thức phản ánh trung thực bức tranh hiện thực. Định lý bất toàn và Lý thuyết hỗn độn là khoa học, bởi nó phản ánh bức tranh hiện thực chính xác hơn, đầy đủ hơn, trung thực hơn.
Lý thuyết hỗn độn không chống lại khoa học - tôi thừa nhận điều này. Cũng như thuyết Di truyền không chống lại thuyết Tiến Hóa , mà một thời do hiểu sai, nên đã xảy ra sự khủng hoảng về vấn đề nghiên cứu thuyết di truyền tại Liên Xô. Nhưng sự mâu thuẫn đã xảy ra - giữa những tri thức khoa học nền tảng và hệ quả của nó chính là lý thuyết Hỗn độn/ Lý thuyết Bất định. Hiện tượng mâu thuẫn này nó phải phản ánh một thực tại trong quá trình phát triển của tri thức nhân loại. Đó chính là mối liên hệ giữa thực tại, nhận thức và phương pháp tư duy. 

II . THỰC TẠI KHÁCH QUAN - NHẬN THỨC VÀ TÍNH QUY ƯỚC.
Có một thời thuyết Di Truyền của Gregor Johann Mendel, một linh mục người Áo sống ở Sec. bị coi là phi khoa học và một số nhà khoa học cực đoan ở một số quốc gia lên án. Chuyện này đã chấm dứt cách đây không lâu. Chừng hơn 40 năm. Có thể cho đến bây giờ, một số nhà khoa học phản đối thuyết Di truyền vẫn còn sống. Sở dĩ có chuyện này vì học thuyết Tiến hóa của Darwin xác định vạn vật luôn biến đổi để tiến hóa. Nó được coi là khoa học và là quy luật tất định của tự nhiên . Còn nội dung thuyết Di truyền của Mendel thì đặt giả thuyết về khả năng tồn tại của một loại cấu trúc có trong mọi sinh vật để xác định tính ổn định trong việc truyền giống của muôn loài. Đến bây giờ thuyết Di Truyền được xác định là đúng và thuyết Tiến hóa cũng không sai. Cả hai đều phản ánh những thực tại khách quan và đều là sản phẩm của nhận thức. Nhưng tại sao nó lại có một thời mâu thuẫn đến mức nhiều nhà khoa học phải khốn khổ vì nó và nó được nhiều người tin vào tính phủ định lẫn nhau của một trong hai học thuyết này?
Cá nhân tôi thường xác đinh trong phương pháp tư duy của mình:
* Khi hai ý kiến, hoặc hai học thuyết mâu thuẫn thì chỉ có một cái đúng hoặc cả hai đều sai.
* Người ta không thể tìm ra cái đúng từ một cái sai.
Và trường hợp mâu thuẫn giữa hai học thuyết này là một bằng chứng nữa cho tiêu chí trong phương pháp tư duy của tôi, mà mới nhìn nó có vẻ mâu thuẫn: Cả hai đều đúng! ?
Sự phủ định vĩ đại, bằng chứng xuất sắc cho quan niệm về phương pháp tư duy của Thiên Sứ bị sai trong trường hợp này.
Nếu như tiêu chí cho phương pháp tư duy này của tôi sai thì tôi không đủ tư cách để viết tiếp dưới tiêu đề:
"Lý thuyết Bất định - một sai lầm của nhận thức và phương pháp tư duy".
Tôi đặt tựa trước khi tôi viết bài, chứng tỏ tôi đủ tự tin. Nếu có thể chỉ sửa lại, thêm bớt vài từ cho dễ hiểu, chứ không thay đổi về nội dung.
Hai hiện tương này không mâu thuẫn về bản chất. Đấy là câu trả lời của tôi.
Bởi vì, những mảng thực tại khách quan nhận thức được và thể hiện bởi những lý thuyết đó chưa phản ánh hết toàn bộ thực tại mà những mảng đó có thể liên kết với nhau như một chỉnh thể thống nhất và không mâu thuẫn. Nên họ - những nhà khoa học một thời đó - đã nhìn thấy nó mâu thuẫn là do phương pháp tư duy. Đến bây giờ, người ta lại nhìn thấy một mâu thuẫn giữa tính tất định, tính quy luật và khả năng tiên tri với tính bất định được hình thành với tư cách là một lý thuyết khoa học. Sự so sánh một thời mâu thuẫn giữa thuyết Di truyền và thuyết Tiến hóa với sự mâu thuẫn giữa thuyết Tất định và thuyết Bất định hoàn toàn không hề khập khiễng bởi bản chất của vấn đề được đặt ra. Lịch sử đang lặp lại dưới một hình thức khác trong qúa trình tiến hóa của trí tuệ. Sự mâu thuẫn này mới chỉ giới hạn nội tại trong tri thức khoa học hiện đại có xuất xứ từ văn minh Tây phương. Nếu chúng ta so sánh giữa hai nền văn minh Đông phương và Tây phương thì nẩy sinh một mâu thuẫn lớn hơn mà người viết trình bầy sau đây.
Đó chính là phương pháp tiên tri Đông phương - hệ quả của hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành và phương pháp luận của nó. Phương pháp tiên tri Đông phương có đầy đủ những yếu tố của một phương pháp khoa học. Những phương pháp tiên tri này dự báo cho tất cả mọi vấn đề liên quan đến thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và mọi hành vi của con người. Từ - Bốc Dịch, Mai Hoa Dịch, Tử Vi, Thái Ất, Lạc Việt độn toán .....cho đến các bộ môn khoa học khác hệ quả của lý thuyết này là: Đông Y, Kiến trúc (Phong thủy) đều có khả năng tiên tri trong phạm vi của nó. Những phương pháp tiên tri này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Dữ kiện đầu vào là thời gian - Ngày giờ tháng năm.......... Tất yếu, khi dữ kiện đầu vào là thời gian thì dữ kiện tương ứng phải là không gian vũ trụ tương ứng với thời gian đó theo một quy luật xác định tương tác có tính quy luật có khả năng tiên tri. Nếu so sánh phương pháp tiên tri của văn minh Đông phương tới từng hành vi của con người chứng tỏ đã xác định những quy luật có thể tiên tri - thì - nền văn minh hiện đại có xuất xứ Tây phương còn đang tự mâu thuẫn trong nhận thức giữa tính Tất định và nguyên lý Bất định.
Chân lý chỉ có một. Thiên nhiên không mâu thuẫn với chính nó. Bởi vậy, sự mâu thuẫn giữa khả năng của hai nền văn minh, của chính tri thức khoa học hiện đại có xuất xứ từ văn minh Tây phương giữa tính Tất định và Bất định, chỉ có thể là khả năng nhận thức tự nhiên và phương pháp tư duy tiến đến sự hoàn thiện của văn minh nhân loại. Do đó, vấn đề mà tôi diễn đạt sau đây chính là "Thực tại và nhận thức".
II.1. Thực tại và nhận thức
II.1.1. Bản chất của thực tại
Bản chất của vật chất là Bất định - đó là thực tại - bởi vậy, đó chính là lý do để ngay từ đầu tôi xác định rằng: Lý thuyết Bất Định hoàn toàn khoa học và nó phản ánh đúng thực tại của tự nhiên. Cơ học lượng từ với những gì quan sát được về bản chất sóng / hạt của vật chất đã xác định điều này.
Ngay từ thể bản nguyên vũ trụ theo quan niệm của Lý học Đông phương thì vốn đã là một thể "bất định" gọi là Thái cực - "Cực" là sự giới hạn. "Thái" là sự vượt qua sự giới hạn. Đó là một tính từ được dùng làm danh từ chỉ thể bản nguyên của vũ trụ - tương ứng với khái niệm vật chất cô đặc/ điểm kỳ dị trong cách giải thích khởi nguyên vũ trụ của thuyết Big bang. Thái cực trong thuyết Âm Dương Ngũ hành mô tả trạng thái tuyết đối ở khởi nguyên vũ trụ. Không lớn/ không nhỏ; không dài/ không ngắn; không tối/ không sáng, không nhanh/ không chậm....Tóm lại Thái Cực là trạng thái không có cái để so sánh. Như vậy, với quan niệm này của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nền tảng của Lý học Đông phương về khởi nguyên vũ trụ thì bản chất của vũ trụ đã là "bất định" ngay từ trạng thái khởi nguyên của nó. Và đó cũng là bản chất của tự nhiên trong quá trình tiến hóa của nó.
Nhưng nhưng tri thức toán học hiện đại chưa giải được bài toán ba vật thể lại là chuyện khác.
.... 
Thiên Sứ
Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/thiensulacviet

0 comments

Post a Comment