Lịch sử triết học bắt đầu từ đâu? Ai là người sáng lập ra lịch sử triết học? Vấn đề này đã và đang thu hút tự quan tâm nghiên cứu và tranh luận của nhiều nhà triết học, đã có nhiều quan điểm, nhận định khác nhau về vấn đề này. V.Gátpi - nhà nghiên cứu lịch sử triết học cổ đại nổi tiếng, trong "Arixtốt - nhà lịch sử triết học" (xuất bản năm 1969 ở Kiép - Liên Xô) đã khẳng định Arixtốt ( 384-322 TCN) là nhà triết học lớn nhất, có bộ óc bách khoa của triết học Hy Lạp cổ đại, là người đầu tiên không chỉ đặt nền móng vững chắc cho lâu đài triết học, logic học và khoa học hiện đại, mà còn là người đầu tiên đặt nền móng cho lịch sử triết học. Nói cách khác, theo ông, bắt đầu từ Arixtốt, lịch sử triết học mới ra đời và phát triển.
V.Gátpi cho rằng, hơn các nhà triết học cùng thời, Arixtốt có bộ óc bách khoa, ông không những kế thừa được những tinh hoa tư tưởng triết học thời ấy, mà còn tổng kết, tìm ra những giá trị tiến bộ của tư tưởng văn hóa, triết học và nâng chúng lên tầm cao mới. Khác với các nhà triết học trước đó, Arixtốt không chỉ tổng kết, hệ thông hóa, phân loại các tài liệu lịch sử triết học, mà còn giải thích, làm rõ thêm nhiều luận điểm triết học của các bậc tiền bối. Gátpi đã phê phán quan điểm của nhà triết học Trônơnhítxa khi ông này cho rằng, dường như Arinxtốt đã "góp nhặt" các quan điểm trong những học thuyết triết học để "nhào nặn" thành quan điểm triết học của riêng mình, đã "vay mượn" ý tưởng của người khác để làm giàu tư tưởng triết học của mình. Bác bỏ quan niệm không đúng của Trônơnhítxa và dựa vào các quan điểm, học thuyết của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, Gátpi đã làm rõ ý nghĩa triết học và vai trò của Arixtốt và tư cách là người đầu tiên nghiên cứu lịch sử triết học và sáng lập ra môn học này.
Trong tác phẩm của mình, Gátpi không chỉ làm nổi bật học thuyết về vận động của Arixtốt, mà còn từ quan điểm vận động này biểu đạt ý tưởng về sự vận động tư tưởng trong lịch sử phát triển của nó. Gátpi đã chứng minh một cách thuyết phục vai trò và ý nghĩa triết học của học thuyết triết học Arixtốt và coi học thuyết này là khởi nguồn của sự phát triển tư tưởng lịch sứ triết học. Từ những đánh giá đó, Gátpi đã khẳng định Arixtốt là người mở đầu, là ông tổ của lịch sử triết học. Arixtốt xứng đáng được gọi như vậy, mặc dù còn có những hạn chế lịch sử nhất định, nhưng nếu không có ông, không có người đại điện cho những người mở đầu thì chúng ta không thể có lịch sử khoa học triết học ngày nay.
Vào nhưng năm 20 - 30 của thế kỷ XX, vấn đề khởi nguồn của lịch sử triết học và cuộc tranh luận Arixtốt có phải là người sáng lập ra lịch sử triết học đã trở thành một trong những đề tài sôi nổi trong giới triết học Liên Xô. Đanhenlia - nhà triết học Grudia nổi tiếng, trong tác phẩm "Arixtốt viết về các bậc tiền bối" (Nxb Tờbilixi, 1978), đã khẳng định: các tác phẩm của Arixtốt có một ý nghĩa quan trọng vì nó là minh chứng về nguồn gốc của lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Điều này là đúng, nhưng coi Arixtốt là người sáng lập ra lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại thì chúng ta chưa có đủ cơ sở để khẳng định điều đó. Tuy nhiên, Đanhenlia đã nghiên cứu rất công phu các tài liệu, tìm được phương pháp tiếp cận phù hợp để nghiên cứu và hiểu được ý đồ tổng kết lịch sử triết học của Arixtốt. Trong kết quả nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra những kết luận xác đáng: (1) Arixtốt là người đã có công hệ thống hóa triết học trong thế giới cổ đại với một sự chính xác đến mức kinh ngạc, là người đã vạch ra cả cấu trúc logic của các quan điểm, các học thuyết triết học trước đó, đem lại sự tường minh cho các vấn đề phức tạp. (2)
Arixtốt không chỉ là người đã có công tổng kết tư tưởng triết học, làm sống lại những tư tưởng của các bậc tiền bối, mà còn là người tổ chức, định hướng cho công tác nghiên cứu và phát triển triết học của những người kế tục ông. (3) Trong đi sản triết học của Arixtốt, không côn nghi ngờ gì nữa, đã có những tuyển tập các công trình, luận văn nghiên cứu về lịch sứ triết học. Chúng ta có thể tìm thấy nó trong các tác phẩm của Arixtốt và trong các tài liệu triết tiệc kể từ sau Arixtốt cho đến nay.
Qua nghiên cứu các tài liệu lịch sử triết học, chúng ta có thể thấy một điểm chung, khá thống nhất là về cơ bản, các nhà nghiên cứu triết học Arixtốt đều cho rằng, Arixtốt là người sáng lập lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, các tác phẩm của ông là nguồn gốc để nghiên cứu lịch sử triết học thời ấy. Arixtôt đả định nghĩa triết học là khoa học, đánh giá cao ý nghĩa và giải thích khá sâu sắc nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của triết học. Sự giải thích của ông về vấn đề này cho đến tận ngày nay, qua bao nhiêu thăng trầm của hàng chục thế kỷ, có nhiều luận điểm vẫn còn hợp lý, có giá trị thời sự. Hêgen và sau này là Mác, Ăngghen, Lênin đều đánh giá cao vai trò và ý nghĩa triết học của Arixtốt. Logic phát triển triết học của Cantơ, Hêgen, của Mác, Ăngghen và Lênin đều xuất phát từ các bậc tiền bối như Arixtốt. Về sự giống nhau của chủ nghĩa duy tâm nguyên thuỷ và chủ nghĩa duy tâm hiện đại, Lênin viết: "Cantơ, Hêgen, ý niệm về Thượng đế, chẳng phải là cũng cùng một loại đấy sao, cũng đều xuất phát từ Arixtôt" tác giả nhấn mạnh).
Tư những điều phân tích trên đây, Đanhenlia đã gián tiếp khẳng định lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại bắt đầu từ Arixtốt. Nhưng Arixtốt có phải là người đầu tiên sáng lập ra lịch sử triết học không? Đanhenhia không trả lời dứt khoát vấn đề này. Nhưng theo cách giải thích của ông thì đây là vấn đề hết sức nghiêm túc, đòi hỏi sự nghiên cứu công phu, thận trọng khi đánh giá đưa ra nhận xét, kết luận. Ông đặt ra việc cần thiết phải xây dựng những yêu cầu và tổ chức hội thảo khoa học để các nhà triết học bàn luận và đi đến thống nhất về việc nêu ra các tiêu chí đánh giá người sáng lập lịch sử triết học. Với quan điểm ấy, theo ông, thậm chí ngay cả Hêgen cung chưa có đầy đủ các tiêu chí để được gọi là người sáng lập ra lịch sử triết học.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, ở Mátxcơva (Liên Xô), xuất hiện một công trình nghiên cứu có tiếng vang lớn của Lôxép: Lịch sử mỹ học cổ đại - Arixtôt và các tác phẩm kinh điển. Trong tác phẩm này, Lôxép khẳng định: Arixtốt là người sáng lập lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Những luận điểm xuất phát để ông khẳng định Arixtốt là nhà lịch sử triết học đầu tiên là dựa vào các khái niệm của lịch sử triết học. Từ việc phân tích, làm rõ các khái niệm triết học, ông phân chia ra các nguyên tắc cơ bản và các yếu tố cấu thành lịch sử triết học, tìm ra đối tượng và phương pháp nghiên cứu của nó. Theo Lôxép:
(1) Lịch sử triết học nghiên cứu sự phát triển có tính logic lịch sử của tư tưởng triết học.
(2) Sự thống nhất và tính lặp lại những vấn đề triết học là do vấn đề cơ bản của triết học quy định và do sự quy định cửa trình tự logic - lịch sử tư tưởng triết học.
(3) Sự phát triển tư tưởng triết học là lịch sử tìm tòi, phát hiện chân lý trong cuộc đấu tranh giữa các quan điểm đối lập. Đây là một quá trình phát triển biện chứng, được thực hiện theo nguyên tắc: lọc bỏ cái cũ, lỗi thời, giữ lại cái tiến bộ để kế thừa, phát triển. Những tiêu chí để gọi lịch sử triết học là một khoa học được hình thành trong quá trình phát triển lâu đài của bản thân nó và diễn ra với các điều kiện lịch sử rất khác nhau. Có thể nói rằng, sự bắt đầu lịch sử triết học có mối quan hệ chặt chẽ với việc phát hiện ra các yếu tố cấu thành của chính nó, với việc tổng kết, khái quát các học thuyết triết học trước đó, ngay cả ở hình thức đầu tiên, chưa phát triển, chưa hoàn thiện.
Những thành tựu đạt được một cách nghiêm túc, có ý nghĩa về mặt khoa học trong nghiên cứu lịch sử triết học gắn liền với tên tuổi của Hêgen. Chính Hêgen là người đầu tiên đem lại cho lịch sử triết học không chỉ một tên gọi với đúng nghĩa của nó, mà còn xác lập cho nó một vị thế nhất định trong khỏa học triết học. Kể từ ngày ấy sự tồn tại các tư tưởng trong lịch sử triết học, nhất là giai đoạn trước khoa học, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong dòng chảy lịch sử triết học mà đỉnh cao là lịch sử triết học với tư cách một khoa học được Mác, Ăngghen sáng lập ra, sau này được Lênin phát triển. Như vậy, lịch sử triết học bắt đầu ở nơi mà trình độ tư duy trừu tượng, khái quát đã phát triển khá cao, việc tổng kết và hệ thống hóa các tri thức của loài người được thực hiện bằng phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa cái lịch sử và cái logic trên cơ sở nhất nguyên luận. Nhờ đó mà quan điểm, học thuyết mới ra đời, nó vừa là sản phẩm của quá trình tư duy của chủ thể, có sự kế thừa và phát triển các thành tựu của học thuyết triết học trước đó, vừa là sản phẩm của sự tổng kết, khái quát những kinh nghiệm của đời sống thực tiễn.
Rõ ràng, lịch sử triết học không phải là khoa học lịch sử, mà chính xác hơn là khoa học triết học, với một ý nghĩa xác định, nó là triết học về lịch sử khách quan. Cho nên, vấn đề phát sinh của môn khoa học này chỉ có thề xem xét và đặt nó trong giới hạn phát triển của triết học. Có như vậy, mới phân biệt rõ khía cạnh triết học lịch sử của lịch sử triết học, túc là lịch sử triết học với đúng nghĩa của từ này, còn sự mô tả đời sống và liệt kê các sự kiện thì khoa học lịch sử đảm nhận và phản ánh bằng những con đường riêng của nó.
Cho đến nay sự tìm kiếm điểm khởi đầu của quá trình phát sinh lịch sử triết học vẫn còn tiếp tục. Nhiều nhà triết học macxít đã coi Arixtốt là người mở đầu lịch sử tư duy triết học, là người đã giải phóng triệt để tư duy tiền khoa học, là người đầu tiên đã tổng kết, khái quát lịch sử tri thức nhân loại và đưa triết học phát triền lên tầm cao mới nhờ việc phê phán học thuyết về “con số" của Pitago, học thuyết về “ý niệm" của Platôn. Có lẽ là như vậy, và lịch sử triết học đã ra đời từ đó. Nét đặc biệt của thời đại Arixtốt chính là giai đoạn tổng kết và tích luỹ tri thức mà người cổ đại đã đạt được là giai đoạn mà sự vận động và tiến bộ xã hội diễn ra rất nhanh, trên nền tảng ấy triết học phát triển và đã đem lại một cách nhìn mới về thế giới trong một chỉnh thể thống nhất. Những hệ thống triết học như thế có thể tìm thấy ở triết học tự nhiên của Êmpêđốccđơ và hệ thống triết học của Pácmênít. Hơn thế nữa, chúng ta có thể tìm thấy sự sống động và tính đa dạng trong di sản triết học của Platôn, nơi mà mỗi sự kiện được ông miêu tả, nhận xét, đánh giá đều toát lên những khía cạnh của lịch sử triết học.
Có thể nói, người đầu tiên nêu ra khuynh hướng cơ bản trong triết học và cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm chính là Platôn, mặc dù ông không quan tâm nghiên cứu, khảo sát các học thuyết triết học của các bậc tiền bối và cũng không có ý thức sử đụng các học thuyết ấy làm cơ sở để luận chứng trong các đối thoại và tranh luận của mình. Nhưng sự thực thì khi giảng bài, đàm luận, tranh luận... Platôn không thể không sử dụng những tài liệu lịch sử triết học. Tuy nhiên, sự vận động, phát triển tư duy triết học luôn tuân theo nhưng quy luật logic của nó và như thế, phải đến Arixtốt thì lịch sử triết học mới ra đời và có một vị thế nhất định. Arixtốt trở thành người đầu tiên tổng kết và hệ thống hóa tư tưởng triết học trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại theo nghĩa rộng của từ này, còn theo nghĩa hẹp, Anxtốt là người đầu tiên phân loại tri thức khoa học, mặc dù đó mới chỉ là ban đầu, còn rất sơ khai. Vượt lên những người đương thời, Arixtốt đã sử dụng phương pháp logic để điên đạt quan điểm của mình. Xét ở quan hệ này, có thể nói, Arixtốt là bậc tiền bối của Hêgen. Bởi vì, những điểm cơ bản trong quan điểm lịch sử triết học của Hêgen không phải là cái gì khác, mà chính là sự hoàn thiện những ý tưởng của Arixtốt đã phác thảo 23 thế kỷ trước đó. Lênin nhận xét: "Logic của Arixtốt là nhu cầu, là sự cố gắng tìm tòi, là sự đến gần với logic của Hêgen".
Nhằm hệ thống hóa và phân loại tri thức khoa nọc, Arixtốt đã thu thập một khối lượng lớn các tài liệu lịch sử triết học, kể cả tài liệu của chủ nghĩa duy vật và của chủ nghĩa duy tâm, đồng thời sử dụng phương pháp logic - lịch sử để tổng hợp và phân loại các tài liệu ấy. Công lao cửa Arixtốt không chỉ là tổng kết lịch sử triết học thời ấy, mà quan trọng hơn là tìm ra một phương pháp mới phương pháp thống nhất logic lịch sử trong nghiên cứu lịch sử triết học. Arixtốt không chỉ nghiên cứu những quy luật logic của tư duy con người, mà còn xác lập phong cách khoa học để xem xét các vấn đề triết học, phê phán những sai lầm trong học thuyết “con số" của Pitago, học thuyết “ý niệm" của Platôn, chống lại sự đồng nhất cái tồn tại và cái không tồn tại của Pắcmênít. Tên tuổi của Arixtốt gắn liền với việc nghiên cứu các hiện tượng và những sự kiện diễn ra ở những điểm khác nhau trong mối quan hệ với không gian và vận động như một quá trình tạo lập và huỷ diệt, sáng tạo và phá huỷ. Quan niệm của ông là đúng, bởi sự sinh thành, phát triển và diệt vong của vạn vật đều tuân theo quy luật khách quan, không ai có thể làm trái quy luật hoặc đi ngược lại lịch sử.
Chúng ta không thể đặt ra các điều kiện và đòi hỏi các bậc tiền bối phải giải quyết các vấn đề triết học của lịch sử thế này hay thế khác. Xét hoàn cảnh và trình độ nhận thức ở thời ấy thì những gì mà họ làm được thật đáng làm ta kinh ngạc và rất đáng trân trọng. Vấn đề là ở chỗ, họ là những người đi đầu trong việc tạo dựng và thiết lập nên những quan điểm lịch sử triết học đầu tiên, khai phá con đường mà sau này, các nhà triết học của nhiều thời đại đã đi trên con đường ấy.
Tính độc đáo và sâu sắc trong việc xác lập vị thế lịch sử triết học của Arixtốt được thể hiện ở các nguyên tắc: (1) Nguyên tắc quan hệ hữu cơ giữa bản thể luận và phương pháp nghiên cứu trên cơ sở của sự thống nhất giữa cái logic và cái lịch sử.(2) Nguyên tắc nhất nguyên trong xem xét, phê phán các học thuyết triết học. (3) Nguyên tắc kế thừa và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quan điểm, học thuyết triết học trong ]ịch sử triết học. Có thể tìm hiểu kỹ các nguyên tắc này trong phần I của "Siêu hình học" của Arixtốt, nhất là khi ông bình xét quan điểm triết học về cái tồn tại và cái không tồn tại của Pắcmênít và Kxênôphan. Tìm ra và sử dụng phương pháp logic - lịch sử để nghiên cứu lịch sử triết học, Arixtốt đã chỉ ra mối liên hệ giữa học thuyết triết học của Êmpêđốccơlơ và học thuyết của Anắcxagorơ. Theo Arixtốt, cả hai học thuyết này đều bắt nguồn từ học thuyết của Anắcnmanđơrơ và giữa chúng cũng có sự khác nhau trong việc giải quyết vấn đề khởi nguyên của thế giới.
Có thể nói, trên cơ sở phân tích các học thuyết khác nhau trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, Arixtốt đã hình thành nên phương pháp logic - lịch sử, từ đó đưa ra nguyên tắc nhất nguyên luận trong nghiên cứu lịch sử triết học. Nghiên cứu "Siêu hình học" của ông, chúng ta thấy ông coi lịch sử của tư tưởng triết học chính là lịch sử con người đi tìm chân lý. Theo ông, tìm chân lý trong một mối quan hệ là rất khó, nhưng trong nhiều mối quan hệ thì dễ hơn. Việc tìm chân lý trong lịch sử xã hội không thể dựa vào một vài sự kiện, mà cần phải có sự khảo sát công phu từ nhiều góc độ khác nhau với nhiều sự kiện khác nhau.
Arixtốt cho rằng, nếu không có sự kế thừa các học thuyết trước đó thì các khái niệm mới đưa ra, các học thuyết mới hình thành chỉ là những tập hợp ngôn từ trống rỗng, không có sức sống. Theo ông, những gì người đương thời có được đều không thể tách rời và xa lạ với tiền nhiệm. Trên cơ sở kế thừa tư duy lý luận và kinh nghiệm lịch sứ, chúng ta tồn tại và phát triển. Các thế hệ kế tiếp sau chỉ có thể bước qua và leo lên nhưng nấc thang mới cao hơn, tiến lên phía trước là nhờ nghiên cứu lịch sử triết học và tiếp thu, kế thừa những mặt tích cực ở những người đi trước.
Với sự nhạy cảm của trực giác, Anxtốt đã nêu ra sự cần thiết phải làm rõ sự khác biệt giữa các học thuyết triết học, tính quy định của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của nhà triết học đối với sự phát sinh, phát triển của mỗi học thuyết triết học. Có như vậy mới tìm ra được các khía cạnh khác nhau của sự phát triển lịch sử triết học, tìm ra mặt tiến bộ, tích cực để kế thừa, đồng thời lọc bỏ những hạn chế, không phù hợp, không có giá trị, không có ý nghĩa.
Tuy nhiên, sau khi Arixtốt qua đời, những người kế tục ông đã không làm được cái mà ông mong muốn. Phương pháp logic - lịch sử được các học trò của ông vận dụng, nhưng không đạt được trình độ mà bậc thầy của mình đã có. Trong thời kỳ Trung cổ, triết học phát triển rất chậm chạp. "Chủ nghĩa thầy tu đã giết chết cái gì là sống động ở Arixtốt và làm thành bất tử cái gì đã chết rồi". Những gì mà Arixtốt đã làm và chuẩn bị cho sự phát triển lịch sử triết học chỉ được thực hiện từ khi có triết học Phục hưng đến nay.
Những điều mà chúng tôi nêu trên chỉ là nhằm làm rõ cái điềm khởi đầu lịch sử triết học và coi Arixtốt là người đại diện cho điểm khởi đầu ấy với tư cách là người sáng lập ra môn học này, mặc dù đó chỉ là sự mở đầu với nội dung chưa thật rõ ràng và hình thức còn rất sơ khai. Toàn bộ sự vận động, phát triển của lịch sử triết học và những thành tựu mà nó đạt được sau này không thể tách rời điểm khởi đầu ấy. Có thể còn có nhiều cách tiếp cận và luận giải vấn đề này. Song, tên tuổi, sự nghiệp và những cống hiến của Arixtốt đối với sự hình thành và phát triển của lịch sử triết học đã được khẳng định.
( Theo Nguyễn Bá Dương -Tạp chí Triết học )
0 comments
Post a Comment