Sokrates hay Socrates (tiếng Hy Lạp: Σωκράτης Sōkrátēs) là một triết gia Hy Lạp cổ đại, người được mệnh danh là bậc thầy về truy vấn. Về năm sinh của ông hiện vẫn chưa có sự thống nhất giữa năm 469 hay 470. (469–399 TCN), (470–399 TCN). Ông sinh ra tại thành phố Athens, thuộc Hy lạp, và đã sống vào một giai đoạn thường được gọi là hoàng kim của thành phố này. Thời trẻ, ông nghiên cứu các loại triết học thịnh hành lúc bấy giờ của các “triết học gia trước Sokrates”, đó là nền triết học nỗ lực tìm hiểu vũ trụ thiên nhiên chung quanh chúng ta. Tên ông được phiên âm ra tiếng Việt thành Xô-crát.
Sokrates được coi là nhà hiền triết, một công dân mẫu mực của thành Athena, Hy Lạp cổ đại. Ông là nhà tư tưởng nằm giữa giai đoạn bóng tối và giai đoạn ánh sáng của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Sokrates còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hãy tự biết lấy chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”. Ông bị chính quyền khi đó kết tội làm bại hoại tư tưởng của thanh niên do không thừa nhận hệ thống các vị thần cũ được thành Athena thừa nhận và bảo hộ và truyền bá các vị thần mới. Vì thế ông bị tuyên phạt tự tử bằng thuốc độc, mặc dù vậy ông vẫn có thể thoát khỏi án tử hình này nếu như ông công nhận những cáo trạng và sai lầm của mình, hoặc là rời bỏ Athena. Nhưng với quan điểm “Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi.”, ông kiên quyết ở lại, đối diện với cái chết 1 cách hiên ngang. Theo ông sự thật còn quan trọng hơn với cả sự sống.
Sinh thời ông không mở trường dạy học, mà thường coi mình là có sứ mệnh của thần linh, nên phải đi dạy bảo mọi người và không làm nghề nào khác. Sokrates thường nói chuyện với mọi người tại các nơi công cộng, tại các agora và không lấy tiền, nên ông chấp nhận sống một cuộc sống nghèo. Học trò xuất sắc của ông là đại hiền triết Platon từng theo học trong 8 năm ròng.
Tiểu sử
“Vấn đề Sokrates”
Phác hoạ một hình ảnh chính xác về tiểu sử của Sokrates và quan điểm triết học của ông là một nhiệm vụ vô cùng gian nan.Sokrates không viết các tác phẩm triết học. Hiểu biết của chúng ta về ông, cuộc đời và sự nghiệp của ông dựa trên ghi chép của các học trò và người cùng thời. Đầu tiên trong số đó là Plato; tuy nhiên, tác phẩm của Xenophon, Aristotle, và Aristophanes cũng cung cấp những hiểu biết sâu sắc. Tìm kiếm một hình ảnh Socrates “thật sự” là một điều rất khó khăn bởi những tác phẩm đó thường mang tính triết lý hay là kịch hơn là sự thật lịch sử. Ngoài ra từ Thucydides (người không đề cập đến Socrates hay các triết gia nói chung), thật sự không có một tiểu sử thực thụ của những người cùng thời với Plato. Kết quả tất yếu của điều đó là những nguồn đó đã không mâu thuẫn với sự chính xác lịch sử. Các nhà sử học trước kia phải đối mặt với việc làm hòa hợp rất nhiều tài liệu để tạo nên sự miêu tả chính xác về cuộc đời và công việc. Kết quả của những nỗ lực như thế là sự tất yếu mang tính hiện thực, là sự thống nhất đơn thuần.
Về tổng quan, Plato được xem như là nguồn thông tin chắc chắn về cuộc đời và tác phẩm của Socrates . Tuy nhiên, điều đó cũng được làm sáng tỏ trong các tài liệu và các tác phẩm lịch sử tằng Socrates không đơn giản chỉ là nhân vật, hay phát minh của Plato. Sự chứng nhận của Xenophon và Aristole, theo như một số tác phẩm của Aristophane trong The Clouds, có thể hữu dụng trong việc liên kết nhận thức về một Socrates bằng xương bằng thịt bên cạnh các tác phẩm của Plato
Cuộc đời
Đá quý in miêu tả Socrates, Rome, thế kỉ I TCN-thế kỉ I SCN.
Chi tiết về Socrates có nguồn gốc từ ba tác phẩm của những người cùng thời: the dialogues của Plato và Xenophon (đều là người say mê Socrates), và các vở kịch của Aristophanes. Ông cũng được miêu tả bởi một vài học giả, kể cả Eric Havelock và Walter Ong, quán quân của việc kể truyền miệng, đứng sừng sững vào buổi bình minh của văn viết chống lại sự truyền bá bừa bãi.Vở kịch The Clouds của Aristophane miêu tả Socrates như là một chú hề dạy dỗ học trò của mình cách thức lừa bịp để thoát nợ. Dĩ nhiên hầu hết tác phẩm của Aristophane đều mang tính chất châm biếm. Vì lẽ đó nó được cho là sự thành công trong việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết hơn là miêu tả chân thực.
Theo Plato, cha của Socrates là Sophroniscus và mẹ là Phaenarete, một bà đỡ. Dù được miêu tả như một mẫu người thiếu sức hấp dẫn bề ngoài và có vóc người nhỏ bé nhưng Socrates vẫn cưới Xanthippe, một cô gái trẻ hơn ông ta rất nhiều. Cô ấy sinh cho ông ba đứa con trai Lamprocles, Sophroniscus và Menexenus. Bạn của ông là Crito của Alopece chỉ trích ông về việc bỏ rơi những đứa con trai của ông khi ông từ chối việc cố gắng trốn thoát khỏi việc thi hành án tử hình.
Không rõ Socrates kiếm sống bằng cách nào. Các văn bản cổ dường như chỉ ra rằng Socrates không làm việc. Trong Symposium của Xenophon, Socrates đã nói rằng ông nguyện hiến thân mình cho những những gì ông coi là nghệ thuật hay công việc quan trọng nhất: những cuộc tranh luận về triết học. Trong The Clouds Aristophanes miêu tả Socrates sẵn sàng chấp nhận trả công cho Chaerephon vì việc điều hành một trường hùng biện, trong khi ở Apology và Symposium của Plato và sổ sách kể toán của Xenophon, Socrates dứt khoát từ chối việc chỉ trả cho giảng viên. Để chính xác hơn, trong Apology Socrates đã viện dẫn rằng cảnh nghèo nàn của ông ấy là chứng cớ cho việc ông ấy không phải là một giáo viên. Theo Timon của Phlius và các nguồn sau này, Socrates đảm nhận việc trông coi xưởng đá từ người cha. Có một lời truyền tụng cổ xưa, chưa được kiểm chứng bởi sự các học giả, rằng Socrates đã tạo nên bức tượng Three Grace ở gần Acropolis, tồn tại cho đến tận thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên.
Một số đoạn đối thoại của Plato quy cho việc Socrates phục vụ trong quân đội. Socrates nói ông phục vụ trong quân đội Athen trong suốt ba chiến dịch: tại Potidaea, Amphipolis, và Delium. Trong Symposium Alcibiades mô tả sự dũng cảm của Socrates trong trận Polidaea và Delium, kể lại chi tiết việc Socrates cứu mạng ông ta như thế nào tại cuộc chiến trước (219e – 221b). Sự phục vụ bất thường của Socrates ở Delium cũng được đề cập đến trong tác phẩm Laches với vị tướng cùng tên với đoạn đối thoại (181b). Trong Apology, Socrates so sánh sự phục vụ trong quân đội với việc ông bị rắc rối ở phòng xử án, và nói với tất cả bồi thẩm đoàn nghĩ rằng việc ông nên từ bỏ triết học cũng phải nghĩ rằng những người lính nên chạy trốn mỗi khi họ thấy họ có thể bị giết trong chiến trận.
Cuộc xử án và cái chết
Cái chết của Socrates (La Mort de Socrate, 1787), họa phẩm của Jacques-Louis David, hiện được trưng bày ở Metropolitan Museum of Art
Socrates đã sống trong thời kỳ thịnh vượng của thành bang Athena cho đến lúc nó suy tàn bởi người Sparta và liên minh của nó trong cuộc chiến tranh Peloponnesus. Trong lúc Athena tìm kiếm sự ổn định và phục hồi từ thất bại ê chề, nền cộng hòa dân chủ chủ nô của Athen bị nghi ngờ là làm suy yếu sự lãnh đạo của nhà nước. Socrates xuất hiện để chỉ trích thể chế dân chủ, và một vài học giả giải thích rằng việc xét xử ông là biểu hiện của sự đấu tranh chính trị.Mặc dù luôn thể hiện sự trung thành đến chết với thành bang, song việc Socrates theo đuổi đến cùng lẽ phải và đức hạnh của ông đã mâu thuẫn với chiều hướng chính trị và xã hội đương thời của Athena. Ông ca ngợi Sparta, chê bai Athena, trực tiếp và gián tiếp trong nhiều cuộc đối thoại. Nhưng có lẽ hầu hết các sử liệu xác thực đều cho thấy sự đối lập của Socrates với thành bang là ở quan điểm chỉ trích xã hội và luân lý của ông. Thích bảo vệ sự nguyên trạng hơn là chấp nhận phát triển sự phi đạo đức. Trong lĩnh vực của mình Socrates cố gắng phá vỡ quan niệm lâu đời “chân lý thuộc về kẻ mạnh” rất thông dụng ở Hy Lạp lúc bấy giờ. Plato cho Socrate là “ruồi trâu” của nhà nước (như một con ruồi châm chích con trâu, Socrates châm chọc Athen. Quá đà hơn ông chọc giận các nhà quản lý với ý kiến đòi xem xét các phán quyết toà án và các quyết định. Cố gắng của ông để tăng cường ý thức của tòa án Athena có lẽ là nguồn cơn cho việc hành hình ông.
Tượng Socrates tại Bảo tàng Vatican.
Theo Apology của Plato, cuộc đời như “ruồi trâu” của Athen bắt đầu khi bạn của ông Chaerephon hỏi nhà tiên tri ở Delphi
rằng có thể có ai khôn ngoan hơn Socrates; nhà tiên tri trả lời rằng
không có ai. Socrates tin rằng nhà tiên tri đã nói đến một nghịch lý,
bởi vì ông tin ông không thể chiếm giữ sự khôn ngoan mãi mãi. Ông cố
gắng để kiểm tra bằng cách đố những người cho là khôn ngoan ở Athena,
như là chính khách, thi sĩ hay thợ thủ công
nhằm bác bỏ những lời nhà tiên tri nói. Nhưng khi hỏi họ Socrates đi
đến kết luận, khi một người cho rằng anh ta biết rất nhiều thì thực ra
anh ta biết rất ít và không khôn ngoan cho lắm. Socrates nhận ra rằng
nhà tiên tri đã đúng, một người được gọi là khôn ngoan khi họ nghĩ rằng
họ không như thế, ông cũng tự biết rằng ông không khôn ngoan hoàn toàn,
nghịch lý là ở chỗ ông là người khôn ngoan duy nhất kể từ khi ông biết
những điều ông không biết. Nghịch lý sự khôn ngoan của Socrates
đã khiến những người đứng đầu ở Athena mà ông từng đố công khai cảm
thấy mình trở nên ngốc nghếch, nên họ đã quay lại chống lại ông và dẫn
tới việc buộc tội đó hành vi sai trái. Socrates bảo vệ vai trò của ông
như ruồi trâu
đến cùng; trong tù, khi ông được hỏi về đề xuất với hình phạt của chính
ông, ông đề nghị được chính phủ trả lương tuần và bữa tối miễn phí để
bù vào khoảng thời gian ông phải nghỉ , cung cấp tiền cho thời gian ông
ấy dùng để làm ân nhân của thành Athena. Tuy thế ông vẫn bị khép vào tội
làm hư hỏng đầu óc của thanh niên Athena và bị kết án tử hình bằng việc uống một loại độc dược bào chế từ cây độc cần. Theo như sử liệu của Xenophon, Socrates có chủ đích thách thức bồi thẩm đoàn
vì “ông ấy tin rằng ông ấy nên tự tử thì hơn”. Xenophon tiếp tục mô tả
sự kháng cự Socrates như là giải thích sự nghiêm khắc của người già và
Socrates vui mừng như thế nào khi lừa được họ kết án ông tử hình. Điều
đó giúp ta hiểu ra rằng Socrates cũng ước muốn được chết bởi ông “thật
sự tin cuộc đời thực của ông sẽ đến khi ông chết” Xenophon và Plato đồng
ý rằng Socrates có một cơ hội giải thoát và những người tin theo ông có
thể đút lót lính coi ngục. Ông chọn ở lại bởi mấy lý do sau- Ông tin rằng sự trốn chạy là biểu hiện của sự sợ hãi cái chết, bở ông tin không triết gia nào làm thế
- Nếu ông trốn khỏi Athena sự dạy dỗ của ông không thể ổn thỏa hơn ở bất cứ nước nào khác như ông đã từng truy vấn mọi người ông gặp và không phải chịu trách nhiệm về sự không vừa ý của họ
- Bằng sự chấp thuận sống trong khuôn khổ luật của thành bang, ông hoàn toàn khuất phục chính bản thân ông để có thể bị tố cáo như tội phạm bởi các công dân khác và bị tòa án của nó phán là có tội. Mặt khác có thể ông bị kết tội vì phá vỡ sự “liên hệ cộng đồng” với Nhà nước, và gây tộn hại đến Nhà nước, một sự trái ngược so với nguyên lý của Socrates.
Cái chết của Socrates được diễn tả ở phần cuối của cuốn Phaedo của Plato. Socrates bác bỏ lời cầu xin của Crito để cố gắng thử trốn khỏi tù. Sau khi uống độc dược, ông vẫn được dẫn đi dạo cho đến khi bước chân ông trở nên nặng nề. Sau khi ông gục xuống, người quản lý độc dược véo thử vào chân ông. Socrates không còn cảm giác ở chân nữa. Sự tê liệt dần dần lan khắp cơ thể ông cho đến khi nó chạy vào tim ông. Không lâu trước khi ông chết, Socrates trăng trối với Crito “Crito, chúng ta nợ một con gà trống với Asclepius. Làm ơn đừng quên trả món nợ đó”. Asclepius là thần chữa bệnh của người Hy Lạp, và những lời cuối cùng của Socrates nghĩa là cái chết là cách chữa bệnh và sự tự do là việc tâm hồn thoát ra khỏi thể xác. Nhà triết học La Mã Secena đã thử bắt chước cái chết của Socrates khi bị ép tự tử bởi Hoàng đế Nero.
Triết học
Phương pháp Socrates
Bài chi tiết: Phương pháp SokratesCó lẽ đóng góp quan trọng nhất của ông cho tư tưởng phương Tây là phương pháp truy vấn biện chứng, được biết đến dưới tên gọi “phương pháp Socrates” hay phương pháp “bác bỏ bằng logic” (elenchus). Ông đã áp dụng phương pháp này chủ yếu cho việc kiểm nghiệm các khái niệm quan trọng về mặt đạo đức như Tốt đẹp và Công bằng. Plato là người đầu tiên miêu tả phương pháp này tác phẩm “Các cuộc hội thoại của Socrates”. Để giải quyết một vấn đề, người ta chia nhỏ nó thành một hệ thống các câu hỏi, các câu trả lời sẽ dần dần kết tinh ra lời giải mà ta tìm kiếm. Ngày nay, ảnh hưởng của cách tiếp cận này có thể thấy rõ nhất ở việc sử dụng phương pháp khoa học, mà bước đầu tiên là đặt ra giả thuyết. Sự phát triển và sử dụng phương pháp này là một trong những đóng góp bền vững nhất của Socrates, đó là thành tố chính trong việc đánh giá ông là cha đẻ của triết học chính trị, luân lý học, và là người khởi đầu của các xu hướng chính trong triết học phương Tây.
Phương pháp Socrates có thể được diễn tả như sau; một loạt câu hỏi được đặt ra để giúp một người hay một nhóm người xác định được niềm tin cơ bản và giới hạn của kiến thức họ. Phương pháp Socrates là phương pháp loại bỏ các giả thuyết, theo đó người ta tìm ra các giả thuyết tốt hơn bằng cách từng bước xác định và loại bỏ các giả thuyết dẫn tới mâu thuẫn. Nó được thiết kế để người ta buộc phải xem xét lại các niềm tin của chính mình và tính đúng đắn của các niềm tin đó. Thực tế, Socrates từng nói, “Tôi biết anh sẽ không tin tôi, nhưng hình thức cao nhất của tinh túy con người là tự hỏi và hỏi người khác”
Niềm tin triết học
Người ta khó phân biệt giữa các niềm tin triết học của Socrates và của Plato. Có rất ít các căn cứ cụ thể cho việc tách biệt quan điểm của hai ông. Các lý thuyết dài biểu đạt trong đa số các đoạn hội thoại là của Plato, và một số học giả cho rằng Plato đã tiếp nhận phong cách Socrates đến mức lảm cho nhân vật văn học và chính nhà triết học trở nên không thể phân biệt được. Một số khác phản đối rằng ông cũng có những học thuyết và niềm tin riêng. Nhưng do khó khăn trong việc tách biệt Socrates ra khỏi Plato và khó khăn của việc diễn giải ngay cả những tác phẩm kịch liên quan đến Socrates, nên đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc Plato đã có những học thuyết và niềm tin riêng nào. Vấn đề này còn phức tạp hơn nữa bởi thực tế rằng nhân vật Socrates trong lịch sử có vẻ như nổi tiếng là người chỉ hỏi mà không trả lời với lý do mà ông đưa ra là: mình không đủ kiến thức về chủ đề mà ông hỏi người khác.Nếu có một nhận xét tổng quát về niềm tin triết học của Socrates, thì có thể nói rằng về mặt đạo đức, tri thức, và chính trị, ông đi ngược lại những nguời đồng hương Athena. Khi bị xử vì tội dị giáo và làm lũng đoạn tâm thức của giới trẻ Athena, ông dùng phương pháp phản bác bằng lôgic của mình để chứng minh cho bồi thẩm đoàn rằng giá trị đạo đức của họ đã lạc đường. Ông nói với họ rằng chúng liên quan đến gia đình, nghề nghiệp và trách nhiệm chính trị của họ trong khi đáng ra họ cần lo lắng về “hạnh phúc của tâm hồn họ”. Niềm tin của Socrates về sự bất tử của linh hồn và sự tin tưởng chắc chắn rằng thần linh đã chọn ông làm một phái viên có vẻ như đã làm những người khác tức giận, nếu không phải là buồn cười hay ít ra là khó chịu. Socrates còn chất vấn học thuyết của các học giả đương thời rằng người ta có thể trở nên đức hạnh nhờ giáo dục. Ông thích quan sát những ông bố thành công (chẳng hạn vị tướng tài Pericles) nhưng không sinh ra những đứa con giỏi giang như mình. Socrates lập luận rằng sự ưu tú về đạo đức là một di sản thần thánh hơn là do sự giáo dục của cha mẹ. Niềm tin đó có thể đã có phần trong việc ông không lo lắng về tương lai các con trai của mình.
Socrates thường xuyên nói rằng tư tưởng của ông không phải là của ông mà là của các thầy ông. Ông đề cập đến một vài người có ảnh hưởng đến ông: nhà hùng biện Prodicus và nhà khoa học Anaxagoras. Người ta có thể ngạc nhiên về tuyên bố của Socrates rằng ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai người phụ nữ ngoài mẹ ông. Ông nói rằng Diotima, một phù thủy và nữ tu xứ Mantinea dạy ông tất cả những gì ông biết về tình yêu, và Aspasia, tình nhân của Pericles, đã dạy ông nghệ thuật viết điếu văn. John Burnet cho rằng người thầy chính của ông là Archelaus (người chịu ảnh hưởng của Anaxagoras), nhưng tư tưởng của ông thì như Plato miêu tả. Còn Eric A. Havelock thì coi mối quan hệ của Socrates với những người theo thuyết Anaxagoras là căn cứ phân biệt giữa triết học Plato và Socrates
Nghịch lý Sokrates
Nhiều niềm tin triết học cổ xưa cho rằng tiểu sử của Socrates đã được biểu thị như một « nghịch lý » bởi chúng có vẻ như mâu thuẫn với nhận thức thông thường. Những câu sau nằm trong số những nghịch lý được cho là của Socrates:- Không ai muốn làm điều ác
- Không ai làm điều ác hay sai trái có chủ ý
- Đạo đức – tất cả mọi đạo đức – là kiến thức
- Đạo đức là đủ cho hạnh phúc
Nhận thức
Tượng Socrates tại Bảo tàng Khảo cổ học Palermo.
Socrates thường nói sự khôn ngoan của ông ấy rất hạn chế để có thể nhận thức
được sự ngu ngốc của ông. Socrates tin rằng những việc làm sai là kết
quả của sự ngu ngốc và những nguời đó thường không biết cách làm tốt
hơn. Một điều mà Socrates luôn một mực cho rằng kiến thức
vốn là “nghệ thuật của sự ham thích” điều mà ông liên kết tới quan niệm
về “Ham thích sự thông thái”. Ông ấy không bao giờ thực sự tự nhận rằng
mình khôn ngoan, dù chỉ là để hiểu cách thức mà người ham chuộng sự
khôn ngoan nên làm để theo đuổi được điều đó. Điều đó gây nên tranh lụân
khi mà Socrates tin rằng con người (với sự chống đối các vị thần như Apollo)
có thể thật sự trở nên khôn ngoan. Mặt khác, ông cố gắng vạch ra một
đường phân biệt giữa sự ngu ngốc của con người và kiến thức lý tưởng;
hơn nữa, Symposium của Plato (Phát biểu của Diotima) và Republic (Ngụ ngôn về Cái hang) diễn tả một phương pháp để tiến đến sự khôn ngoan.Trong Theaetus của Plato (150a) Socrates so sánh bản thân với một người làm mối đúng đắn như là sự phân biệt với một tên ma cô. Sự phân bịêt này lặp lại trong Symposium của Xenophon (3.20), khi Socrates bỡn cợt về một điều chắc chắn để có thể tạo một gia tài, nếu ông chọn để thực hành nghệ thuật ma cô. Với vai trò là một nhà truy vấn triết học, ông dẫn dắt người đối thọai tới một nhận thức sáng rõ khôn ngoan, dù cho ông không bao giờ thừa nhận mình là một thầy giáo (Apology). Theo ông thì vai trò của ông có thể hiểu đúng đắn hơn là một bà đỡ. Socrates giải thích rằng bản thân ông là một thứ lý thuyết khô khan, nhưng ông biết cách để làm cho thuyết của người khác có thể ra đời và quyết định khi nào họ xứng đáng hoặc chỉ là “trứng thiếu”. Có lẽ theo một cách diễn đạt đặc biệt, ông ấy chỉ ra rằng những bà đỡ thường hiếm muộn do tuổi tác, và phụ nữ không bao giờ sinh thì không thể trở thành bà đỡ; một người phụ nữ hiếm muộn đúng nghĩa nhưng không có kinh nghiệm hay kiến thức về sinh sản và không thể tách đứa trẻ sơ sinh với những gì nên bỏ lại để đứa bé có thể chào đời. Để phán đóan được điều đó, bà đỡ cần phải có kinh nghiệm và kiến thức về việc mà bà đang làm.
Phương pháp giảng dạy
Các bài dạy của ông thường được chia làm hai phần dựa trên sự đối thoại:- Phần thứ nhất: Phần hỏi và trả lời cho đến khi người đối thoại nhận thức là mình sai.
- Phần thứ hai: Đây là phần lập luận: Ông giúp cho người đối thoại hiểu và tự tìm lấy câu trả lời. Ông nói: “Mẹ tôi đỡ đẻ cho sản phụ, còn tôi đỡ đẻ cho những bộ óc”
Tư tưởng
- “Hãy tự biết lấy chính mình.”
- “Con người không hề muốn hung ác tàn bạo.”
- “Việc gọi là tốt khi nó có ích.”
- “Đạo đức là khoa học là lối sống.”
- “Hạnh phúc có được khi nó dung hòa với đạo đức.”
- “Điều bị bắt buộc phải làm cũng là điều hữu ích.”
Câu nói nổi tiếng
- “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả” (Hy Lạp cổ: ἓν οἶδα ὅτι οὐδὲν οἶδα hen oída hoti oudén oída; tiếng Latin: scio me nihil scire hay scio me nescire)
0 comments
Post a Comment