Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Sunday, December 29, 2013

Luận ngữ – Khổng tử

  biên dịch – chú giải- bàn luận


Đại học An Giang, 2011

 MỤC LỤC
 Lời nói đầu. 2
1.     学而Học nhi 8
2.     为政Vi chính. 13
3.     八佾 t dật 20
4.     nhân. 29
5.     公冶Công Dã Tràng. 35
6.     雍也Ung dã. 44
7.     述而 Thuật nhi 53
8.     泰伯 Thái Bá. 63
9.     子罕Tử hãn. 69
10.   乡党Hương đảng. 78
11.    Tiên tiến. 85
12.    颜渊Nhan Uyên. 95
13.   子路Tử Lộ. 103
14.    宪问Hiến vấn. 113
15.   卫灵公Vệ Linh công. 126
16.    季氏 Quí thị 137
17.    阳货  Dương Hóa. 143
18.    微子Vi Tử.. 152
19.   子张T Trương. 157
20.   尧曰Nghiêu viết 165
BÀI TẬP NGHIÊN CỨU LUẬN NGỮ. 167
PHỤ LỤC- SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRUNG QUỐC………………………..…………..168
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………..169
 

LỜI NÓI ĐẦU
Văn học Trung Quốc thời cổ đại còn gọi Văn học tiên Tần, có 4 thành tựu chính:
1/Thần thoại,
2/ Ca dao dân ca (Kinh Thi)
3/ Khuất Nguyên và Ly Tao,
4/ Bách gia chư tử.
Trong Bách gia chư tử, quan trọng nhất là Khổng tử và Nho học.
Trong Nho học, Luận ngữ mang tính tiêu biểu, được coi là tập đại thành của Nho học.
Luận ngữ cũng là tác phẩm đầu tiên của thể loại tản văn cổ đại.
Khổng tử – Nho học
Khổng tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước CN, mất tháng 4 năm 479 tr CN, thọ 73 tuổi.
 Nho học là khoa học giáo dục do Khổng tử sáng lập, Mạnh tử đời sau nối tiếp và hoàn chỉnh về cơ bản.
Giải thích nội dung chữ “Nho”: 儒.
Thời Tây Chu, một chức quan coi việc lễ-nhạc gọi là Nho quan (儒官). Đến đời Đông Chu, học thuyết Khổng tử ra đời nội dung rất coi trọng lễ- nhạc nên đời sau gọi tên là Nho học (Xem bài 1 thiên Tiên tiến trang 76).
Hơn hai thế kỷ sau khi Khổng tử qua đời, Nho học mới được chính thức phổ biến, áp dụng rộng rãi, từ thời nhà Hán (206 tr.CN- 220 CN) kéo dài đến nhà Thanh. Qua mỗi triều đại, lại có các nhà nho nổi tiếng biên soạn gia giảm, chú giải, bàn luận… Tất cả những tác gia ấy được gọi chung là bậc thánh hiền, trong đó Khổng tử là đại thánh, Mạnh Tử là á thánh (hai vị đứng đầu Nho gia).
Ở Việt Nam, học thuyết Khổng- Mạnh do các quan thái thú Trung Quốc áp đặt cho người Việt học. Đến thời Lý-Trần, khi nhà nước Đại Việt giành lại độc lập, tự chủ, mở đầu kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc thì tổ tiên ta chủ động du nhập học thuyết này
Khi đã được đông đảo dân chúng kể cả người mù chữ hâm mộ, coi trọng thì Nho học được gọi là Nho giáo (hoặc Khổng giáo), được sùng bái như một tôn giáo.
Nho học gồm hai bộ sách cơ bản: Tứ thư (4 quyển) và Ngũ kinh (5 quyển).
Tứ thư gồm: Đại học, Trung dung, Luận ngữMạnh tử,
Ngũ kinh gồm:Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân thu
Thử so sánh với các kinh điển  khác (Ngũ kinh, Tứ thư):
Kinh Thi: thành tựu thi ca dân gian đầu tiên được tiếp thu vào Đường thi, từ Tống sau này.
Kinh Thư: “sử” thời truyền thuyết (Nghiêu, Thuấn, Vũ, Hạ, Thang, Chu) nêu gương tiền nhân.
Kinh Dịch: sách triết học, sách bói. Ngày nay chỉ còn một số ít  học giả  Kinh Dịch ở Việt Nam tiếp tục nghiên cứu Kinh Dịch ứng dụng trong việc phục vụ cho bộ phận nhỏ người hâm mộ (làm nhà, xuất hành, đám cưới, đám tang, tìm đất táng, xem hậu vận.v.v…) nhìn chung it phổ biến trong cộng đồng.
Kinh Lễ: Gọi là Chu lễ. Phần nghi lễ đã thay đổi nhiều qua các giai đoạn lịch sử, phần tinh thần được đúc kết chuyển vào trong Luận ngữ (Lễ là xuất phát điểm và trung tâm của Khổng học).
Kinh Xuân thu: lịch sử nước Lỗ thời Xuân thu do Khổng tử ghi chép.
Mạnh tử thư: nội dung tập trung vào việc dạy dỗ khuyến cáo vua chúa, ít tính phổ biến cộng đồng và bình dân.
Đaị học: quan điểm “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Trung dung: quan điểm về ứng xử cân bằng trong cuộc sống.
Những điểm cơ bản của Đại họcTrung dung cũng được thể hiện trong Luận ngữ.
So sánh, đối chiếu các sách trên, nhận thấy Luận ngữ có tính bao quát nhiều sách khác, đại diện cho bộ Tứ thư.
Nội dung Luận ngữ tập trung vào rèn luyện phẩm cách cá nhân và còn giữ gần nguyên vẹn giá trị nhân văn cơ bản thời hiện đại.
Ngày nay chúng ta tiếp tục Luận ngữlà kế thừa một hệ thống đạo đức mẫu mực, toàn diện vốn tồn tại cả nghìn năm. Chúng ta chỉ lược bỏ các yếu tố lạc hậu, phục vụ cho việc giáo dục và tự giáo dục trong thời kỳ hiện đại.
Nếu Ngũ kinh là “phần cứng” cần nắm vững thì Tứ thư là “phần mềm” nhằm vận dụng linh hoạt vào thực tiễn.
Trong Ngũ kinhcó hai tác phẩm quan trọng là Kinh DịchKinh Thi (Kinh Thi đã được học trong chương trình đại học Ngữ văn rồi).
Trong Tứ thư, sách Luận ngữ được coi là then chốt bởi nó có khả năng bao quát hầu hết Tứ thư, lại miêu tả được những hằng số của con người một cách độc đáo, sinh động và còn hứa hẹn sức sống mãi về sau.
Các nhà văn hóa nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến…và nho sinh Việt Nam ngót nghìn năm đều là học trò Nho học.
Năm 1919 kỳ thi Hán học cuối cùng diễn ra ở Việt Nam.
Năm 1940 chính quyền thực dân Pháp xoá hẳn giờ học chữ Nho trong chương trình trung học. Nhưng ngay năm 942, dưới áp lực của giới trí thức tiến bộ và để tranh giành ảnh hưởng với người Nhật, người Pháp đã cho lập ra chuyên ban Cổ học Á Đông, học 6 năm với 5 tiết chữ Hán /tuần ở bậc trung học. Sau Cách mạng tháng 8, trong vùng kháng chiến, bậc trung học cấp II nhiều nơi vẫn học chữ Hán mỗi tuần 3 tiết, nhưng sau đó thì lại bỏ. Đặc biệt đến năm 1950, khi có cải cách giáo dục thì chữ Hán ở trường phổ thông bị bỏ hoàn toàn. Điều đó có nghĩa Nho học cũng không còn được truyền bá chính thức nữa.
Tuy nhiên, có những gia đình nho phong tiếc rẻ vẫn lặng lẽ dạy con trẻ các bài học cơ bản rút trong Luận ngữ, họ coi đó là cái gốc rễ văn hóa của con người phương Đông, bất kể chế độ chính trị thay đổi như thế nào.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết “Khổng tử, chúa Giê su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng nhất định họ sống chung với nhau rất hoàn mĩ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò của các vị ấy”. (Trong cuốn“Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, tác giả Trần Dân Tiên, được công bố là bút danh Hồ Chí Minh). Tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành đã từng là học trò của Nho giáo.
Trong Giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Bộ Giáo dục Đào tạo, xuất bản 2009) dành cho sinh viên cao đẳng, đại học, chương 7 nêu tóm tắt quan điểm đạo đức cách mạng của Hố Chí Minh gồm 3 điểm: 1/ Trung với nước, hiếu với dân. 2/ Cần, kiệm, liêm ,chính, chí công, vô tư 3/ Có tinh thần quốc tế trong sáng.  Chúng tôi thấy 03 nội dung đó đều cơ bản xuất phát từ Luận ngữ và học thuyết Nho gia với sự diễn đạt và vận dụng khác đôi chút.
Ngày nay trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến giữ vững bản sắc dân tộc, chúng ta cần đãi cát tìm vàng, bảo tồn và trang bị tinh hoa truyền thống làm hành trang cho thế hệ trẻ đi vào hiện đại. Trong hành trang văn hóa đó, có truyền thống Nho học – một bộ phận cơ bản của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong công cuộc Đổi Mới hơn 20 năm qua, nhiều học giả đã lên tiếng yêu cầu khôi phục dạy Hán văn trong trường phổ thông trên nhiều diễn đàn, báo chí và một số Hội thảo khoa học.
Giáo viên dạy Văn ở nước ta đôi khi cần thiết vẫn nhắc đến Khổng tử và Nho học trong bài giảng. Không chỉ vận dụng Nho học trong nghiên cứu văn học ViệtNamtrung đại, ngay cả văn học hiện đại cũng không thể bỏ qua Nho học. Tuy nhiên nhiều người chỉ đọc sách của các nhà nghiên cứu bình luận đánh giá ưu điểm, nhược điểm chung chung của Nho học mà chưa đọc trực tiếp tác phẩm của Khổng tử. Đọc lời văn Khổng tử, chúng ta sẽ thấy nhiều thú vị hấp dẫn hơn và thu hoạch nhiều ích lợi khác trong nghiên cứu.
Luận ngữ - cuốn sách tiêu biểu của Nho học
Luận ngữ là một trong những giá trị quí báu độc đáo, tài sản chung của các nền văn hóa khu vực đồng văn (Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn quốc, Nhật Bản và Việt Nam).
Luận ngữ ([1])là sách do học trò và hậu thế ghi chép lại những lời nói, hành vi của Khổng tử, học trò ông và người đương thời.
Luận ngữ là sự tóm lược những bài giảng, các buổi học và thuật lại nhiều sự việc, nét sinh hoạt của thầy trò Khổng tử.
Sách gồm 20 thiên (tương đương với 20 chương), mỗi thiên gồm nhiều bài. Cách đặt tên thiên: lấy hai chữ xuất hiện đầu thiên làm tựa đề. Có lẽ thật khó đặt một cái tên bao quát nội dung phong phú của thiên. Mỗi thiên có nhiều bài (mỗi bài chỉ là một câu nói, một đối thoại hoặc một câu chuyện rất ngắn).
Toàn bộ Luận ngữ có 511 bài, chỉ là 511 câu nói, đối thoại, mẩu chuyện cực ngắn. Nội dung bao trùm hầu hết những quan niệm về lễ, nhân, đức, trung, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm, âm nhạc, văn chương. hội họa, những tình huống đối nhân xử thế đa dạng trong cuộc sống cho đến việc giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống. Qua những bài học ngắn gọn, hình ảnh người quân tử và tiểu nhân hiện lên tương phản rõ nét, trong đó tấm gương vua hiền, quan chức mẫu mực và kẻ sĩ chân chính nổi bật ở vị trí trung tâm của cuốn sách.
Đọc qua Luận ngữ, ta thấy nội dung các thiên dường như rời rạc, không có liên hệ với nhau. Thực ra, người quân tử chính là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt tập sách. Chữ nhân (hai chữ:人, 仁) là phẩm chất của quân tử, khái niệm mở ra từ hẹp tới rộng, đến vô cùng.
Nội dung chính của Luận ngữ là Quân tử. Chữ Hiếu là điều kiện tiên quyết của quân tử.
Khổng tử coi chữ Hiếu ([2]) là điều kiện tiên quyết thì các vua chúa đời sau như Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đẩy nó xuống hàng thứ 2 và đặt chữ Trung (trung quân: trung thành với nhà vua) lên hàng đầu.
Đọc sách này, ta hiểu được phẩm chất tư cách của thầy trò Khổng tử và những người khác. Đó là những bài học thực tế, tránh được giáo điều. Luận Ngữ trình bày đạo quân tử qua lời nói và những câu chuyện sinh động, không giảng lý thuyết dài dòng nhưng rất ấn tượng, dễ hiểu. Nhân vật chính là thầy Khổng tử với bao buồn, vui, lo âu, lạc quan, thất vọng. Thầy Khổng đôi khi cũng mắc khuyết điểm nhưng không giấu diếm.
Về phương pháp giáo dục, Khổng tử thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách khác nhau.
Luận ngữ có 5 mục tiêu giáo dục rõ rệt: Học làm người. Học làm công dân. Học làm quan. Học làm vua. Học làm thầy giáo.
Đọc Luận ngữ rất khó hiểu thông nghĩa lý, bởi từ ngữ cổ và ngữ pháp cổ thô sơ. Vậy nên cần phải có thầy ngồi trên giảng sách. Thầy giảng bằng kim văn (tiếng nói đương thời) thì học trò mới hiểu được. Thực ra, giảng bài tức là thầy đang “phiên dịch” cổ văn thành kim văn vậy. Lời văn của Luận ngữ rất ngắn gọn, diễn giải minh bạch bằng tiếng ngày nay ắt phải dài dòng hơn. Lời Khổng tử được dân gian coi như thành ngữ, tục ngữ khi truyền bá trong sinh hoạt.. Sau khi “phiên dịch” cổ văn thành kim văn, thầy liên hệ với thực tế (tùy theo vốn sống của thầy) và cho học trò thảo luận, tự liên hệ thực tế.
Ngay cả thầy giáo Trung Quốc ngày nay vẫn phải giảng (dịch) cổ văn cho học trò Trung Quốc, cũng như thầy giáo phong kiến Việt Nam từng giảng sách cho học trò thời xưa. Có lẽ đó là một lí do của thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.(Học trò Nho học thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn đã rất khổ công khi học và làm bài thi bằng Hán văn. Trong số họ, có hơn 200 người xuất sắc từng được cử đi làm sứ giả nước Đại Việt sang Trung Quốc với hành trang Nho học “đem chuông đi gõ xứ người”, khiến giới trí thức phong kiến Trung Hoa rất khâm phục trí tuệ ViệtNam).
Sách Luận ngữ (cùng với sách khác bổ sung qua mỗi triều đại) được dạy trong các nhà trường từ thời nhà Hán, do học trò đời sau của Khổng tử sưu tập lại, truyền đến đời Tống mới biên tập thành sách. Những người biên soạn cố gắng giữ nguyên lời nói Khổng tử xưa. Lời cổ nhân được truyền bá nguyên văn, mang tính cổ kính thiêng liêng nên có sức thuyết phục hơn.
Luận ngữ là cuốn sách với lời văn giản dị, bề ngoài tưởng như đọc để giải trí. Đây là cuốn sách giáo khoa mở đầu cho truyền thống biên soạn sách học ở Trung Quốc về sau như Tam tự kinh, Ngũ tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi. v.v…
Ngày nay bạn đọc có thể thấy vài điều trong Luận Ngữ đã lạc hậu, ta có thể phê phán, bỏ qua đi. Chỉ giữ lại những bài học phù hợp hiện đại, đã trở thành hằng số của con người và xã hội.
 Người Việt đã từng quen sử dụng khá nhiều “thành ngữ, tục ngữ” như:
     Tứ hải giai huynh đệ (bốn bể đều là anh em)
   Dục tốc bất đạt (muốn nhanh lại không đến / hỏng việc)
      Nhân chi sơ, tính bản thiện (người mới sinh thì  tính hiền lành)
      Tam thập nhi lập, Tứ thập bất hoặc, Ngũ thập tri thiên mệnh…(Ba mươi tuổi lập thân, bốn chục tuổi hết nghi ngờ, năm chục tuổi biết mệnh trời…)
      Ôn cố tri tân (ôn cũ để biết mới)
      Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã ! (thấy việc nghĩa không dám làm, chẳng phải người dũng)
      Con chim sắp chết, tiếng kêu bi thương, con người sắp chết thì lời nói phải.  (Tăng tử thuyết: Điểu chi thương tử, kỳ minh dã ai; Nhân chi thương tử,  kỳ ngôn dã thiện)
  Ba người cùng đi, tất có người là thầy ta…(Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên)
      Hậu sinh khả úy…(Kẻ sinh sau thật đáng sợ… nhưng bốn năm chục tuổi mà chưa làm nên công tích gì thì không đáng sợ nữa). 
     V.v…
Thực ra, đó là những lời nói của Khổng tử trong Luận ngữ.
Người Trung Quốc ngày nay đang cố gắng lập ra các “Viện Khổng tử” ở ngoài nước để phổ biến tinh hoa Nho học ra khắp năm châu. Sức ảnh hưởng của Khổng tử trên thế giới như thế nào, thật khó biết rõ. Có thể nêu một ví dụ. Barack Obama, tổng thống Mỹ trong bài diễn văn giao lưu với thầy trò trường đại học Cairo, Ai cập có câu: There is also one rule that lies at the heart of every religion – that we do unto others as we would have them do unto us. (President Obama’s speech at Cairo University dated: 4.6.2009).
Nghĩa là:“Một nguyên tắc trọng tâm của mọi tôn giáo là đừng làm cho người khác điều gì mình không muốn người khác làm cho mình”. Do tâm đắc ý kiến của Khổng tử mà không biết xuất xứ, tổng thống Obama gọi câu ấy là “Một nguyên tắc trọng tâm của mọi tôn giáo”. Câu ấy trong cuốn Luận ngữ là “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân: Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” được lặp lại hai lần (ở thiên 12 Nhan Uyên và thiên 15 Vệ Linh công).
Chúng tôi mạnh dạn đưa Luận ngữ vào bộ môn Văn học Trung Quốc để bàn về nội dung “Văn” của sách. (Môn Ngữ văn Hán Nôm sẽ giải quyết vấn đề “Ngữ”: ngữ pháp, từ pháp cổ văn).
Biên dịch quyển Luận ngữ đưa vào tủ sách điện tử của trường Đại học An Giang, trước hết chúng tôi muốn dành cho sinh viên Ngữ văn và sau nữa hi vọng rằng Luận ngữ là của mọi người; như giới nho sĩ Việt Nam ngày xưa từng suy tôn Khổng tử là vạn thế sư biểu: người thầy tiêu biểu của muôn đời.
Đại học An Giang  2010-2011
Biên giả

BÀI TẬP NGHIÊN CỨU LUẬN NGỮ
Tóm tắt nội dung của các bài theo từng chủ đề sau:

  1. Việc học
  2. Về chữ Hiếu
  3. Về chữ Lễ
  4. Về chữ Nhân
  5. Về đạo Quân tử
  6. Về 2 chữ Trung, Thứ
  7. Về đạo Trung dung
  8. Về thuyết Chính danh
  9. Về làm vua
  10. Về làm quan
  11. Về tình bằng hữu
  12. Về việc tang
  13. Về âm nhạc
  14. Về thơ
  15. Về hội họa
  16. Về giải trí
  17. Về nỗi niềm thất vọng của Khổng tử
  18.  Bạn thử chỉ ra những điểm bất cập thời đại của Khổng tử thể hiện trong Luận ngữ.
PHN

0 comments

Post a Comment