Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Sunday, December 29, 2013

Sách "Trung Dung"


CHƯƠNG ĐẦU
Dịch âm

Trung dung


( Chu -Hi chương cú)
Tử Trình - tử viết : bất thiên chi vị trung, bất dịch chi vị dung; trung giả thiên hạ chi chính đạo, dung giả thiên hạ chi định lý. Thử thiên nãi Khổng môn truyền thụ tâm pháp, Tử Tư khủng kỳ cửu nhi sai dã, cố bút chi ư thư, dĩ thụ Mạnh tử; kỳ thư thủy ngôn nhất lý, trung tán vi vạn sự, mạt phục hợp vi nhất, phóng chi tắc di lục hợp, giai thực học dã. Thiện độc giả, ngoạn sách nhi hữu đắc yên, tắc chung thân dụng chi, hữu bất năng tận giã hĩ.

Dịch nghĩa
Sách trung dung
( Chi Hi chia từng chương, từng câu )
Thầy Trình tử nói rằng : không lệch gọi là trung, không thay đổi gọi là dung; trung là đường chính trong thiên hạ, dung là lẽ nhất định trong thiện hạ. Thiên này là tâm pháp của học trò đức Khổng nghe thầy dạy mà truyền lại. Thầy Tử Tư sợ lâu ngày sai đi, nên chép vào sách mà truyền cho thầy Mạnh tử. Sách này bắt đầu nói về một lẽ, tờ giữa tản ra làm muôn việc , sau cùng hợp lại một lẽ, rải ra thì nó đầy cả sáu " hợp", cuốn lại thì nó trở về dấu vào nơi kín, ý vị nó không cùng mà đầu là điều thực học. Kẻ khéo đọc ngẫm nghĩ tìm mà hiểu được, thì dùng trọn đời cũng không hết vậy.


CHƯƠNG II

QUÂN TỬ

Dịch âm : Trọng Ni viết : Quân tử trung dung, tiểu nhân phản trung dung. Quân tử chi trung dung dã, quân tử nhi thời trung; tiểu nhân chi trung dung dã, tiểu nhân nhi vô kỵ đạn dã. Dịch nghĩa : Đức Trọng Ni nói rằng : Người quân tử giữ theo đạo trung dung, kẻ tiểu nhân phản lại đạo trung dung đã có cái đức quân tử lại giữ cho hợp lẽ vừa của từng thời còn kẻ tiểu nhân dù theo đạo trung dung đi nữa cũng vẫn có cái lòng tiểu nhân mà không kiêng sợ gì cả.



CHƯƠNG III

TRUNG DUNG KỲ CHÍ

Dịch âm : Tử viết : trung dung kỳ chí hĩ hồ, dân tiển năng cửu hĩ. Dịch nghĩa : Đức Thánh nói : đạo trung dung thất cùng tột lâu rồi, loài người ít theo được.



CHƯƠNG IV

TỬ VIẾT

Dịch âm : Tử viết : Đạo chi bất hành dã, ngã tri chi hĩ, trị giả quá chi, ngu giả bất cập dã; đạo chi bất minh dã, ngã tri chi hĩ, hiền giả quá chi, bất tiếu giả bất cập dã. Nhân mạc bất ẩm thực dã, tiển năng tri vị dã. Dịch nghĩa : Đức Thánh nói : Vì sao đạo không thực hành được, ta biết rồi vậy, vì người trí thì vượt qua, kẻ ngu thì không tới. Vì sao đạo không tỏ rõ ra được, ta biết rồi , vì người hiền thì vượt quá, kẻ chẳng hiền thì không tới. Người ta chẳng ai là không ăn uống, nhưng ít kẻ biết sự thật vị của món ăn thức uống.



CHƯƠNG V

ÐẠO KỲ BẤT HÀNH

Dịch âm : Tử viết : Đạo kỳ bất hành hĩ phù ! Dịch nghĩa : Đức Thánh nói : Ôi ! đạo chắc không thực hành được rồi !



CHƯƠNG VI

THUẤN ĐẾ

Dịch âm : Tử viết : Thuấn kì đại trí dã dư ! Thuấn hiếu vấn nhi hiếu sát, nhĩ ngôn ẩn ác nhi dương thiện; chấp kỳ lưỡng đoan, dụng kì trung ư dân, kì tư dĩ vi Thuấn hồ. Dịch nghĩa : Đức Thánh nói : Vua Thuấn thật là bậc đại trí ! Vua Thuấn ưa hỏi, ưa xét những lời nói gần, dấu điều xấu, biểu dương điều thiện, nắm hai đầu nối, lấy cái chính giữa mà dụng với dân; vì thế mới là vua Thuấn vậy.


CHƯƠNG VII

DƯ TRÍ

Dịch âm : Tử viết : Nhân giai viết dư trí, khu nhi nạp chư cổ hoạch hãm tịnh chi trung, nhi mạc chi năng tị dã; nhân giai viết dư tri, trạch hồ trung dung, nhi bất năng cơ nguyệt thủ dã. Dịch nghĩa : Đức Thánh nói : Người ta ai cũng nói là " ta khôn", thế nhưng xô vào lưới, bẫy, hầm mà không biết tránh; người ta ai cũng nói là " ta khôn" thế nhưng chọn được đạo trung dung mà giữ theo, lại không giữ nổi suốt tháng.


CHƯƠNG VIII

NHAN HỒI

Dịch âm : Tử viết : Hồi chi vi nhân dã, trạch hồ trung dung, đắc nhất thiện tắc quyền quyền phục ưng, nhì phất thất chi hĩ. Dịch nghĩa : Đức Thánh nói : Nhan Hồi làm người, biết chọn lẽ trung dung mà theo, hễ được một điều lành, thì giữ kín trong dạ, không để cho nó mất đi.


CHƯƠNG IX

THIÊN HẠ

Dịch âm : Tử viết : thiên hạ quốc gia khả quân dã, bạch nhận khả đạo dã, trung dung bất khả năng dã. Dịch nghĩa : Đức Thánh nói : Thiên hạ nước nhà có thể làm cho đồng đều được, tước lộc có thể từ chối được, mũi nhọn trần có thể giầy đạp lên được, đạo trung dung không thể làm nổi.


CHƯƠNG X

TỬ LỘ

Dịch âm : Tử viết : Sách ẩn hành quái, hậu thế hữu thuật yên, ngô phất vi chi hĩ ; quân tử tuân đạo nhi hành, bán đồ nhi phế, ngô phất năng dĩ hĩ ; quân tử y hồ trung dung, độn thế bất kiến,tri nhi bất hối, duy thánh giả năng chi. Dịch nghĩa : Đức Thánh nói : Tìm những lẽ bí ẩn làm những việc quái lạ để cho đời sau thuật lại, ta không làm như thế; người quân tử đã theo đạo để đi, nửa đường lại bỏ, ta không thể thôi được; người quân tử tựa vào đạo trung dung trốn đời chẳng ai biết mình mà chẳng ăn năn, chỉ có bậc Thánh nhân mới làm được như thế.


CHƯƠNG XI

QUÂN TỬ CHI ÐẠO

Dịch âm : Quân tử chi đạo, phị nhi ẩn, phu phụ chi ngu khả dĩ dự tri yên, cập kì chí dã, tuy thanh nhân diệc hữu sở bất tri yên; phu phụ chi bất tiếu, khả dĩ năng hành yên, cập kì chí dã, tuy thánh nhân diệc hữu sở bất năng yên. Thiên địa chi đại dã, nhân do hữu sở hám, cố quân tử ngữ đại, thiên hạ mạc năng tải yên, bất khả lị chi ý dã, kỳ hạ bát chương, tạp dẫn Khổng tử chi ngôn dĩ minh chi. Dịch nghĩa : Đạo của người quân tử rộng mà kín, ngu như cha mẹ cũng dự biết được, nhưng đến chỗ cùng tột của nó thì bậc Thánh nhân cũng có chỗ không biết; bất tiếu như cha mẹ cũng có thể làm theo được, nhưng đến chỗ cùng tột của nó thì Thánh nhân cũng có chỗ không làm nổi. Lớn như Trời đất, mà người ta còn có chỗ phàn nàn, cho nên đạo quân tử, nói lớn thì thiên hạ không ai chở được, nói nhỏ thì thiên hạ không ai phá được. Kinh Thi nói : " Diều bay đến trời, cả nhảy dưới vực", ấy là nói thấu cả trên cao dưới thấp vậy. Đạo quân tử gây đầu tử chỗ vợ chồng, nhưng đến chỗ cùng tột của nó, thì tỏ rõ cả trời, đất.
Trên đây là chương thứ mười hai, lời thầy Tử Tư nói rõ cái ý " đạo không thể dời được" ở chương đầu; tám chương dưới đây, thì dẫn xen lời Đức Khổng để nói thêm cho rõ.


CHƯƠNG XII

ÐẠO BẤT VIỄN NHÂN

Dịch âm : Tử viết : Đạo bất viễn nhân, chi vị đạo nhi viễn nhân , bất khả dĩ vi đạo. Thi vân : " Phạt kha phạt kha, kì tắc bất viễn" chấp kha dĩ phạt kha, nghễ nhi thị chi, do dĩ vi viễn , cố quân tử dĩ nhân trị nhân, cải nhi chi. Trung thứ vi đạo bất viễn, thi chư kỉ nhi bất nguyện, diệc vật thi ư nhân. Quân tử chi đạo tứ, Khâu vị năng nhất yên ; sở cầu hồ tử, dĩ sự phụ vị năng dã ; sở cầu hồ thần, dĩ sự quân vị năng dã; sở cầu hồ đệ, dĩ sự huynh vị năng dã, sở cầu hồ bằng hữu, tiên thi chi vị năng dã. Dung đức chi hành, dung ngôn chi cẩn, hữu sở bất túc, bất cảm bất miễn, hữu dư bất cảm tận; ngôn cố hành, hành cố ngôn, quân tử hồ bất tháo- tháo nhĩ. Dịch nghĩa : Đức Thánh nói : đạo vốn chẳng xa người, kẻ muốn làm theo đạo mà xa với người thì không thể làm theo đạo được. Kinh Thi nói : "Đẵn cái rìu, kiểu nó không xa", cầm cán rìu để đẵn cán rìu, ngắm mà nhìn, còn lấy làm xa à ? thế nên, người quân tử lấy người mà sửa người, đổi được cái xấu thì thôi. Trung và thứ cách đạo không xa, hễ điều gì làm cho mình mà mình không muốn thì cũng đừng làm cho người ta. Đạo quân tử có bốn điều mà Khâu này chưa làm được một điều nào : những điều muốn cầu ở kẻ làm con, ta đem thờ cha chưa được ; những điều muốn cầu ở kẻ làm tôi, ta đem thờ vua chưa được; những điều muốn cầu ở em, ta đem thờ anh chưa được; những điều muốn cầu ở kẻ làm bạn, ta chưa thể đem thi hành trước với bè bạn .Thực hành những đức hạnh thường, giữ gìn những lời nói thường, nếu có chổ làm không đủ sức thì không dám gắng, nói hoặc có thừa thì không dám hết lời. Lời nói phải đoái lại việc làm, việc làm phải đoái lại lời nói người quân tử như thế chẳng là thực lắm sao !

0 comments

Post a Comment