Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Sunday, December 29, 2013

THÀNH NGỮ VIỆT NAM ( VỪNG U , V )

U MÊ ÁM CHƯỚNG  : Ngu muội tin theo hay làm theo 1 cách mù quáng.
UNG DUNG TỰ TẠI          : Thư thái, bình tĩnh, không nôn nóng và phiền muộn.
ỨNG KHẨU THÀNH THI : Có tài làm thơ rất nhanh.
UỐNG MÁU ĂN THỀ        : Thề thốt chung thủy với nhau đến cùng.
UỐNG NƯỚC KHÔNG CHỪA CẶNTham lam, không biết san sẻ cho ai.
UY VŨ BẤT NĂNG KHUẤT            Không chịu khuất phục trước uy quyền.
ÚY TỬ THAM SINH                          : Tham sống sợ chết.
VẠ MỒM VẠ MIỆNG         Tai vạ mắc phải do ăn nói không thận trọng.
VẠCH LÁ TÌM SÂU             : Bới móc, tìm kiếm khuyết điểm của người khác.
VAI GÁNH TAY CUỐC       : Làm ăn vất vả, lam lũ.
VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN  : Mọi việc bắt đầu bao giờ cũng đều khó khăn.
VẠN THẾ TRƯỜNG TỒN  : Tồn tại mãi mãi.
VẮNG TRĂNG CÓ SAO     : Vắng người này thì có người khác thay, không thiếu gì người.
VÀO LỖ TAI RA LỖ MIỆNG : Có tính không kín đáo, nghe gì nói ngay ra cho người khác biết.
VẬT KHINH TÌNH TRỌNG   : Vật nhỏ, quà biếu ít giá trị nhưng lòng nhiều, có ý nghĩa lớn.
VẮT CHANH BỎ VỎ   :  Khi dùng người thì bòn rút hết sức lực, trí tuệ rồi sau đó ruồng bỏ, loại đi.
VẼ RẮN THÊM CHÂNVẽ vời, làm những chuyện rắc rối, phiền toái, thêu dệt chuyện để vu khống.
VIỆC NGƯỜI THÌ SÁNG, VIỆC MÌNH THÌ QUÁNGGiúp việc cho người thì tốt, còn việc của mình thì lại thiếu sáng suốt, dễ sai lầm.
VIỆC NHÀ THÌ NHÁC, VIỆC CHÚ BÁC THÌ SIÊNG : Lười biếng đối với việc nhà nhưng nhiệt tình với công việc của người khác.
VÔ CÔNG RỒI NGHỀThất nghiệp, nhàn rỗi, lêu lổng làm phiền người.
VÔ KẾ KHẢ THI : Không còn cách gì để giải quyết, hết sách, hết nước.
VÔ THƯỞNG VÔ PHẠT : Không có lợi mà cũng chẳng có hại.
VƠ NĂM GẮP MƯỜI     : Tham lam, vơ vét, thu vén cho riêng mình.
VỢ CHỒNG ĐẦU ẤP TAY GỐI Vợ chồng thương yêu gắn bó khăng khít.
VỢ DẠI CON THƠCó hoàn cảnh khó khăn, vợ không khôn ngoan tháo vát, con thì thơ ngây.
VONG ƠN BỘI NGHĨASống bội bạc, không ơn nghĩa. VÔ CÔNG BẤT THỌ LỘC : Không làm hay không có thành quả gì thì sẽ không được hưởng  
VUI NHƯ MỞ HỘI     : Cảnh vui vẻ, tưng bưng náo nhiệt ví như ngày hội.
VUI THÚ ĐIỀN VIÊN : Tìm thú vui nơi thôn dã, ruộng vườn.
VUỐT GIẬN LÀM LÀNHKhông còn bực bội, tức giận nhau nữa.

0 comments

Post a Comment