Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Sunday, December 29, 2013

Luận ngữ – Khổng tử -9. 子罕Tử hãn


第九篇thiên 9
31  bài 9·1
子罕言利与命与仁。 
Tử hãn ngôn lợi dữ mệnh dữ nhân
Khổng tử it bàn về lợi, mệnh trời và nhân tính.
(Lời bàn:
Chúng tôi đã tham khảo hai cách chú giải:
1. GS. Cao Xuân Huy giải thích:”Khổng tử ít khi bàn về lợi ích liên quan đến thiên mệnh và nhân” (GS Nguyễn Huệ Chi thuật lại qua một email khi tôi hỏi ý kiến thầy). Nghĩa là chỉ bàn về lợi nếu không liên quan đến mệnhnhân.
2. Một số học giả Trung Quốc và Đài Loan cho rằng: Khổng tử ít khi bàn về lợi nhưng có bàn về mệnh trời và nhân tính (do phiên âm như sau: Tử hãn ngôn lợi dự mệnh dự nhân)
(Nguyễn Thanh Phong NCS ở Đài Loan cung cấp tư liệu).
Sau cùng chúng tôi chọn cách chú giải khác và tin tưởng là đúng hơn:
“Lợi”: Khổng tử it bàn về lợi, vì lợi mình mà hại người, hại đạo.
Quan điểm của cổ nhân thường là:Trọng nghĩa khinh lợi, Trọng nghĩa khinh tài, Nghĩa trước, lợi sau. Quan điểm đó phù hợp với lời Khổng tử.
“Thiên mệnh” huyền bí, con người chưa thể thấu hiểu được, nói tùy tiện khiến người ta lo lắng. Do đó Khổng tử không muốn bàn về “Trời”.
 “Nhân” là khái niệm mở rộng, rất phức tạp, không thể đơn giản bàn lý thuyết, do vậy Khổng tử chỉ xem xét những trường hợp cụ thể của chữ Nhân.
Xin xem thiên 5.13 Công Dã Tràng (Tử Cống nói: Văn chương của thầy, chúng ta đã được biết. Còn luận bàn của thầy về nhân tínhđạo trời thì chúng ta chưa biết).
9·2
达巷党人曰:“大哉孔子!博学而无所成名” 。子闻之,谓门弟子曰:“吾何执?执御乎?执射乎?吾执御矣” 。.
Đạt Hạng đảng nhân viết:  Đại tai Khổng tử ! Bác học nhi vô sở thành danh. Tử văn chi, vị môn đệ tử viết: Ngô hà chấp? Chấp ngự hồ ? Chấp xạ hồ ? Ngô chấp ngự hĩ.
Một người ở làng Đạt Hạng nói: “Khổng tử thật là vĩ đại ! Người học rộng nhưng rất tiếc chẳng có chức danh gì”.  Khổng tử nghe được, nói với học trò: “Ta làm cái gì ư? Ta đánh xe hay là bắn cung? Thôi, ta làm nghề đánh xe vậy.”
(Lời bàn: Người dân ca ngợi Khổng tử vĩ đại nhưng họ tiếc rằng ngài chẳng có danh hiệu gì. Thực ra Khổng tử vĩ đại ở đức nhân. Đây là điều cốt lõi của con người và nền tảng văn minh của xã hội…Con người không nhất thiết phải có một cái danh gì cụ thể. Nếu nhất định phải có thì ngài nhận mình là nghề đánh xe. Tức là đánh xe dẫn đường cho con người vậy !) 9·3
子曰:“麻冕,礼也;今也纯,俭, 吾从众。拜下, 礼也;今拜乎上,泰也。虽违众,吾从下” 。
Tử viết: Ma miện, lễ dã; Kim dã đồn, kiệm, ngô tòng chúng. Bái hạ, lễ dã; kim bái hồ thượng, thái dã. Tuy vi chúng, ngô tòng hạ.
Khổng tử nói: Đội mũ tang bằng vải gai đen là theo lễ xưa, nay dùng vải tơ rẻ tiền hơn. Vậy ta làm theo mọi người. Còn trong việc bái yết vua, theo đúng lễ là vái từ bậc thềm dưới, đời nay người ta vái từ bậc thềm trên, như thế là kiêu mạn, ta khác với họ. ta vẫn vái ở bậc thềm dưới.
9·4
子绝四: 毋意,毋必,毋固,毋我。 
Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã.
Khổng tử không bao giờ mắc bốn sai lầm này: chỉ dựa vào ý riêng, áp đặt phán đoán, cố chấp, tự cho mình là đúng. 9·5
子畏於匡,曰:“文王既没,文不在兹乎?天之将丧斯文也,后死者不得与於斯文也;天之未丧斯文也,匡人其如予何?” 
Tử úy ư Khuông, viết: Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ? Thiên chi thương tang tư văn dã, hậu tử giả bất đắc dữ ư tư văn dã; Thiên chi vị táng tư văn dã, Khuông nhân kỳ như dư hà ?
Khi qua đất Khuông bị vây khốn, Khổng tử nói: Vua Văn Vương đã mất đi, chẳng phải lễ nhạc, văn hóa đều còn ở nơi ta cả ư? Nếu Trời muốn hủy diệt nền văn hoá này thì sao vua Văn Vương mất đi lại ủy thác cho ta nắm lấy làm chi ? Còn nếu Trời không muốn mất nền văn hoá này thì người Khuông làm gì được ta !
9·6
太宰问於子贡曰:“夫子圣者与?何其多能也?”. 子贡曰:“固天纵之将圣,又多能也” 。子闻之,曰:“太宰知我乎?吾少也贱,故多能鄙事。君子多乎哉?不多也”。 Thái Tể vấn ư Tử Cống viết: Phu tử thánh giả dự ? Hà kỳ đa năng dã ? Tử Cống viết: Cố thiên tung chi thương thánh, hữu đa năng dã”. Tử văn chi, viết: Thái Tể tri ngã hồ ? Ngô thiểu dã tiện, cổ đa năng bỉ sự. Quân tử đa hồ tai ? Bất đa dã.
Quan Thái tể hỏi Tử Cống: Khổng tử là bậc thánh phải không?  Vì sao ngài nhiều tài nghệ như vậy?. Tử Cống nói:  Đây do Trời để cho Khổng tử làm thánh nhân, có nhiều tài… Khổng tử biết việc này, nói: “Quan Thái tể làm sao hiểu được ta. Lúc nhỏ ta nghèo hèn, phải làm nhiều nghề nên biết nhiều việc nhỏ mọn. Người quân tử có cần biết nhiều vậy không ? Ta nghĩ không cần biết nhiều như vậy”


 9·7
牢曰:子云,‘吾不试,故艺’  。 Lao viết: Tử vân, ngô bất thí, cố nghệ”
Ông Lao nói:Khổng tử từng nói ta không thành danh, nên biết một số công nghệ”.
(Lời bàn: Khổng tử ít được trọng dụng làm quan (chỉ có mấy năm làm quan nước Lỗ). Ông cho rằng làm quan thì bận rộn, đắc chí, không có chí tiến bộ nữa. Khi hết quan về làm dân thì chẳng biết làm gì… Còn những người không được làm quan thì ra sức tìm tòi, mưu cầu cuộc sống, rèn luyện trong gian khổ, tài năng được bộc lộ).
9·8
子曰: 吾有知乎哉?无知也。有鄙夫问於我,空空如也。我叩其两端而竭焉。  Tử viết: Ngô hữu tri hồ tai ? Vô tri dã. Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã. Ngã khấu kỳ lưỡng đoan nhi kiệt yên.
Khổngtử nói: Ta có nhiều hiểu biết ư ?  Không, ta không hiểu biết nhiều đâu. Có một nông dân hỏi ta một việc, lúc đầu ta chưa hiểu gì cả. Sau, ta phải hỏi lại trước sau đầu đuôi, rồi ta giải thích tường tận cho họ.
 9·9

子曰:凤鸟不至,河不出图,吾已矣夫! 
Tử viết:: Phượng điểu bất chí, hà bất xuất đồ, ngô dĩ hĩ phù !
Khổngtử nói: Phượng hoàng không bay đến, sông Hoàng Hà không xuất hiện đồ thư, đời ta thế là hết rồi !
(Chú thích: Theo truyền thuyết, thiên hạ thái bình thì chim phượng hoàng bay đến, thánh nhân xuất hiện thì trên sông Hoàng nổi tấm đồ thư (truyền thuyết về Hà đồ / bức vẽ bát quái trên sông- nguồn gốc của Kinh Dịch). Khổng tử buồn bã vì thời Xuân thu loạn lạc, chư hầu phân tranh, mất hết đạo đức lễ nghĩa, không ai theo lễ nhàChunữa)
 9·10

子见齊衰.者, 冕衣裳者与瞽者,见之,虽少,必作;过之,必趋。
Tử kiến tề thôi giả, miện y thường giả dữ cổ giả, kiến chi, tuy thiểu, tất tác; Quá chi, tất xu.
Khổng tử gặp người mặc tang phục, một người đội mũ miện mặc lễ phục và người mù dù họ còn trẻ, ngài cũng nhất định đứng lại hoặc nếu qua rồi thì đi nhanh hơn.
(Lời bàn: Là người có đức nhân, Khổng tử thương cảm người có tang, người khuyết tật và tôn trọng người có chức tước)
9·11
 颜渊喟然叹曰: 仰之弥高, 钻之弥坚,瞻之在前, 忽焉在后。夫子循循然善诱人,博我以文,约我以礼,欲罢不能。即竭吾才,如有所立卓尔。虽欲从之,末由也已”。
Nhan Uyên vị nhiên thán viết: Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu. Phu tử tuần tuần nhiên thiện dụ nhân, bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ, dục bãi bất năng. Tức kiệt ngô tài, như hữu sở lập trác nhĩ. Tuy dục tòng chi, mạt do dã dĩ
Nhan Uyên ngậm ngùi than rằng: Đạo của thầy càng ngước lên nhìn, càng thấy cao, càng nghiên cứu càng thấy sâu xa. Mới thấy phía trước, lại thấy phía sau. Thầy khéo léo dẫn giải cho ta hiểu. Thầy dùng đủ loại văn chương làm cho ta hiểu, lại dùng lễ tiết để đưa hành vi của ta vào khuôn phép, khiến ta muốn thôi cũng không được. Ta cố sức học mà vẫn thấy thầy đứng sừng sững trước mặt…Ta muốn theo đến cùng mà khó đạt yêu cầu của thầy ta.
9·12
子疾病,子路使门人为臣。病间,曰:“久矣哉,由之行诈也。无臣而为有臣。吾谁欺?欺天乎?且予与其死於臣之手也,无宁死於二三子之手乎?且予纵不得大葬,予死於道路乎?” 
Tử tật bệnh, Tử Lộ sử môn nhân vi thần. Bệnh gián, viết: Cửu hĩ tai, di chi hành trá dã. Vô thần nhi vi hữu thần. Ngô thùy khi ? Khi thiên hồ? Thả dư dữ kỳ tử ư thần chi thủ dã, vô ninh tử ư nhị tam tử chi thủ hồ? Thả dư tung bất đắc đại táng, dư tử ư đạo lộ hồ ?
Khổng tử ốm nặng, Tử Lộ bảo học trò của thầy đóng vai gia thần lo liệu hậu sự. Bệnh tình thuyên giảm, Khổng tử nói: Quá lắm rồi, Trọng Do, thật quá bày vẽ. Không thực tế lại còn dối trá nữa. Ta làm gì có gia thần mà lại giả bộ thế. Ta lừa ai ? lừa trời chăng ? Giả sử ta chết trong tay gia thần, sao bằng chết trong tay học trò của ta ! Dù không được tang lễ trọng thể, chả lẽ ta chết ở ngoài đường hay sao ?
(Chú thích: Tử Lộ vì tôn kính thầy mà đạo diễn đám tang thầy theo kiểu quan chức, quí tộc. Khổng tử thì muốn hành xử theo đúng chính danh, nếu làm như trò là dối người lừa trời, chết mà còn mắc thêm tội) 9·13
子贡曰:有美玉於斯,韫匵而藏诸?求善贾而沽诸?.
子曰: 沽之哉,沽之哉!我待贾者也。 Tử Cống viết:  Hữu mỹ ngọc ư tư, uẩn độc nhi tàng chư ? Cầu thiện giá nhi cô chư ?
Tử viết: Cô chi tai, cô chi tai ! Ngã đãi giá giả dã.
Tử Cống nói: Đây có viên ngọc đẹp, bây giờ cất vào trong tráp hay là đem tìm người biết giá trị của nó mà bán đi ?
Khổng tử đáp: Bán đi, bán đi…Ta đang đợi người biết giá của nó đây.
(Chú thích: Viên ngọc là ẩn dụ chỉ tài năng. Khổng tử nói mình chờ vua chúa mời đi làm quan)
9·14
子欲居九夷。或曰:“陋,如之何?”. 子曰:“君子居之,何陋之有?” 
Tử dục cư Cửu Di. Hoặc viết: Lậu, như chi hà?. Tử viết: Quân tử cư chi, hà lậu chi hữu ?
Khổng tử muốn đến đất Cửu Di để ở. Có người nói “Đất ấy quá lạc hậu, làm sao ở được”. Khổng tử nói:  Có người quân tử ở đó, làm sao còn lạc hậu nữa.

9·15

子曰:吾自卫反鲁,然后乐正,雅颂各得其所。
Tử viết: Ngô tự Vệ phản Lỗ, nhiên hậu nhạc chính, nhã tụng các đắc kỳ sở.
Khổng tử nói: sau khi ta từ nước Vệ trở về Lỗ, chỉnh lý lại các bản nhạc, khiến cho Nhã và Tụng có vị trí thích đáng của nó (như lễ, nhạc thời nhà Chu). 9·16
子曰:出则事公卿,入则事父兄,丧事不敢不勉,不为酒困,何有於我哉。
Tử viết: Xuất tắc sự công khanh, nhập tắc sự phụ huynh, tang sự bất cảm bất miễn, bất vi tửu khốn, hà hữu ư ngã tai.
Khổng tử nói: Ở triều đình thì tôn kính công khanh. Ở nhà hiếu đễ với cha mẹ, anh chị, gặp việc tang thì chu toàn lễ tiết, rượu chè không quá say sưa. Những việc đó ta đã làm được ít nào chăng ?
9·17
子在川上曰:逝者如斯夫,不舍昼夜 。
Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xá trú dạ.
Khổng tử ngồi bờ sông nói: Kẻ ra đi mãi không trở lại, ngày đêm không ngừng trôi.
(Lời bàn: Nhìn nước sông (kẻ ra đi) nghĩ tới thời gian, trôi đi mãi không trở lại được, Khổng tử nhận ra qui luật khách quan, nghĩ về sự phấn đấu không mệt mỏi của con người… Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Heraclet cũng viết: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Từ hai phương trời xa, hai tư tưởng lớn gặp nhau)


9·18
子曰:吾未见好德如好色者也。
Tử viết: Ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả dã. Khổng tử nói: Ta chưa thấy người nào thích đức nhân như thích sắc đẹp.
(Lời bàn: Ngài biết bản tính tự nhiên của con người là thích sắc đẹp, nhưng yêu cầu họ nên rèn luyện tu dưỡng chữ Nhân)
9·19
子曰:譬如为山,未成一篑,止,吾止也;譬如平地,虽覆一篑,进,吾往也。  Tử viết: Thí như vi sơn, vị thành nhất trách, chỉ, ngô chỉ dã; Thí như bình địa, tuy phúc nhất trách, tiến, ngô vãng dã.
Khổng tử nói: Cũng như đắp núi, nếu thêm một sọt nữa thì thành núi, nếu ta đột nhiên ngưng lại là do ta tự dừng lại. Lại ví như ta đắp hang hố thành đất bng, chỉ đổ thêm một sọt đất nữa thôi, ta cũng cố gng tiếp tục, đó là do ta muốn tiến đến thành công.
                    
9·20
子曰:语之而不惰者,其回也与! 
Tử viết: Ngữ chi nhi bất nọa giả, kỳ Hồi dã dư !
Khổng tử nói: Người nghe ta nói mà không uể oải, có lẽ chỉ có Nhan Hồi. 9·21
 子谓颜渊曰:惜乎!吾见其进也,未见其止也。  Tử vị Nhan Uyên: Tích hồ ! Ngô kiến kỳ tiến dã, vị kiến kỳ chỉ dã. Khổng tử nói về Nhan Uyên than rằng: Tiếc thay ! Ta chỉ thấy trò Hồi không ngừng tiến lên, chứ chưa bao giờ thấy trò ấy ngừng phấn đấu. 9·22
子曰:苗而不秀者有矣夫;秀而不实者有矣夫! 
Tử viết: Miêu nhi bất tú giả hữu hĩ phù; Tú nhi bất thực giả hữu hĩ phù !
Khổng tử nói: Lúa nảy mầm mà không ra đòng nở hoa, chuyện này đích xác là có đây ! Làm đòng nở hoa mà không kết hạt, chuyện này đích xác là có đây!
(Lời bàn: Khổng tử ví người quân tử cũng như cây lúa vậy, nghĩa là phải có ích)
9·23
子曰:后生可畏,焉知来者之不如今也?四十,五十而无闻焉,斯亦不足畏也已。
Tử viết: Hậu sinh khả úy, yên tri lai giả chi bất như kim dã ? Tứ thập, ngũ thập nhi vô văn yên, tư diệc bất túc úy dã dĩ.
Khổng tử nói: Những người sinh sau rất đáng sợ, nhưng biết đâu tương lai của họ không bằng hiện nay ! Nếu họ đến bốn chục, năm chục tuổi mà chưa có tiếng tăm gì thì không phải sợ họ nữa. 9·24
子曰:法语之言,能无从乎?改之为贵。巽与之言,能无说乎?绎之为贵。说而不绎,从而不改,吾末如之何也已矣。
Tử viết: Pháp ngữ chi ngôn, năng vô tòng hồ ? Cải chi vi qu‎í. Tốn dữ chi ngôn, năng vô duyệt hồ ? Dịch chi vi quí. Duyệt nhi bất dịch, tòng nhi bất cải, ngô mạt như chi hà dã dĩ hĩ.
Khổng tử nói: Lời nói đúng đắn có thể không nghe theo ư ? Làm theo lời ấy mà sửa chữa mới là quý. Lời nói từ tốn nhẹ nhàng nghe không vui sướng sao ? Vui thích chưa đủ, còn phải suy nghĩ nữa. Chỉ biết tiếp thu mà không sửa chữa, biết vui thích mà không suy nghĩ, ta chả biết loại người ấy thế nào nữa.
9·25
子曰:主忠信,毋友不如己者,过则勿惮改。
Tử viết:: Chủ trung tín, vô hữu bất như kỷ giả, quá tắc vật đạn cải.
Khổng tử nói: Cốt yếu là phải biết giữ trung và tín, không kết bạn với kẻ không giống mình, có lỗi thì biết sửa chữa.
9·26
子曰:三军可夺帅也,匹夫不可夺志也。
Tử viết: Tam quân khả đoạt soái dã, thất phu bất khả đoạt chí dã.
Khổng tử nói: Trước ba quân, có thể cướp cờ, đoạt tướng nhưng không thể cướp đoạt ý chí của người dân bình thường.
(Lời bàn: Khổng tử muốn nhắn nhủ các chính khách, tướng lĩnh, nhà lãnh đạo phải nghĩ đến ý chí nhân dân, không thể áp đặt chính kiến cho họ)
9·27
子曰:“衣敝縕袍,与衣狐貉者立而不耻者,其由也与?‘不忮不求,何用不臧?’”. 子路终身诵之。子曰:“是道也,何足以臧?” 
Tử viết: Ý tệ uân bào, dự ý hồ hạc giả lập nhi bất sỉ giả, kỳ Do dã dư ? Bất kỵ bất cầu, hà dụng bất tang ? Tử Lộ chung thân tụng chi. Tử viết: Thị đạo dã, hà túc dĩ tang ?
Khổng tử nói: Mặc áo vải cũ rách dám đứng chung với người áo lông gấm mà không hổ thẹn, ta thấy chỉ có Tử Lộ thôi. Kinh Thi có câu:  Không đố kỵ, chẳng tham cầu, làm gì mà chẳng tốt đẹp”. Tử Lộ nghe được, thích lắm cứ đọc mãi hai câu này… Thấy vậy Khổng tử bảo: Chỉ có đọc thuộc như vậy, chưa đủ tốt đẹp được. 9·28
子曰:岁寒然后知松柏之后彫后也。
Tử viết: Tuế hàn nhiên hậu tri tùng bá chi hậu điêu hậu dã. Khổng tử nói: a lạnh, mới biết cây tùng cây bách rụng lá sau cùng
(Chú thích: người quân tử  được ví như cây tùng cây bách chịu đựng mọi thời tiết) 9·29
子曰:知者不惑,仁者不忧,勇者不惧。
Tử viết: Trí giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ
Khổng tử nói: Người có trí tuệ không nhầm lẫn, người đức nhân không bao giờ ưu lo, người dũng khí chẳng bao giờ sợ hãi. 9·30
子曰:可与共学, 未可与适道;可与适道,未可与立;可与立,未可与权。
Tử viết: Khả dự cộng học, vị khả dự thích đạo; Khả dự thích đạo, vị khả dự lập; Khả dự lập, vị khả dự quyền.
Khổng tử nói: Cùng học với nhau chưa chắc cùng đắc đạo như nhau. Có thể cùng đạt như nhau nhưng chưa chắc kiên định đạo lý như nhau. Có thể cùng kiên định như nhau, chưa chắc hành xử phù hợp hoàn cảnh như nhau.
(Lời bàn: Có thể suy ra: có bằng cấp như nhau chưa chắc trình độ ngang nhau…Cùng chức vụ ngang nhau, chưa chắc làm tốt như nhau.)
9·31
“唐棣之华,
   偏其反而。
   岂不尔思,
   室是远而”。
   子曰:“未之思也,夫何远之有?”
   Đường lệ chi hoa,

thiên kỳ phản nhi.
Khải bất nhĩ tư,
thất thị viễn nhi.
Tử viết: Vị chi tư dã, phù hà viễn chi hữu?
                 “Cây đường lệ nở hoa
Đung đưa nở rồi khép
Anh đâu quên nhớ em
Chỉ vì nhà xa quá !”
Đọc xong 4 câu thơ trên, Khổng tử bình luận: Vậy là chẳng “nhớ” gì đâu. Nhớ thật thì có gì là xa xôi ?!
(Lời bàn; Khổng tử là một nhà phê bình văn học sắc sảo đến lạnh lùng…Những người làm  thơ viết nhạc trẻ đã viết ra những thơ tình, nhạc tình sướt mướt, uốn éo giả tạo nghĩ gì khi đọc Khổng tử ?! Khổng tử còn mượn bài thơ nói về một chuyện khác: Yêu đạo lý là thật lòng nhưng người học kêu khó quá, kêu thiếu thời gian, nại ra mọi lý do lý trấu để trì hoãn việc học đạo…)
Hết thiên 9

0 comments

Post a Comment