Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Sunday, December 29, 2013

Luận ngữ – Khổng tử - 13. 子路Tử Lộ

第十三篇 thiên 13
30 bài
13·1
子路问政。子曰:“先之劳之”。请益。曰:“无倦” 。
Tử Lộ vấn chính. Tử viết: Tiên chi lao chi. Thỉnh ích. Viết: Vô quyện.
Tử Lộ hỏi về quản lý chính sự. Khổng tử nói: Phải chịu vất vả cùng dân khó nhọc.
Tử Lộ xin giảng thêm. Khổng tử nói: Không biết mệt mỏi.

13·2

仲弓为季氏宰,问政。子曰:“先有司,赦小过,举贤才”。曰:“焉知贤才而举之?” 曰:“举尔所知。尔所不知,人其舍诸?” 
Trọng Cung vi Quý‎ thị tể, vấn chính. Tử viết: Tiên hữu ti, xá tiểu quá, cử hiền tài. Viết: Yên tri hiền tài nhi cử chi?. Viết: Cử nhĩ sở tri. Nhĩ sở bất tri, nhân kỳ xá giả ?
Trọng Cung làm tổng quản cho họ Quý, hỏi về chính sự. Khổng tử nói: Trước hãy giao việc và kiểm soát người dưới quyền, bỏ qua lỗi nhỏ, chọn cử hiền tài.  Cung nói: Làm sao biết hiền tài để cử ra? Khổng tử nói: Cử người mà mình biết, còn người mà mình không biết,  người ta có bỏ họ đâu. 13·3
子路曰:“卫君待子为政,子将奚先?”子曰:“必也正名乎!”子路曰:“有是哉,子之 迂也!奚其正?” 子曰:“野哉,由也!君子於其所不知,盖阙如也。名不正则言不顺,言不顺则事不成,事不成则礼乐不兴,礼乐不兴则刑罚不中,刑罚不中,则民无所措手足。故 君子名之必可 言也,言之必可行也。君子於其言,无所苟而已矣” Tử Lộ viết: Vệ quân đãi tử vi chính, tử thương hề tiên ? Tử viết: Tất dã chính danh hồ! Tử Lộ viết: Hữu thị tai, tử chi vu dã ! Hề kỳ chính ? Tử viết: Dã tai, Do dã ! Quân tử ư kỳ sở bất tri, thiện khuyết như dã. Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trung, hình phạt bất trung tắc dân vô sở thố thủ túc. Cố quân tử danh chi tất khả ngôn dã, ngôn chi tất khả hành dã. Quân tử ư kỳ ngôn, vô sở cẩu nhi dĩ hĩ.
Tử Lộ nói: Nếu vua nước Vệ mời thầy đi làm quan, thầy làm gì trước tiên?
Khổng tử nói: Tất phải chính danh đã.
Tử Lộ nói: Phải vậy ư ? Thầy nói viển vông quá, sao phải chính danh ?
Khổng tử nói: Trò Do sao nói năng thô thiển thế? Quân tử gặp việc mình chưa rõ thì không nên nói tùy tiện…Danh không hợp thì lời nói sẽ không thuận, nói không thuận thì việc không thành. Việc không thành thì lễ nhạc mất trật tự. Lễ nhạc mất trật tự thì hình phạt không đúng đắn, hình phạt không đúng thì dân không biết làm thế nào cho đúng. Vậy người quân tử khi có danh phù hợp với thực thì có thể nói ra được, nói được thì thực hành thông suốt. Quân tử không bao giờ sơ suất với lời nói của mình.
(Chú thích: Bài này thể hiện rõ Thuyết chính danh của Khổng tử) 13·4
樊迟请学稼。子曰:“吾不如老农”。请学为圃。曰:“吾不如老圃”。樊迟出。子曰: “小人哉,樊须也!上好礼,则民莫敢不敬,上好义,则民莫敢不服;上好信,则民莫敢不用情。夫如是,则四方之民襁负其子而至矣,焉用稼?”  Phàn Trì thỉnh học giá. Tử viết: “Ngô bất như lão nông”. Thỉnh học chi phố. Viết: “Ngô bất như lão phố”. Phàn Trì xuất. Tử viết: “Tiểu nhân tai, Phàn tu dã! Thượng hiếu lễ, tắc dân mạc cảm bất kính, thượng hiếu nghĩa tắc dân mạc cảm bất phục; Thượng hiếu tín, tắc dân mạc cảm bất dụng tình. Phu như thị, tắc tứ phương chi dân cưỡng phụ kỳ tử nhi chí hĩ, yên dụng giá ?”.
Phàn Trì xin học làm ruộng. Khổng tử nói: Ta đâu phải lão nông. Phàn lại xin học làm vườn. Khổng tử đáp: Ta đâu biết làm vườn. Phàn Trì ra ngoài. Khổng tử nói: Phàn Trì đúng là kẻ tiểu nhân. Người trên trọng lễ thì dân đâu dám coi thường. Người trên trọng nghĩa thì dân ai dám không phục tùng. Người trên coi trọng tín thì dân nào dám giả dối. Làm được như vậy thì dân chúng bốn phương cõng con tới theo mình hết. Cần gì phải học trồng trọt. 13·5
子曰:“诵诗三百,授之以政,不达;使於四方,不能专对。虽 多,亦奚以为?” 
Tử viết: Thông thi tam bách, thụ chi dĩ chính, bất đạt; Sử ư tứ phương, bất năng chuyên đối. Tuy đa, diệc hề dĩ vi?
Khổng tử nói: Học thông ba trăm bài Kinh Thi, khi được giao chính sự thì làm không nổi, đi sứ nước ngoài không ứng đối được. Học nhiều thế có ích gì ?

(Chú thích: Khổng tử chê cái anh thuộc lòng mà không hiểu nghĩa l‎ý)
13·6
子曰:“其身正,不令而行;其身不正,虽令不从” 。 
Tử viết: Kỳ thân chính, bất mệnh nhi hành; Kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất tòng. Khổng tử nói: Bản thân chính đáng, dù không ra lệnh người dưới vẫn chấp hành.;
Bề trên thiếu ngay thẳng, tuy ra mệnh lệnh người dưới cũng chẳng thi hành.
13·7
子曰:“鲁卫之政,兄弟也” 。 Tử viết:  Lỗ Vệ chi chính, huynh đệ dã.

Khổng tử nói:   Chính sự nước Lỗ và nước Vệ giống như hai anh em vậy.

13·8
子谓卫公子荆:“善居室。始有,曰:‘苟合矣’。少有,曰:‘苟完矣’。富有,曰:‘苟美矣’”。
Tử vị Vệ công tử Kinh: Thiện cư thất. Thỉ hữu, viết: Cẩu hợp hĩ. Thiếu hữu, viết: Cẩu hoàn hĩ. Phú hữu, viết: Cẩu mỹ hĩ.
Khổng tử nói về công tử Kinh nước Vệ: “Thật khéo cư xử việc nhà. Vừa mới có của ông ấy đã bảo ‘Thế là đủ rồi’. Vừa có thêm một ít, ông ấy lại bảo: ‘Vậy là đầy đủ rồi’. Về sau giàu có hơn, ông ấy bảo: ‘Thế là hoàn mỹ rồi’.
(Lời bàn: Công tử Kinh là người giản dị, có thế nào cũng hài lòng, không ham muốn, dễ thỏa mãn) 13·9
子适卫,冉有仆。子曰:“庶矣哉!”冉有曰:“既庶矣,又何加焉?”
曰:“富之” 曰:“既富矣,又何加焉?” 曰:“教之”。 Tử đích Vệ, Nhiễm Hữu bộc. Tử viết: Thứ hĩ tai! Nhiễm Hữu viết: Kí‎ thứ hĩ, hựu hà gia yên ? Viết : Phú chi. Viết : Kí phú hĩ, hựu hà gia yên ? Viết: Giáo chi.
Khổng tử đến nước Vệ có Nhiễm Hữu theo hầu. Khổng tử nói: Dân chúng đông quá!. Nhiễm Hữu hỏi: Dân đã đông thì làm thế nào? Khổng tử đáp: Phải làm cho họ giàu lên. Nhiễm Hữu lại hỏi: Dân giàu rồi thì làm gì nữa? Khổng tử nói: Phải giáo hóa họ.
13·10
子曰:“苟有用我者,期月而已可也,三年有成”。 
Tử viết: Cẩu hữu dụng ngã giả, tư nguyệt nhi dĩ khả dã, tam niên hữu thành.
Khổng tử nói: Nếu có ai bổ dụng ta làm quản lý một nước, một năm sau đã khá rồi, ba năm nhất định thành công lớn. 13·11
子曰:“善人为邦百年,亦可以胜残去杀矣。诚哉是言也!”
Tử viết: Thiện nhân vi bang bách niên, diệc khả dĩ thắng tàn khứ sát hĩ. Thành tai thị ngôn dã !
Khổng tử nói: Người xưa bảo nếu bậc thiện nhân nối nhau trị nước thì sau một trăm năm có thể cảm hoá kẻ tàn bạo thành lương thiện, không cần hình phạt chém giết nữa. Lời này thật hay.

13·12
子曰:“如有王者,必世而后仁”。   Tử viết: Như hữu vương giả, tất thế nhi hậu nhân.
Khổng tử nói: Nếu bậc thánh nhân cai trị, cũng phải đời sau mới thực hiện được nhân chính (cai trị bằng lòng nhân)

(Lời bàn: Cai trị bằng đức nhân là một quá trình lâu dài, kiên trì, không thể thấy ngay kết quả, phải mất nhiều thế hệ mới thực hiện rộng rãi toàn xã hội.) 13·13
子曰:“苟正其身矣,於从政乎何有?不能正其身,如正人何?” 
Tử viết: Cẩu chính kỳ thân hĩ, ư tòng chính hồ hà hữu? Bất năng chính kỳ thân, như chính nhân hà?
Khổng tử nói: Nếu sửa mình ngay thẳng thì lãnh đạo chẳng thành công ư? Không thể tự mình ngay thẳng thì làm sao cho người khác ngay thẳng được? 13·14
冉子退朝。子曰:“何晏也?”对曰:“有政”。
子曰:“其事也?如有政,虽不吾以,吾其与闻之”。 
Nhiễm tử thoái trào. Tử viết: Hà yến dã? Đối viết “Hữu chính”. Tử viết: Kỳ sự dã ? Như hữu chính, tuy bất bất ngô dĩ , ngô kỳ dự văn chi.
Nhiễm Hữu từ nhà họ Quý về. Khổng tử nói: Sao về muộn thế? Nhiễm đáp: Có việc chính sự. Khổng tử nói: Đó chỉ là việc nhà họ Quý thôi. Nếu là chính sự, ta bây giờ tuy thôi làm quan vẫn biết được.
(Chú thích: Nhiễm Hữu làm tổng quản cho nhà họ Quý quan đại phu nước Lỗ. Họ Quý lộng quyền thường mang việc nước về nhà bàn bạc. Nếu là việc nước thì Khổng tử phải được tham dự… Lời nói của Khổng tử chỉ nhằm răn dạy Nhiễm Hữu về cách làm việc quan đúng đắn vậy).
13·15
定公问:“一言而可以兴邦,有诸?”
孔子对曰:“言不可以若是其几也。
人之言曰:‘为君难,为臣不易’. 如知为君之难也,不几乎一言而兴邦乎?”
曰:“一 言而丧邦,有诸 ?”.
孔子对曰:“言不可以若是其几也”。
人之言曰 :‘予无乐乎为君,唯其言而莫予违也’。 如其善而莫之违也,不亦善乎?如不善而莫之违也,不 几乎一言而丧邦乎?” 
Định công vấn: Nhất ngôn nhi dĩ hưng bang, hữu giả?
Khổng tử đối viết: Ngôn bất khả dĩ nhược thị kỳ kỷ dã. Nhân chi ngôn viết: ‘Vi quân nan, vi thần bất dịch’. Như tri vi quân chi nan dã, bất kỷ hồ ngôn nhi hưng bang hồ”.
Viết: Nhất ngôn nhi tang bang, hữu giả?
Khổng tử đối viết: Ngôn bất khả dĩ nhược thị kỳ kỷ dã. Nhân chi ngôn viết:  Dư vô lạc hồ vi quân, duy kỳ ngôn nhi mạc dư vi dã. Như kỳ thiện nhi mạc chi vi dã, bất diệc thiện hồ ? Như bất thiện nhi mạc chi vi dã, bất kỷ hồ nhất ngôn nhi tang bang hồ?
Vua Định Công hỏi: Một lời nói có thể làm đất nước phát triển phải không?
Khổng tử đáp: Lời nói khó có thể đạt nhanh như vậy. Người ta từng nói ‘Làm vua khó, làm bề tôi cũng chẳng dễ’. Nếu biết làm vua khó thì đấy là lời nói chẳng phải có thể làm cho nước hưng thịnh được sao?

Định Công hỏi tiếp: Một lời nói có thể làm cho đất nước tan hoang, phải không?
Khổng tử đáp: Một lời nói chưa thể tác hại nhanh như vậy được. Như có người từng nói ‘Ta làm vua chưa thấy sung sướng gì, chỉ sướng khi nào ta nói ra mà không có ai dám trái lời’. Nếu vua nói phải thì chẳng ai cãi, như thế thì tốt quá. Nếu vua nói sai mà chẳng ai phản đối, đó chẳng phải một lời nói có thể làm tan nát đất nước sao?
13·16
 叶公问政。子曰:“近者悦,远者来”。
Diệp Công vấn chính. Tử viết: Cận giả duyệt, viễn giả lai.
Diệp Công hỏi về chính sự. Khổng tử đáp: Người ở gần vui vẻ, người ở xa kéo tới.
13·17
子夏为莒父宰,问政。子曰:无欲速,无见小利。欲速则不达,见小利则大事不成 。 Tử Hạ vi Cử Phụ tể, vấn chính. Tử viết: Vô dục tốc, vô kiến tiểu lợi. Dục tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành.
Tử Hạ làm huyện trưởng huyện Cử Phụ, hỏi về chính sự. Khổng tử nói: Chớ vội vàng, đừng tham lợi nhỏ. Muốn nhanh thì không đến đích, tham lợi nhỏ thì bỏ mất việc lớn. 13·18
叶公语孔子曰:“吾党有直躬者,其父攘羊,而子证之” 。孔子曰:“吾党之直者异於是:父为子隐,子为父隐,直在其中矣”。
Diệp Công ngữ Khổng tử viết: Ngô đảng hữu trực cung giả, kỳ phụ nhương dương, nhi tử chứng chi. Khổng tử viết: Ngô đảng chi trực giả di ư thị: Phụ vi tử ẩn, bất vi phụ ẩn, trực tại kỳ trung hĩ.
Diệp Công nói với Khổng tử: Nơi con làm việc có một người rất ngay thẳng. Cha ăn trộm dê, con ra làm chứng. Khổng tử nói: Người ngay thẳng ở nơi ta khác với chỗ ngươi. Cha che giấu cho con, con che giấu cho cha. Sự ngay thẳng cũng ở trong đó.

(Lời bàn: Theo Khổng tử, cha và con che giấu lỗi cho nhau là lẽ thường tình vì có tình phụ tử, nên không thể nói là không ngay thẳng. Vậy, lý và tình có khi không nhất trí với nhau mà là quan hệ tư pháp còn chứa đựng mâu thuẫn. Về lý, con làm chứng cha phạm tội là theo lý ngay thẳng, không sai. Nhưng về tình, cha che giấu tội con cũng thường xảy ra. Quan điểm Khổng tử là phải đem lý và tình thống nhất được với nhau mới phù hợp thực tế thời bấy giờ). 13·19
樊迟问仁。子曰:“居处恭,执事敬,与人忠。虽之夷狄,不可弃也”。
Phàn Trì vấn nhân. Tử viết: Cư xứ cung, chấp sự kính, dự nhân trung. Tuy chi di địch, bất khả khi dã.
Phàn Trì hỏi về đức nhân.  Khổng tử nói: Cư xử cung kính, làm việc thì nghiêm túc cẩn thận, giúp việc người thì tận lực. Dù đi tới xứ mọi rợ cũng không thể vứt bỏ đức tính này.

13·20
子贡问曰:“何如斯可谓之士矣?”
子曰:“行已有耻,使於四方,不辱君命,可谓士矣”。
曰:“敢问其次”。
曰:“宗族称孝焉,乡党称弟焉”。
曰:“敢问其次”。
曰:“言必信,行必果,硁硁然小人哉!抑亦可以为次矣”。
曰:“今令之从政者何如 ?”
子曰:“噫!斗筲之人,何足算也?” Tử Cống vấn viết: Hà như tư khả vị chi sĩ hĩ ?
Tử viết: Hành dĩ hữu sỉ, sử ư tứ phương, bất hổ quân mệnh, khả vị sĩ hĩ.
Viết: Cảm vấn kỳ thứ.
Viết: Tông tộc xứng hiếu yên, hương đảng xứng đệ yên.
Viết: Cảm vấn kỳ thứ.
Viết: Ngôn tất tín, hành tất quả, khanh khanh nhiên tiểu nhân tai ! Ức diệc khả dĩ vi thứ hĩ. Viết: Kim lệnh chi tòng chính giả hà như?
Tử viết: Ái ! đấu sao chi nhân, hà túc toán dã ?
Tử Cống  hỏi: Người thế nào đáng được gọi là kẻ sĩ?
Khổng tử nói: Làm trái phải biết xấu hổ. Đi sứ nước ngoài không làm mất thể diện vua mình, như thế có thể gọi là kẻ sĩ.
Tử Cống hỏi; Xin hỏi kém kẻ sĩ một bậc gọi là người gì?
Khổng tử nói: Đó là người mà họ hàng bảo là kẻ có hiếu, làng xóm cho là biết đạo anh em.
Tử Cống lại hỏi: Kém một bậc nữa thì gọi là gì ạ?
Khổng tử: Đó là người có lời nói tin cậy, hành động quả quyết, cũng là những kẻ nhỏ nhen, kiến thức hẹp hòi. Tuy vậy cũng gọi họ là kẻ sĩ kém hai bậc.
Tử Cống hỏi tiếp: Những người đang làm quan nước Lỗ là loại người nào?
Khổng tử đáp: Ai chà! Những kẻ bụng dạ hẹp hòi, có gì đáng nói!

13·21
子曰:“不得中行而与之,必也狂狷乎!狂者进取,狷者有所不为也” Tử viết: Bất đắc trung hành nhi dự chi, tất dã cuồng quyến hồ! Cuồng giả tiến thủ, quyến giả hữu sở bất vi dã. Khổng tử nói: Chẳng gặp được người đạt được tính trung dung để truyền đạo, đành phải tìm đến hạng cuồng giả, quyến giả. Cuồng giả có chí tiến thủ mãnh liệt, quyến giả biết giữ lòng ngay thẳng không làm chuyện bất nghĩa.
(Lời bàn: “Cuồng giả” có chí lớn, tính cách mạnh mẽ thái quá, “quyến giả” thì lại rụt rè, biết giữ bổn phận không làm điều bất nghĩa. Cả hai loại người này đều chưa đạt trung dung (vừa phải). Khổng tử nói vậy để khuyến khích cả hai đều tiến về phiá đạo lý trung dung thì tốt hơn)
13·22
子曰:“南人有言曰:‘人而无恒,不可以作巫医’。善夫!”。
不恒 其德,或承之羞”。子曰:不占而已矣”。 
Tử viết:Namnhân hữu ngôn viết ‘ Nhân nhi vô hằng, bất khả dĩ tác vu y’. Thiện phu !”
‘Bất hằng kỳ đức, hoặc thừa chi tu’. Tử viết: Bất chiêm nhi dĩ hĩ.
Khổng tử nói: Người phương nam có câu ‘Người không có hằng tâm thì không thể làm thầy cúng hay thầy thuốc được’. Câu này rất hay! Kinh Dịch lại có câu ‘Người không có đức hạnh bền vững thì thế nào cũng có lúc chuốc lấy sự hổ thẹn’. Khổng tử nói tiếp: Người như thế thì làm thầy bói cũng chả được.
(Chú thích: Hằng tâm là  bền lòng, bền chí, kiên định đạo lý, dù thế nào cũng không thay đổi) 13·23
子曰:“君子和而不同,小人同而不和”。 
Tử viết: Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa.
Khổng tử nói: Quân tử hoà hợp nhưng khôngnhất thiết giống nhau, tiểu nhân a dua mà không hoà hợp.

(Lời bàn: Hòa hợp và a dua (阿諛) bề ngoài có vẻ giống nhau. Hòa hợp là thống nhất về tinh thần đạo lý, a dua là mù quáng làm giống người khác để vụ lợi).
13·24
子贡问曰:“乡人皆好之,何如?”
子曰:“未可也”。“乡人皆恶之,何如?” 
子曰:“未可也。不如乡人之善者好之,其不善者恶之”。  Tử Cống vấn viết: Hương nhân giai hiếu chi, hà như?
Tử viết: Vị khả dã. Lại hỏi: Hương nhân giai ố chi, hà như?
Tử viết: Vị khả dã. Bất như hương nhân chi thiện giả hiếu chi, kỳ bất thiện giả ố chi.
Tử Cống hỏi: Người được cả làng đều khen thì thế nào?
Khổng tử nói: Chưa hẳn là người tốt. Tử Cống lại hỏi: Người mà cả làng đều ghét thì sao ?
Khổng tử đáp: Chưa hẳn là kẻ xấu. Người thiện trong làng đều khen, kẻ ác đều ghét,  ấy mới là người tốt.

(Lời bàn: Người được cả làng (gồm cả tốt, xấu) khen – ấy là người “ba phải”. Người bị cả làng ghét, có thể người ấy ngay thẳng, không chịu a dua)

13·25
子曰:“君子易事而难说也。说之不以道,不说也;及其使人也,器之。小人难事而易说也。说之虽不以道,说也;及其使人也,求备焉” 
Tử viết: Quân tử dịch sự nhi nan thuyết dã. Thuyết chi bất dĩ đạo, bất thuyết dã; Cập kỳ sử nhân dã, khí chi. Tiểu nhân nan sự nhi thuyết dã. Thuyết chi tuy bất dĩ đạo, thuyết dã; Cập kỳ sử nhân dã, cầu bị yên. Khổng tử nói: Làm việc với người quân tửn thì dễ, nhưng được lòng quân tử thì khó. Nếu lấy lòng quân tử bằng cách không chính đáng thì quân tử không thích; Người quân tử sử dụng người thì dựa theo tài năng, đạo đức mà giao việc. Làm việc với kẻ tiểu nhân thì rất khó. Lấy lòng họ bằng cách không chính đáng thì rất dễ. Kẻ tiểu nhân sai khiến người khác lại đòi người ta phải hoàn hảo. 13·26
子曰:“君子泰而不骄,小人骄而不泰”。 
 Tử viết: Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái.
Khổng tử nói: người quân tử rộng rãi mà không kiêu, tiểu nhân kiêu mà không rộng rãi. 13·27
子曰:“刚、毅、木、讷近仁”。 
Tử viết: Cương, nghị, mộc, nột cận nhân.
Khổng tử nói: Người có tính cương trực, chí quyết đoán, lòng mộc mạc, nói cẩn thận là gần với đạo nhân.


13·28
子路问曰:“何如斯可谓之士矣 ?”
子曰:“切切偲偲,怡怡如也,可谓士矣。朋友切切偲偲,兄弟怡怡” Tử Lộ vấn viết: Hà như tư khả vị chi sĩ hĩ ?
Tử viết: Thiết thiết ti ti, di di như dã, khả vi sĩ hĩ. Bằng hữu thiết thiết ti ti, huynh đệ di di.
Tử Lộ hỏi : Như thế nào được gọi là kẻ sĩ ? Khổng tử nói: Thân mật khuyên bảo, nhẹ nhàng vui vẻ có thể là kẻ sĩ. Bạn hữu thân thiết, anh em vui vẻ.

13·29
子曰:“善人教民七年,亦可以即戎矣”。
 Tử viết: Thiện nhân giáo dân thất niên, diệc khả dĩ tức nhung hĩ. Khổng tử nói: Người thiện nắm quyền giáo hóa dân bảy năm có thể bảo họ ra trận được.

13·30
子曰:“以不教民战,是谓弃之”。
Tử viết: Dĩ bất giáo dân chiến, thị vị khi chi.
Khổng tử nói: Dùng dân chưa huấn luyện đi đánh trận, là vứt bỏ họ. Hết thiên 13

0 comments

Post a Comment