Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Sunday, December 29, 2013

Sách “Đại học” -Tăng Tử- cuốn đầu tiên trong bộ Tứ thư

Đại học nguyên là một chương trong Kinh Lễ (Lễ  ký) được viết lên thành sách trong khoảng thời gian từ thời Chiến Quốc đến thời  Tần Hán được xem là một trong những sách chủ yếu của Nho gia. Tác giả của đại học là ai hiện nay vẫn chưa xác định rõ, có người cho là của Tử Tư viết, nhưng Chu Hy Tống lại cho là của Tăng Tử viết. Bởi Chu Hy cho rằng Tăng Tử là học trò của Khổng Tử nên Tăng Tử ghi chép lại lời của Khổng Tử là hợp đạo lí. Và đa số người ta tin vào giả thiết này hơn. Đại học cùng với Trung Dung, Luận NgữMạnh Tử hợp thành bộ Tứ Thư được Khổng Tử khởi xướng và Mạnh Tử kế thừa.

Chu Hy cho rằng Đại họccương lĩnh, không có cái gì không bao hàm, dung nạp trong đó. Ông còn cho rằng, có thể dùng những thuyết giáo trong sách Đại học để bù đắp lại những lỗ hổng trong tư tưởng của giai cấp thống trị phong kiến. Hai chữ Đại học ở đây có nghĩa là học vấn uyên bác, tinh sâu. Đời Chu con cháu quý tộc sau khi học qua lớp tiểu học đến 15 tuổi sẽ vào đại học, thời ấy gọi là Thái học, học lí luận quản lí chính sự qua các kinh thư. Ở đời Hán xem các kinh ở thời Xuân Thu là Đại kinh, xem Tứ Thư trong đó có Đại học là tiểu kinh. Vào đời Đường xem Đại học, Mạnh TửKinh Dịch như nhau, đều gọi là Kinh thư. Đời Tống, hai anh em Trình HạoTrình Di nói “sách Đại học là sách nhập môn cho người mới đi vào học Đạo”. Điều đó nói lên địa vị của Đại học trong các loại kinh thư.

Nội dung

Đại học có 11 chương. Chương đầu tiên “Thánh Kinh” là ý kiến của Khổng Tử, do Tăng Tử truyền lại bằng miệng. Còn 10 chương sau giải thích chương đầu tiên là bài giảng của Tăng Tử (do học trò của Tăng Tử ghi chép lại.

 1.Thánh Kinh
2.  Khang cáo
3. Bàn minh
4. Bang kì
5. Thính tụng
6. Tri bản
7. Thành ý
8. Chính tâm tu nhân
9. Tề gia
10.Trị quốc
11.Hiệt Củ: Trong đạo trị quốc, người trên cần phải làm gương tốt trước, để người dưới noi theo. Không nên xem tài sản là lợi ích mà nên xem nhân nghĩa là lợi ích vậy
Xuyên suốt Đại học là tư tưởng “Trị quốc bình thiên hạ” được Nho Gia đề ra với cương lĩnh Tam Cương, Bát Mục.
Chương IThánh kinh

  1. Đại đạo cốt để biết phát huy đức sáng đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác làm thiện, ai cũng đạt đến đạo đức hoàn thiện. Phải kiên định chí hướng. Tâm yên tĩnh. Lòng ổn định, suy nghĩ mới chu toàn. Từ đó xử lý giải quyết công việc được thỏa đáng.
Vạn vật đều có đầu có đuôi, có gốc có ngọn.
Vạn sự đều có bắt đầu và có kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau là đúng nguyên tắc của Đạo rồi.

  1. Thời cổ đại phàm là thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đều khắp thiên hạ thì trước hết phải lãnh đạo tốt xứ mình, nước mình.
Muốn lãnh đạo tốt xứ mình, nước mình trước hết chỉnh đốn tốt gia tộc gia đình mình.
Muốn chỉnh đốn gia tộc gia đình phải tu dưỡng phẩm chất bản thân mình.
Muốn tu dưỡng phẩm đức bản thân trước hết phải làm cho tâm tư mình ngay thẳng, đoan chính… Muốn ngay thẳng thì ý nghĩ phải thành thật…. Muốn thành thật phải có nhận thức đúng đắn. Mà con đường nhận thức đúng đắn chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn nguyên lý của sự vật.
3. Có lĩnh hội được nguyên lý sự vật thì nhận thức mới đúng đắn, ý nghĩ mới thành thật. Ý nghĩ thành thật thì tâm tư ngay thẳng. Tâm tư ngay thẳng mới tu dưỡng phẩm đức tốt. Phẩm đức bản thân tốt thì mới chỉnh đốn tốt gia đình gia tộc. Chỉnh đốn tốt gia đình gia tộc thì mới lãnh đạo xứ mình, nước mình, thiên hạ mới được thái bình.…
4. Từ vua tới người bình dân ai ai cũng phải tu dưỡng đạo đức  làm gốc.
Một cái cây, gốc đã mục nát mà ngọn cành còn tươi là điều không thể có.
(Đó là các nguyên tăc và lời bàn rộng của Khổng Tử mà học trò Tăng Tử truyền lại).

Mười chương sau là bài giảng của Tăng Tử nhằm phân tích rõ Thánh kinh, do học trò của Tăng Tử ghi chép lại. Có thể phân thành hai chủ điểm (tam cương và bát mục (*Cương : lớn, khái quát, mục: nhỏ, cụ thể hơn. Cương mục là cấu trúc, tiêu chí).
Tam cương

  1. Minh minh đức (phát huy cái đức sáng/ làm sáng/  dùng đức trị)
  2. Tân dân            (đổi mới dân chúng theo hướng đạo đức Nho gia)
  3. Chỉ ư chí thiện  (chỉ làm việc thiện).
Bát mục   (8 bước thực hiện 3 cương lĩnh trên)

  1. Cách vật   (nghiên cứu thấu đáo sự vật)
  2. Trí tri    (có kiến thức rõ rệt, hiểu biết sâu sắc, đến cùng)
  3. Thành ý    (lòng chân thành), thành thật ngay với mình, không giả dối, tạm bợ
  4. Chính tâm (giữ lòng dạ ngay thẳng khi tu dưỡng) gần với “thiền”.
  5. Tu thân   (học làm quân tử: sửa mình làm người tốt.)
  6. Tề gia   (xây dựng gia đình tốt, hài hòa cân đối)
  7. Trị quốc    (làm quan chức tốt)
  8. Bình thiên hạ (lãnh đạo thiên hạ thái bình / làm thế nào chinh phục thiên hạ / hội nhập quôc tế).
* Tam cương bát mục được Khổng tử dẫn giải cụ thể, sinh động, xem ở Luận ngữ

Phùng Hoài Ngọc biên tập 29.3.2010

ĐẠI HỌC - Tăng Tử
Phan Văn Các – dịch nghĩa
LỜI DẪN
Đại học vốn là một thiên trong sách Lễ kí (là thiên thứ 42 trong 49 thiên của sách này). Là một trong các tác phẩm của Nho gia, tương truyền là do Tăng Tử làm ra. Trịnh Huyền thời Đông Hán nói rằng: "Danh viết Đại học giả, dĩ kì kí bác học, khả dĩ vi chính dã" (Gọi là Đại học, vì nó ghi chép việc học rộng lớn có thể làm được chính sự - Lễ kí chú); Khổng Dĩnh Đạt đời Đường nói: "Thử Đại học chi thiên, luận học thành chi sự, năng trị kỳ quốc, chương minh kì đức ư thiên hạ" (Thiên Đại học này bàn về việc học hành, có thể trị được nước, làm sáng cái đức minh ở trong thiên hạ).
Xét về nội dung thì nó hòa trộn luân lí, triết học và chính trị trong một thể thống nhất. Sách này nêu ra ba cương lĩnh lớn là "minh minh đức", "tân dân" và "chỉ ư chí thiện" cùng với tám điều mục là "cách vật", "trí tri", "thành ý", "chính tâm", "tu thân", "tề gia", "trị quốc", "bình thiên hạ" là những cương lĩnh cơ bản và nguyên tắc chủ yếu của cái học "nội thánh ngoại vương" của Nho gia.
Tư Mã Quang thời Bắc Tống soạn sách Đại học quảng nghĩa, đó là lần đầu tiên Đại học được tách thành sách riêng. Trình Tử lại điều chỉnh các chương tiết ở nguyên văn Đại học làm thành Đại học định bản và khẳng định rằng đây là "Khổng thị chi di thư, nhi sơ học nhập đức chi môn" (sách do họ Khổng để lại, và là cái cửa bắt đầu đi vào học đạo).
Chu Hi thời Nam Tống đem Đại học, ghép với Luận ngữ, Mạnh Tử và Trung Dung lại gọi là Tứ thư (bốn cuốn sách lớn). Từ đó Đại học chính thức trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia. Ông lại làm ra sách Đại học chương cú, dựa vào ý kiến hai anh em họ Trình, "phát kì chỉ thú, nhiên hạ cổ giả giáo nhân chi pháp, thánh kinh hiền truyện chi chỉ, xán nhiên phục minh ư thế" (phát huy nội dung ý nghĩa của nó, nhờ thế mà phép dạy người thưở xưa, và nội dung ý nghĩa của kinh truyện thánh hiền lại được sáng tỏ rực rỡ ở đời - Đại học chương cú tự).
Xuất phát từ quan điểm chính trị và đạo đức của Nho gia, Đại học đã nhấn mạnh vào tính thống nhất không thể chia cắt giữa việc tu dưỡng đạo đức cá nhân với việc trị quốc, bình thiên hạ.
Ở Việt Nam, chuyên bàn về sách Đại học thì chỉ có các cuốn Đại học giảng nghĩa, là một bản dịch nôm sách Đại học (có kèm bản chú giải gốc chữ Hán của Chu Hi) và bài nói về cách đọc sách Đại học. Không rõ tác giả, hiện là một bản viết tay 30 trang kí hiệu Thư viện Hán Nôm là AB.277.
Đại học tích nghĩa, do Lê Văn Ngữ biên soạn và viết tựa năm 1927, giảng giải sách Đại học của Tăng Tử, có viện dẫn Kinh Thư, Luận ngữ, Mạnh Tử để thuyết minh. Có một số bài bàn về sách kinh truyện, như Luận ngữ, Trung dung.
Kí hiệu Thư viện Hán nôm là A.2594.
Ngoài ra là các bộ sách chung về Tứ thư như:
- Tứ thư đoản thiên, gồm 170 bài kinh nghĩa, đề tài lấy ở "Tứ thư", như Lí nhân vi đức, Vi chính dĩ đức, tỉnh hình phạt, kê minh cầu v.v... do Trương Văn Đường in năm Minh Mệnh 19 (1838).
- Kí hiệu Thư viện Hán nôm: A. 1794, A.1424.
- Tứ thư sách lược, là tập văn sách, lấy đề tài trong Tứ thư, dùng làm mẫu cho học trò thi cử. Kí hiệu sách: VHv 391/1-2, VHv 901, VHv 900, VHv 2241, VHt 17.
- Tứ thư tiết yếu, do Bùi Huy Bích trích đoạn, Liễu Văn Đường in năm Thành Thái 7 (1895).
- Tứ thư tính nghĩa, là tập sách chọn lọc ở các trường và các khoa thi, đề tài lấy ở Tứ thư, là loại sách tham khảo luyện thi. Kí hiệu VHv 443, VHv 444, VHv 601/345.
- Tứ thư ước giải do Lê Quý Đôn, hiệu đính Úc Văn Đường in năm Minh Mệnh 20 (1839). Diễn giải bằng chữ Nôm, một số chương trong Tứ thư. Kí hiệu sách: AB 270/1-5.
- Tứ truyện tinh nghĩa gồm những bài tinh nghĩa chọn từ khoa thi các trường, đề tài lấy từ Tứ thư làm sách tham khỏa ch người theo đòi cử nghiệp.
Kí hiệu sách: VHv.601/6, VHv.1151 v.v...
Viết và dịch bằng chữ quốc ngữ có:
- Nho giáo, 3 tập của Trần Trọng Kim (tập II có dành 4 trang giới thiệu vắn tắt về Đại học, Nhà xuất bản Trung Bắc tân văn Hà Nội 1932).
- Khổng học đăng của Phan Bội Châu, NXB Khai Trí, Sài Gòn 1929, trong đó dịch và giới thiệu toàn văn Đại học, với những lời bình luận sâu sắc.
- Tứ thư bản dịch của Đoàn Trung Còn từ trước năm 1975, năm 1996 được NXB Thuận Hóa - Huế in lại.
Bản dịch chú này của chúng tôi có tham khảo các bản dịch của các tác giả nói trên nhất là bản Đại học của Phan Bội Châu trong Khổng học đăng, và kết quả của các nhà nghiên cứu Nho học Trung Quốc, cùng với bản dịch bạch thoại của Tiền Huyền, nhà xuất bản Nhạc Lộc thư xã, Hồ Nam, 1994.
CHƯƠNG I
Tiết thứ 1
Đại học chi đạo: tại minh minh-đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện. Tri chỉ nhi hữu hậu định; định nhi hậu năng tĩnh; tĩnh nhi hâu năng yên; yên như hậu năng lự; lự nhi hậu năng đắc. Vật hữu bản mạt, sự hữu chung thủy; tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hỷ.
大学之道,在明明德,在亲民,在止􀳦􀳦 􀳦至善。知止而后有定,定而后能静,􀳦 􀳦􀳦而后能安,安而后能虑,虑而后能得 。物有本末,事有终始。知所先后,􀳦􀳦 􀳦近道矣。
Dịch nghĩa: Đạo đại học là ở chỗ làm sáng tỏ đức sáng, là ở chỗ khiến đời sống dân chúng không ngừng đổi mới, là ở chỗ khiến cho người ta ở vào cõi chí thiện. Biết rằng phải đạt tới cõi chí thiện, thì đã có được phương hướng kiên định; đã có được phương hướng kiên định, thì có thể tĩnh, đã có thể yên tĩnh thì có thể an tâm; đã có thể an tâm thì có thể suy nghĩ, đã suy nghĩ rồi thì có thể thu hoạch. Muôn vật đều có gốc ngọn nặng nhẹ, muôn vật đều có đầu cuối trước sau. Biết sắp xếp đúng thứ tự trước sau của sự vật, thì đã gần với Đạo vậy.
Tiết thứ 2
Cổ chi dục minh minh-đức ư thiên hạ giả; tiên tri kỳ quốc; dục tri kỳ quốc giả; tiên tề kỳ gia; dục tề kỳ gia giả; tiên tu kỳ thân; dục tu kỳ thân giả; tiên chính kỳ tâm; dục chính kỳ tâm giả; tiên thành kỳ ý; dục thành kỳ ý giả; tiên trí kỳ tri; trí tri; tại cách vật.
古之欲明明德于天下者,先治其国;􀳦􀳦 􀳦治其国者,先齐其家;欲齐其家者,􀳦 􀳦􀳦修其身;欲修其身者,先正其心;欲 正其心者,先诚其意;欲诚其意者,􀳦􀳦 􀳦致其知。致知在格物。
Dịch nghĩa: Người xưa muốn làm sáng tỏ đức sáng trong thiên hạ, trước hết phải bình trị được nước mình; muốn bình trị được nước mình, trước hết phải sửa sang cho nhà mình được chỉnh tề tốt đẹp; muốn sửa sang nhà mình cho chỉnh tề tốt đẹp; trước hết phải tu chỉnh bản thân mình; muốn tu chỉnh bản thân mình; trước hết phải lo giữ cho cái tâm mình ngay ngắn, muốn giữ cho ngay ngắn cái tâm mình, trước hết phải làm cho ý niệm mình được chân thành; muốn
làm cho ý niệm mình được chân thành thì trước hết, phải có sự hiểu biết; mà con đường để có được sự hiểu biết chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn cái nguyên lí của sự vật.
CHƯƠNG II
Vật cách nhi hậu tri chí; trí chí nhi hậu ý thành; ý thành nhi hậu tâm chính; tâm chính nhi hậu thân tu; thân tu nhi hậu gia tề; gia tề nhi hậu quốc trị; quốc trị nhi hậu thiên hạ bình.
物格而后知至,知至而后意诚,意诚􀳦􀳦 􀳦后心正,心正而后身修,身修而后家􀳦 􀳦􀳦,家齐而后国治,国治而后天下平。
Dịch nghĩa: Nghiên cứu đến tận cùng nguyên lí của sự vật, thì mới có thể có được sự hiểu biết; Có được sự hiểu biết thì ý niệm mới chân thành; ý niệm chân thành thì cái tâm mới ngay ngắn. Cái tâm ngay ngắn thì mới tu chỉnh được bản thân mình. Tu chỉnh được bản thân mình rồi mới sửa sang nhà mình chỉnh tề tốt đẹp; sửa sang nhà mình chỉnh tề tốt đẹp mới bình trị được nước mình; bình trị được nước mình thì mới làm thiên hạ được thái bình.
Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản.
自天子以至于庶人,一是皆以修身为􀳦􀳦 􀳦。
Dịch nghĩa: Từ thiên tử cho đến kẻ thứ nhân, tất cả đều lấy việc sửa mình làm gốc.
CHƯƠNG III
Kỳ bản loạn nhi mạt trị giả, phủ hỹ; kỳ sở hậu giả bạc, nhi kỳ sở bạc giả hậu, vị chi hữu giã.
其本乱而末治者否矣。其所厚者薄,􀳦􀳦 􀳦其所薄者厚,未之有也。
Dịch nghĩa: Cái gốc rối loạn mà cái ngọn được gọn gàng ngay ngắn, là điều không thể có được; Coi nhẹ cái căn bản đáng phải trọng thị và coi nặng cái chi tiết vốn là thứ yếu, [thánh nhân xưa] chưa từng có như vậy bao giờ.
Khang cáo viết: khắc minh đức .
《康诰》曰:“克明德。”
Dịch nghĩa: Thiên "Khang cáo" nói: "Có thể làm sáng tỏ đức" (Khang Cáo là một thiên trong Chu thư)
Thái giáp viết: cô thị thiên chi minh mệnh.
《太甲》曰:“顾諟天之明命。”
Dịch nghĩa: Thiên Thái Giáp "Suy nghĩ thẩm sát đức sáng mà trời đã phú cho". (Thái giáp là một thiên trong Thượng thư).
Đế-Điển viết: khắc minh tuấn đức.
《帝典》曰:“ 克明峻德 ”
Dịch nghĩa: Thiên Nghiên điển (trong Ngu thư) nói: "Có thể làm sáng tỏ đạo đức cao thượng".
Giai tự minh dã.
皆自明也。
Dịch nghĩa: Đó đều là nói rằng đạo đức phải sáng tỏ từ nơi bản thân mình.
Thang chi bàn minh viết: Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân.
汤之《盘铭》曰:“苟日新,日日新􀳦􀳦 􀳦又日新。”
Dịch nghĩa: Lời Bàn minh của vua Thang nói rằng: Gột rửa cáu bẩn, trở thành con người mới, ngày ngày đổi mới, lại càng phải mới nữa.
Khang cáo viết: tác tân dân.
《康诰》曰:“作新民。”
Dịch nghĩa: Thiên Khang cáo (Chu thư) nói: Phải cải tạo những di dân [của n Thương] trở thành những người dân mới [của triều Chu].
Thi viết: Chu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy tân.
《诗》曰:“周虽旧邦,其命维新。􀳦􀳦 􀳦
Dịch nghĩa: Kinh Thi nói rằng: "Chu tuy là nước cũ [từ triều Ân] nhưng đã chịu mệnh Trời, mệnh ấy là mới". (Thi. Đại nhã. Văn Vương, chương I)
Thị cố quân tử vô sở bất dụng kỳ cực
是故君子无所不用其极
Dịch nghĩa: Bởi thế người quân tử [đối với mọi việc trên] chẳng có việc gì là không dụng tâm dụng lực đến triệt để (mọi việc đều mang hết sức lực của mình).
Thi vân: bang kỳ thiên lý, duy dân sở chỉ.
《诗》云:“邦畿千里,维民所止。􀳦􀳦 􀳦
Dịch nghĩa: Kinh Thi nói rằng: "Kinh kì [nhà Thương] rộng ngàn dặm, là chỗ dân chúng ở". (Thi. Thương tụng. Huyền điểu, chương 1 câu 15-16).
Thi vân: "miên man hoàng điểu, chỉ ư khưu ngu". Tử viết: ư chỉ, tri kỳ sở chỉ, khả dĩ nhân nhi bất như điểu hồ;
《诗》云:“缗蛮黄鸟,止于丘隅。􀳦􀳦 􀳦 子曰:“于止,知其所止,可以人而􀳦􀳦 􀳦如鸟乎?”
Dịch nghĩa: Kinh Thi nói rằng: "Chim hoàng li hót líu lo, đậu ở một góc gò". (Thi. Tiểu nhã. Miên man, chương 2, câu 1-2). Khổng Tử nói rằng: Con chim kia đậu, còn biết chọn chỗ mà đậu, há lẽ người ta lại không bằng con chim sao!
CHƯƠNG IV
Tiết thứ 1
Thi vân: mục mục Văn-Vương, ô tập hy kính chỉ; vi nhân quân , chỉ ư nhân; vi nhân thần chỉ ư kính; vi nhân tử chỉ ư hiếu; vi nhân phụ chỉ ư từ, dữ quốc nhân giao chỉ ư tín.
《诗》云:“穆穆文王,于缉熙敬止􀳦􀳦 􀳦”为人君,止于仁;为人臣,止于敬􀳦 􀳦􀳦为人子,止于孝;为人父,止于慈; 与国人交,止于信。
Dịch nghĩa: Kinh Thi nói: "Vua Văn Vương ân đức sâu xa, ôi Ngài cứ kính cẩn mãi không thôi". Làm vua thì dừng ở đức nhân; làm bề tôi thì dừng ở đức kính, làm con thì dừng ở đức hiếu; làm cha thì dừng ở đức từ; giao thiệp với người trong nước thì dừng ở đức tín. (Thi. Đại nhã. Văn vương, chương 4, câu 1-2).
Tiết thứ 2
Thi vân: chiêm bỉ kỳ úc, lục trúc y y, hữu phỉ quân tử, như thiết như tha, như trác như ma, sắt hề giản hề, hích hề, huyền hề, hữu phỉ quân tử, chung bất khả huyên hề, như thiết như tha giả, đạo học dã; như trác như ma giả, tự tu dã; sắt hề, giản hề giả, tuận lật dã; hích hề, huyến hề giả, uy nghi dã; hữu phỉ quân tử, chung bất khả huyên hề giả, đạo thịnh đức chí thiện; dân chi bất năng vong dã.
《诗》云:“瞻彼淇澳,菉竹猗猗。􀳦􀳦 􀳦斐君子,如切如磋,如琢如磨。瑟兮􀳦 􀳦􀳦兮,赫兮喧兮。有斐君子,终不可喧 兮!”“如切如磋”者,道学也。“􀳦􀳦 􀳦琢如磨”者,自修也。“瑟兮僴兮”􀳦 􀳦􀳦,恂栗也。“赫兮喧兮”者,威仪也 。“有斐君子,终不可喧兮”者,道􀳦􀳦 􀳦德至善,民之不能忘也。
Dịch nghĩa: Kinh Thi nói rằng: "Trông kìa trên khúc quanh của sông Kì, tre xanh tốt rườm rà, [Nước Vệ] có người quân tử thanh tao, như cắt như giũa thật chăm chỉ, như dùi như mài thật tinh tế. Trang trọng nghiêm túc, xiết bao uy nghi. Vinh diệu rạng rỡ thay! [Nước Vệ], có người quân tử, mọi người mãi mãi không quên". Câu "như cắt như giũa" là nói việc học của người quân tử. Câu "như dùi như mài" là nói việc trau dồi phẩm chất. "Trang trọng nghiêm túc" là nói trong lòng người quân tử cung kính sợ sệt; "Vinh diệu rạng rỡ" là nói dáng vẻ người quân tử rất mực uy nghiêm, có người quân tử, mọi người mãi mãi không quên" là nói thịnh đức chí thiện, thì dân chúng không bao giờ quên. (Thi. Vệ phong. Kì úc, chương 1, câu 1-9).
Tiết thứ 3
Thi vân: Ô hô! tiền vương bất vong, quân tử hiền kỳ hiền, nhi thân kỳ thân; tiểu nhân lạc kỳ lạc, nhi lợi kỳ lợi, thử dĩ một thế bất vong dã.
《诗》云:“於戏,前王不忘!”君􀳦􀳦 􀳦贤其贤而亲其亲,小人乐其乐而利其􀳦 􀳦􀳦,此以没世不忘也。
Dịch nghĩa: Kinh Thi nói: "Hỡi ô! Những bậc vua đời trước, người ta không quên". Người quân tử ca ngợi các thánh vương đời trước tôn trọng những người hiền, yêu mến người thân của mình; kẻ tiểu nhân [cũng nhờ công đức che thánh vương đời trước] mà được vui hưởng niềm
vui, được thụ hưởng điều lợi, vì thế người ta đời đời không quên. (Thi. Chu tụng. Liệt Văn, câu 13).
CHƯƠNG V
Tử viết: thính tụng ngô do nhân dã, tất dã, sử vô tụng hồ, vô tình giả bất đắc tận kỳ từ, đại uý dân chí, thử vị tri bản, thử vị tri chi chí dã.
子曰:“听讼,吾犹人也。必也使无􀳦􀳦 􀳦乎!”无情者不得尽其辞。大畏民志􀳦 􀳦􀳦此谓知本, 此谓知之至也。
Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: "Xử kiện thì ta cũng như người khác thôi. Nếu nhất định [phải nói có điều gì khác] thì đó là ta muốn làm sao cho không xảy ra kiện tụng nữa thì hơn". Khiến cho những kẻ muốn giấu giếm sự thật không được giở hết tài bẻm mép của họ, khiến cho dân chúng trong lòng cảm thấy kính sợ. Như vậy có thể nói là biết được cái gốc". Như vậy có thể nói là đã biết đến nơi đến chốn! (Lời Khổng Tử ghi trong Luận ngữ. Nhan Uyên).
CHƯƠNG VI
THÀNH Ý CHÍNH TÂM
Tiết thứ 1
Sở vị thành kỳ ý giả, vô tự khi dã; như ố ác xú, như hiếu hảo sắc, thử chi vị tự khiểm; cố quân tử tất thận kỳ độc dã.
所谓诚其意者,毋自欺也。如恶恶臭􀳦􀳦 􀳦如好好色,此之谓自谦(慊)。故君子􀳦􀳦 􀳦慎其獨也。
Dịch nghĩa: Nói rằng làm cho ý niệm mình được chân thành có nghĩa là đừng tự dối mình: giống như ghét mùi thối, giống như ưa sắc đẹp hoàn toàn từ lòng chân thật mà ra; như vậy mới gọi được là thoả mãn tâm ý mình. Bởi thế người quân tử khi chỉ có một mình mình nhất thiết phải hết sức cẩn thận.
Tiết thứ 2
Tiểu nhân nhàn cư vi bất thiện, vô sở bất chí, kiến quân tử nhi hậu yểm nhiên; yểm kỳ bất thiện nhi trứ kỳ thiện; nhân chi thị kỷ như kiến kỳ phế can nhiên, tắc hà ích hỹ. Thử vị thành ư trung, hình ư ngoại, cố quân tử tất thận kỳ độc dã.
小人闲居为不善,无所不至,见君子􀳦􀳦 􀳦后厌然,掩其不善,而著其善。人之􀳦 􀳦􀳦己,如见其肺肝然,则何益矣。此谓 诚于中,形于外,故君子必慎其独也􀳦􀳦 􀳦
Dịch nghĩa: Kẻ tiểu nhân ngồi rỗi làm điều xấu xa, không có điều xấu xa nào không làm, khi thấy người quân tử thì lấm lét lẩn tránh, cố che giấu điều xấu xa mà cố trưng bày điều tốt. Nhưng người ta đã như thấy rõ tận gan phổi nó rồi, thì [che đậy như vậy] phỏng có ích gì? Đó gọi là sự thật ở bên trong tất thể hiện ra bên ngoài. Cho nên người quân tử khi chỉ có một mình mình nhất thiết phải hết sức cẩn thận.
Tiết thứ 3
Tăng-tử viết: thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ, kỳ nghiêm hồ!
曾子曰:“十目所视,十手所指,其􀳦􀳦 􀳦乎!
Dịch nghĩa: Tăng Tử nói: "Mười con mắt nhìn vào, mười ngón tay chỉ vào, thật nghiêm khắc biết bao!
Tiết thứ 4
Phú nhuận ốc; đức nhuận thân, tâm quảng, thể bàng. Cố quân tử tất thành kì ý.
富润屋,德润身,心广体胖,故君子􀳦􀳦 􀳦诚其意。
Dịch nghĩa: Của cải thì điểm tô nhà cửa, còn đạo đức thì điểm tô thân mình, lòng dạ rộng rãi, thân thể thảnh thơi thanh thản. Cho nên người quân tử nhất định phải làm cho ý niệm mình được chân thành.
CHƯƠNG VII
Tiết thứ 1
Sở vị tu thân tại chính kỳ tâm giả. Thân hữu sở phân trí tắc bất đắc kỳ chính; hữu sở khủng cụ tắc bất đắc kỳ chính; hữu sở hiếu nhạo tắc bất đắc kỳ chính; hữu sở tin hoạn tắc bất đắc kỳ chính.
所谓修身在正其心者,身有所忿懥,􀳦􀳦 􀳦不得其正,有所恐惧,则不得其正,􀳦 􀳦􀳦所好乐,则不得其正,有所忧患,则 不得其正。
Dịch nghĩa: Nói rằng sửa mình (tu thân) trước hết chính là làm cho lòng mình ngay thẳng (chính kì tâm). Nếu như mình có điều giận dữ, thì lòng sẽ không ngay thẳng, nếu như có điều sợ hãi, thì lòng sẽ không ngay thẳng; nếu như có điều ham muốn thì lòng sẽ không ngay thẳng; nếu như có điều ưa thích, thì lòng sẽ không ngay thẳng; nếu như có điều lo lắng, thì lòng sẽ không ngay thẳng.
Tiết thứ 2
Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị; thử vị tu thân tại chính kỳ tâm.
心不在焉,视而不见,听而不闻,食􀳦􀳦 􀳦不知其味。此谓修身在正其心。
Dịch nghĩa: Nếu tâm trí không để vào đó, thì dẫu nhìn mà chẳng thấy, dẫu để tai mà chẳng nghe, dẫu ăn mà chẳng biết mùi vị. Như vậy nên gọi là sửa mình cốt ở chỗ làm cho lòng (cái tâm) mình ngay thẳng.
CHƯƠNG VIII
TU THÂN TỀ GIA
Tiết thứ 1
Sở vị tề kỳ gia, tại tu kỳ thân giả. Nhân chi kỳ sở thân ái, nhi tịch yên; chi kỳ sở tiện ố, nhi tịch yên; chi kỳ sở uý kính nhi tịch yên; chi kỳ sở ai căng nhi tịch yên; chỉ kỳ sở ngạo đọa nhi tịch yên; cố hiếu nhi từ kỳ ác; ố nhi tri kỳ mỹ giả, thiên hạ tiển hỹ.
所谓齐其家在修其身者,人之其所亲􀳦􀳦 􀳦而辟焉,之其所贱恶而辟焉,之其所􀳦 􀳦􀳦敬而辟焉,之其所哀矜而辟焉,之其 所敖惰而辟焉。故好而知其恶,恶而􀳦􀳦 􀳦其美者,天下鲜矣。
Dịch nghĩa: Nói rằng muốn sửa sang cho nhà mình được chỉnh tề tốt đẹp (tề gia) trước hết phải sửa mình (tu thân). Chính là vì con người ta đối với những người thân yêu của mình thường có sự thiên lệch, đối với những người mình kính sợ, thường có sự thiên lệch, đối với những người mình thương xót, thường sự thiên lệch; đối với những người mình coi thường ngạo mạn, cũng thường có sự thiên lệch. Cho nên yêu thích ai mà thấy được chỗ xấu của người ấy, ghét bỏ ai mà thấy được chỗ tốt của người ấy, là điều hiếm có trong thiên hạ vậy.
Cố ngạn hữu chi viết: nhân mạc tri kỳ tử chi ác, mạc tri kỳ miêu chi thạc. Thử vị thần bất tu, bất khả dĩ tề kỳ gia.
故谚有之曰:“人莫知其子之恶,莫􀳦􀳦 􀳦其苗之硕。”此谓身不修不可以齐其􀳦 􀳦􀳦。
Dịch nghĩa: Cho nên ngạn ngữ có câu rằng: "Người ta không ai biết được cái xấu của con mình, không ai biết được lúa má trong đám ruộng nhà mình là tốt tươi". Như vậy cho nên không sửa mình (tu thân) thì không thể làm cho nhà mình chỉnh tề tốt đẹp (tề gia).
CHƯƠNG IX
TỀ GIA TRỊ QUỐC
Tiết thứ 1
Sở vị trị quốc tất tiên tề kỳ gia giả ,kỳ gia bất khả giáo, nhi năng giáo nhân giả, vô chi. Cố quân tử bất xuất gia nhi thành giáo vu quốc.
所谓治国必先齐其家者,其家不可教􀳦􀳦 􀳦能教人者,无之。故君子不出家而成􀳦 􀳦􀳦于国。
Dịch nghĩa: Nói rằng trị lí quốc gia tất trước tiên phải sửa sang gia đình mình cho ngay ngắn tốt đẹp, ấy là bởi vì người nhà mình không giáo dục nổi mà lại có thể giáo dục được người khác, đó là điều không thể có. Bởi thế người quân tử không ra khỏi nhà mà có thể hoàn thành được việc giáo hóa cả nước.
Tiết thứ 2
Hiếu giả, sở dĩ sự quân dã; đễ giả, sở dĩ sự trưởng dã; từ giả, sở dĩ sử chúng dã.
孝者,所以事君也;弟者,所以事长􀳦􀳦 􀳦;慈者,所以使众也。
Dịch nghĩa: Đạo hiếu [đối với cha] cũng chính là để thờ vua, đạo đễ [đối với anh], cũng chính là để thờ bậc trưởng thượng, đạo từ [đối với con] cũng chính là để sai khiến chúng dân vậy.
Tiết thứ 3
Khang cáo viết: như bảo xích tử, tâm thành cầu chi, tuy bất trúng, bất viễn hỹ. Vị hữu học dưỡng tử, nhi hậu giá giả dã.
《康诰》曰:“如保赤子。”心诚求􀳦􀳦 􀳦,虽不中不远矣。未有学养子而后嫁􀳦 􀳦􀳦也。
Dịch nghĩa: Thiên Khang cáo nói: "[yêu thương chăm lo cho dân chúng] giống như chăm sóc đứa con sơ sinh (con đỏ)". Miễn là thành tâm theo đuổi điều đó, thì dẫu không hoàn toàn đúng như vậy, thì cũng chẳng cách xa bao nhiêu. [Cũng giống như] chưa từng có người con gái nào học cách nuôi con trước rồi sau mới đi lấy chồng vậy.
Tiết thứ 4
Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân; nhất gia nhượng; nhất quốc hưng nhượng; nhất nhân tham lệ, nhất quốc tác loạn, kỳ cơ như thử, thử vị nhất ngôn phấn sự, nhất nhận định quốc.
一家仁,一国兴仁;一家让,一国兴􀳦􀳦 􀳦;一人贪戾,一国作乱:其机如此。􀳦 􀳦􀳦谓一言偾事,一人定国。
Dịch nghĩa: Cả nhà [của bậc quốc trưởng] làm điều nhân, thì cả nước sẽ dấy lên phong khí nhân ái. Cả nhà [của bậc quốc trưởng] đều lễ nhượng, thì cả nước sẽ dấy lên phong khí lễ nhượng. Còn nếu một người [quốc trưởng] tham lam tàn bạo, thì cả nước sẽ làm loạn. Cái sự lí chính là như vậy. Đó gọi là chỉ một lời nói có thể làm hỏng cả đại sự, chỉ một người có thể an định được quốc gia.
Tiết thứ 5
Nghiêu, Thuấn suất thiên hạ dĩ nhân, nhi dân tòng chi; Kiệt, Trụ suất thiên hạ dĩ bạo, nhi dân tòng chi; kỳ sở lệnh phản kỳ sở hiếu nhi dân bất tòng; thị cố quân tử hữu chư kỷ nhi hậu cầu chư nhân, vô chư kỷ nhi hậu phi chư nhân, sở tàng hồ thân bất thứ nhi năng dụ chư nhân giả, vị chi hữu dã. Cố trị quốc tại tề kỳ gia.
尧、舜帅天下以仁,而民从之。桀、􀳦􀳦 􀳦帅天下以暴,而民从之。其所令反其􀳦 􀳦􀳦好,而民不从。是故君子有诸己而后 求诸人,无诸己而后非诸人。所藏乎􀳦􀳦 􀳦不怒,而能喻诸人者,未之有也。故􀳦 􀳦􀳦国在齐其家。
Dịch nghĩa: Nghiêu, Thuấn lấy nhân ái mà dẫn dắt thiên hạ, nên dân chúng đi theo hai ông. Kiệt, Trụ dùng bạo lực mà cai trị thiên hạ, dân Nhưng mệnh lệnh ban ra ngược lại điều mong muốn của họ nên dân chúng không theo nữa.
Bởi thế người quân tử phải có [đức tốt] ở mình, rồi sau mới đòi hỏi ở người khác; phải không có [khuyết điểm] ở mình rồi sau mới phê phán được người khác. Cứ giữ ở nơi mình mà không suy ra cho người khác, như vậy mà khuyên bảo cho người khác hiểu được, thì đó là điều không thể có. Bởi thế cho nên trị quốc phải bắt đầu từ tề gia.
Tiết thứ 6
Thi vân: "Đào chi yêu yêu, kỳ diệp trăn trăn; chi tử vu qui, nghi kỳ gia nhân". Nghi kỳ gia nhân nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân.
《诗》云:“桃之夭夭,其叶蓁蓁。􀳦􀳦 􀳦子于归,宜其家人”宜其家人,而后􀳦 􀳦􀳦以教国人。
Thi vân: "nghi huynh nghi đệ". Nghi huynh nghi đệ nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân.
《诗》云:“宜兄宜弟。”宜兄宜弟􀳦􀳦 􀳦而后可以教国人。
Thi vân: "kỳ nghi bất thắc, chính thị tứ quốc"; kỳ vi phụ tử huynh đệ túc pháp nhi hậu dân pháp chi dã. Thử vị trị quốc tại tề kỳ gia.
《诗》云:“其仪不忒,正是四国。􀳦􀳦 􀳦其为父子兄弟足法,而后民法之 也。此谓治国在齐其家。
Dịch nghĩa: Kinh Thi nói: "Cây đào tơ mơn mởn, lá nó mọc xum xuê, nàng ấy về nhà chồng, ắt hoà thuận đề huề".
Hoà thuận đề huề với mọi người trong nhà, rồi sau mới có thể giáo hoá người trong nước. (Thi - Chu Nam. Đào yêu, chương 3 câu 1-4).
Kinh Thi nói: "Hoà thuận với anh, hoà thuận với em". Anh em hoà thuận, rồi sau mới có thể giáo hoá người trong nước. (Thi, Tiểu nhã. Lục tiêu, chương 3, câu 5)
Kinh Thi nói; "Người ấy uy nghi đúng đắn không sai trái, thì có thể sửa trị đúng đắn các nước khắp bốn phương. Bậc quốc trưởng chỉ có làm cho hành vi của cha con anh em trong nhà mình đủ trở thành mẫu mực, thì sau đó dân chúng sẽ noi theo. Như vậy gọi là trị quốc trước hết ở tề kì gia (sửa sang trong nhà mình cho chỉnh tề tốt đẹp). (Thi. Tào phong. Thi cưu, chương 3, câu 5-6).
CHƯƠNG X
TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ
Tiết thứ 1
Sở vị bình thiên hạ tại trị kỳ quốc giả ,thượng lão lão nhi dân hưng hiếu; thượng trưởng trưởng nhi dân hưng đễ; thượng tuất cô nhi dân bất bội; thị dĩ quân tử hữu hiệt củ chí đạo dã.
所谓平天下在治其国者,上老老而民􀳦􀳦 􀳦孝,上长长而民兴弟,上恤孤而民不􀳦 􀳦􀳦,是以君子有絜矩之道也。
Dịch nghĩa: Nói rằng bình trị thiên hạ, trước tiên ở trị lí quốc gia. Là bởi vì nếu nhà vua tôn kính người già, thì dân chúng sẽ dấy lên phong khí hiếu kính; nếu nhà vua trọng người huynh trưởng, thì dân chúng sẽ dấy lên phong khí đễ nhượng; nếu nhà vua thương xót kẻ cô độc thì dân chúng sẽ không rời bỏ. Vì thế người quân tử có cái "đạo hiệt cử" vậy.
Tiết thứ 2
Sở ố ư thượng, vô dĩ sử hạ; sở ố ư hạ, vô dĩ sự thượng; sở ố ư tiền, vô dĩ tiên hậu; sở ố ư hậu, vô dĩ tòng tiền; sở ố ư hữu, vô dĩ giao ư tả; sở ố ư tả, vô dĩ giao ư hữu; thử chi vị hiệt củ chi đạo.
所恶于上,毋以使下,所恶于下,毋􀳦􀳦 􀳦事上;所恶于前,毋以先后;所恶于􀳦 􀳦􀳦,毋以从前;所恶于右,毋以交于左 ;所恶于左,毋以交于右;此之谓絜􀳦􀳦 􀳦之道。
Dịch nghĩa: Điều gì mình chán ghét ở người trên [của mình], thì chớ đem điều đó mà sai khiến người dưới; điều gì mình chán ghét ở người dưới [của mình] thì chớ đem điều đó mà thờ người trên; điều gì mình chán ghét ở người trước mình, thì chớ đem điều đó mà đối xử với người sau mình; điều gì mình chán ghét ở người sau mình thì chớ đem điều đó mà đối xử với người trước mình; điều gì mình chán ghét ở người bên hữu mình, thì chớ đem điều đó mà giao vãng với người bên tả mình; điều gì mình chán ghét ở người bên tả mình, thì chớ đem điều đó mà giao vãng với người bên hữu mình. Như thế gọi là "đạo hiệt cử".
Tiết thứ 3
Thi vân: "Lạc chỉ quân tử, dân chi phụ mẫu"; dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi, thử chi vị dân chi phụ mẫu.
《诗》云:“乐只君子,民之父母。􀳦􀳦 􀳦民之所好好之,民之所恶恶之,此之􀳦 􀳦􀳦民之父母。
Dịch nghĩa: Kinh Thi nói: "Vui thay người quân tử, là cha mẹ của dân". Điều gì dân thích, thì mình thích, điều gì dân ghét, thì mình ghét. Như vậy thì gọi là cha mẹ dân. (Thi. Tiểu nhã. Nam Sơn hữu đài, chương 2, câu 3-4).
Tiết thứ 4
Thi vân: Tiệt bỉ Nam sơn, duy thạch nham nham; hách hách sư doãn, dân cụ nhĩ chiêm; hữu quốc giả, bất khả dĩ bất thận, tịch tắc vi thiên-hạ lục hỹ.
《诗》云:“节彼南山,维石岩岩。􀳦􀳦 􀳦赫师尹,民具尔瞻。”有国者不可以􀳦 􀳦􀳦慎,辟则为天下僇矣。
Dịch nghĩa: Kinh Thi nói: "Núi Nam cao vòi vọi kia, chỉ có đá trập trùng. Quan Thái sư họ Doãn hiển hách. Dân chúng đều trông ngóng vào ngài". Người cai trị quốc gia không thể không thận trọng, một khi xa rời chính đạo tất sẽ bị thiên hạ trừng phạt. (Thi Tiểu nhã. Tiệt Nam sơn, chương 1, câu 1-4).
Tiết thứ 5
Thi vân: "Ân chi vị táng sư, khắc phối Thượng đế, nghi giám vu n, tuấn mệnh bất dị"; đạo đắc chúng tắc đắc quốc, thất chúng tắc thất quốc.
Dịch nghĩa: Kinh Thi nói: "Khi nhà Ân chưa mất dân chúng, thì đạo đức phù hợp với Thượng đế. Nên soi vào [tấm gương diệt vong của] nhà Ân, [để biết rằng giữ được] mệnh Trời là không dễ". Đạo trị nước: được dân chúng thì được nước, mất dân chúng thì mất nước.
(Thi Đại nhã. Văn Vương, chương 6, câu 5-8).
Tiết thứ 6
Thị cố quân tử tiên thận hồ đức; hữu đức thử hữu nhân; hữu nhân thử hữu thổ, hữu thổ thử hữu tài; hữu tài thử hữu dụng.
是故君子先慎乎德。有德此有人,有􀳦􀳦 􀳦此有土,有土此有财,有财此有用。
Dịch nghĩa: Vì thế người quân tử trước hết cẩn thận về đức, có đức tất thì mới có được nhân dân, có nhân dân mới có được đất đai; có đất đai mới có được của cải; có của cải mới có thể sử dụng.
Tiết thứ 7
Đức giả bản dã, tài giả mạt dã; ngoại bản, nội mạt, tranh dân thi đoạt.
德者本也,财者末也。外本内末,争􀳦􀳦 􀳦施夺。
Dịch nghĩa: Đức là cái gốc, của là cái ngọn. Để cái gốc ra ngoài (coi thường cái đức) để cái ngọn vào trong (coi trọng của cải) thì sẽ phải tranh dân đoạt lợi.
Tiết thứ 8
Thị cố tài tụ tắc dân tán, tài tán tắc dân tụ; thị cố ngôn bội nhi xuất giả diệc bội nhi nhập; hoá bội nhi nhập giả diệc bội nhi xuất.
是故财聚则民散,财散则民聚。是故􀳦􀳦 􀳦悖而出者,亦悖而入;货悖而入者,􀳦 􀳦􀳦悖而出。
Dịch nghĩa: Vì thế [chỉ chăm lo] tích tụ của cải, thì dân chúng sẽ li tán, của cải phân tán [ra cho dân] thì dân chúng sẽ tụ họp. Vì thế nói ra với dân chúng những lời trái lẽ, thì sẽ thu về những sự trái nghịch, thu về những của cải bằng thủ đoạn bội nghịch, thì cũng sẽ bị người ta dùng thủ đoạn bội nghịch mà tước đoạt đi (của vào trái lẽ thì cũng ra một cách trái lẽ).
Tiết thứ 9
Khang Cáo viết: duy mệnh bất vu thường Đạo thiện tắc đắc chi, bất thiện tắc thất chi hỹ.
《康诰》曰:“惟命不于常。”道善􀳦􀳦 􀳦得之,不善则失之矣。
Dịch nghĩa: Thiên Khang cáo nói: "Mệnh trời chẳng phải mãi mãi bất biến". Đạo Trời là: người thiện thì được mệnh Trời, người bất thiện thì mất mệnh Trời vậy.
Tiết thứ 10
Sở thư viết: Sở quốc vô dĩ vi bảo, duy thiện dĩ vi bảo. Cữu Phạm viết: vong nhân vô dĩ vi bảo, nhân thân dĩ vi bảo.
《楚书》曰:“楚国无以为宝,惟善􀳦􀳦 􀳦为宝。”舅犯曰:“亡人无以为宝,􀳦 􀳦􀳦亲以为宝。”
Dịch nghĩa: Sở thư nói: "Nước Sở chẳng có cái gì đáng gọi là của quý, chỉ có đức thiện đáng coi là của quý". Cữu Phạm cũng nói: "Người lưu vong không có cái gì đáng gọi là của quý, chỉ có phẩm đức nhân ái hiếu kính đáng coi là của quý mà thôi".
Tiết thứ 11
Tần-thệ viết: Nhược hữu nhất cá thần, đoán đoán hề vô tha kỹ, kỳ tâm hưu hưu yên, kỳ như hữu dung yên, nhân chi hữu kỹ, nhược kỷ hữu chí, nhân chí ngạn thánh, kỳ tâm hiếu chi, bất sỉ nhược tự kỳ khẩu xuất, thực năng dung chi, dĩ năng bảo ngã tử tôn lê dân, thượng diệc hữu lợi tai!
《秦誓》曰:“若有一个臣,断断兮􀳦􀳦 􀳦他技,其心休休焉,其如有容焉。人􀳦 􀳦􀳦有技,若己有之;人之 彦圣,其心好之,不啻若自其口出。􀳦􀳦 􀳦能容之,以能保我子孙黎民,尚亦有􀳦 􀳦􀳦哉!
Dịch nghĩa: Thiên Tần thệ nói: Nếu như có được một đại thần thật thà thành khẩn, chẳng hề có tài năng gì khác, chỉ có tấm lòng khoan hòa, như có một lượng chứa lớn, thì tài năng của người khác, khác nào như đại thần ấy có tài năng; đức tốt của người khác đại thần ấy thật lòng ưa thích, chẳng những là tự miệng nói ra, mà thực sự có thể dung nạp, nên có thể che chở cho con cháu và trăm họ của ta, mà còn có lợi cho cả đất nước!
Nhân chi hữu kỹ, mạo tật dĩ ố chi: nhân chi ngạn thánh nhi vi chi, tỷ bất thông, thực bất năng dung, dĩ bất năng bảo ngã tử tôn lê dân, diệc viết đãi tai.
人之有技,媢嫉以恶之;人之彦圣,􀳦􀳦 􀳦违之,俾不通:实不能容,以不能保􀳦 􀳦􀳦子孙 黎民,亦曰殆哉!”
Dịch nghĩa: [Còn nếu] người khác có tài, đem lòng ghen ghét đố kị, người khác có đức tốt, thì chèn ép không để cho tiếp cận với nhà vua. Người như vậy thì không thể dung nạp ai, bởi thế người ấy chẳng thể chở che cho con cháu trăm họ của ta, mà còn nguy hại cho cả đất nước.
Duy nhân nhân phóng lưu chi, bình chư tứ di, bất dữ đồng trung quốc; thử vị duy nhân nhân vi năng ái nhân, năng ố nhân.
唯仁人放流之,迸诸四夷,不与同中􀳦􀳦 􀳦。此谓唯仁人为能爱人,能恶人。
Dịch nghĩa: Người nhân phải đem hạng người đố kị ấy mà đày đi xa, đuổi chúng đến tứ di, không cho chúng được cùng ở đất Trung Nguyên. Đó chính là "chỉ có người nhân mới có thể biết yêu người, mới có thể biết ghét người".
Tiết thứ 12
Kiến hiền nhi bất năng cử, cử nhi bất năng tiên, mạn giã. Kiến bất thiện nhi bất năng thoái; thoái nhi bất năng viễn, quá dã. Hiếu nhân chi sở ố, ố nhân chi sở hiếu, thị vị phất nhân chi tính, tai tất đãi phù thân.
见贤而不能举,举而不能先,命也;􀳦􀳦 􀳦不善而不能退,退而不能远,过也。􀳦 􀳦􀳦人之所恶,恶人之所好,是谓拂人之 性,菑必逮夫身。
Dịch nghĩa: Thấy người hiền mà không chịu tiến cử, tiến cử mà không chịu đưa tên trước lên trên mình, như thế là khinh mạn. Thấy người xấu mà không chịu triệt thoái, triệt thoái mà không chịu xa lánh, như thế là sai trái. Ưa thích điều mà mọi người ghét, ghét bỏ điều mà mọi người ưa thích, như thế gọi là làm trái ngược với bản tính con người, tai nạn chắc chắn sẽ giáng vào thân.
Tiết thứ 13
Thị cố quân tử hữu đại đạo, tất trung tín dĩ đắc chi kiêu thái dĩ thất chi. Sinh tài hữu đại đạo: sinh chi giả chúng, thực chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư, tắc tài hằng túc hỹ.
是故君子有大道,必忠信以得之,骄􀳦􀳦 􀳦以失之。生财有大道,生之者众,食􀳦 􀳦􀳦者寡,为之者疾,用之者舒,则财恒 足矣。
Dịch nghĩa: Vì thế người quân tử có đạo lớn, ắt phải có được bằng lòng trung tín, và sẽ mất đạo ấy bởi lòng kiêu ngạo và thói xa hoa. Tích tụ được của cải có một đạo lí lớn: người làm ra của cải thì đông, người hưởng thụ của cải thì ít, làm ra của cải thì chóng mà tiêu dùng của cải thì chậm. Như vậy thì của cải luôn luôn dồi dào sung túc.
Tiết thứ 14
Nhân giả dĩ tài phát thân, bất nhân giả dĩ thân phát tài. Vị hữu thượng hiếu nhân nhi hạ bất hiếu nghĩa giả dã: vị hữu hiếu nghĩa kỳ sự bất chung giả dã: vị hữu phủ khố, tài phi kỳ tài giả dã.
仁者以财发身,不仁者以身发财。未􀳦􀳦 􀳦上好仁而下不好义者也,未有好义其􀳦 􀳦􀳦不终者也,未有府库财非其财者也。
Dịch nghĩa: Người nhân thì dùng của để phát huy thân mình; kẻ bất nhân thì đem thân mình để phát triển của cải. Chưa từng có bao giờ vua ưa thích điều nhân mà dân chúng lại không yêu điều nghĩa; cũng chưa từng có bao giờ dân chúng yêu điều nghĩa mà công việc lại không thành. Cũng chưa từng có bao giờ của cải ở trong kho lẫm lại không phải là của cải của người có của .
Tiết thứ 15
Mạnh Hiến Tử viết: súc mã thặng bất sát ư kê đồn, phạt băng chi gia bất súc ngưu dương; bách thặng chi gia bất súc tụ liễm chi thần; dữ kỳ hữu tụ liễm chi thần, ninh hữu đạo thần; thử vị quốc bất dĩ lợi vi lợi, dĩ nghĩa vi lợi dã.
孟献子曰:“畜马乘不察于鸡豚,伐􀳦􀳦 􀳦之家不畜牛羊,百乘之家不畜聚敛之􀳦 􀳦􀳦。与其有聚敛之臣,宁有盗臣。”此 谓国不以利为利,以义为利也。
Dịch nghĩa: Mạnh Hiến Tử nói: "Trong nhà có xe có ngựa thì không xét đến [món lợi nhỏ của] việc nuôi gà nuôi lợn, trong nhà đủ sức chứa nước đá [ướp dùng lễ vật] thì không nên nuôi trâu nuôi dê. Hễ đã là quan khanh có đến trăm cỗ xe, thì không nuôi những gia thần quen thói vơ vét. Thà nuôi kẻ gia thần hay ăn trộm của mình còn hơn là nuôi kẻ gia thần thạo việc vơ vét cho mình.
Đó gọi là quốc gia không nên lấy lợi làm lợi mà nên lấy nghĩa làm lợi vậy.
Tiết thứ 16
Trưởng quốc gia nhi vụ tài dụng giả, tất tự tiểu nhân hỹ; bỉ vi thiện chi. Tiểu nhân chi sử vi quốc gia, tai hại tịnh chí, tuy hữu thiện giả, diệc vô như chi hà hỹ. Thử vị quốc bất dĩ nghĩa vi lợi, dĩ lợi vi lợi dã.
长国家而务财用者,必自小人矣。彼􀳦􀳦 􀳦善之,小人之使为国家,菑害并至。􀳦 􀳦􀳦有善者,亦无如之何矣!此谓国不以 义为利,以利为利也。
Dịch nghĩa: Đứng đầu một quốc gia mà chỉ một mực vơ vét của cải ắt là do mưu kế của kẻ tiểu nhân. Nếu nhà vua tán thưởng kẻ tiểu nhân ấy, dùng kẻ tiểu nhân ấy mà cai trị quốc gia, thì thiên tai nhân hoạ ắt sẽ cùng ùa đến. Lúc đó dẫu có người thiện đức cũng chẳng còn làm sao được nữa. Đó gọi là quốc gia không biết lấy nghĩa làm lợi mà chỉ biết lấy lợi làm lợi vậy.

1 comments

Anonymous

堯 舜 帥 天 下 以 仁 , 而 民 從 之 ; 桀 紂 帥 天 下 以 暴 ; 其 所 令 反 其 所 好 , 而 民 不 從 。 是 故 君 子 有 諸 己 而 后 求 諸 人 , 無 諸 己 而 后 非 諸 人 。 所 藏 乎 身 不 恕 , 而 能 喻 諸 人 者 , 未 之 有 也 。 故 治 國 在 齊 其 家 。 Thì mới đúng Thầy ạ. Vả lại dịch tiết này quá dài dòng làm đọc giả không hiểu nối. Tuy vậy Tôi cũng muốn Học nhiều về Hán ngữ Cổ đại kiểu này. Xin cảm ơn nhiều

Post a Comment