Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Sunday, December 29, 2013

Luận ngữ – Khổng tử - 20. 尧曰Nghiêu viết

第二十篇thiên 20
05 bài
20.1
尧曰:“咨!尔舜!天之历数在尔躬,允执其中。四海困穷,天禄永终”.
舜亦以命禹。
Nghiêu viết: Tư, nhĩ Thuấn ! Thiên chi lịch sác tại nhĩ cung, doãn chấp kỳ trung. Tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung. Thuấn diệc dĩ mệnh Vũ.
Vua Nghiêu nói: Hỡi ngươi Thuấn, mệnh trời đã định đến lúc ngươi nối ngôi của ta, hãy thành thực chấp hành đạo trung chính. Dân bốn biển (mà) khốn cùng thì lộc trời ban cho ngươi cũng hết. Vua Thuấn (sau này khi nhường ngôi cho vua Vũ) cũng truyền lại mệnh ấy.
20.2
曰:“予小子履,敢用玄牡,敢昭告於皇 皇后帝:有罪不敢赦.帝臣不蔽,简在帝心。朕躬有罪,无以万方;万方有罪,罪在朕躬”.
Viết: “Dư tiểu tử Lý, cảm dụng huyền mẫu, cảm chiêu cáo ư hoàng hoàng hậu đế:
Hữu tội bất cảm xá. Đế thần bất tế, giản tại đế tâm”.
Trẫm cung hữu tội, vô dĩ vạn phương; Vạn phương hữu tội, tội tại trẫm cung.
Khấn rằng:“Kẻ tiểu tử này (1) tên Lý, dám dùng bò đực đen để tế lễ, khẩn cầu Trời vô cùng tôn kính rằng: Kẻ có tội (2),con không dám tha. Con không che giấu người hiền đức làm thần tử của Trời, chỉ vì con làm theo lòng Trời. Nếu trẫm có tội, xin đừng để lụy đến dân chúng bốn phương, nếu dân bốn phương có tội thì đó là tội của trẫm”.
[Chú thích:
    (1) Vua Thành Thang nguyên tên là Lý.
    (2) Vua Kiệt nhà Hạ tội nặng, bị vua Thành Thang trừng phạt.
Trong đoạn văn trên, vua Thành Thang thay đổi xưng hô, từ “tiểu tử” (con) sang “trẫm” nhưng đối tượng nghe vẫn là Trời (Đế) đồng thời hướng về cử tọa gồm: quan chức dân chúng tham dự tế lễ cùng nghe.
20.3
周有大赉,善人是富。“虽有周亲,不如仁人。百姓有过,在予一人”.
谨权量,审法度,修废官,四方之政行焉。兴灭国,继绝世,举逸民,天下之民归心焉。所重:民,食,丧,祭。宽 则得众,信则民任焉。敏则有功,公则说。
Chu hữu đại lại, thiện nhân thị phú. “Tuy hữu Chu thân, bất như nhân nhân. Bách tính hữu quá, tại dư nhất nhân”...Cẩn quyền lượng, thẩm pháp độ, tu phế quan, tứ phương chi chính hành yên. Hưng diệt quốc, kế tuyệt thế, cử dật dân, thiên hạ chi dân qui tâm yên.
Sở trọng dân: thực, tang, tế. Khoan tắc đắc chúng,  tín tắc dân nhiệm yên. Mẫn tắc hữu công, công tắc duyệt.
Nhà Chu (sau khi diệt được vua Trụ) xuất của cải chia cho dân, người hiền trở nên giàu có. (Khi đem quân đánh vua Trụ, vua Chu Vũ vương thề rằng):“Tuy (vua Trụ) có nhiều người thân họ Chu, chẳng bằng (ta có) nhiều người nhân đức. Nếu trăm họ mắc tội, lỗi chỉ tại một người (là ta) thôi”… (Vua Vũ vương) định lại cân,dụng cụ đo lường và phép tắc luật lệ, dùng lại những quan chức bị (nhà Trụ) bãi bỏ, cai quản bốn phương thông suốt. Khôi phục lại những nước chư hầu đã bị diệt, cho người nối tiếp những dòng họ bị đứt quãng. Mời kẻ hiền sĩ ẩn dật ra làm việc, người trong thiên hạ hết lòng qui phục.
(Vua Vũ vương) coi trọng ba việc của dân là: lương thực, tang lễ và tế tự. Khoan dung ắt được dân ủng hộ, trung tín thành thực được dân dựa vào mình. Cần mẫn làm việc thu được công lao, công bằng sẽ làm vui lòng người.
20.4
子张问孔子曰:“何如斯可以从政矣?”.
子曰:“尊五美,屏四恶,斯可以从政矣”.
子张曰:“何谓五美?”.
子曰: 君子惠而不费,劳而不怨,欲而不贪,泰而不骄,威而不猛”.
子张曰:“何谓惠而不费?”.
子曰:“因民之所利而利之,斯不亦惠而不费乎?择可劳而劳之,又谁怨?欲仁而得仁,又焉贪?君子无众寡,无 大小, 无敢慢, 斯不亦泰而不骄乎?君子正其衣冠,尊其瞻视,俨然人望而畏之, 斯不亦威而不猛乎?”.
子张曰:“何谓四恶?”.
子曰:“不教而杀谓之虐;不戒视成谓之暴;慢令致期谓之贼;犹之与人也,出纳之吝谓之有司。”
Tử Trương vấn Khổng tử viết: Hà như tư khả dĩ tòng chính hĩ ?.
Tử viết: Tôn ngũ mỹ, bính tứ ố, kỳ khả dĩ tòng chính hĩ.
Tử Trương viết:  Hà vị ngũ mỹ ?.
Tử viết: Quân tử huệ nhi bất phí, lao nhi bất oán, dục nhi bất tham, thái nhi bất kiêu, uy nhi bất mãnh.
Tử Trương viết: Khả vị huệ nhi bất phí ?
Tử viết: Nhân dân chi sở lợi nhi lợi chi, tư bất diệc huệ nhi bất phí hồ ? Trạch khả lao nhi lao chi, hựu thùy oán ? Dục nhân nhi đắc nhân, hựu yên tham ? Quân tử vô chúng quả, vô đại tiểu, vô cảm mạn, tư bất diệc thái nhi bất kiêu hồ ? Quân tử chính kỳ y quan, tôn kỳ chiêm thị, nghiễm nhiên nhân vọng nhi úy chi, tư bất diệc uy nhi bất mãnh hồ ?
Tử Trương viết: Hà vị tứ ố ?
Tử viết: Bất giáo nhi sát vị chi ngược, bất giới thị thành vị chi bạo; mạn lệnh trí kỳ vị chi tặc; do chi dự nhân dã, xuất nạp chi  lận vị chi hữu tư.
Tử Trương hỏi Khổng tử: Như thế nào mới làm được quan chính trực ?
Khổng tử nói: Biết tôn trọng 5 việc tốt, loại trừ 4 việc xấu, có thể làm quan chính trực.
Tử Trương hỏi tiếp: Thế  nào là 5 việc tốt ?
Khổng tử đáp: Quân tử làm ân huệ cho dân mà không hao tổn tiền bạc, bảo dân làm viêc khó nhọc mà dân chẳng oán ghét, ham muốn mà không tham lam, trang trọng mà không kiêu ngạo, uy nghiêm mà không hung bạo.
Tử Trương hỏi “Bốn cái xấu là gì?”
Khổng tử đáp: Không giáo hoá (dạy dỗ) mà giết ngay (kẻ phạm tội) gọi là tai ngược; không chỉ dẫn rõ ràng chu đáo mà đòi kết quả ngay gọi là thô bạo; ra mệnh lệnh bừa bãi lại đòi thực hiện ngay gọi là hại người; cũng như đối với người, khi phải chi xuất thì dè sẻn tiếc của, gọi là kẻ tư hũu (keo kiệt như kẻ giữ kho).
 Tử Trương lại hỏi: Thế nào là làm ân huệ mà không hao tiền bạc?
 Khổng tử nói: Thuận theo lợi của dân mà hướng dẫn họ làm lợi, như thế là ân huệ cho dân mà không tốn tiền. Chọn việc đáng làm vào lúc thích hợp, đúng mùa vụ, thời tiết, đôn đốc dân làm việc khó nhọc, như thế thì có ai lại oán ghét mình ? Ham muốn làm việc nhân đức mà được điều nhân sao gọi là tham lam ?! Quân tử làm việc không kể việc lớn nhỏ đều không dám coi thường, vậy là trang trọng mà không ngạo mạn. Quân tử áo mũ chỉnh tề, ánh mắt nghiêm túc khiến người khác nhìn thấy nể sợ, đó là uy nghiêm mà không hung bạo.
20.5
孔子曰:不知命,无以为君子也;不知礼,无以立也;不知信,无以知人也.
Khổng tử viết: Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã ; Bất tri lễ, vô dĩ lập dã; Bất tri tín, vô dĩ tri nhân dã.
Khổng tử nói: Không biết mệnh trời thì không thể làm người quân tử. Không biết lễ thì không thể tự lập thân. Không biết chữ tín thì không hiểu được người.
[ Lời bàn: Khó nhất là làm sao biết được mệnh trời ! Mệnh trời là thời cơ chăng ? Liệu có nhà tiên tri nào báo trước? Tuy nhiên, người quân tử hãy tự mình làm hai điều sau (tín, lễ) coi như hai điều kiện tiên quyết / điều kiện cần.
Chữ Lễ là cội nguồn cảm hứng nghiên cứu, du thuyết và dạy học của Khổng tử, kết thúc Luận ngữ cũng là chữLễ, thêm Tín và Mệnh ].
Hết



PHỤ LỤC
                             SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRUNG QUỐC
I. Từ thượng cổ đến nhà Tần (thời cổ đại)
1. Thời thượng cổ, còn gọi là Tam hoàng, Ngũ đế (thần thoại)
2. Thời tiền sử: ba vua Nghiêu, Thuấn, Vũ  (theo truyền thuyết)
3. Vua Vũ lập ra quốc gia đầu tiên: nhà Hạ / Hoa Hạ (tk 21- 17 tr.CN), chế độ nô lệ, bỏ bầu cử, bắt đầu cha truyền con nối…
Nhà Ân là giai đoạn cuối cùng của nhà Hạ. Đời cuối là vua Kiệt mê nàng Muội Hỉ, tàn ác, bị lật đổ, nhà Thương (Thang) nổi lên thay thế.
4. Nhà Thương: Vua Thành Thang đổi mới mạnh mẽ. Đời cuối là vua Trụ mê nàng Đắc Kỉ, tàn bạo hủ bại. Nô lệ theo thủ lĩnh họ Chu nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ nhà Thương, lập ra nhà Chu, lập ngôi hoàng đế, cai quản chư hầu.
5. Nhà Chu từ thế kỷ 11 tr CN đến thế kỷ 3 tr CN, gồm 2 giai đoạn:
            5.1.Tây Chu: Thế kỷ 11 đến năm 778 tr.CN, có hơn 1000 nước chư hầu. Vua Chu Bình Vương mê nàng Bao Tự, chư hầu bất phục…nhàChu suy giảm quyền lực
            5.2. Đông Chu: 770 đến 256 tr.CN, thủ đô dời từ Tây sang phía Đông.
gồm hai giai đoạn:
            Xuân Thu: 770 – 455 tr CN, bước vào chế độ sơ kỳ phong kiến. Hình thành 100 chư hầu, 14 nước lớn, rồi đến 5 nước xưng bá vương (ngũ bá: Trịnh, Tấn, Tần, Tề, Triệu) ngày càng lộng quyền lấn át hoàng đế nhàChu.
            Chiến quốc: 455-221 tr.CN, bảy nước bá vương (thất bá tranh hùng) gồm Tề, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần, Yên.
            Cuối cùng, nhà Tần đánh bại 6 nước bá vương, lên ngôi hoàng đế thay nhà Chu, thống nhất đất nước năm 221 tr.CN.
II. Từ nhà Hán đến Mãn Thanh (thời trung đại)
              Nhà Hán (Tây Hán 206 tr. CN đến năm 24, còn gọi Tiền Hán, thời Đông Hán
                              (năm 25 đến 220) còn gọi Hậu Hán và Tam quốc (220-280).
Ngụy Tấn (265-420)
Bắc triều: Ngụy Tấn (420-581)
Namtriều: lục quốc Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Ngô.
Tùy (581-617)
Đường (618-907)
Ngũ đại thập quốc (907-960)
Tống (BắcTống,NamTống  960-1279)
Nguyên (1271-1368)
Minh (1368-1644)
Thanh (1644-1911) Thuận Trị, Khang Hi, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Hàm
Phong, Đồng Trị, Từ Hi, Quang Tự, Phổ Nghi.
III. Từ Cách mạng Tân Hợi đến nay (thời hiện đại)
Trung Hoa dân quốc, từ 1911 đến năm 1949 chuyển ra đảo Đài Loan .
Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc, từ ngày 1.10.1949.
                                                                                          Biên giả
TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. 1.      论语Luận ngữNguyên văn Hán ngữ
汉文词典Hán văn từ điển
http://www.fjdh.com/Article/HTML/Article_20051026083127.html
      http://hanyu.iciba.com/a/20090610/17.shtml 3.4.2010
      http://xz.zzedu.net.cn/CMS/Article/300/20070108134700/index.htm ngày 7.8.2010
      http://www.ccnt.com.cn/wisdom/rujia/lunyu/lunyu3.htm 5.92010
2. 四书Tứ thư, Dương Hồng, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong, Vương Thành Trung chú giải 2002, An Huy nhân dân xuất bản xã, Trung Quốc.
3. Tứ thư, Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận, 2003, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,  Hà Nội.
Ì
TRI ÂN
Trân trọng cảm ơn quý đồng nghiệp đã giúp tổ chức và hoàn thành bản thảo
Trần Thể (Chủ nhiệm khoa Sư phạm)
Trần Tùng Chinh (Ths.Trưởng BM Ngữ văn)
Ngô Thị Minh Hiếu (Ths Ngữ văn Hán Nôm)
Nguyễn Thanh Phong (Nghiên cứu sinh thạc sĩ Ngữ văn Trung Quốc tại Đài Loan)
10. 5.2011
Biên giả
ngoc1951@gmail.com



([1] ) Ngôn: lời nói, tự nói ra… Ngữ: đáp lại, thuật lại, có ý nghĩa, hay. Luận ngữ: Lời nói hay để bàn luận.

([2]) Thi hào Nguyễn Du viết cả một truyện thơ về chữ hiếu (đặt bên chữ tình, chữ trung) tựa là Đoạn trường tân thanh, tục gọi Truyện Kiều. Nguyễn Du vẫn đặt chữ Hiếu lên đầu. Nhưng thầy Đồ Chiểu viết trong Lục Vân Tiên “Trai thời trung hiếu làm đầu” (trung trước- hiếu sau). Sinh thời, Hồ Chí Minh viết lời dặn chiến sĩ trên lá quân kỳ “Trung với nước, hiếu với dân”.

0 comments

Post a Comment