25 bài 11·1
子曰: 先进於礼乐,野人也;后进於礼乐,君子也。如用之,则吾从先进。
Tử viết: Tiên tiến ư lễ nhạc, dã nhân dã; hậu tiến ư lễ nhạc, quân tử dã. Như dụng chi, tắc ngô tòng tiên tiến.
Khổng tử nói: Đời trước dùng lễ nhạc coi trọng phối hợp nội dung và hình thức, về sau bị coi là quê mùa. Đời sau coi trọng hình thức hơn nội dung thì được xem là quân tử. Khi dùng lễ nhạc, ta vẫn theo đời trước.
Chú thích: “Lễ” là những qui định, trật tự thích hợp với mọi việc trong cuộc sống, “nhạc” là sự hòa hợp của mọi việc, biểu hiện ra bằng bản nhạc, lời ca, điệu múa. Lễ và nhạc là hạt nhân của văn hóa truyền thống Trung Hoa, gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa dân tộc.
Thời thượng cổ, chưa có lễ nhạc nên loài người còn lẫn lộn với các loài vật khác.
Dần dần con người trải qua kinh nghiệm, đặt ra lễ và nhạc, đặc biệt đầu nhà Chu có những thành tựu đầu tiên (Nhà Chu bắt đầu từ thế kỷ 11 trước CN đến thế kỷ 3 tr.CN gồm 2 hai thời kỳ Tây Chu và Đông Chu, Đông Chu lại chia ra hai giai đoạn Xuân thu và Chiến quốc). Khổng tử sinh trưởng vào cuối giai đoạn Xuân thu (778 – 455 tr CN) nên ông gọi các bậc tiền bối thời Tây Chu và trước nữa là các vị vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, Chu Công Đán (thời kỳ truyền thuyết) là cổ nhân, coi đó là mẫu mực của Lễ và Nhạc… Đến thời Khổng tử, lễ nhạc đã thay đổi nhiều, phong phú hơn với hình thức chải truốt văn vẻ nhưng lại mất đi tính chất phác, chân thực của cổ nhân [Nhà Tây Chu có một vị quan được phân công coi việc lễ-nhạc gọi là Nho quan (儒 官) tương tự bộ trưởng Bộ văn hóa ngày nay…Đời sau nhận thấy học thuyết Khổng tử rất coi trọng lễ nhạc (Nho) nên tạm gọi tên học thuyết của ngài là Nho học]. Khổng tử thất vọng vì thấy lễ nhạc cổ nhân bị thay đổi, ông cho rằng đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy đồi, bại hoại của chính trị, xã hội, luân lý, đạo đức.
11·2
子曰:“从我於陈、蔡者,皆不及门也。德行:颜渊、闵子骞,冉伯牛,仲弓。言语:宰我,子贡。政事:冉有,季路。文学:子游、子夏。
Tử viết: Tòng ngã ư Trần, Thái giả, giai bất cập môn dã. Đức hạnh: Nhan Hồi, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung. Ngôn ngữ: Tể Ngã, Tử Cống. Chính sự: Nhiễm Hữu, Quý Lộ. Văn học: Tử Du, Tử Hạ.
Khổng tử nói: Những người cùng theo ta sang nước Trần, nước Thái nay không còn ở bên ta nữa. Về đức hạnh tốt có: Nhan Hồi, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung. Khéo ăn nói giao tiếp có: Tể Ngã, Tử Cống. Giỏi chính trị có: Nhiễm Hữu, Quý Lộ. Tài văn học có: Tử Du, Tử Hạ.
(Lời bàn: Dạy học, Khổng tử biết rằng mỗi học trò có khả năng khác nhau dù cùng học một thầy, chung một bài giảng)
11·3
子曰:回也非助我者也,於吾言无所不说。
Tử viết: Hồi dã phi trợ ngã giả dã, ư ngô ngôn vô sở bất thuyết
Khổng tử nói: Nhan Hồi không phải người giúp ta mở mang kiến thức. Không lời nào ta nói mà trò ấy không thích.
(Lời bàn: Khổng tử nêu ra một tư tưởng độc đáo và hiện đại: Thầy và trò cùng mở mang nâng cao kiến thức cho nhau… gọi là giáo dục tương tác)
11·4
子曰:孝哉闵子骞!人不间於其父母昆弟之言。
Tử viết: Hiếu tai Mẫn Tử Khiêm ! Nhân bất gian ư kỳ phụ mẫu côn đệ chi ngôn.
Khổng tử nói: Mẫn Tử Khiêm thật là người hiếu thuận. Lời khen của người ngoài giống như lời khen của cha mẹ.
Chú thích: Mẫn Tử Khiêm, tên chữ là Mẫn Tồn, học trò Khổng Tử, mẹ mất sớm, người cha có vợ khác và sinh hạ được hai con. Người dì ghẻ đối với Mẫn vô cùng khắc nghiệt, nhưng anh vẫn một lòng hiếu thuận. Mùa Đông giá rét, hai con riêng của bà thì được mặc áo lót bông, riêng Mẫn Tử Khiên thì mặc áo độn hoa lau ở bên trong. Tuy không đủ ấm, nhưng Mẫn chẳng bao giờ hở môi kêu ca. Một hôm, cha Mẫn đi dạo chơi, anh theo đẩy xe, vì quá rét, tay cóng nên rời tay xe ra. Người cha thấy thế biết là người kế mẫu ác nghiệt để cho con ông chịu rét lạnh, liền định đuổi người đàn bà cay nghiệt kia đi. Mẫn khóc lóc và kêu van với cha, xin đừng đuổi kế mẫu đi. Mẫn nói kế mẫu còn ở thì chỉ mình anh chịu rét, nếu bà đi rồi, cả hai em chịu rét và khổ lây. Cha anh nghe theo, và người kế mẫu biết chuyện hiếu thảo của người con chồng, từ đó bà thay đổi tính nết trở nên một bậc hiền mẫu.
Nhị thập tứ hiếu 二十四孝 là một tác phẩm văn học thời Nguyên do Quách Cư Nghiệp (1277-1367) biên soạn, kể lại sự tích 24 tấm gương hiếu thảo nổi tiếng. Trong đó có ba tấm gương vốn là học trò của Khổng tử: Tăng tử (Mẹ cắn ngón tay, tim con đau xót). Mẫn Tử Khiêm (Mẫn Tồn) chịu rét giữ hiếu. Tử Lộ (Trọng Do): vác gạo đường xa nuôi cha mẹ.
11·5
南容三复白圭,孔子以其兄之子妻之。
Nam Dung tam phục Bạch Khuê, Khổng tử dĩ kỳ huynh chi tử thê chi.
Nam Dung ba lần đọc thông mấy câu thơ Bạch Khuê. Khổng tử đem con gái của anh trai mình gả cho Dung.
(Chú thích: Trong Kinh Thi có hình tượng “bạch khuê” là viên ngọc trắng. Câu thơ nói rằng vết nhơ trên viên ngọc trắng còn mài bỏ đi được, vết nhơ trong lời nói không thể xóa bỏ…Nam Dung thích câu này nên hay đọc. Khổng tử khen ngợi Dung có đức hạnh)
11·6
季康子问:“弟子孰为好学? 孔子对曰:有颜回者好学,不幸短命死矣,今也则亡”。
Quý Khang tử vấn: Đệ tử thục chi vi hiếu học ? Khổng tử đối viết: Hữu Nhan Hồi giả hiếu học, bất hạnh đoản mệnh tử hĩ, kim dã tắc vong.
Quý Khang tử hỏi: Trong số học trò của ngài, ai là người hiếu học nhất?
Khổng tử nói: Có Nhan Hồi ham học nhất, không may đoản mệnh, chết mất rồi. Bây giờ chẳng còn ai nữa.
11·7
颜渊死,颜路请子之车以为之椁。子曰:“才不才,亦各言其子也。鲤也死,有棺而无椁。吾不徒行以为之椁。以吾从大夫之后,不可徒行也”。
Nhan Uyên tử, Nhan Lộ vị tử chi xa dĩ vi chi quách. Tử viết: Tài bất tài, diệc các ngôn kỳ tử dã. Lý dã tử, hữu quan nhi vô quách. Ngô bất đồ hành dĩ vi chi quách. Dĩ ngô tòng đại phu chi hậu, bất khả đồ hành dã.
Nhan Uyên chết, Nhan Lộ đề nghị với Khổng tử bán cái xe để mua cái quách (ngoài quan tài). Khổng tử nói: Dù có tài hay bất tài, đều là hàng con cháu chúng ta cả. Đến như Lý chết cũng chỉ có quan tài không có quách. Ta không thẻ bán xe để mua quách. Ta đã từng làm quan đại phu, không thể đi bộ được.
(Chú giải: Nhà Nhan Uyên quá nghèo không thể mua quách được. Nhan Lộ là cha Nhan Uyên xin thầy Khổng bán xe mua quách cho Uyên, Khổng tử không đồng ý, cho rằng làm việc tang cũng nên lượng sức mình, tránh tốn kém, ngay cả Lý là con trai Khổng tử chết cũng không có quách) 11·8
颜渊死,子曰:噫!天丧予!天丧予!
Nhan Uyên tử, Tử viết: Ức ! Thiên tang dư ! Thiên tang dư !
Nhan Uyên chết, Khổng tử kêu: Hỡi ôi, Trời hại ta, Trời hại ta rồi !
11·9
颜渊死,子哭之恸。从者曰:“子恸矣”。曰:“有恸乎?非夫人之为恸而谁为?”
Nhan Uyên tử, tử khấp chi đỗng. Tòng giả viết: Tử đỗng hồ ? Phi phu nhân chi vi đỗng nhi thùy vi ?
Nhan Uyên chết, Khổng tử khóc lóc thảm thiết. Người đi theo Khổng tử nói: Thầy quá buồn bã. Khổng tử đáp: Ta buồn lắm sao? Ta không buồn vì người này thì còn buồn vì ai nữa !
(Lời bàn: Khổng tử nghĩ rằng Nhan Uyên là người kế tục sự nghiệp truyền đạo Nhân của mình mà nay anh ta chết nên thầy thất vọng rất lớn)
11·10
颜渊死,门人欲厚葬之,子曰:“不可”。门人厚葬之。子曰: “回也视予犹父也,予不得视犹子也。非我也,夫二三子也” 。
Nhan Uyên tử, môn nhân dục hậu táng, Tử viết: Bất khả. Môn nhân hậu táng chi. Tử viết: Hồi dã thị dư do phụ dã, dư bất đắc thị do tử dã. Phi ngã dã, phu nhị tam tử dã.
Nhan Uyên chết, bạn học muốn chôn cất trọng thể, Khổng tử nói: “Không thể được”. Học trò vẫn hậu táng Nhan Uyên. Khổng tử nói: “Nhan Uyên coi ta như cha, còn ta không được đối xử với trò đó như con ta. Đây chẳng phải là cái sai của ta, mà do các trò đứng ra tổ chức”.
(Lời bàn: Khổng tử cho rằng Nhan Uyên là người cao thượng, cách sống giản dị nên cũng an táng giản dị mới phải, như Khổng tử đã an táng con trai mình. Theo Khổng tử, nên an táng người chết theo như phẩm hạnh và tập quán của người đó, như vậy mới là tôn trọng người đã khuất). 11·11
季路问事鬼神.子曰:“未能事人, 焉能事鬼?”. 曰:“敢问死”.
曰:“未知生,焉知死?”
Quý Lộ vấn sự quỉ thần. Tử viết: Vị năng sự nhân, yên năng sự quỉ ? Viết: Cảm vấn tử. Viết: Vị tri sinh, yên tri tử?
Quý Lộ hỏi về quỷ thần. Khổng tử nói: Chưa biết việc người, làm sao biết được việc quỷ thần? Tử Lộ lại hỏi: Con xin hỏi về đạo lý của sự chết? Khổng tử nói: Chưa biết đạo lý sự sống, sao biết được đạo lý của sự chết.
(Lời bàn: Khổng tử có quan niệm rất thực tế, phải lo âu về cái cuộc sống trước mắt, khi nó chưa ổn định thì chưa bàn đến những việc trừu tượng xa xôi khác… Có quan điểm chê rằng Khổng tử quá thực dụng, nhưng ai là người không thực dụng với mức độ nào đó)
11·12
闵子侍侧, 誾誾如也;子路,行行如也;冉有,子贡,侃侃如也。子乐。“若由也,不得其死然”。
Mẫn tử thị trắc, ngân ngân như dã; Tử Lộ, hành hành như dã; Nhiễm Hữu, Tử Cống, khản khản như dã. Tử lạc: Nhược Do dã, bất đắc kỳ tử nhiên”.
Mẫn Tử Khiên hầu bên cạnh (Khổng tử) thường giữ vẻ mặt từ tốn tươi vui; Tử Lộ thì kiên cường thẳng thắn; Nhiễm Hữu, Tử Cống đĩnh đạc, khoan thai. Thầy rất vui, nói: Như trò Do (Tử Lộ) chỉ e chết bất đắc kỳ tử.
(Chú thích: “bất đắc kỳ tử”: Chết không yên lành. Khổng tử thấy Tử Lộ quá căng thẳng, thiếu bình tĩnh nên ông dự đoán, về sau quả nhiên Tử Lộ chết bất đắc kỳ tử)
11·13
鲁人为长府。闵子骞曰:“仍旧贯,如之何?何必改作?”子曰: 夫人不言.言必有中。
Lỗ nhân vi Trường Phủ. Mẫn Tử Khiên viết: Nhưng cựu quán, như chi hà ? Hà tất cải tác? Tử viết: Phu nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trung.
Người Lỗ muốn xây Trường Phủ. Mẫn Tử Khiên nói: “Dùng cái cũ có được không, cần gì xây mới ?”. Khổng tử nghe được, nói: Người này không nói thì thôi, đã nói là rất đúng. 11·14
子曰: 由之瑟奚为於丘之门?”门人不敬子路。子曰: 由也升堂矣,未入於室也。 Tử viết: Do chi sắt hề vi ư Khâu chi môn? Môn nhân bất kính Tử Lộ. Tử viết: Do dã thăng đường hĩ, vị nhập ư thất dã.
Khổng tử nói: Sao Trọng Do gảy đàn sắt ở nhà thầy?
Các bạn học của Tử Lộ (Do) nghe vậy, không còn kính trọng Tử Lộ nữa. Khổng tử thấy vậy lại nói: “Học vấn của Do đã lên tới nhà (đường) rồi, chứ chưa vào tới phòng (thất) đấy thôi.
(Chú thích: Ngôi nhà người Trung Quốc xưa có ba cấp từ ngoài vào trong: Cửa (môn), nhà chính (đường) rồi mới đến phòng (thất). Tử Lộ gảy thứ đàn sắt 25 dây, âm thanh như đoàn giặc phương Bắc hành quân, nghe không hợp thái độ trung hoà của thầy nên thầy mới trách chưa đạt đến đạo học trung hòa. Lời nói của thầy với Tử Lộ nhằm nhắc khéo rằng kỹ thuật của Lộ mới chỉ đến mức gảy đàn ở nhà chính (đường), chưa uyên thâm đến mức gảy trong phòng (thất). Nhưng lời thày giải thích với các học trò là để họ khỏi hiểu lầm Tử Lộ).
11·15
子贡问:“师与商也孰贤?”子曰:“师也过, 商也不及”。曰:“然则师愈与?”。子曰: 过犹不及。
Tử Cống vấn: Sư dữ Thương dã thục hiền ? Viết: “Sư dã quá, Thương dã bất cập”. Viết:
Nhiên tắc Sư dũ dự ? Tử viết: Quá do bất cập.
Tử Cống hỏi: Sư và Thương ai hiền tài hơn ?
Khổng tử nói: Trò Sư có chỗ hơi quá, còn trò Thương lại chưa đạt tới.
Tử Cống lại hỏi: Vậy là Sư giỏi hơn phải không?
Khổng tử đáp: Quá đi và chưa đạt thì đều như nhau.
(Lời bàn: Đây là cách diễn đạt cụ thể đạo trungdung: vừa phải thì tốt hơn thái quá)
11·16
季氏富於周公,而求也为之聚敛而附益之。子曰:“非吾徒也。小子鸣鼓而攻之可也”
Quý thị phú ư Chu Công, nhi cầu dã vi chi tụ liễm nhi phụ ích chi. Tử viết: Phi ngô đồ dã. Tiểu tử minh cổ nhi công chi khả dã.
Họ Quý giàu hơn Chu công nhiều, vậy mà Nhiễm Cầu lại giúp đỡ họ Quý, làm cho họ Quý càng giàu hơn. Khổng tử nói: Nhiễm Cầu không còn là học trò ta nữa. Các con có thể công khai chỉ trích Nhiễm Cầu.
11·17
柴也愚,参也鲁,师也辟,由也喭。
Sài dã ngu, Sâm dã lỗ, Sư dã tịch, Do dã ngạn.
Trò Sài kém thông minh, trò Sâm chậm chạp, trò Sư cố chấp, trò Do thô tục.
11·18
子曰: 回也其庶乎,屡空。赐不受命,而货殖焉,亿则屡中。 Tử viết: Hồi dã kỳ thứ hồ, lũ không. Tứ bất thụ mệnh, nhi hóa thực yên, ức tắc lũ trung.
Khổng tử nói: Nhan Hồi đạo học đã khá rồi, mà vẫn còn nghèo. Đoan Mộc Tứ (tức Tử Cống) không nghe thầy, bỏ đi buôn bán, tính toán hàng hóa, thường là tính đúng.
(Chú thích: Đoan Mộc Tứ tức Tử Cống)
11·19
子张问善人之道,子曰:不践迹,亦不入於室。
Tử Trương vấn thiện nhân chi đạo, Tử viết: Bất tiễn tích, diệc bất nhập ư thất.
Tử Trương hỏi về đạo của người thiện, Khổng tử nói: Người thiện không theo dấu chân người khác mà đi, nhưng học vấn của họ chưa hoàn thiện.
(Chú thích: Người thiện vốn có phẩm chất cơ bản tốt nhưng chưa học được Đạo thì chưa hoàn thiện)
11·20
子曰:论笃是与,君子者乎?色庄者乎?
Tử viết: Luận đốc thị dự, quân tử giả hồ? Sắc trang giả hồ?
Khổng tử nói: Người bàn bạc nhiều về đạo, có phải quân tử không ? Hay chỉ là người có vẻ ngoài trang trọng?
11·21
子路问:“闻斯行诸?” 子曰:“有父兄在,如之何其闻斯行之?”. 冉有问:“闻斯行诸?”子曰:“闻斯行之”。公西华曰:“由也问闻斯行诸,子曰, ‘有父兄在’;求也问闻斯行诸,子曰,‘闻斯行之’。赤也惑,敢问” 。子曰:“求也退,故进之;由也兼人,故退之”。 Tử Lộ vấn: Văn tư hành giả? Tử viết: Hữu phụ huynh tại, như chi hà kỳ văn tư hành chi ?
Nhiễm Hữu vấn: Văn tư hành giả? Tử viết: Văn tư hành chi.
Công Tây Hoa viết: Do dã vấn văn tư hành giả, tử viết hữu phụ huynh tại; Cầu dã vấn văn tư hành giả, Tử viết: Văn tư hành chi. Diệc dã hoặc, cảm vấn.
Tử viết: Cầu dã thoái, cố tiến chi; Do dã kiêm nhân, cố thoái chi.
Tử Lộ hỏi: Nghe rồi thì nên thực hành ngay phải không ?
Khổng tử nói: Có mặt cha ngươi, làm sao nghe rồi thực hành ngay ?
Nhiễm Hữu hỏi: Nghe rồi thì nên thực hành ngay phải không ?
Khổng tử lại bảo: Nghe được thì thực hành ngay.
Công Tây Hoa lại nói: Sao hai câu hỏi giống nhau mà thầy trả lời mỗi người một khác vậy?
Khổng tử giải thích: Nhiễm Hữu làm việc gì cũng nhút nhát rụt rè nên ta cổ vũ nó. Còn Tử Lộ dũng khí hơn người, hăng hái dám làm nên ta kìm bớt nó một chút.
11·22
子畏於匡,颜渊后。子曰:“吾以女为死矣”。曰:“子在,回何敢死?”
Tử úy ư Khuông, Nhan Uyên hậu. Tử viết: Ngô dĩ nhữ vi tử hĩ.
Viết: Tử tại, Hồi hà cảm tử ?!
Khổng tử một phen hoảng sợ ở đất Khuông, Nhan Uyên đi sau, bị lạc, cuối cùng mới gặp nhau. Khổng tử nói: Ta tưởng ngươi chết rồi. Nhan Uyên đáp: Thầy còn sống, làm sao con dám chết ?! 11·23
季子然问:“仲由,冉求可谓大臣与?” 子曰:“吾以子为异之问,曾由与求之间。所谓大臣者,以道事君,不可则止。今由与求也,可谓具臣矣”。曰:“然则从之者与?”子曰:“弑父与君,亦不从也”。
Quý Tử Nhiên vấn: Trọng Do, Nhiễm Cầu khả vị đại thần dự? Tử viết: Ngô dĩ tử vi di chi vấn, tằng Do dự Cầu chi gian. Sở vị đại thần giả, dĩ đạo sự quân, bất khả tắc chỉ. Kim Do dự Cầu dã, khả vị cụ thần hĩ. Viết: Nhiên tắc tòng chi giả dự ? Tử viết: Thí phụ dự quân, diệc bất tòng dã.
Quý Tử Nhiên hỏi: Trọng Do và Nhiễm Cầu có thể gọi là đại thần không?
Khổng tử nói: Ta tưởng hỏi ai, hoá ra Do và Cầu. Được gọi là đại thần phải là người biết lấy đạo tiên vương để thờ vua, nếu không được vậy thì từ chức quan đi. Hiện nay Do và Cầu mới chỉ đủ đức hạnh làm quan (thường) thôi.
Quý Tử Nhiên lại hỏi: Thế bọn họ đều làm việc cho họ Quý chứ?
Khổng tử nói: Những việc như giết cha và vua thì chúng chẳng bao giờ thuận theo cả (họ Quý đã từng giết cha, giết vua)
11·24
子路使子羔为费宰。子曰:“贼夫人之子”。子路曰:“有民人焉,有社稷焉,何必读书,然后为学?” 子曰:“是故恶夫佞者”。
Tử Lộ sử Tử Cao vi Phí tể. Tử viết: Tắc phu nhân chi tử. Tử Lộ viết: Hữu thị nhân yên, hữu xã tắc yên, hà tất độc thư, nhiên hậu vi học ? Tử viết: Thị cố ố phu nịnh giả.
Tử Lộ cử Tử Cao đi làm huyện trưởng huyện Phí. Khổng tử nói: Thế là làm hại con người ta rồi. Tử Lộ cãi lại: làm quan thì cai trị dân, tế lễ thần xã tắc, không cần phải chọn kẻ có học, làm quan sau rồi học cũng được. Khổng tử nói: Cho nên ta ghét kẻ ba hoa khéo mồm mép.
11·25
0 comments
Post a Comment