KINH XUÂN THU
(Biên niên sử Xuân Thu)
Xuân Thu (tiếng Trung Quốc: 春秋; phiên âm la tinh: Chūnqiū), cũng được gọi là Lân Kinh (麟經) là bộ biên niên sử nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 tr.CN tới năm 481 tr.CN. Đây là văn bản lịch sử Trung Quốc sớm nhất còn lại và được ghi chép theo các quy tắc sử biên niên.
Văn bản cực kỳ súc tích, và nếu chúng ta bỏ toàn bộ những lời phê bình,
nội dung dài khoảng 16.000 nghìn từ, vì thế chỉ có thể hiểu được nghĩa
của nó với sự hỗ trợ của những lời bình của các học giả thời xưa, theo truyền thống Tả Truyện.
Theo truyền thống, cuốn sách này được coi là do Khổng Tử biên soạn (theo giả thuyết củaMạnh Tử), nó được đưa vào trong bộ Ngũ Kinh của văn học Trung Quốc.
Nội dung
Thời cổ đại Trung Quốc, “Xuân Thu” là một từ hoán dụ thường
được dùng để chỉ tổng thể khoảng thời gian trong năm (mùa xuân và mùa
thu đại diện cho cả năm), và cũng thường được dùng làm tiêu đề cho những
cuốn biên niên sử của nhiều nước chư hầu Trung Quốc giai đoạn đó. Ví
dụ, chương Minh Quỷ trong cuốn Mặc Tử đã đề cập tới nhiều cuốn Biên niên sử Xuân Thu của nhà Chu, nước Yên, nước Tống và nước Tề. Tất cả các văn bản đó hiện đều không còn; chỉ cuốn biên niên sử nước Lỗ còn tồn tại.
Phạm vi sự kiện được ghi chép trong cuốn sách chỉ tập trung vào các quan hệ ngoại giaogiữa các nước chư hầu phong kiến, các liên minh và các hành động quân sự, cũng như những sự kiện sinh tử bên trong gia đình hoàng gia. Cuốn biên niên sử cũng ghi chép về các sự kiện thảm hoạ thiên nhiên như
lũ lụt, động đất, nạn châu chấu và nhật thực, bởi vì những sự kiện đó
được xem là phản ánh sự ảnh hưởng của trời đối với thế giới loài người.
Các sự kiện được miêu tả theo trật tự
thời gian, đầu tiên là niên hiệu của vua nước Lỗ, mùa, mùa, tháng và
ngày theo năm âm lịch. Kết cấu biên niên được tuân thủ chặt chẽ, tới mức
liệt kê bốn mùa trong mỗi năm thậm chí khi không có sự kiện nào xảy ra ở
thời điểm đó.
Văn phong ngắn gọn và giọng điệu khách quan.
GNLT
0 comments
Post a Comment