Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Monday, December 30, 2013

NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA NHO GIÁO CẦN ĐƯỢC PHÁT HUY




  • Có thể nói, nhiều tư tưởng của Khổng Tử như học thuyết “Chính Danh”Ngũ Luân”, tư tưởng về giáo dục và tự giáo dục là những tư tưởng nền tảng ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta. Đặc biệt là trong giai đoạn giáo dục nước ta đang có những bước chuyển mình như hiện nay thì học thuyết về “Chính Danh” “Ngũ Luân” tư tưởng về giáo dục và tự giáo dục của Khổng Mạnh có giá trị rất lớn. 

  • Trên thực tế, chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng, cùng với nền kinh tế thị trường, cùng với sự mai một, xuống cấp về Đạo Đức thì truyền thống tôn sư trọng đạo, lễ nghĩa thầy trò… cũng ngày càng có chiều hướng đi xuống… Chính bởi thế mà trong giáo dục rất cần thiết phải khôi phục, phải giáo dục về “Lễ”. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên kết hợp giữa Giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật (Đức trị và Pháp trị).

  • Thực tế cho thấy, xã hội của chúng ta chưa thịnh trị, chưa thực sự bình ổn mà còn nhiều vấn nạn, cần thiết phải giáo dục Đạo Đức, cần thiết phải thức tỉnh lương tâm, thức tỉnh bản chất con người; phải sống không những có trách nhiệm với bản thân mà còn phải sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội . Như chúng ta đã nhìn thấy người Nhật đã thể hiện ra những đức tính của họ như thế nào trước cơn sóng thần và động đất vừa qua mà nền móng là ngành giáo dục . 

  • Để có được chất lượng, hiệu quả giáo dục tốt chúng ta cũng cần phải nhìn nhận lại, vận dụng hợp lý học thuyết “Chính Danh”: trường phải ra trường, lớp phải ra lớp, thầy phải ra thầy, trò phải trò; mỗi bộ phận, mỗi cá nhân phải làm tròn vai trò, bổn phận, nghĩa vụ, quyền hạn của mình… Trong giáo dục, Khổng tử rất coi trọng nguyên tắc nêu gương người thầy, điều tưởng như đơn giản nhưng lại không dễ dàng chút nào, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường như nước ta hiện nay… Điều đó đòi hỏi những người làm thầy sẽ phải tự nỗ lực, cố gắng rất nhiều để làm tròn phận sự của mình, để nêu một tấm gương tốt trong xã hội… 

  • Và một điều không kém phần quan trọng đó là chúng ta cần kế thừa, phát huy tinh thần học tập, khí tiết học tập, thái độ học tập để tự tu dưỡng, tự hoàn thiện bản thân mình (nhưng nội dung học tập thì cần phải thay đổi bởi Nho giáo chỉ chú trọng việc học chữ thánh hiền mà không học khoa học tự nhiên. Chúng ta phải học tập và tu dưỡng toàn diện). Xã hội ta hiện nay cần thiết mở rộng việc xã hội hoá giáo dục, tăng cường thực hành, áp dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống để thay đổi thực tiễn, chống lối học suôn trên sách vở, tài liệu...


KẾT LUẬN

  Tóm lại, theo chúng tôi, trong quan niệm của các nhà Nho, xã hội lý tưởng phải là xã hội bảo đảm được sự kết hợp hài hòa giữa đời sống kinh tế và đời sống tinh thần, đạo đức lành mạnh. Và theo họ, sự hài hòa ấy là một trong những yếu tố cơ bản để giữ vững ổn định, trật tự của xã hội phong kiến. 

  Với chủ trương coi trọng đạo đức, coi việc hoàn thiện nhân cách đạo đức của mỗi người là điều kiện để xây dựng và hoàn thiện xã hội lý tưởng, Nho giáo đã góp phần tạo dựng cho con người lối sống có trách nhiệm với gia đình, đất nước, với cả chính mình và đặc biệt coi trọng trật tự, kỷ cương một lối sống mà "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Nho giáo đã tạo ra một cộng đồng xã hội có tôn ti trật tự, hòa mục từ trong gia đình đến Nhà nước, thiên hạ. 

  Học thuyết “Đức Trị“ chứa đựng hầu hết các giá trị tinh hoa của Nho giáo và ngày nay vẫn rất cần được chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu thêm nữa và chắc chắn sẽ còn tìm được trong đó nhiều bài học bổ ích.


~*""*~ THE END ~*""*~

0 comments

Post a Comment