Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Sunday, December 29, 2013

Đạo Trung Dung - THE HAPPY MEDIUM OR THE MODERATE ROAD



 
                                                            TẠ VĂN TÀI
 
Đức Khổng nói đến Đạo Trung Dung, đã có từ trước thời đại ngài, nhưng cho đến thời hiện tại, vẫn còn giá trị.
Cũng hợp với định luật vật lý học trong vũ trụ mà thôi (nếu nguyên tử lực để cho phát nổ giây chuyền, mà không có sự kiềm chế thì thành bom nguyên tử, tàn phá kinh khũng, nhưng nếu phát nổ trong sự điều hòa của lò điện nguyên tử, thì thành nguyên tử lực phụng sự con người, trong hòa bình)
Đức Khổng Tử dã nói rõ trong đoạn mở đầu sách Trung Dung là " lúc bắt đầu nói về một nguyên lý, đến đọan giữa phân gỉai ra muôn việc " (“kỳ thơ thuỷ ngôn nhất lý; trung tán vi vạn sự”); " nếu mở ra, nó phổ cập đến cả vũ trụ, nếu thâu lại, nó sẽ tàng trữ kín trong tâm" (“Phóng chi, tắc di lục hạp, quyện chi, tắc thối tàng ư mật”).  
Đạo Trung Dung có giá trị muôn thưở  này, chúng tôi xin quãng diễn ra một số nguyên tắc xử thế, dựa vào sự cảm hứng từ "Strength Deployment Inventory Manual" của Personal Strengths Assessment Service, Inc.)
I.             NHỮNG KHUYNH HƯỚNG TÂM LÝ TRUNG DUNG NÊN THEO
A-          Trong tâm trí NHỮNG NGƯỜI THIÊN VỀ THA NHÂN:
·         Tin tưởng người tốt, nhưng không quá tin, đến chỗ tin cả người độc ác
·         Lạc quan mà không quá thiếu thực tế
·         thủy chung mà không nô lệ quá
·         lý tưởng mà không quá hy vọng hão huyền
·         giúp người mà không quên mất chính mình
·         khiêm tốn mà không tự xóa bỏ mình
·         tận tâm nhưng không quá hy sinh, khiến quyền lợi cho mình bị tiêu diệt luôn
·         chăm sóc mà không làm người ta ngộp thở
·         hổ trợ tinh thần mà không quỵ lụy người ta
·         chấp nhận mà không thụ động
·         lịch sự mà không quá suy tôn người, hạ mình
·         thích nghi mà không phải là người thiếu nguyên tắc đạo đức
B.  Trong tâm trí NHỮNG NGƯỜI THIÊN VỀ CÁI NGÃ (TÔI) CỦA MÌNH
·         Tự tin mà không tự kiêu
·         quyền biến mà không thời cơ chủ nghĩa
·         tham vọng nhưng không bất lương tâm
·         biết tổ chức mà không kiềm chế, kiểm soát người quá quắt người khác
·         có sức thuyết phục mà không áp lực người ta
·         mạnh mẽ mà không độc tài
·         hành động kịp thời mà không vội vàng, vấp váp
·         có nhiều trí tưởng tượng mà không là người mơ mộng hão huyền
·         có óc cạnh tranh mà không quá hùng hổ, khiêu chiến
·         hãnh diện về danh dự và nhân phẩm mình mà không kiêu căng, hợm mình
·         táo bạo mà không liều lĩnh quá
·         biết chấp nhận rủi ro mà không có óc đánh bạc, liều lĩnh
·         vui vẻ, thích nói chuyện mà không ồn ào quá đáng hay nói nhiều quá
·         bình dân mà không hạ cấp
 
         C. Trong tâm trí NHỮNG NGƯỜI ƯA PHÂN TÍCH VỚI TRÍ TUỆ
·         cẩn thận, hoài nghi cái xấu ở đời, mà không quá đa nghi đến chỗ bi quan
·         thực tế mà không đi đến chỗ thiếu có óc sáng tao, đầy trí tưởng tượng
·         tiết kiệm mà không bần tiện
·         dè dặt mà không lạnh lùng
·         phương pháp mà không cứng nhắc
·         có óc phân tích mà không chi li, "chẻ sợi tóc làm tư"
·         theo nguyên tắc đúng đắn mà không thiếu sự mềm dẽo
·         trật tự mà không phải là cứng rắn đến chỗ vô tâm, vô cảm
·         kiên trì mà không đi đến chỗ bướng bỉnh, ngoan cố vô ích
·         bảo vệ mà không đi đến chỗ khư khư giữ lấy như của riêng, chuyện của riêng mình
·         kỹ lưỡng mà không bị ám ảnh, băn khoăn bó khó
II.  NHỮNG HÀNH ĐỘNG TRUNG DUNG NÊN THEO, và do đó, nói ngược lại, KHÔNG NÊN THEO (HAY LÀ TRÁNH) NHỮNG HÀNH ĐỘNG SAU:
A.  Trong cách hành xử của NHỮNG NGƯỜI THIÊN VỀ THA NHÂN
  • ưa giữ  hòa khí quá đến nổi quên xác nhận quan điểm của mình, và quên phân tích các sự kiện và vấn đề cho người khác thấy
  • quá tin người đến nổi không dùng trí phán đoán của mình
  • quá trung thành với người đến nổi bị người lợi dụng
  • chờ đợi người đời quan tâm đến việc chung, tới người khác như chính mình hằng quan tâm
  • quá muốn giúp người đến chỗ mình áp đặt việc giúp đỡ, khiến người khác cảm tưởng bị quấy rầy
  • quá vội vã nhận lỗi lầm về mình khi có sư sai trật
  • chia xẻ tư tưởng, tình cảm với những người đáng lẽ ra không nên tin
  • quá sợ là nếu mình tỏ rõ cảm nghĩ của mình về người khác thì người ấy sẽ bị va chạm tự ái và không được giúp đỡ cải tổ; quá mong muốn chiều theo ý người khác chỉ vì muốn họ ưa thích mình
B.  Trong cách hành xử của NHỮNG NGƯỜI THIÊN VỀ CÁI NGÃ (CÁI TÔI)
  • muốn thắng, muốn hơn người quá đáng, đến chỗ đạp lên người khác mà đi tới
  • quá vội vàng để hoàn thành công tác đến chỗ quên cảm nghĩ của người khác
  • quá tin là mình nắm lẽ phải đến chỗ không lắng nghe người khác
  • quá tin là ai cũng ưa cạnh tranh với mình trong cuộc đua tranh
  • quá vội quy trách sự thất bại cho việc thiếu cộng tác của người khác
  • chỉ chia xẻ cảm nghĩ nào có lợi cho mình, đạt mục tiêu của mình
  • quá sợ là nếu chia xẻ cảm nghĩ thực sự của nình thì mình sẽ bị lợi dụng (điều “nên tránh” này chỉ áp dụng cho người đáng tin cậy, chứ không áp dụng cho người không đáng tin cậy)
  • quá muốn thắng người khác mà quên các sự kiện và quan điểm/cảm nghĩ của người khác
  • quá ưa ra lệnh cho người khác chỉ để xác nhận uy quyền của mình
 
C.  Trong cách hành xử của người của NHỮNG NGƯỜI ƯA PHÂN TÍCH VỚI TRÍ TUỆ
  • quá ưa phân tích kỹ lưỡng vấn đề cho đến chỗ biết chắc chắn, khiến cho quyết định chậm trễ
  • quá chú trọng một cách cứng nhắc đến phân biệt phải trái đến chỗ quên mất các cảm nghĩ của người đời
  • cẩn thận, dè dặt quá đến nỗi không biết tin người khác
  • chờ đợi là tất cả mọi người đều quan tâm như chính mình đến các chi tiết, các nguyên tắc và sự suy nghĩ duy lý
  • quá muốn tự lực tự cường đến chỗ cắt đứt mọi lien lạc với người khác có thể thực sự thích mình và giúp mình
  • quá mau mắn trong việc quy trách các thất bại cho việc mình không đủ sự cẩn trọng
  • quá sợ là nếu mình nói thật cảm nghĩ của mình thì người khác sẽ cho là mình thiếu duy lý và nhiều cảm xúc quá
  • quá băn khuăn về các sự kiện và các vấn đề phải giãi quyết đến chỗ quên cảm nghĩ của người khác
  • quá muốn xác nhận sự tự chủ, tự trị của mình đến chỗ làm cho người ta xa mình
 
*********
SỰ THIẾU “TRUNG DUNG” Ở TRONG MỘT VÀI ƯU ĐIỂM ĐÁNG QUÝ CỦA CÁC CHÍNH TRỊ GIA, TỔNG THỐNG  MỸ:
  1. George Bush: được người ta ưa thích vì có vẻ thân mật, một người bình dân Mỹ có thể uống một ly bia với ông, nhưng cái miệng cười một bên mép, khinh khỉnh (smirking) của ông, với cái vẻ của một sinh viên con nhà giàu trong câu lạc bộ sinh viên (fraternity boy) khiến có người cho ông ta là kiêu căng (cocky)
  2. Bill Clinton: quan tâm nhiều đến sự đau khổ của người dân, nhưng lại quá hăm hở, nôn nóng để được người ưa thích mình, đến chỗ nói và làm bất cứ điều gì để chiều lòng dư luận, khiến cho có người nghĩ rằng ông là đạo đức giả (hypocrisy)
 
 

0 comments

Post a Comment