Lời người dịch: Wafa Sultan phát biểu ngày 29-5-2008 trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình al-Hayat tại Cyprus.
Bà đả kích những mặt tiêu cực của văn hóa Hồi giáo trong thế giới Á-rập
và nghiêm khắc phê bình Thánh kinh Cô-ran và giáo chủ Muhammad, mà bà
cho là gốc rễ của văn hóa tiêu cực đó. Dù chỉ qua vài câu, Sultan đã
không một chút nương nễ đối với Yusuf al-Qaradhawi, vị giáo sĩ thủ cựu
vào tháng Ba 2008 đã kịch liệt đả kích sự xất hiện của bà trong một
cuộc tranh luận trên đài Truyền hình Á rập al-Jazeera. Wafa còn phê bình
nhiều khía cạnh khác của Hồi giáo mà bà cho là sai lầm. Bản dịch sau
đây dựa trên đoạn video của Viện Nghiên cứu Báo đài Trung Đông (MEMRI).
Trong những bản dịch kế tiếp, chúng tôi sẽ giới thiệu một số phản bác
nhắm vào bà Sultan từ phía các giáo sĩ Hồi giáo.
Khi
kiểm nghiệm lại cuốn thánh kinh Cô-ran, những lời tuyên bố của Tiên tri
Muhammad, và các sách Hồi giáo dưới kính hiển vi, tôi đã đi đến xác tín
tuyệt đối là không thể, dứt khoát là không thể, có một người nào đọc
tiểu sử của Muhammad và đặt đức tin vào đó, mà vẫn còn là một người bình
thường về mặt tâm lí và trí tuệ. Anh còn nhớ cái cách Tiên tri Muhammad
đã giết [nữ thi sĩ] Asmaa bint Marwan [1] như thế nào chứ? Đồ đệ của
ông đã phanh thây bà trong lúc bà đang cho con bú. Khi những người này
trở về báo cáo và tung hô “Allah Akbar/Thượng đế là tối cao” [2],
Muhammad nói “Chẳng có hai con dê nào thèm húc nhau vì cái xác của y
thị”. Chắc anh cũng biết, lũ dê thường húc nhau vì những chuyện không
đâu. Nhưng, đối với Muhammad, việc giết một người đàn bà đang cho con bú
chỉ là một chuyện vặt không đáng cho hai con dê phải húc nhau. Có phải
đây là một đấng tiên tri của Thiên Chúa hay không? Tôi rất buồn khi Đài
truyền hình Al-Jazeera cho phép một quái vật điên rồ và đầy tính khủng
bố như Al-Qaradhawi sử dụng đài này như một phương tiện truyền thông để
phổ biến những luận điệu độc hại, những lệnh truyền khủng bố, và những
tuyên truyền lải nhải. Ngôn từ mà hắn nhắm vào tôi đã kích động nhiều
thanh niên Hồi giáo – những kẻ bị nhồi sọ, bị bịt mắt, bị lập trình
(programmed) để chỉ biết có hận thù – xối xả vào tôi những lời nguyền
rủa và đe dọa, tiếp theo sau cái show trong đó hắn tranh luận về sự xuất
hiện của tôi trên Đài truyền hình Al-Jazeera. Khi Hồi giáo coi phụ nữ
là những kẻ khiếm khuyết về lí trí, tôi phản bác sự quả quyết đó – trong
trường hợp này, Hồi giáo đã tấn công tôi và tôi chỉ chống trả lại. Khi
Hồi giáo kêu gọi giết chết bất cứ kẻ nào không đặt đức tin vào nó, tôi
phản bác Hồi giáo– trong trường hợp này, Hồi giáo đã tấn công tôi và tôi
chỉ chống trả lại. Tôi không tấn công Hồi giáo, tôi phê bình nó, nhưng
bất hạnh thay, chúng tôi, những nạn nhân của việc nuôi dạy theo truyền
thống Hồi giáo, đã coi bất cứ lời phê bình nào cũng là một cuộc tấn
công. Tôi luôn luôn tập chú về lãnh vực ngôn từ – ngôn từ Hồi giáo. Ngôn
từ Hồi giáo là một ngôn từ tiêu cực, một loại ngôn ngữ chết, chứa đầy
bạo động, hận thù và kì thị chủng tộc. Con người là sản phẩm của ngôn
từ, là thành quả của ngôn từ tiêu cực và tích cực mà nó tiếp cận trong
đời. Nếu đời của một người bị loại ngôn từ tiêu cực khống chế, anh ta sẽ
trở nên một người tiêu cực, bạt mạng, không có ích gì cho xã hội, anh
ta sẽ bác bỏ hết mọi thứ. Trái lại, nếu ngôn từ tích cực chế ngự đời
anh, anh ta sẽ trở nên một người tích cực, có hạnh phúc và ích lợi cho
xã hội. Đây là lí do vì sao ngôn ngữ tiêu cực của Hồi giáo đã thất bại.
Ngôn ngữ Hồi giáo không tạo được những người có cách nhìn đời hồn nhiên
và tích cực. Nó chỉ tạo ra hạng người tiêu cực. Nếu chúng ta nhìn kĩ
những xã hội Hồi giáo, chúng ta sẽ thấy những gì con người tiêu cực ấy
đã gây ra. Tôi không coi Hồi giáo như một tôn giáo – theo quan niệm của
tôi về tôn giáo. Hồi giáo là một lý thuyết chính trị, áp đặt lên kẻ khác
nhờ bạo lực. Bất cứ một lý thuyết nào kêu gọi giết những người không
tin theo nó, đều không phải là một tôn giáo. Đó chỉ là một lý thuyết
toàn trị, áp đặt lên người khác nhờ bạo lực. Khi tôi đọc, chẳng hạn, câu
thánh thi Hồi giáo: “Hãy quất vào những kẻ ngoại tình, cả nam lẫn nữ,
mỗi đứa một trăm roi mà đừng để dấy lên trong lòng một mảy may thương
xót”, tôi không nhận ra một chút tâm linh nào trong câu chữ này. Khi một
đức tin vắt bỏ đến giọt cuối cùng của lòng lân mẫn, đức tin đó cũng vắt
bỏ hết phần tâm linh trong tín đồ. Giê-su Ki-tô là một biểu tượng hoà
bình, ông không mang theo gươm giáo, không chặt đầu kẻ khác hay qui kết
ai về tội dị giáo. Vấn đề mà chúng ta nhận ra trong Hồi giáo là, nếu
chúng ta hành động như người Ki-tô-giáo thời Trung cỗ hay chúng ta sống
theo cuộc đời, việc làm, và lời nói của Muhammad, chúng ta ắt sẽ gặp
nhiều rối ren nghiêm trọng hơn những rối ren mà chúng ta đang đối diện,
chúng ta ắt sẽ đứng vào phe của Osama bin Laden và đồng bọn. Nếu chịu
khó đọc tiểu sử Muhammad, bạn sẽ thấy gì trong đó? Không có gì ngoài
những trận ruồng bố và những bà vợ của ông ta, cọng thêm vào đó là những
lời tuyên bố của ông có khi làm cho người đọc hãi hùng. Tôi giật mình
khi nghe lời dạy: “Thiên đàng của người phụ nữ nằm dưới bàn chân của
chồng”. Giáo lý Hồi giáo đã trở nên nguy hiểm khi thấm vào não sọ của
tín đồ. Tôi thấy không còn cách nào khác hơn là cạy mở những sọ này ra
mà nạo sạch những tế bào ung thư đe dọa sinh mạng khỏi não bộ. Khi đám
người Syria tràn vào đốt phá sứ quán Đan Mạch, họ cũng thiêu đốt luôn cả trái tim tôi. Tại sao? Nhân dân Syria đang chết đói. Người Syria,
dù có tự hào về nền văn minh (cỗ đại) của mình, cũng đang chạy ăn từng
bữa. Tại sao họ không tràn vào dinh thự của vị tổng thống, kẻ có đến 40
tỉ đôla trong các trương mục ngân hàng châu Âu mà thiêu rụi cả cung điện
lẫn người chiếm cứ nó? Nhưng họ lại tràn vào đốt phá sứ quán Đan Mạch
và như thế đã cho phương Tây một hình ảnh sai lầm về những người Syria
văn minh và có đạo lý. Vì thế tôi coi hành vi của những kẻ đốt phá này
là dã man và lạc hậu. Cuộc xung đột giữa Israel và Palesine là một cuộc
xung đột tôn giáo.[3] Tôi ủng hộ chính nghĩa của người Palestine. Tôi
ủng hộ trẻ em Palestine. Tôi mất ngủ vì nổi thống khổ của phụ nữ
Palestine. Đến cả con kiến tôi cũng không dám dẫm lên nữa mà, thì làm
sao tôi có thể chống lại họ? Đây là điều tôi không thể quan niệm được.
Cuộc xung đột này cũng là xung đột chính trị. Người Palestine phải chất
vấn lãnh đạo của họ đã làm gì để giải quyết vấn đề này? Vấn đề này có
gốc rễ tôn giáo. Một hoặc hai tuần trước, tôi đọc được một mẩu chuyện
trong sách Hồi giáo. Theo đó, Muhammad đang đi cùng một số tín đồ thì họ
bỗng nghe có tiếng xôn xao và các đệ tử đã hỏi vị giáo chủ: “Thưa Ngôn
sứ của Allah, chuyện gì thế?” Muhammad đáp: “Đấy là tiếng kêu than của
bọn Do Thái đang bị tra tấn dưới mồ.” Bất luận những xung đột mà
Mahummad đang đối đầu với người Do Thái lúc bấy giờ là gì gì đi nữa,
điều này chứng tỏ rằng mồ mả cha ông của người Do Thái vào thời đó đã
hiện hữu ở Á-rập Xê-út. Tôi nói vậy, có phải không? [Thưa vâng] Sự thể
người Do Thái là một giống dân của vùng [Trung Đông] này là một điều
hiển nhiên có ghi lại trong các sách Hồi giáo và cả trong Thánh kinh
Cô-ran. Sự rắc rối với người Hồi giáo nằm ở chỗ, họ không phân biệt được
Đấng Tiên tri với cái mũi của họ. Vì thế, khi bạn chỉ trích Muhammad,
cuộc đời và hành động của ông ta, thì tín đồ Hồi giáo lại dảy nảy lên
như bạn đang xẻo mũi của họ.
Nguồn: mời xem video Wafa Sultan Offers More Criticism of Islam
[1]
Asma thách thức quyền lực Muhammad qua thi ca và vì thế vị giáo chủ Hồi
giáo ra lệnh cho thủ hạ hành quyết khi bà đang nằm với năm đứa con.
[2]
“Allah Akbar” thường được dịch là “Thượng đế Tối cao”. Người Hồi giáo
xưng tụng câu này trong nhiều trường hợp khác nhau: khi vui mừng, khi ca
ngợi một diễn giả, khi xung trận, và thậm chí trong những giờ phút lâm
nguy hay hoan lạc.
[3]
Nhiều người Do Thái tin rằng họ là dân Chúa chọn và được hứa hẹn một
vương quốc trên lãnh thổ Judea, như được ghi trong Cựu Ước.
0 comments
Post a Comment