Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Tuesday, September 10, 2013

Cộng hòa và Dân chủ

Một nền cộng hòa đơn giản là kiểu chính quyền hiến định trong đó những người nắm quyền là do các công dân chọn lựa. Một chính quyền hiến định là một chính quyền mà trong đó tổ chức căn bản và các bộ phận của nó được luật pháp xác lập. Đó là một chính quyền của luật pháp hơn là một chính quyền của những con người cụ thể nào đó. Kiểu “Ta là quốc gia” của Louis XIV[33] hay “Ta là luật pháp” của Adolf Hitler[34] là cách diễn đạt tiêu biểu cho các chính quyền không do hiến định. Các nền cộng hòa cũng khác biệt nhau. Đã có những nền cộng hòa do những người giàu có hoặc dòng dõi thượng lưu cai trị. Những nền cộng hòa đó được gọi là chế độ qúi tộc hoặc chế độ quả đầu. Chúng tồn tại ở Hy Lạp cổ, ở Ý thời Phục hưng và ở Anh thế kỷ 18. Đó là những hình thức chính quyền hiến định trong đó những người cầm quyền là do các công dân chọn ra, nhưng những công dân đó chỉ là một thiểu số ưu tú dựa trên tiêu chuẩn dòng dõi hoặc tài sản.

Dân chủ cũng là hình thức chính quyền hiến định hoặc cộng hòa như vậy nhưng những người nắm quyền là do một số đông, thay vì một thiểu số, chọn ra. Bây giờ, từ “số đông” lại có nhiều ý nghĩa thay đổi qua các thời kỳ. Đã có một thời cách đây không lâu tại Mỹ khi phụ nữ không được quyền bầu cử. Cuộc đấu tranh của người da đen để giành quyền bầu cử vẫn còn diễn ra ở một số tiểu bang miền Nam. Ở Hy Lạp cổ, nơi phát nguyên thuật ngữ “nền dân chủ”, các nô lệ và người nước ngoài không được quyền bầu cử. Ở Athens thời Pericles, đỉnh cao của nền dân chủ Hy Lạp, trong dân số 120.000 người thì có chưa tới 30.000 người được coi là công dân.

Ngay trong mô hình cộng hòa, nước Mỹ trong thời kỳ đầu cũng giới hạn quyền bầu cử cho riêng những người tự do thôi (tức là người da trắng), và ở nhiều bang người ta phải đạt những điều kiện về tài sản thì mới có quyền bầu cử. Nhưng nguyên tắc về nền cai trị bởi “một bộ phận lớn dân chúng” đã có mặt ngay từ buổi đầu ấy; thực tình, tôi đã lấy nhóm từ này trong The Federalist (“Hồ sơ Liên bang”). Alexander Hamilton và những người khác bảo vệ Hiến pháp Mỹ đã chọn “chính quyền nhân dân” hơn là chế độ quân chủ, quí tộc hay quả đầu.

Một sự lẫn lộn nào đó đã nảy sinh từ sự kiện rằng Hamilton cùng những nhà lập quốc khác của Mỹ đã nói rằng họ ủng hộ một nền cộng hòa hơn một nền dân chủ. Nhưng khi nói đến nền cộng hòa, họ muốn nói đến một nền dân chủ đại diện, trong đó dân chúng trao quyền lập pháp và hành pháp cho những người mà họ bầu chọn. Họ muốn cơ chế này hơn là kiểu công dân trực tiếp hành động cùng cai trị như trong những nền dân chủ ở Hy Lạp cổ. Ngày nay sự phân biệt này cũng cổ lỗ rồi, vì các nền dân chủ hiến định hầu như luôn vận hành thông qua các đại biểu của dân chúng. Nền dân chủ đại diện, như chúng ta có ở Mỹ hiện nay, là một chính quyền cộng hòa.

Quyền bầu cử ngày nay đã được bảo đảm cho mọi công dân thành niên có thần kinh lành mạnh. Địa vị công dân được dành cho bất kỳ ai ra đời tại Mỹ hoặc đã nhập tịch đúng thủ tục. Phổ thông đầu phiếu là điều khác biệt căn bản giữa nền dân chủ Mỹ với nền dân chủ ở Hy Lạp cổ hoặc nước Mỹ buổi đầu lập quốc. Một khác biệt nữa giữa nền dân chủ Hy Lạp cổ và nền dân chủ Mỹ là ở chỗ người Mỹ trao các quyền chính trị cho những người nắm quyền thay vì trực tiếp cai trị thông qua những đại hội đồng nhân dân.

Điều cốt tủy của nền dân chủ là phổ thông đầu phiếu mà không bị những hạn chế độc đoán dựa trên dòng dõi, tài sản hay tín ngưỡng. Đây là nguồn cội của điều tôi gọi là “tự do chính trị”. Tôi nghĩ điều này quan trọng đến nỗi tôi dành cả một phần trong tập thứ nhất của bộ The Idea of Freedom (“Ý niệm Tự do”) để bàn về nó.

Trong bộ sách đó, tự do chính trị là một quyền tự do mà chính quyền hiến định dành cho người dân, và quyền đó chỉ nằm trong tay những người đã hoàn toàn trưởng thành và là thành viên tích cực của một cộng đồng biết tự trị. Quyền tự do đó nằm trong quyền bầu cử. Điều cốt yếu đối với tự do chính trị là ở chỗ ý chí của cá nhân công dân thực sự quyết định ý chí của chính quyền. Đó là điều mà các chế độ chuyên chế, độc tài, hoặc dân chủ giả hiệu đều không đạt được.

0 comments

Post a Comment