Ngày
14/3/2004, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 10 nước Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa đã thông qua 22 điểm sửa đổi trong Hiến pháp hiện hành. Từ năm 1982
đến nay, Trung Quốc đã 4 lần sửa đổi Hiến pháp, nhưng lần sửa đổi này
mang tính cách mạng nhất.
Ba lần sửa đổi Hiến pháp
trước diễn ra vào các năm 1988, 1993 và 1999. Việc sửa đổi Hiến pháp lần
này đánh dấu bước đột phá trong đường lối của đảng Cộng sản Trung Quốc
(CPC) - lực lượng dẫn dắt 1,3 tỷ người dân nước này tiến tới một xã hội
tốt đẹp theo con đường ""kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa"". Đây là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội trong
vòng 25 năm qua, kể từ khi Trung Quốc tiến hành chính sách cải tổ và mở
cửa đem lại những thay đổi to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và
xã hội ở nứoc này.
Những điểm sửa đổi, bổ sung chính
Trong Lời Mở đầu có bổ sung 3 ý.
Câu "Dưới sự dẫn dắt của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Mao Trạch Đông
và Lý luận Đặng Tiểu Bình" trong đoạn 7 Hiến pháp hiện hành nay bổ sung
thêm "và tư tưởng quan trọng trong thuyết "Ba Đại diện". Cũng trong đoạn 7, câu "...để từng bước hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, khoa học và công nghệ...."được bổ sung thêm "đồng thời thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa nền văn minh vật chất và tiến bộ chính trị, văn hoá..."
Bổ sung một mệnh đề vào Đoạn 10, Lời mở đầu:"...Trong những năm dài tiến hành cách mạng và xây dựng đất nước, đã hình thành nên một mặt trận thống nhất yêu nước rộng khắp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc bao gồm các đảng phái dân chủ và các tổ chức của nhân dân, toàn bộ những người dân lao động xã hội chủ nghĩa, những người xây dựng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội và những người bảo về sự thống nhất Tổ quốc. Mặt trận thống nhất này sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển".
Trong Điều 10, mục 3có
một sửa đổi quan trọng. Câu "Vì lợi ích chung, Nhà nước có thể tiếp
quản đất đai để sử dụng phù hợp với luật pháp" đổi thành "Vì lợi ích
chung, Nhà nước có thể sung công hoặc tiếp quản đất đai để sử dụng vì mục đích công và trả tiền bồi thường phù hợp với luật pháp".
Điều 11, mục 2"Nhà
nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nền kinh tế cá thể. Nhà nước
hướng dẫn, trợ giúp và quản lý nền kinh tế cá thể bằng việc thực thi
quyền quản lý" nay sửa thành "Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khối
tư nhân trong nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp tư nhân và cá thể.
Nhà nước khuyến khích, ủng hộ và chỉ đạo việc phát triển khối tư nhân,
tiến hành giám sát và quản lý khối tư nhân bằng luật pháp".
Điều 13 "Nhà nước bảo vệ quyền công dân trong việc sở hữu hợp pháp nguồn thu nhập, tiền tiết kiệm, nhà cửa và các tài sản hợp pháp khác. Nhà nước bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư nhân của công dân bằng luật pháp" sửa thành "Tài sản tư nhân hợp pháp của công dân sẽ không bị xâm phạm. Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tài sản tư nhân hợp pháp và quyền thừa kế tài sản của công dân bằng luật pháp. Nhà nước có thể sung công hoặc tiếp quản đất đai vì mục đích công, và chi trả bồi thường phù hợp với luật pháp". Điều 14, mục 4 bổ sung đoạn "Nhà nước xây dựng và tăng cường hệ thống an ninh xã hội cho phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế".
Điều 33, mục 3 bổ sung đoạn "Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người".
Điều 59, mục 1 bổ sung mệnh đề "và các khu vực hành chính đặc biệt" thành "Đại hội đại biểu nhân dân bao gồm các đại biểu được bầu chọn từ các tỉnh, khu tự trị và các thành phố tự trị trực thuộc Chính quyền Trung ương và các khu vực hành chính đặc biệt, cũng như từ các lực lượng vũ trang. Tất cả các nhóm dân tộc thiểu số đều có quyền đại diện thích hợp" Điều 67, mục 20sửa thành "Để quyết định về việc tuyên bố toàn bộ đất nước hoặc các tỉnh, khu tự trị, hay thành phố tự trị riêng biệt trực thuộc chính quyền trung ương nằm trong tình trạng khẩn cấp". Sửa Điều 80, mục 16 "Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có trách nhiệm.... tuyên bố thiết quân luật;..." thành "Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, có trách nhiệm....tuyên bố tình trạng khẩn cấp;..."
Điều 89, mục 16"Để
quyết định về việc thực thi thiết quân luật tại những vùng thuộc tỉnh,
các khu tự trị và thành phố tự trị trực thuộc chính quyền trung ương"
sửa thành "Để quyết định đặt những khu vực
thuộc tỉnh, khu tự trị và thành phố tự trị trực thuộc chính quyền trung
ương trong tình trạng khẩn cấp theo luật pháp".
Điều 81: Hiến pháp hiện hành viết "Chủ tịch
nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thay mặt cho nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa tiếp đón các đại diện ngoại giao nước ngoài..." nay sửa thành "Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đại
diện cho nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tiến hành các hoạt động ngoại
giao và đón tiếp các đại diện ngoại giao nước ngoài...".
Sửa Điều 98 "Nhiệm kỳ của hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố tự trị trực thuộc chính quyền trung ương.... là 5 năm. Nhiệm kỳ của hội đồng nhân dân cấp huyện, khu dân tộc thiểu số... là 3 năm" thành "Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp là 5 năm". Chương IV, Điều 136, Mục 2 Chương IV. Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy và Thủ đô bổ sung ý "Quốc ca của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là "Hành khúc xung phong"
3 sửa đổi quan trọng nhất:
Bảo vệ quyền sở hữu tư nhân."Đây
là một thành tựu lớn trong lịch sử nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Nó
gợi cho tôi nhớ lại thời kì trước, khi chúng tôi tự hào là những người
vô sản và cống hiến tất cả của cải cho nhà nước", Hạ Bình, một luật sư ở
Thượng Hải nhận định.
Trong suốt 30 năm sau khi
nước Trung Hoa Mới được thành lập (1949), người dân Trung Quốc đã hăng
hái bước vào "cuộc chiến trường kỳ" nhằm biến nền kinh tế thuần nông bị
tàn phá bởi chiến tranh thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế
giới. Tuy nhiên, quá trình này thường xuyên bị gián đoạn bởi những bất
ổn như thảm hoạ tự nhiên và "Đại cách mạng văn hoá" (1966-1976). Phải
tới khi Trung Quốc tiến hành chính sách cải cách mở cửa cuối những năm
70, đời sống hàng ngày của người dân mới có những cải thiện tích cực.
Tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người năm 2003 của Trung Quốc đạt
1.000 USD. Ở những thành phố lớn như Thượng Hải, con số này còn lớn hơn,
tới con số 5.000 USD.
Khi thu nhập tăng lên,
ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc mua xe hơi và những hàng hoá
tiêu dùng "xa xỉ" khác. Cùng với sự bùng nổ về kinh tế là sự thay đổi
trong lối suy nghĩ của người dân, từ quan niệm "Thật đáng hổ thẹn khi
giàu có", chuyển sang: "Làm giàu nhờ lao động tích cực bằng con đường
hợp pháp là điều đáng tự hào".
Để khuyến khích toàn dân
"xây dựng một xã hội thịnh vượng", chính phủ Trung Quốc đã có bước tiếp
cận thực tế hơn và khoa học hơn đối với các vấn đề liên quan tới hệ tư
tưởng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xây dựng một khung pháp lý
chính thức.
Với việc đưa quy định bảo
vệ quyền sở hữu tư nhân vào Hiến pháp, lần đầu tiên trong lịch sử nước
Trung Hoa Mới, tài sản hữu hình và tài sản vô hình như quyền sở hữu trí
tuệ của cá nhân chính thức được pháp luật bảo vệ.
16 năm trước, những sửa
đổi trong hiến pháp quy định rằng nhà nước cho phép nền kinh tế tư nhân
tồn tại và phát triển trong giới hạn luật pháp như một "phần bổ sung"
cho nền kinh tế chung. Đến năm 1999, vai trò của nền kinh tế tư nhân
được nâng cao và trở thành một "phần trọng yếu" của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo các số liệu thống
kê, tính đến tháng 11/2003, Trung Quốc đã có 2,97 triệu doanh nghiệp tư
nhân với số vốn đăng ký hơn 40,5 tỉ USD. Các doanh nghiệp tư nhân đã có
những đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước.
Trong thời kì từ 1996-2002, các doanh nghiệp tư nhân đóng góp 76,3% vào
tăng trưởng GDP, trong khi khối nhà nước chỉ đóng góp 23,7%.
Quy định về việc "tôn trọng và bảo vệ quyền con người"
Đây được coi là một bước tiến lớn trong việc xây dựng pháp lý tại Trung
Quốc, khiến cho hệ thống pháp luật nước này đáp ứng những tiêu chuẩn
quốc tế.
Được biết Trung Quốc đã
cho phép tiến hành các cuộc bầu cử mở tại các khu vực nông thôn và tăng
số phiếu cho các uỷ ban thành phố. Việc bầu chọn ra lãnh đạo quận, huyện
đang được thử nghiệm tại một số khu vực.
Chính phủ Trung Quốc đã
tiến hành nhiều biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhóm thiểu số
bao gồm các công nhân di trú, những người nhiễm HIV/AIDS và những người
cần giúp đỡ....Chính phủ đã cam kết sẽ cấp thuốc miễn phí cho những bệnh
nhân này.
Tuy nhiên, khoảng cách giàu-nghèo tại các thành phố và khu vực nông thôn vẫn đang mở rộng. Theo ý kiến của các chuyên gia, chính phủ cần tìm kiếm biện pháp mới để bảo vệ quyền lợi cho người nghèo và những người dân sống tại vùng nông thôn.
Đưa thuyết "Ba đại diện" vào Hiến pháp
Cùng với chủ nghĩa
Mác-Lênin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết "Ba
Đại diện" sẽ trở thành một trong những nguyên tắc chỉ đạo đời sống
chính trị-xã hội Trung Quốc.
Thuyết "Ba Đại diện" được
Chủ tịch Giang Trạch Dân đề xuất tháng 2/2000. Nội dung chính của tư
tưởng này là Đảng Cộng sản Trung Quốc phải luôn đại diện cho "khuynh
hướng phát triển của các lực lượng sản xuất tiến bộ Trung Quốc, định
hướng nền văn hoá tiến bộ Trung Quốc và lợi ích cơ bản của đại đa số
người dân Trung Quốc".
Tiến trình sửa đổi Hiến pháp
Phó Chủ tịch Uỷ ban
thường trực Quốc hội Vương Triệu Quốc cho biết về tiến trình thực hiện
thay đổi một số nội dung trong Hiến pháp
27/3/2003:
Nguyên tắc chung về sửa đổi hiến pháp được đưa ra tại buổi họp của Uỷ
ban thường trực Bộ Chính trị thuộc Uỷ ban Trung Ương đảng Cộng sản Trung
Quốc (CPC). Ông Ngô Bang Quốc Chủ tịch Uỷ ban thường trực Quốc hội được
bổ nhiệm là người đứng đầu Nhóm Sửa đổi Hiến pháp trung ương (CCAG).
4/2003: Chính quyền các cấp nêu đề xuất ý kiến bổ sung sửa đổi.
5-6/2003: Bản
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần 1 hoàn tất sau khi quan chức chính quyền
địa phương, các bộ, những người có trách nhiệm tại các cơ quan cấp cao,
các chuyên gia trong 6 lĩnh vực đóng góp ý kiến.
28/8/2003:
Lãnh đạo các uỷ ban trung ương thuộc các đảng ngoài đảng Cộng sản và
đại diện nhân dân không thuộc đảng phái nào tham gia ý kiến về Dự thảo
Hiến pháp sửa đổi tại cuộc họp do Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng
Cộng sản Hồ Cẩm Đào tổ chức.
12/9/2003: Các
nhà lý luận, chuyên gia pháp lý và các nhà kinh tế nêu ý kiến tại cuộc
họp do Chủ tịch Uỷ ban thường trực Quốc hội kiêm người đứng đầu Nhóm sửa
đổi Hiến pháp Trung ương tổ chức.
Trước 11/10/2003: Xem
xét lại những đề xuất đối với bản Dự thảo hiến pháp sửa đổi lần 1 trước
khi đưa nó ra thảo luận tại một phiên họp toàn thể của Uỷ ban Trung
ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
11-14/10/2003: Đề xuất sửa đổi được thông qua tại phiên họp thứ 3 của Uỷ ban trung ương CPC lần thứ 16 diễn ra tại Bắc Kinh.
22/12/2003: Dự thảo sửa đổi được công bố.
22-27/12/2003:
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được thông qua tại phiên họp toàn thể thứ 6
của Uỷ ban thường trực Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban Trung ương đảng
Cộng sản Trung Quốc.
8/3/2004: Giải trình về những điều khoản sửa đổi trong Hiến pháp tại kỳ họp thường niên của Quốc hội.
14/3/2004: Thông qua Dự thảo hiến pháp sửa đổi bằng hình thức bỏ phiếu.
|
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
|
0 comments
Post a Comment