Trong đêm trường Trung Cổ triết học chỉ được xem như một nàng hầu tận tâm phục vụ cho Tôn giáo và Thần học. Thời kỳ này, con người như bị ngủ vùi dưới sự vỗ về của những ngọn roi giáo điều và làn thuốc phiện của chủ nghĩa Kinh viện. Khi con mắt chỉ biết hướng lên bầu trời để chờ đợi và đón nhận những điều kỳ vĩ siêu tự nhiên, đức tin đã lên ngôi, thì con người còn biết làm gì nữa cho riêng bản thân mình. Lý trí làm sao thoát khỏi nỗi bức tường thành kiên cố mà chính họ đã xây dựng nên-những giáo điều vô lý được xem như luật pháp của một quốc gia! Triết học do vậy chỉ có thể làm tròn trách nhịêm của một nàng hầu, và nàng hầu thì làm sao có thể phá vỡ được lề thói gia phong! Cứ như vậy triết học cam chịu thân phận suốt hơn ngàn năm.
Thế sự là một cuộc đổi dời, mà lịch sử là liên hợp của giai đoạn, khởi đầu thời kỳ phục hưng cũng chính là ngày tàn của Trung Cổ. Ánh sáng lên ngôi bóng đêm chìm vào dĩ vãng. Nhưng trong thời kỳ này, triết học cũng chỉ như vừa thoát khỏi cơn say nghiện mà vẫn còn đờ đẫn, chậm chạp. Tuy nhiên nó cũng là bước đệm để triết học thăng hoa trong những thời kỳ sau.
Mỗi thời đại lịch sử văn hóa đều đặt ra những vấn đề, những thách thức xác định đối với sự tồn tại của con người, đòi hỏi triết học phải luôn tìm câu trả lời để đáp ứng cho những nhu cầu ấy. Điều này giúp chúng ta hiểu được vì sao triết học ở Anh trong những thế kỷ XVII - XVIII là triết học duy nghiệm làm nên sự đặc thù của triết học phương Tây thời cận đại bên cạnh chủ nghĩa duy lý ở Pháp cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn. Người có công khởi động cho phong trào triết học thời cận đại ở châu Âu nói chung và chủ nghĩa duy nghiệm ở Anh nói riêng phải kể đến đó là France Bacon. Tư tưởng triết học của F.Bacon không những mang ý nghĩa tiên phong mà nó còn thể hiện được những tư duy và ý thức của con người trong buổi giao thời giữa chế độ phong kiến và tư bản chủ nghĩa, giữa thời kỳ quá độ của khoa học kỹ thuật để đưa đến cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi toàn bộ xã hội châu Âu.
Tuy nhiên mỗi một chân lý đều có đối tượng riêng của nó. Bên cạnh những luận điểm đặc sắc trong tư duy, lý luận thì triết học của Bacon cũng có những hạn chế. Đó là lý do để người viết chọn đề tài: Tư tưởng triết học của Bacon-những nhận định và đánh giá.
II. Những tiền đề kinh tế chính trị, xã hội và những đặc điểm của triết học Tây Âu thời cận đại.
2.1. Những tiền đề kinh tế chính trị, xã hội
Thời kỳ cận đại ở Châu Âu gắn liền với việc khai sinh ra các dân tộc tư sản và nền thống trị của nó. Phương thức sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa đã hình thành hầu hết trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu. Những cuộc cách mạng tư sản chủ nghĩa nổ ra nhiều nơi như ở Hà Lan (1560-1570), Ở Anh (1642-1648), ở Pháp (1789-1794). Cuộc cách mạng tư sản thành công đã khẳng định sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nó đòi hỏi một chế độ mới ra đời tiến bộ hơn để thay đổi cho chế độ phong kiến suy tàn lạc hậu, chế độ tư bản ra đời đó là điều tất yếu.
Song song với cách mạng tư sản thì nền khoa học kỹ thuật cũng được chú trọng phát triển. Trong bầu không khí tự do của chế độ mới, các nhà khoa học làm việc hăng say hơn. Đồng thời những phát minh của thời cổ đại cũng được đưa vào ứng dụng như định lý toán học của Pythagos, Thalet … Đây là thời kỳ mà số lượng phát minh nhiều nhất trong lịch sử. Nó đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hoá theo công nghệ hiện đại, tìm ra những vùng đất mới nhằm thỏa mãn nhu cấu kinh tế đương đại. Ngoài ra nó còn thúc đẩy sự phân ngành trong bộ phận triết học. Trước những đòi hỏi cấp bách của xã hội, các ngành khoa học đã tách ra khỏi triết học và phát triển thành những ngành khoa học thực nghiệm có cơ sở nghiên cứu sâu sắc hơn, tiến bộ hơn nhằm phát hiện ra những nguyên tắc, tính chất của tự nhiên, của xã hội để phục vụ lại cho xã hội, cho nhu cầu nghiên cứu.
Có thể nói sự phát triển về kinh tế và xã hội cùng với những phát minh vĩ đại trong khoa học tự nhiên đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự ra đời một hình thức lịch sử mới của triết học: duy vật siêu hình hay còn gọi là chủ nghĩa duy nghiệm ở Anh ra đời.
2.2 Những đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu thời cận đại
Triết học thế kỷ XVII-XVIII là sự nối tiếp của thời kỳ phục hưng tiếp tục ngọn cờ của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh để thiết lập trật tự tư bản chủ nghĩa và giải phóng con người. Triết học thời kỳ này đã giải thoát hẳn cái vỏ bọc của tôn giáo và thần học mà đặt vấn đề duy tâm là con người. Con người đã trở thành niềm kiêu hãnh của thời đại, nó không chỉ là thước đo của vạn vật mà còn là điểm tựa của toàn vũ trụ[1]
Triết học phương Tây cận đại phát triển trong điều kiện gắn bó chặt chẽ với khoa học. Trong các thời kỳ trước, triết học xuất phát từ những kinh nghiệm sống hằng ngày thì trong thời kỳ cận đại, triết học đã dựa trên các phát minh khoa học. Sự phân định giữa triết học và khoa học trong nhiều trường hợp chỉ mang tính tương đối.
Triết học Tây Âu là triết học duy vật nhưng theo quan điểm của K. Mark thì nó chịu ảnh hường nặng nề của phương pháp siêu hình và triết học duy vật không triệt để.
Trong lĩnh vực nhận thức thời kỳ này có hai xu hướng cơ bản:
Một là nhấn mạnh đề cao nhận thức thức cảm tính, cho kinh nghiệm giữ vai trò quyết định đối với việc hình thành tri thức. Đại diện cho xu hướng này là France Bacon, J. Locke, G. Berkeley. Xu hướng ngược lại cho rằng nhận thức lý tính mới giữ vai trò quyết định trong quá trình nhận thức. Đại diện là Dercarters, Spinoza, Leibniz. Cả hai xú hướng này đều không thấy được tính biện chứng thống nhất của quá trình nhận thức.
Đối với phương pháp luận thì chịu ảnh hưởng chủ quan của các nhà triết học. Nghĩa là do nhà triết học quy định chứ không do đối tượng và mục đích nghiên cứu quyết định.
Hoà chung trong không khí sôi động có phần náo nhiệt và hổn loạn ở Tây Âu, nước Anh cũng đạt được sự phát triển thịnh vượng về kinh tế xã hội và trở thánh một trong những cường quốc ở Tây Âu. Đồng hành với sự phát triển của đất nước đòi hỏi tư tưởng triết học cũng phải thay đổi, nó phải phản ánh được thời đại. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi vì sao triết học duy nghiệm ở Anh đại diện là France Bacon lấy tư duy cảm giác của con người làm trung tâm và thoát hẳn sự ràng buộc của giáo điếu tôn giáo và thần học.
III. Sự ra đời của chủ nghĩa duy nghiệm ở Anh
Trước sự phát triển về kinh tế và xã hội dẫn đến những giai cấp mới được hình thành, những yêu cầu mới về tinh thần, tư tưởng cùng với những thành tựu của khoa học kỹ thuật tiến bộ đòi hỏi cần phải có sự thay đổi trong tư duy triết học. Đây chính là điều kiện để triết học duy nghiệm ở Anh thế kỷ XVII-XVIII ra đời và phát triển. Triết học duy nghiệm ở Anh mang tính chất duy vật và duy cảm. Nó là ngọn cờ tư tưởng của giai cấp tư sản (1642-1648). Đồng thời do tính chất không triệt để của cách mạng tư sản Anh và ảnh hưởng của các thế lực tôn giáo, cho nên thế giới quan của các nhà duy vật Anh cũng thiếu triệt để.
IV. Cuộc đời và tác phẩm của Bacon
Bacon sinh ngày 22 tháng giêng năm 1561 tại London, con của Sir Nicholas Bacon, một quan viên dưới triều đại nữ hoàng Elizabeth. Mẹ là Lady Anne Cooke. Từ lúc còn đi học Trinity College ở Cambridge ông đã tỏ thái độ căm ghét mãnh liệt đối với những bài học và phương pháp của nó, một mối thù nghịch sâu xa đối với sự tôn thờ Aristote và một ý chí cương quyết đặt triết học vào một con đường phì nhiêu hơn, chuyển nó từ sự tranh luận kinh viện đến việc soi sáng và gia tăng lợi ích nhân sinh. Sau khi cha ông mất, ông đã được vào làm trong nghị viện bằng chính sức lực của mình. Chính luật học là lĩnh vực ông đạt được thành công đầu tiên, đã giúp ông vươn xa hơn trong chính trường. Chính những tháng năm làm việc trong triều đình đã giúp ông tiếp cận với triết học. Triết học mới là lĩnh vực làm nên tên tuổi của Bacon. Ông được đánh giá là ông tổ thực sự của chủ nghĩa duy vật Anh và của khoa học thực nghiệm.
Ông mất ngày 09 tháng 04 năm 1626 khép lại một cuộc đời cho triết học và khoa học.
Các tác phẩm của France bacon:
Khái luợc về đạo đức và chính trị (1579)
Đại phục hồi các khoa học (1605)
Công cụ mới (1620)
Lịch sử sự sống và cái chết (1620)
V. Nội dung tư tưởng triết học của Bacon
5.1. Qua niệm về vai trò và nhiệm vụ của triết học.
France Bacon là một trong những nhà tư tưởng đánh giá cao vai trò
của triết học và khoa học đối với dự phát triển của đất nước.
Theo Bacon, sự phát triển của khoa học và triết học là nền tảng của công cuộc xây dựng phồn vinh đất nước, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội vững mạnh.
Ông phê phán những quan niệm hẹp hòi, những toan tính vụ lợi. Trong Đại phục hồi các khoa học ông viết. “Tôi muốn kêu gọi tất cả mọi người hãy ghi nhớ các mục đích chân chính của khoa học, hãy không làm khoa học vì tinh thần của mình, vì các cuộc tranh luận khoa học để coi thường những người khác vì danh vọng và vinh quang, để đạt được danh tiếng, để đạt được những mục đích thấp hèn khác mà để bản thân cuộc sống nhận được lợi ích và thắng lợi khoa học”[2]
Đối với triết học ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng. “Triết học là khoa học của các khoa học”. Ông viết: “Có một nguyên nhân lớn và mạnh khác cho ta biết tại sao các ngành khoa học chỉ bướcnhững bước tiến nhỏ nhoi, và nguyên nhân ấy là thế này, không thể nào chạy một đường đua thật sự khi đích đến chưa được định sẵn” và rồi ông kết luận: “cái mà khoa học cần chính là triết học - sự phân tích phương pháp khoa học, và phối hợp những mục đích và kết quả của khoa học, thiếu điều này thì mọi ngành khoa học thành ra nông cạn, vì cũng như ta không thể có một cái nhìn toàn diện khi đứng trên đất bằng, ta cũng không thể khám phá những phần sâu xa nhất của bất cứ khoa học nào nếu chỉ đúng ngang mức độ của khoa học ấy, không tiến lên cao hơn được”[3].
Rốt cuộc rồi Ông trở về với triết học. Triết học dưới con mắt nhìn của Bacon nó là tổng thể các tri thức lý luận của con người về thượng đế, về thế giới tự nhiên và về bản thân con người. Do đó triết học bao gồm ba học thuyết.
1. Học thuyết về thượng đế: Nghiên cứu khoa học về thần học và tự nhiên
2. Học thuyết về tự nhiên đồng nhất với khoa học tự nhiên
3. Học thuyết về con người (nhân bản học)
Bacon cũng xác định được đối tượng của khoa học và triết học. Đó là nghiên cứu giới tự nhiên để nhận thức được các quy luật của nó và để xây dựng “trong trí tuệ con người một kiểu mẫu của thế giới giống như nó tồn tại thực tế, chứ không giống như cái tư duy gôïi cho con người”. Đòi hỏi khoa học phải xuất phát từ sự phân tích thực tế.
Bên cạnh đó thì Bacon cũng đề ra nhiệm vụ của khoa học liên tục phát hiện ra chân lý. Còn nhiệm vụ của triết học là cải tạo toàn bộ các tri thức mà con người đã đạt được.
Bacon thật sự đã có công rất lớn đối với cuộc cách mạng tư sản và nền sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa. Trước hết công lao ấy là sự định hướng cho nền sản xuất tư bản đòi hỏi phải có tính khoa học cao, phải được quản lý chặt chẽ và đặt biệt phải có sự thống nhất giữa các ngành khoa học làm nên thắng lợi lớn của Chủ nghĩa Tư Sản ở khắp châu Âu trong những năm sau đó.
5.2. Bản thể luận triết học
Trong quá trình xây dựng bản thể luận triết học của mình. Bacon đã xuất phát từ lý luận của các nhà triết học duy vật cổ đại Hy Lạp như: Democrite, Héraclite, Anaxagore…và cải biến học thuyết của Aristote theo hướng duy vật. Ông không chỉ dừng lại ở những quan điểm của họ mà làm phong phú quan niệm của mình về bản thể luận triết học bằng những kết luận mới của khoa học tự nhiên.
Tư tưởng xây dựng bản thể luận của Bacon mà sau này đã được
K .Mark thừa kế và hoàn thiện đó chính là quan niệm về thế giới vật chất, thế giới khách quan.
Theo quan niệm của các nhà duy vật cổ đại, khi vật chất chưa bị phân hóa, vật chất tồn tại trong sự hỗn loạn. Ông không đồng ý với quan niệm này, mà ông xác định vật chất cũng như sức mạnh của vật chất không sinh ra từ một cái gì cả. Ông cho rằng sự hỗn loạn là sự sinh thành và phát triển. Thế giới hỗn loạn vì thế giới tồn tại trong sự biến đổi, vận động là đặc tính vốn có của vật chất là vận động không tách rời nhau. Ông đã tiếp thu quan điểm về hình dạng của Aristote, quan niệm về các hình thức bên trong của các sự vật của các nhà nguyên tử luận và cho rằng hình dạng là bản chất của sự vật tự nhiên, tức là các sự vật mà con người nhận biết được bằng các giác quan là sự biểu hiện qua bên ngoài bằng “hình dáng”. Bacon khẳng định sự thống nhật giữa “hình dạng” và “tự nhiên”, cũng không quy vật chất về những đơn vị đồng nhất thiên về số lượng thuần tuý. Đồng thời ông cũng xác nhận vận động là đặc tính của vật chất và đã chia ra gồm 19 loại vận động[4]. Ở đây, tính chất duy vật siêu hình của Bacon thể hiện ở chỗ hầu hết vận động là vận động cơ học và Ông coi đứng yên cũng là một sự vận động.
Trong quan niệm xây dựng bản thể luận triết học Bacon là người đầu tiên thấy được tính bao quát về vật chất của thế giới.
5.3. Lý luận nhận thức
Đóng góp lớn của Bacon về một triết học và lý luận nhận thức ông là người đầu tiên xây dựng phương pháp quy nạp thành một hệ thống có giá trị nghiên cứu khoa học, lý luận nhận thức của ông nêu lên để giải quyết các vấn đề sau:
Trước hết đó là sự hình thành tri thức của con người, Bacon không chấp nhận có tri thức bẩm sinh mà mọi tri thức đều bắt nguồn từ kinh nghiệm và chế biến những thực nghiệm đó thành một hệ thống.
Nếu Decartes đề ra nhận thức lý tính thì ngược lại Bacon là đề ra nhận thức cảm giác. Ông cho rằng nhận thức lý tính là nguyên nhân của mọi sai lầm, quan niệm về sự vật khách quan theo thước đo của mình mà không phản ánh được thực tại khách quan. Trong khi Decartes đề ra phương pháp nghi ngờ để loại bỏ những khả năng nhận thức sai lầm, thì với học thuyết của Bacon ông đã đưa ra những sai lầm của lý tính gồm 4 loại IDOLA (ảo ảnh, ảo tưởng-là hình ảnh bị phản ánh sai lệch).
Ảo ảnh loài: Là những nhận thức sai lầm do loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với những bản chất khách quan bằng những ý tưởng chủ quan của mình. Biến chúng thành thước đo chân lý, thước đo giá trị của sự vật. Ông cho rằng trí tuệ của con người cũng giống như chiếc gương méo chỉ có thể phản ánh sự thật khách quan bằng những hình ảnh thiên lệch.
Ảo ảnh hang động: Là những nhận thức sai lầm của cá nhân, do tính chủ quan, tâm lý, tính cách đặc thù do hoàn cảnh giáo dục của mỗi người, do hạn chế bởi sự tiếp súc, sinh hoạt …của mỗi người làm xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật. Sở dĩ ảo ảnh này được gọi là hang động vì Bacon xem trí tuệ của con người méo mó như hang động của Platon, cái ta cảm nhận được không phải là bản chất, chỉ là bản sao giống như ảo tưởng nhốt được mặt trăng trong nước.
Ảo ảnh thị trường: xuất hiện do mọi người sùng bái, chạy theo các quan điểm của người có uy tín hay những quan điểm phổ biến của giáo điều, các tập quán truyền thống. Vì vậy để có tri thức phải bỏ thói quen dựa vào các quan niệm đang lưu hành và phải có thái độ phê phán đối với những thuật ngữ mơ hồ thiếu chính xác. Để được gọi là tri thức, thì tri thức ấy phải đuợc kiểm nghiệm bằng tính chính xác của khái niệm.
Ảo ảnh sân khấu: là những ảnh hưởng có hại của những quan niệm, những học thuyết thống trị làm cản trở quá trình nhận thức. Ông cho rằng: “vỡ tuồng sân khấu diễn tả những thế giới phát sinh từ tưởng tượng của triết gia và trong vỡ tuồng sân khấu triết học này ta có thể thấy cùng một cảnh tượng như trong sân khấu có vẽ mạch lạc, thanh tịnh hơn sự thật lịch sử. Vì chúng ta thích vậy hơn”[5].
Theo Bacon những ảo ảnh này là cái vốn có trong bản chất trí tuệ của con người, nó được hình thành theo chiều dài của lịch sử và được bổ sung thêm trong quá trình nhận thức, trong sinh lý và nhân cách của con người. Nó hình thành những con đường sáo rổng làm khô cứng khả năng sáng tạo và linh họat của con người khi nhận thức về sự vật. Một khi nhận thức không đánh giá đúng, không phản ánh đúng bản chất của sự vật thì tất nhiên nó không đem lại hiệu quả cao trong nhận thức cũng như thực tiễn. Do vậy khắc phục được những hạn chế khách quan này là quá trình để con người hoàn thiện mình: “Chúng ta không bao giờ tiến xa hơn trên đường đi đến chân lý nếu những thần tượng ấy cứ theo giật chân chúng ta lai luôn luôn”[6].
Bacon đưa ra những ảo ảnh này, nó không có những ý nghĩa chống lại những suy luận vô căn cứ của thần học kinh viện mà còn đặt cơ sở xã hội cho quá trình nhận thức. Đó là tôn trọng khách quan, phê phán không giáo điều, một ý nghĩa mang tính thời đại không những chỉ trong thời cận đại. Và nó đã trở thành nguyên tắc của nhận thức.
Mặc dù trong nhận thức Bacon chưa phải là người đề cao tư duy cảm giác ông không phải là một nhà duy nghiệm thực thụ nhưng chính những tư tưởng nhận thức luận của ông đã khơi nguồn cho trào lưu duy nghiệm ở Anh thật sự ra đời sau đó. Cụ thể là tư tưởng của ông đã được J. Locke, G.Berkeley, D.Hume thừa kế và phát huy.
Trong lĩnh vực phương pháp luận Bacon cũng rà soát tất cả những phương pháp sử dụng từ trước đến nay và ông đã chọn cho mình một phương pháp, đó là phuơng pháp quy nạp. Phương pháp này Bacon dùng hình ảnh của con ong để ví dụ. Trong khi đó ông cho rằng: “Những người làm khoa học hoặc những người làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm chỉ thu thập và sử dụng những cái thu thập được.Những người theo chủ nghĩa giáo điều hy vọng quá nhiều vào vai trò lý tính, giống như con nhện nhả tơ ra từ bản thân mình”[7]. Ông đã sử dụng hình ảnh của con kiến và con nhện để ví dụ.
Phương pháp con ong theo Bacon thì: “Con ong chọn phương thức hành động trung gian, nó khai thác vật liệu từ các loài hoa và chế biến chúng để sử dụng phù hợp với khả năng của mình. Công việc của triết học cũng không khác gì công việc ấy”.
Như vậy phương pháp con ong đã thừa kế những điểm hợp lý và khắc phục những hạn chế của hai phương pháp kia. Vì thế phương pháp quy nạp được Bacon xem như là phương pháp tối ưu để nhận thức và khám phá đối tượng nhận thức. Theo phương pháp này thì phải trải qua 3 bước và tập hợp từ những cái riêng lẽ để đưa đến khái quát những nguyên lý phổ biến.
Vai trò của phương pháp luận được Bacon đưa lên hàng đầu. Người què chạy đúng đường thì cũng nhanh hơn người lành chạy sai đường. Phương pháp quy nạp được ông chú trọng đến nhưng ông không phủ nhận phương pháp diễn dịch. Phương pháp quy nạp thật sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của khoa học đang ở giai đoạn xuất phát. Nó đòi hỏi những nhà khoa học và triết học phải biết tổng hợp tri thức và kinh nghiệm làm nền móng vững chắc cho khoa học phát triển.
5.4. Quan điểm chính trị xã hội
Cũng như bất cứ một nhà triết học nào khác. Bacon cũng xây dựng học thuyết chính trị xã hội nhằm đề ra những phương hướng xây dựng đất nước, xã hội và mong muốn chúng được sử dụng để đem lại những gì tốt nhất cho cộng đồng người.
Xã hội lý tưởng của Bacon là kiện toàn khoa học và kiện toàn trật tự xã hội bằng cách điều khiển khoa học. Tư tưởng chính trị của Bacon đi ngược với lợi ích của giai cấp quý tộc. Vì ông cho rằng không phải bất thời kỳ nào giai cấp quý tộc cũng là chỗ dựa của nhà nước, vì vậy phải tăng cường sức mạnh của nhà nước, hạn chế vai trò của giai cấp quý tộc.
Để ổn định xã hội Bacon đề xuất cải cách kinh tế chính trị, pháp luật bằng cách thúc đẩy thương nghiệp, tăng cường số lượng thương nhân, mở công trường, giảm thuế, tiết kiệm.
Có thể nói mô hình nhà nước lý tưởng của Bacon là Tư Bản Chủ Nghĩa. Ông mơ uớc một xã hội phát triển bằng con đường giáo dục và bằng các phát minh kỹ thuật. Ông cũng mong muốn nước Anh làm bá chủ thế giới nô dịch các dân tộc khác.
V. Một số nhận định:
Trên tổng thể triết học, Bacon đã thật sự đáp ứng được những nhu cấu cần thiết của khoa học và xã hội, ông đã đề ra mục tiêu cho khoa học, và xây dựng mô hình nhà nước lý tưởng hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của khoa học và tiến độ của xã hội. Nó hoàn toàn gắn liền với lợi ích của giai cấp tư sản, phù hợp với phương thức sản xuất theo công nghiệp hiện đại và là lực đẩy xúc tiến Nhà nước tư bản chủ nghĩa ra đời. Tuy nhiên học thuyết của Bacon cũng có nhiều hạn chế.
Trong quan niệm triết học là khoa học của mọi khoa học, tư tưởng này nó không còn phù hợp với xã hội thời bấy giờ. Vì rằng, khi công cụ chưa được phát minh thì khoa học hoàn toàn dựa vào tư duy triết học maø hình thaønh vaø moät caùch ngaåu nhieân khoa hoïc trôû thaønh moät boä phaän cuûa trieát hoïc.Nhöng khi khoa hoïc ñaõ phaùt trieån noù ñoøi hoûi phaûi ñöôcï nghieân cöùu chính xaùc ,phaûi ñöôïc kieåm chöùngcuï theå maø khoâng phaûi döïa vaøo tö duy trieát hoïc nöõa. Điều này phù hợp với Bacon khi ông đề cao tư duy cảm giác hơn là tư duy lý tính. Nhưng ông vẫn đặt khoa học dưới sự kiểm soát và định hướng của triết học mà thực tế thì nó vẫn phát triển riêng biệt, vẫn mang lại những hiệu quả tất yếu. Tất nhiên phải có sự thống nhất giữa khoa học, triết học, kinh tế, chính trị, giáo dục … thì mới đem lại hiệu quả nhất.
Mặc dù Bacon phê phán gay gắt tư duy thần học, song, chính ông là người thừa nhận sự tồn tại vĩnh viễn của Thượng đế, cũng như tính vĩnh cửu của vật chất. Ông chứng minh rằng vật thể hiện hữu có hai mặt, tính "truyền khải" thuộc lĩnh vực thần học, và tính quan hệ nhân quả thuộc lĩnh vực khoa học. Từ đó, ông cho rằng con người có hai linh hồn; linh hồn thứ nhất là do Thượng đế tạo ra nên biết tư duy, hợp lý; và linh hồn thứ hai là linh hồn của vật chất, thuộc thể xác; linh hồn này có tính chất cảm giác, và do đó, nó là phi lý, sai lệch. Từ cách phân loại khoa học được căn cứ trên cơ sở của năng lực linh hồn (giác tính, tri giác,...) này, nên trên lập trường quan điểm duy vật của Mark thì Bacon chỉ là nhà duy vật tầm thường không khác hơn những nhà duy vật trước đó.
Trong khi Decartes đề cao tư duy lý tính: “Tôi tư duy tức tôi hiện hữu” và đề ra phương pháp nghi ngờ để đem lại nhận thức đúng thì Bacon lại bác bỏ hoàn toàn tư duy lý tính. Nghĩa là Bacon đã gạt bỏ một khả năng tuyệt vời của con người, nó làm nên con người khác hoàn toàn so với những con vật khác. Chính bởi, con người là loài động vật bậc cao biết tư duy và có trí tuệ. Nếu chỉ tin tưởng vào nhận thức cảm giác thì con người có thể thấy được bề ngoài của sự vật một cách cạn cợt mà thôi. Trong khi đó tư duy lý tính giúp chúng ta hiểu được một cách sâu sắc hơn. Chỉ cần chúng ta nghe khái niệm hai đường thẳng song song thì lập tức chúng ta hiểu ngay rằng hai đường thẳng ấy không có điểm chung trong khi nhìn một đường ray xe lửa về phía xa chúng ta thấy nó nhỏ dần và gặp nhau tại một điểm. Do vậy, không chỉ có tư duy lý tính mắc phải sai lầm mà chính tư duy cảm giác cũng mang lại những nhận thức sai lầm. Điều cần thiết là phải kết hợp với sự phán xét soi sáng của trí tuệ mới thật sự mang lại tri thức hoàn hảo cho con người.
Phương pháp quy nạp của Bacon có thực sự phù hợp hoàn toàn với khoa học? Thực tế khoa học không phải là sự tích chứa dữ kiện mà bằng phương pháp giản dị hơn như giả thuyết, diễn dịch và thí nghiệm mà vẫn đem lại hiệu quả tốt nhất!
Cuối cùng trong mô hình xã hội lý tưởng ông muốn xây dựng một nhà nước công bằng văn minh, phát triển kinh tế, bên cạnh sự phát triển khoa học và thương mại thì tiết kiệm là một chính sách để nhà nước phát triển. Ngược lại, ông là người tiêu xài phung phí, ông luôn tiếu trước lợi tức của ông khoảng một năm. Điều này làm cho ông mất đi uy tín và học thuyết của ông trở thành những lời nói suông.
VI. Kết Luận
Nếu trong thới kỳ phục hưng các triết gia đã có công khôi phục lại những thành tựu triết học từ thời cổ đại và nung nấu khát vọng giải thoát con người, thì đến thời kỳ cận đại các triết gia đã lèo lái con thuyền tư tưởng rẽ sang một hướng mới, France Bacon là người có công đầu tiên khởi sướng phong trào ấy. Trong đó con người đã hoàn toàn thức tỉnh sau cơn nghiện hơn ngàn năm.
Trong laõnh vöïc chính trò, W.Durant nhaän ñònh: “Dường như Bacon đã thực hiện giấc mộng Platon về một Thánh vương -vị vua triết gia- song song bước một với sự trèo lên thế lực chính trị, Bacon đã lên đến đỉnh cao của triết học. Tài bác học và những công nghiệp văn chương của Bacon được đánh giá là một biến cố và chuyển hướng của một sự nghiệp chính trị đầy sóng gió của ông”.
Tuy rằng triết học chỉ là lĩnh vực “nghiệp dư” của Bacon, ông hoạt động triết học với mục đích phục vụ cho sự nghiệp chính trị của ông, nhưng thật sự đã thành công rất lớn trong triết học so với những nấc thang chính trị.
Thành công đầu tiên của Bacon có thể kể đến đó là lễ cưới của tinh thần vũ trụ tức là sự liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên, đồng thời ông cũng đề cao nhiệm vụ của triết học là đại phục hồi các khoa học nghĩa là phải cải tạo toàn bộ tri thức mà con người đạt được bằng cách loại bỏ các ảo tưởng tri thức: ảo tưởng loài, ảo tưởng hang động, ảo tưởng thị trường và ảo tưởng rạp hát.Ông cho rằng những tri thức này hoàn toàn mang tính chất chủ quan của con người do đó không phản ánh được thực trạng khách quan của thế giới như nó đang là. Qua đó ông xây dựng tri thức bằng thực nghiệm, từ kinh nghiệm mà khái quát thành tư tưởng.
Tư tưởng đại phục hồi các khoa học của Bacon đã là một động lực lớn thúc đẩy cho sự nghiệp phát triển của các ngành khoa học, giúp chúng thoát thai khỏi cơ thể mẹ triết học, phát triển và công hiến cho nhân loại những thành tựu rực rỡ như ngày nay.Đồng thời Bacon cũng đã thành công trong việc đề ra phương pháp quy nạp. Quy nạp được xem như là quá trình tổng hợp tri thức rất cần thiết cho thời kỳ đầu phát triển của khoa học.
“Những lỗi lầm nơi một người thường là sản phẩm của thời đại, đức hạnh và tài hoa nơi y mới thực sự là của y”[8]. Câu nói này thật đúng với cuộc đời và sự nghiệp của Bacon. Ông đã mất đi trong lời di chúc kiêu hãnh: “Tôi hiến dâng linh hồn tôi cho thược đế, thân xác tôi chôn cất trong lặng lẽ tên tôi tặng cho những thế`hệ về sau và các quốc gia xa lạ”[9].Các thế hệ và các quốc gia đã đón nhận ông.
Thư Mục Tham Khảo
- Bùi Thanh Quốc (chủ Biên), Lịch Sử Triết Học, NXB giáo Dục, 2001.
- Đỗ Minh Hợp, Nguyễn thanh, Nguyễn Thanh Tuấn, Đại Cương Lịch Sử Triết Học Phương Tây, NXB Tổng Hợp TP HCM, 2006.
- Hà Tiên Sơn, Lịch Sử Triết Học, NXB Trẻ, TP HCM, 1998.
- Lê Tôn Nghiêm, Lịch Sử Triết Học Tây Phương, NXB TP HCM, 2006.
- Lưu Phóng Đồng, Lê Quan Lâm (dịch), Triết Học Phương Tây Hiện Đại, (tập 1), NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1994.
- Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, NXB Tổng Hợp TP HCM, 2006.
- Will Durnt, Trí Hải và Bửu Đích (dịch), Câu Chuyện Triết Học, Nhà Tu Thư và Sưu Khảo Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1971.
[1] Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây,Tp. HCM: NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2006. tr.259.
[2] Theo Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, NXB Tổng Hợp TP.HCM,2006. tr.264.
[3]Will Durant, Câaâu Chuyện Triết Học, Nha Tu Thư & Sưu Khảo Viện Đại Học Vạn Hạnh,1971. tr.159.
[4] Xem ………………………………………………………………………………………..
[5] Will Durant, Câaâu Chuyện Triết Học, Nha Tu Thư & Sưu Khảo Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1971, tr.159
[6] Will Durant, Caâu Chuyện Triết Học, Nha Tu Thủ vả Sưu Khảo, Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1971, tr.171
[7] Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2006. tr.275
[8] Will Durant, Caâu Chuyện Triết Học, Nha Tu Thủ vả Sưu Khảo, Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1971, tr.188
[9] Sđd. Tr191
Tác giả bài viết: Chơn Phương
0 comments
Post a Comment