Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Tuesday, September 10, 2013

Trí thức và quyền lực

Phạm Xuân Nguyên dịch
Lời người dịch: Liên Xô, giữa thập niên 80 thế kỷ XX, cuộc perestroyka nổ ra mang theo hy vọng của mọi tầng lớp xã hội về một cuộc cách mạng mới đưa lại sức sống mới cho đất nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Nhóm “Lời tự do” ra đời ngày 31/10/1988 trong bầu không khí đó, tập hợp các nhà nghiên cứu khoa học và nghiên cứu nghệ thuật thảo luận về nhiều chủ đề cấp bách do cuộc sống lúc bấy giờ đặt ra. Cuộc perestroyka kết cục, vượt ra ngoài ý đồ của những người khởi xướng, đã dẫn tới sự sụp đổ của nhà nước Xôviết, sự tan rã của một Liên bang rộng lớn và hùng mạnh tồn tại hơn bảy mươi năm. Liên Xô không còn, nhưng các vấn đề từ ngày hôm qua của Liên Xô thời perestroyka thì vẫn còn có tính thời sự đối với Việt Nam thời đổi mới và hậu đổi mới. Tôi chọn dịch hai cuộc bàn tròn về trí thức nói chung và trí thức Nga nói riêng trong quan hệ với nhân dân và quyền lực của nhóm “Lời tự do” giới thiệu với độc giả để chúng ta cùng suy ngẫm về trí thức Việt trong xã hội ta hiện nay.
_______________________
V. I. Tolstykh: Quan hệ của xã hội đối với giới trí thức và người trí thức ở Nga bao giờ cũng là thiện cảm, đau đớn và gay gắt. Song thời gian gần đây “lĩnh xướng” cho thái độ hạ cố hay khinh bỉ đối với trí thức lại không phải là những cựu cán bộ Đảng biết cách phỉnh nịnh nhưng “khi cần” cũng biết cách làm cho đám trí thức biết thân biết phận, không phải công nông, những người luôn nhìn kẻ “đội mũ mang kính”, “nói nhiều làm ít” bằng ánh mắt thiếu tin tưởng. Bóc trần giới trí thức hiện nay là những người thuộc thế hệ mới, cũng là những trí thức, tất nhiên, nếu họ tự coi mình như vậy.
Cố nhiên có không ít cơ sở để mà không bằng lòng với những người trí thức, để phê phán họ. Quá trình mất giai cấp tính, “lưu manh hóa” của giới trí thức đã bắt đầu từ lâu và có những nguyên nhân khách quan rất nghiêm trọng. Chẳng hạn, đó là sự đại chúng hóa hoạt động trí tuệ, lao động trí óc. Ngay sau cách mạng Aleksandr Aleksandrovič Blok đã buồn bã viết về những “dược tá”, ý nói không phải những nhân viên bán thuốc, đến thay cho cho các trí thức mang tư chất kiểu Tolstoy. Từ bấy đã bao nhiêu nước chảy qua cầu, giới trí thức đã chịu nhiều thay đổi và về nhiều mặt đã khác hơn xưa, còn hiện nay, sau “cải tổ và công khai”, nó đã bị biến dạng đến không còn nhận ra. Có thể, thực sự là thời “xưa cũ” của trí thức đã qua, và nay là lúc bắt đầu suy nghĩ xem chúng ta đại diện cho cái gì, chúng ta biến thành cái gì, thành ai?
Hiện nay nhiều trí thức đang bị cuốn theo đam mê, nhu cầu gắn với quyền lực, tự mình trở thành quyền lực. Làm chính trị đòi hỏi tính chuyên nghiệp không kém làm khoa học hay nghệ thuật. Cai quản và điều hành – hai việc không phải là một, nhưng những kẻ hám quyền mới, những cựu kinh tế gia, triết gia, luật gia, đạo diễn mặc kệ tất. “Tham vọng sai khiến nguy hại” đã chiếm lấy họ. Ta thấy những kẻ đã nắm được tay lái quyền lực thì vênh vang ra sao, còn những kẻ chưa làm được thế thì khổ sở thế nào.
Chỉ cần nhìn vào cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng hiện nay là đủ tin điều đó. Từ bỏ các phòng làm việc, giảng đường, xưởng vẽ và phòng thí nghiệm, các trí thức lao mình vào đám đông và các sự kiện, thường xuyên hướng đến dư luận xã hội, tham gia vào các cuộc hội họp, biểu tình, soạn các bài hiệu triệu, kêu gọi và cương lĩnh của các đảng phái. Và lăng xăng trong các hành lang quyền lực, sẵn lòng giữ chức vụ cố vấn, chuyên viên và thậm chí là bộ trưởng. Vì thế thiết thực hơn nhiều là nhìn vào những việc họ làm trong cuộc sống thực tế, xem họ phục vụ ai, phục vụ cái gì, họ cư xử ra sao trong các tình huống cụ thể.
G. S. Pomerants: Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ “trí thức” (theo nghĩa là tầng lớp xã hội, chứ không phải cách hiểu) như một phạm trù triết học lại xuất hiện ở Nga. Sau đó nó được lặp lại hầu như ở tất cả các nước Âu hóa, Tây hóa. Chính là các nước Âu hóa, chứ không phải châu Âu, các nước Tây hóa chứ không phải phương Tây. Người ta dùng thuật ngữ đó để biểu thị một tầng lớp người được hưởng nền giáo dục phương Tây nhưng lại không có nền tảng ở quê hương mình vốn xa vời đối với hoàn cảnh sống phương Tây. Từ đây mà ra phẩm chất của trí thức như G. Fedotov nhận xét: “Tính tư tưởng của nhiệm vụ là tính vô nền tảng của tư tưởng”. Nhưng đó không phải là lỗi của giới trí thức, mà là đặc điểm khách quan của nó, bởi vì cái người có học vấn phương Tây như thế ở trong một nước phi phương Tây trong chừng mực nào đó là bị rơi vào một hoàn cảnh xung đột: hoặc là tự trở thành một con người thừa, hoặc là thành kẻ nổi loạn, hoặc nữa là bẻ gãy các tư tưởng phương Tây trong mình và thích nghi với trật tự đang hiện hành.
Đi sâu vào đề tài này có thể tìm thấy trong các bài giảng của Martin Buber đọc tại Jerusalem năm 1936. Ở đấy ông dạy lịch sử triết học và không dùng thuật ngữ “trí thức”, nhưng thực chất là ông đã tiếp cận sâu vấn đề này. Theo quan điểm của ông, tất cả các nhà tư tưởng được chia thành hai kiểu là có vấn đề và không vấn đề. Kiểu sau quan tâm đến thế giới xung quanh và mong muốn biến nó thành một hệ thống chặt chẽ, nhưng họ không phải là câu hỏi đối với chính mình, không hoài nghi cơ sở tồn tại của mình (Aristote, Thomas Aquinas, v.v.). Còn kiểu có vấn đề thì chính họ là vấn đề đối với mình. Đại diện văn học của kiểu này là Hamlet, còn trong lịch sử triết học là Augustine, Pascal, Kierkegaard.
Chính kiểu có vấn đề cũng là đặc trưng cho lớp người hình thành ở Nga cuối thế kỷ XIX. Bởi vì tính vấn đề xã hội, tính vô nền tảng, tính tách rời khỏi cội rễ đã thúc đẩy cho cả tính vô nền tảng siêu hình và tính vấn đề. Tuyệt đỉnh của loại triết học này là Lev Shestov với việc ông tán dương sự vô nền tảng. Kiểu nhà tư tưởng này, theo tôi, không bao giờ biến mất cả ở Nga lẫn ở các nước khác. Nó hiếm có ở những bậc cao, giống như sự biểu hiện bậc cao ở bất kỳ kiểu nào khác, còn dưới dạng thường ngày thì tất nhiên nó tương đối thấp hơn lý tưởng của mình.
Cũng như vậy là thái độ của người trí thức (chúng tôi lấy khái niệm này không theo một định nghĩa nào cả, chỉ thuần theo trực giác) đối với chính quyền hiện nay, nó trong chừng mực nào đó đang bắt đầu phụ thuộc vào chúng ta, phụ thuộc vào sự phê phán chính trị của chúng ta.
Quan hệ của người trí thức đối với chính quyền hiện đang trở thành một yếu tố thực tế trực tiếp của chính trị. Do vậy tôi sẽ không phân chia gay gắt giới trí thức thành ra phe đối lập và phe tham gia chính quyền. Bức tường giữa hai phe là không có, bước chuyển từ lập trường này sang lập trường kia diễn ra dễ dàng. Tất cả giới trí thức nhập cuộc về chính trị đều tham gia vào quá trình của chính quyền. Liên quan đến điều này tôi đã có một đề tài – “cảm giác đau và kế hoạch hành động”. Vấn đề này đối với tôi là vấn đề tính không đồng nhất của sự thật. Do một số lý do mà chính quyền có thể chọn một đường hướng nào đó và nhất quyết thi hành nó, xem thường sự “đối kháng”. Nhưng lương tâm của người trí thức không được thỏa hiệp với điều đó và không được cho rằng kế hoạch là đúng nên việc gì xảy ra cũng không quan trọng”: đẵn cây thì gỗ vụn văng ra… Đã có nhiều “gỗ vụn” bị đốn như thế.
A. V. Buzgalin: Thời chúng ta sống là thời gãy vỡ, nó soi sáng bản chất của mỗi con người và nhất là đối với người trí thức. Tôi tự cho phép mình đưa ra một định nghĩa mang tính nửa triết học về người trí thức – đó là người lao động sáng tạo, là cá nhân hiện thân sống động của văn hóa theo nghĩa chặt chẽ, cao cả của từ này. Bây giờ ta hãy suy nghĩ xem nền văn hóa của chúng ta hôm nay đang sống trong những con người nào, nếu tôi đặt câu hỏi về sự phản bội tinh thần và thói hoạt đầu đang hiện diện trong người trí thức của chúng ta. Nếu cường điệu hoàn cảnh lên một chút thì người trí thức, con người lao động sáng tạo, sống trong thế giới văn hóa, có thể thay đổi lập trường để phát triển một cách sáng tạo, nhưng liệu hắn có từ bỏ cái “Tôi” của mình, sáng mắt ra cùng với chính quyền không? Theo tôi, điều đó là đáng ngờ.
Hiện nay đang diễn ra sự tự hủy diệt của giới trí thức, sự tự hủy diệt tiềm năng văn hóa, tinh thần của xã hội. Nó gắn với những nguyên nhân khách quan – với cuộc khủng hoảng nhà nước, với cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội. Nhưng sức mạnh của giới trí thức và của văn hóa là ở chỗ nó đối chọi với sự khủng hoảng, ở chỗ nó không thể bị hủy diệt dù trong bất kỳ sự sụp đổ nào của kinh tế, chính trị, các quan hệ dân tộc. Đúng thật là “các bản thảo không cháy”. Nhưng để được thế thì nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ cần phải trở thành Nghệ Nhân, hắn không được phép bán mình, hầu hạ. Như vậy luận điểm ở đây là: chừng nào chúng ta bắt đầu hầu hạ quyền lực và bán mình (đây là vấn đề văn hóa và đạo đức bên trong đối với mỗi chúng ta) thì chúng ta sẽ hủy diệt cái cuối cùng ta có – nền văn hóa của chúng ta. Chính sự tách rời khỏi tâm hồn nhân dân, tách rời khỏi chính nhân dân và hướng đến những yếu tố bên ngoài – tiền bạc và quyền lực – sẽ giết chết giới trí thức. Ngược lại, nhiệm vụ của giới trí thức là chỉ ra sự đứt đoạn đó và làm hết sức để nó không xảy ra.
A. A. Annensky: Các từ điển phương Tây định nghĩa người trí thức thế nào? Người trí thức (intelligent) – là người trí giả (intellectual) Nga đối lập với chính quyền. Tôi nhớ cũng có một định nghĩa dễ hiểu về người trí thức trong các tầng lớp mà nói thẳng là hắn bước từ đấy ra. Thời ấy người ta gọi trí thức là kẻ học hành dở dang, không đến đầu đến đũa, không tốt nghiệp đại học. Hắn thường đi vào nhân dân, truyền giảng chân, thiện, mỹ, lương tâm, v.v. Như thế trí thức đã sinh ra ở chính nước Nga, nơi không thể gắn các đầu mối vào được với nhau. Bởi vì nếu như các đầu mối có thể gắn với nhau được thì mọi chuyện đã khác.
Trong các xã hội phương Tây mà chúng ta đang muốn học theo chẳng lẽ không có sự đối lập với quyền lực? Có, và có người không ngừng thực hiện sự đối lập ấy. Ở đấy có giới trí thức không? Điều này thì còn phải ngờ. Tôi xin kể hai nước có giới trí thức – Nga, và lạ lùng sao là Mỹ. Một đất nước rộng lớn như một đế quốc, Mỹ có những người có thể gọi là giới trí thức. Đó là những người có thái độ đối lập với tất cả những gì được thừa nhận rộng rãi. Họ ủng hộ Saddam Hussein, ủng hộ nhóm Beat, ủng hộ mọi sự chống lại cái đã được thiết lập. Đó chính là trí thức.
Vì sao nước Nga bị một định mệnh như vậy, vì sao chính ở đó giới trí thức bị lâm vào những hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy? Nước Nga, người ta nói, đã đốt lên ngọn lửa cách mạng và đã bị đốt cháy trong đó. Hơn thế, nếu khẳng định rằng trí thức Nga tháo nút cho cách mạng, thì điều đó không hoàn toàn trùng với cái mà tự nó cảm nhận khi “tháo nút” cách mạng, bởi vì Bazarov (nhân vật trong tiểu thuyết Cha và con của I. Turgenev – ND) – con người lý trí lành mạnh, chàng nói: chúng ta chỉ cần giải quyết tất cả các vấn đề thôi. Và họ giải quyết – và rơi vào một tình huống hoàn toàn phi lý. Tôi xin nhắc lời lại Tolstoy: “Cứ hễ chúng ta làm việc gì thì chúng ta luôn nghĩ chúng ta đã làm nó không phải như thế”. Chẳng hạn, cải tổ không thành là vì những người đó không đến. Tolstoy nói rằng chỉ rời xa hiện thực một chút thôi thì khi ngoái lại anh sẽ thấy tất cả mọi thứ đã thành ra tất yếu một cách định mệnh. Nếu mọi người không muốn sống trong các quốc gia lớn thì tất yếu sẽ diễn ra sự tan vỡ, dù giới trí thức có muốn tham gia vào đó hay không, dù nó đối lập chính quyền hay phục vụ chính quyền thì nó vẫn ràng buộc định mệnh với cái đang diễn ra. Còn nguyên nhân là ở chỗ nhân dân không muốn sống như họ đã từng sống 200 năm qua. Khi đó giới trí thức sẽ thế nào? – Biến mất. Sẽ chỉ còn giới đặc tuyển (elite). Sẽ chỉ còn giới trí giả (intellectual). Có giới trí thức Áo không? Không. Giới trí thức chỉ là đặc sản Nga, Xô-viết và phái sinh ra lớp trí thức từ Ukraina đến Belorussia.
Sẽ có cả giới đặc tuyển Nga. Sự khác biệt của giới đặc tuyển và giới trí thức là ở chỗ trí thức lo nghĩ những vấn đề chung toàn thế giới, nó là mang tính toàn nhân loại, nó đáp vọng tất cả mọi chuyện, còn những chuyện sát sườn thì thường không nhìn thấy. Giới đặc tuyển thì lo những việc thực sự cần thiết, những gì mà chính quyền muốn. Nó đối lập với chính quyền bằng con đường hợp pháp.
Tôi không biết rồi chúng ta sẽ đạt được gì. Nếu chúng ta muốn quốc gia to lớn của mình tan vỡ (tức là nó tan vỡ mà không có chúng ta, chỉ đơn giản là ở đây xuất hiện những quốc gia khác), khi đó hãy giã biệt giới trí thức. Nếu chúng ta muốn có giới trí thức với vai trò thế giới của nó, có sự thích thú “bên lề vực thẳm ảm đạm” thì cần phải ý thức rằng tình hình tương tự chỉ có ở các đế chế, chỉ có trong các phong trào tinh thần lớn. Điều này giống như các tôn giáo thế giới. G. Pomerants từng nói rằng tất cả các tôn giáo thế giới đều ra đời trong khung cảnh của đế chế. Dù khó chịu đến đâu bây giờ cũng phải ý thức được điều đó.
(24/2/1992)
Nguồn: Nguyên bản tiếng Nga, theo sách: Lời tự do. Biên niên trí tuệ thập niên 1985 – 1995, Moskva. 1996, tr. 296-305

0 comments

Post a Comment