Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Friday, September 27, 2013

Chủ nghĩa Tôma mới


Vào cuối thế kỷ XIX một hình thái mới của triết học Thiên Chúa giáo đã xuất hiện ở phương Tây. Bắt nguồn từ học thuyết của Thánh Tôma ở Akinô, hệ thống triết học tôn giáo này lấy Chúa làm nòng cốt, lấy đức tin làm tiền đề, lấy thần học làm căn cứ, và gọi là Chủ nghĩa Tôma mới.
Về nhận thức luận: Trong sự phân tích đối với tri thức, chủ nghĩa Tôma mới một mặt thừa nhận tính khách quan của nhận thức và tính đúng đắn của các phán đoán khoa học, mặt khác lại mưu toan dùng nguyên tắc tương đồng loại suy để từ chỗ thừa nhận bản thể của thế giới hiện thực mà xác nhận bản thể của Chúa. Vì bản thể do Chúa sáng tạo ra ắt phải chứng minh cho bản thể của Chúa nên trong sự tồn tại hữu hạn của thế giới hiện thực phải có phần của sự tồn tại vô hạn của Chúa. Từ đó rút ra kết luận là tri thức lý tính phù hợp với đức tin của con người.
Về triết học tự nhiên: Chủ nghĩa Tôma mới quả quyết rằng, các khoa học tự nhiên khi nghiên cứu thế giới vật chất tất nhiên phải đề cập các vấn đề triết học như kết cấu và nguồn gốc của vật chất, v.v. do đó phải lấy học thuyết về hình thức và vật chất của Arixtốt là cơ sở lý luận cho triết học tự nhiên. Theo đó, vật chất là bản nguyên hoàn toàn thụ động, là khả năng; hình thức là chủ động, là hiện thực; vật chất không thể tồn tại độc lập, nó cần có hình thức mới giành được tính quy định của nó, mới thực hiện được sự tồn tại của nó. Chính nhờ hình thức nên mới xuất hiện tính đa dạng của phương thức tồn tại của vật chất. Bởi vì Chúa là hình thức tối cao, là hình thức của các hình thức cho nên việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên là quá trình không ngừng phát hiện ra Chúa, khẳng định Chúa và không phủ nhận Chúa. Vậy là khoa học và thần học đã hợp tác rất hoà thuận để phát hiện và chứng minh sự tồn tại vĩnh hằng của Chúa.
Về lý luận chính trị xã hội: Chủ nghĩa Tôma mới phủ nhận sự tồn tại của các giai cấp, chủ trương thuyết tính người trừu tượng, coi trần thế là tạm thời, cuộc sống tương lai mới là vĩnh hằng. Chủ nghĩa Tôma mới chú ý đến sự kết hợp với thời đại mới, biết nắm lấy những vấn đề bức xúc của xã hội để tôn giáo có thể phát huy vai trò của mình trong thời đại mới. Họ cho rằng, xã hội hiện nay đang đứng trước những vấn đề nghiêm trọng. Bản thân khoa học, kỹ thuật không đủ đảm bảo sự tiến bộ và hạnh phúc của nhân loại. Khi con người ra sức chinh phục giới tự nhiên thì họ mất đi ý thức về cuộc sống và tình yêu đối với Chúa. Sự băng hoại về đạo đức đã trực tiếp uy hiếp cuộc sống con người. Để cứu lấy nhân loại người ta phải nhờ đến đức tin, đến Chúa.
Như vậy, Chủ nghĩa Tôma mới đã sử dụng những mâu thuẫn có thực trong xã hội tư bản hiện đại để tuyên truyền cho Chúa, đề cao vai trò của đức tin tôn giáo.
Chủ nghĩa Tôma mới cũng giống như chủ nghĩa Tôma thời trung cổ, vẫn lấy Chúa làm nguyên tắc tối cao, làm điểm xuất phát và điểm kết của mọi sự vật. Chỗ khác nhau giữa hai chủ nghĩa đó là: để thích ứng với nhu cầu thời đại, chủ nghĩa Tôma mới đã thừa nhận ở mức độ nhất định vai trò của khoa học, đã đi sâu hơn vào nhận thức luận và triết học tự nhiên để luận chứng cho sự nhất trí giữa tri thức và đức tin, khoa học và thần học.
http://trangtailieu.com
Nguồn: Internet

0 comments

Post a Comment