Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Monday, September 9, 2013

Rene Descartes (31/3/1596 - 11/2/1650)




René Descartes là một trong những người sáng lập triết học cận đại, chiếm lĩnh một trong những đỉnh cao của lịch sử triết học thế giới, được ghi vào biên niên sử khoa học như một trong những tên tuổi kiệt xuất, cha đỡ đầu của tri thức khoa học thế kỷ XVII.

Descartes sinh ngày 31 tháng 3 năm 1596 tại một thị trấn nhỏ tỉnh Tourin. Năm 1615, lúc 19 tuổi, sau khi kết thúc phổ thông trung học Descartes theo học ngành luật và y tại trường đại học của thành phố Puatie. Ba năm sau Descartes chuyển sang Hà Lan học tiếp. Cũng năm đó Descartes viết tác phẩm đầu tiên “Luận về âm nhạc”. Trong khoảng thời gian từ 1619 đến 1621 Descartes làm sĩ quan tình nguyện, nhờ đó mà được đi nhiều nơi như Đức, Ao, Hung. Từ 1622 đến 1628 Descartes sống chủ yếu tại Paris, song dành nhiều thời gian cho việc chu du, từ Thuỵ Sỹ đến Italia. Đó là thời kỳ để lại dấu ấn sâu đậm và tốt đẹp đến sáng tạo khoa học và triết học của Descartes. Từ mùa thu năm 1628 Descartes quyết định sinh sống tại Hà Lan, vì nhận thấy nơi đây có điều kiện nghiên cứu khoa học hơn ở Pháp. Descartes sống tại Hà Lan hơn 20 năm, trong đó có 3 lần trở về nước. Suốt đời mình Descartes chuyên tâm nghiên cứu khoa học, quên cả lập gia đình. Ông từng tuyên bố: "niềm vui cuộc sống lớn nhất của tôi là niềm vui tư tưởng trong những tìm tòi chân lý". Trong hai năm ròng (1627 – 1629) Descartes viết tác phẩm lớn “Các quy tắc hướng dẫn lý trí”. Năm 1629 Descartes ghi danh học triết. Năm 1630 ông lại ghi danh học ngành toán, và ngay lập tức bị cuốn hút vào đó.

Thực ra những năm đại học ảnh hưởng không lớn đến tư tưởng triết học của Descartes, do các bài giảng triết học tỏ ra nhàm chán, xa rời thực tiễn, mang nặng tính giáo huấn thuần tuý. Từ ác cảm đối với các tư tưởng vô bổ, Descartes chuyển sang nghiên cứu vấn đề phương pháp và đầu tư cho khoa học. Ngay khi đến Hà Lan, Descartes bắt tay vào viết một công trình khoa học cụ thể, với tên gọi “Thế giới”. Công trình đang đến chỗ kết thúc thì Descartes nghe tin Galileio bị toà án giáo hội kết án nặng nề và trừng phạt do đã xuất bản một tác phẩm mang tính thách thức đối với thần quyền vào năm 1632 – quyển “Đối thoại về hai hệ thống cơ bản nhất của thế giới – hệ thống Ptolemei và hệ thống Copernic”. Là một tín đồ Thiên Chúa giáo, Descartes quyết định hoãn công bố tác phẩm của mình, khi xét thấy ở đó có một số nội dung gần với tư tưởng Galileio, mặc dù Hà Lan không phải là nước chịu ảnh hưởng của Vatican.

Vào năm 1637 Descrtes viết bằng tiếng Pháp tác phẩm “Luận về phương pháp”, là tài liệu có tính cương lĩnh, trong đó trình bày những vấn đề cơ bản của triết học và định hướng nghiên cứu khoa học. Đây là một tác phẩm ngắn, cô đọng, nhưng lại đươc Descartes chia ra thành 6 phần, với những vấn đề rành mạch, chẳng hạn, phần 1 – nhận thức khoa học, phần 2 – các quy tắc cơ bản của phương pháp, phần 3 – các quy tắc đạo đức, được rút ra từ phương pháp chung, phần 4 – các vấn đề của Siêu hình học, trước hết là vấn đề tồn tại của Thượng đế và vấn đề linh hồn con người, phần 5 – các khoa học triết học khác như vật lý, sinh học, y học, phần 6 – vấn đề làm thế nào để thâm nhập sâu hơn vào cõi bí hiểm của tự nhiên, giải thích đúng nó, từ đó nâng cao vị thế con người (R. Descartes, Tác phẩm gồm 2 tập; t.1, Nxb Mysl, Moscou, 1989, tr. 250, bản dịch ra tiếng Nga).

Để làm sâu sắc hơn thế giới quan của mình, năm 1641 Descartes xuất bản tại Paris cuốn “Luận về triết học thứ nhất”, viết bằng tiếng Latinh. Năm 1642 tác phẩm được tái bản tại Amsterdam. Đến năm 1647 bản tiếng Pháp ra mắt tại Paris với tên gọi khác – "Những suy tư siêu hình học”. Uy tín khoa học ngày càng tăng của Descartes đã gây lo ngại cho nhà thờ. Một chiến dịch bôi nhọ Descartes được dàn dựng, quy tụ các nhà hoạt động tôn giáo, các giáo sư thần học, và cả một số nhà khoa học.

Trong những năm tháng khó khăn ấy Descartes xuất bản tại Amsterdam tác phẩm “Nguyên lý triết học” bằng tiếng Latinh(1644), sau đó dịch sang tiếng Pháp (1647). Đây là tác phẩm có tính chất hệ thống hoá toàn bộ tư tưởng triết học của ông, trong đó nổi bật các vấn đề siêu hình học, phương pháp luận, vật lý học (học thuuyết về vật thể, về thế giới, về Trái đất, cùng những vấn đề được đưa vào cái gọi là “ triết học thứ hai” này). Trong khoảng thời gian từ năm 1645 đến 1648 bên cạnh hoạt động khoa học và tiếp tục nghiên cứu triết học, Descartes bắt đầu chuyển hướng quan tâm sang vấn đề con người, vận dụng các nguyên lý cơ học và vật lý học vào việc giải thích cơ thể người và động vật. Tuy nhiên công trình “Mô tả cơ thể người. Sự hình thành động vật” không được ra mắt độc giả. Tháng 12 năm 1649 Descartes công bố “Những xung động của tâm hồn”, một tác phẩm mang tính chất nhân học. Chính trong thời gian này ông có mặt tại thủ đô Thuỵ Điển theo lời mời của nữ hoàng Christina. Nhờ sự giúp đỡ của Descartes, Viện hàn lâm khoa học Thuỵ Điển đã ra đời. Đây cũng là chuyến đi cuối cùng của Descartes; ông bị cảm lạnh và mất vào ngày 11 tháng 2 năm 1650. Sau một thời gian di hài của Descartes được chuyển về tổ quốc.

Descartes, khác với F. Bacon, hầu như không tham gia trực tiếp vào các biến cố chính trị tại quê hương, thậm chí phải sang sinh sống tại Hà Lan chỉ để chuyên tâm làm khoa học. Tuy nhiên các vấn đề thế giới quan và phương pháp luận do ông nêu ra mang đậm dấu ấn của thời đại khám phá và phát minh, của tinh thần hoài nghi và sáng tạo, của xu hướng tái thiết lại đời sống xã hội trên cơ sở lý tính, để vượt qua trật tự xã hội phi lý. Nội dung các tác phẩm của Descartes, cũng như sự nghiệp của ông, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự hình thành những điều kiện cho cách mạng Pháp trong tương lai. Quan điểm cách tân trong khoa học và chủ nghĩa nhân văn qua thái độ phê phán đối với thần quyền, đề cao quyền bình đẳng tự nhiên giữa người với người, đòi hỏi mở rộng không gian văn hoá cho tất cả mọi người, loại trừ thói trưởng giả trong sinh hoạt, đã giới thiệu hình ảnh Descartes như một trong những người mở đường cho phong cách tư duy mới, trong truyền thống duy lý cổ điển phương Tây. Nói cách khác, cần xem xét Descartes ở hai hình ảnh – nhà triết học và nhà bác học. Trước khi bàn đến thế giới quan và phương pháp luận của Descartes, các nhà nghiên cứu lịch sử triết học nhấn mạnh tính nhân văn trong tư tưởng của ông. Song, đó là thứ chủ nghĩa nhân văn nào? Chủ nghĩa nhân văn Descartes thể hiện ở sự quan tâm đến tự nhiên, qua đó đề cao khả năng và sức mạnh của con người. Copernics, Galileio, Paraselsus, Telesio, Patrizi, Bruno, Campanella, Kepler… là những nhà khoa học và triết học tự nhiên Phục hưng, nhưng họ đã vượt qua uy quyền tư tưởng, chủ nghĩa giáo điều Kytô giáo để nêu ra quan niệm phi tạo hoá về tự nhiên, tính tự chủ của tự nhiên dưới hình thức phiếm thần và vật hoạt luận, nhấn mạnh mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau giữa vũ trụ và con người. Thứ triết học tự nhiên kiểu đó, mặc dù còn chịu ảnh hưởng của ma thuật và thuật giả kim, đã kích thích Descartes.

Chủ nghĩa hoài nghi xã hội và chủ nghĩa nhân văn Kytô giáo Phục hưng, nhất là chủ nghĩa hoài nghi Montaigne, cũng là cội nguồn sâu xa của tư tưởng nhân văn Descartes Chủ nghĩa hoài nghi ôn hoà với câu hỏi nổi tiếng “Que sais-je?” (Ta biết được gì?) và chủ nghĩa tự nhiên (nhấn mạnh bản tính tự nhiên của con người, của xã hội, của Tạo hoá nói chung) tác động phần nào đến tư tưởng Descartes với tính cách nhà khoa học và một tín đồ Thiên Chúa giáo. Có thể hình dung một sự kết nối tư tưởng từ Erasmus (chủ nghĩa nhân văn Kytô giáo), xuyên qua Rabelais, Montaigne đến Descartes.

Nhưng Descartes là nhà triết học – nhà bác học. Ở bình diện này một lần nữa thời Phục hưng lại thể hiện vai trò gợi mở của mình đối với thời cận đại bằng cách làm sống lại hình ảnh Euclide và Archimedes. Vào thế kỷ XVII nếu không có khoa học tự nhiên toán học hóa thì khoa học thật khó đạt được hiệu quả thực tiễn, nghĩa là từng bước trở thành lực lượng sản xuất. Về phần mình toán học hoá khoa học tự nhiên thật khó thực hiện mà không cần đến tiến bộ trong chính toán học. Descartes là người đi tiên phong trong việc xác lập toán học hiện đại, với những ký hiệu x, y, z mà hiện nay chúng ta không hề xa lạ. Khái niệm đại lượng biến thiên cho thấy mối quan hệ giữa con số và đại lượng trong toán học mới. Descartes – một trong những tác giả môn hình học giải tích, với sự thống nhất các đại lượng hình học và số học.

Mặc dù là một tín đồ Thiên Chúa giáo, song hoạt động khoa học của Descartes khiến cho nhà thờ đưa các công trình của Descartes vào danh mục sách cấm đối với những người theo đạo Thiên Chúa, sáu năm sau vua Louis XIV ra lệnh cấm giảng chủ nghĩa Descartes tại khắp các vùng lãnh thổ nước Pháp.


Nguồn: Đinh Ngọc Thạch, Tập bài giảng triết học Tây Âu cận đại, Đại học khoa học xã hội nhân văn thành phố HCM






DANH NGÔN CủA RENE DESCARTES

Người lạc quan có thể thấy ánh sáng ở nơi tăm tối, nhưng tại sao kẻ bi quan cứ phải chạy tới thổi tắt nó?
An optimist may see a light where there is none, but why must the pessimist always run to blow it out?

Mỗi vấn đề tôi giải quyết trở thành quy luật được sử dụng sau đó để giải quyết các vấn đề khác.
Each problem that I solved became a rule, which served afterwards to solve other problems.

Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.
Perfect numbers like perfect men are very rare.


Không gì được phân phối công bằng hơn lương tri: không ai nghĩ mình cần nhiền hơn những gì mình đã sẵn có.
Nothing is more fairly distributed than common sense: no one thinks he needs more of it than he already has.

Cứ tiến lên. Cứ tiến lên. Tôi đã mắc mọi sai lầm có thể phạm phải. Nhưng tôi vẫn tiến lên.
You just keep pushing. You just keep pushing. I made every mistake that could be made. But I just kept pushing.

Mọi thứ tự nó đã là minh chứng.
Everything is self-evident.

Bất cứ khi nào có ai định xúc phạm tôi, tôi cố gắng nâng tâm hồn mình lên tầm cao mà sự xúc phạm không thể với tới được.
Whenever anyone has offended me, I try to raise my soul so high that the offense cannot reach it.

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.
The reading of all good books is like a conversation with the finest minds of past centuries.

Khôn ngoan thì không bao giờ nên tin tưởng hoàn toàn những ai đã gạt ta dù chỉ một lần.
It is prudent never to trust wholly those who have deceived us even once.

Trừ tư tưởng của ta, chẳng có gì tuyệt đối nằm trong tay ta.
Except our own thoughts, there is nothing absolutely in our power.


Tôi tư duy nên tôi tồn tại.
I think; therefore I am.

Nếu bạn muốn trở thành người theo đuổi sự thật, bạn cần phải ít nhất một lần trong đời nghi ngờ mọi thứ bằng hết sức của mình.
If you would be a real seeker after truth, it is necessary that at least once in your life you doubt, as far as possible, all things.

Vui mừng tưởng tượng thường đáng giá hơn đau buồn thực sự.
Illusory joy is often worth more than genuine sorrow.

Có trí óc tốt vẫn chưa đủ, quan trọng là biết sử dụng nó.
It is not enough to have a good mind; the main thing is to use it well.

(ST)

0 comments

Post a Comment