Đăng ngày:
Nhiệm kỳ của Tổng
thống là 5 năm, và không được ứng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo. Điều
khoản một nhiệm kỳ duy nhất này nhằm bảo đảm không cho bất kỳ cá nhân
nào nắm quyền lực chính phủ trong một thời gian dài. Trong trường hợp
tổng thống không thể tiếp tục công việc hoặc qua đời, Thủ tướng hoặc các
thành viên của Hội đồng Nhà nước sẽ tạm thời giữ chức Tổng thống theo
quy định của pháp luật.
Dưới hệ thống chính trị hiện nay, Tổng thống giữ 5 vai trò chủ yếu. Trước hết, Tổng thống là người đứng đầu quốc gia, tượng trưng và đại diện cho toàn thể dân tộc trong hệ thống chính phủ và trong quan hệ đối ngoại.
Tổng thống sẽ tiếp các nhà ngoại giao nước ngoài, tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu khác và ban lệnh ân xá. Ngoài nhiệm vụ đặc biệt là theo đuổi sự nghiệp thống nhất hoà bình giữa hai miền Triều Tiên, Tổng thống có nghĩa vụ bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì nhà nước quốc gia và duy trì Hiến pháp.
Thứ hai, Tổng thống là người điều hành tối cao ban hành các bộ luật được cơ quan lập pháp thông qua, đồng thời ban bố các lệnh và sắc lệnh để thực thi pháp luật. Tổng thống có đầy đủ quyề nđiều hành Hội đồng Nhà nước, những cơ quan cố vấn và cơ quan hành pháp. Tổng thống có quyền chỉ định các viên chức, trong đó có Thủ tướng và người đứng đầu các cơ quan hành pháp.
Thứ ba, Tổng thống cũng là Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang. Ông có quyền lực rộng rãi đối với các chính sách quân sự, bao gồm cả quyền tuyên bố chiến tranh.
Thứ tư, Tổng thống là nhà ngoại giao đứng đầu và là người vạch định chính sách ngoại giao. Tổng thống là người có quyền chỉ định hoặc cử các đặc phái viên ngoại giao và ký kết hiệp ước với các quốc gia trên thế giới.
Sau cùng, Tổng thống là người hoạch định chính sách và người làm luật chủ yếu. Tổng thống có thể đề xuất những dự thảo luật lên Quốc hội hoặc có thể đích thân hoặc qua giấy tờ trình bày quan điểm của mình lên cơ quan lập pháp. Tổng thống không thể giải tán Quốc hội, nhưng Quốc hội có thể buộc Tổng thống chịu trách nhiệm cuối cùng đối với Hiến pháp bằng một quá trình buộc tội.
Mai Liên và nhóm Web
Nguồn: Các tài liệu lưu tại TVTTNCHQ
Dưới hệ thống chính trị hiện nay, Tổng thống giữ 5 vai trò chủ yếu. Trước hết, Tổng thống là người đứng đầu quốc gia, tượng trưng và đại diện cho toàn thể dân tộc trong hệ thống chính phủ và trong quan hệ đối ngoại.
Tổng thống sẽ tiếp các nhà ngoại giao nước ngoài, tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu khác và ban lệnh ân xá. Ngoài nhiệm vụ đặc biệt là theo đuổi sự nghiệp thống nhất hoà bình giữa hai miền Triều Tiên, Tổng thống có nghĩa vụ bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì nhà nước quốc gia và duy trì Hiến pháp.
Thứ hai, Tổng thống là người điều hành tối cao ban hành các bộ luật được cơ quan lập pháp thông qua, đồng thời ban bố các lệnh và sắc lệnh để thực thi pháp luật. Tổng thống có đầy đủ quyề nđiều hành Hội đồng Nhà nước, những cơ quan cố vấn và cơ quan hành pháp. Tổng thống có quyền chỉ định các viên chức, trong đó có Thủ tướng và người đứng đầu các cơ quan hành pháp.
Thứ ba, Tổng thống cũng là Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang. Ông có quyền lực rộng rãi đối với các chính sách quân sự, bao gồm cả quyền tuyên bố chiến tranh.
Thứ tư, Tổng thống là nhà ngoại giao đứng đầu và là người vạch định chính sách ngoại giao. Tổng thống là người có quyền chỉ định hoặc cử các đặc phái viên ngoại giao và ký kết hiệp ước với các quốc gia trên thế giới.
Sau cùng, Tổng thống là người hoạch định chính sách và người làm luật chủ yếu. Tổng thống có thể đề xuất những dự thảo luật lên Quốc hội hoặc có thể đích thân hoặc qua giấy tờ trình bày quan điểm của mình lên cơ quan lập pháp. Tổng thống không thể giải tán Quốc hội, nhưng Quốc hội có thể buộc Tổng thống chịu trách nhiệm cuối cùng đối với Hiến pháp bằng một quá trình buộc tội.
Mai Liên và nhóm Web
Nguồn: Các tài liệu lưu tại TVTTNCHQ
0 comments
Post a Comment