Hiến pháp hiện nay
tiêu biêu cho những tiến bộ lớn trong bước đi hướng tới một nền dân chủ
hoá thực sự. Bên cạnh quá trình sửa đổi lại Hiến pháp, còn có những
thay đổi quan trọng khác. Quyền lực của Tổng thống bị hạn chế hơn, các
cơ quan lập pháp được trao thêm quyền lực, ngoài ra còn có thêm nhiều
biện pháp nhằm bảo vệ quyền con người. Đặc biệt, việc xây dựng Toà án
Hiến pháp mới, độc lập đóng một vai trò thiết yếu trong việc đưa Hàn
Quốc trở thành một xã hội dân chủ và tự do hơn.
Hiến pháp bao gồm lời mở đầu, 130 điều, 6 quy tắc bổ sung và được chia làm 10 chương: Điều khoản chung, Quyền và nghĩa vụ của công dân, Quốc hội, Cơ quan hành pháp, Toà án, Toà Hiến pháp, Quản lý bầu cử, Chính quyền địa phương, Kinh tế và Sửa đổi hiến pháp.
Những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp Hàn Quốc bao gồm chủ quyền của dân tộc, sự phân chia quyền lực, theo đuổi công cuộc thống nhất hai miền Nam Bắc, theo đuổi hoà bình và hợp tác quốc tế, những quy định của pháp luật và trách nhiệm của nhà nước trong việc tăng cường phúc lợi xã hội.
Hiến pháp đề ra một trật tự chính trị dân chủ tự do. Hiến pháp không chỉ tuyên bố trong lời mở đầu rằng Hàn Quốc hướng tới mục tiêu "tăng cường hơn nữa trật tự cơ bản về tự do và dân chủ" mà còn thể chế hoá sự phân quyền và pháp quyền. Hiến pháp thông qua chế độ Tổng thống được bổ sung bằng những yếu tố nghị viện. Các đảng chính trị được hưởng những quyền ưu đãi và bảo hộ theo hiến định đồng thời Hiến pháp cũng áp đặt cho họ nhữn nghĩa vụ nhằm bảo đảm trật trị tự do và dân chủ.
Trong điều 10, Hiến pháp tuyên bố "Tất cả công dân đều được đảm bảo giá trị, nhân phẩm con người và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhà nước có nhiệm vụ xác định, đảm bảo quyền cơ bản và không thể xâm phạm của cá nhân". Dựa trên điều khoản cơ bản này, Hiến pháp mang lại cho mỗi cá nhân những quyền lợi về mặt chính trị và xã hội đã trở thành mô hình ở các nước dân chủ.
Các quyền này cũng bao gồm quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do cá nhân, quyền xét xử nhanh chóng và công bằng, quyền tự do đi lại, quyền tự do nghề nghiệp, quyền có sự riêng tư, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận và hội họp, quyền tham gia hoạt động chính trị như quyền bầu cử và quyền giữ các chức vụ công.
Ngoài ra, nhà nước phải đảm bảo các quyền xã hội khác nhau, từ quyền được học hành, quyền của người lao động được tham gia các tổ chức độc lập, quyền thương lượng và hành động tập thể đến quyền có một môi trường đảm bảo sức khoẻ và thoải mái.
Điều 37 quy định không được sao nhãng các quyền cơ bản của công dân vì lý do đơn giản là các quyền đó không được ghi trong Hiến pháp. Điều này cũng quy định rằng chỉ luật pháp mới có thể giới hạn các quyền đó và chỉ được hạn chế trong trường hợp cần thiết cho an ninh quốc gia. Ngay cả khi áp đặt những sự hạn chế này, không được xâm phạm đến tự do hoặc quyền lợi tối thiểu.
Hiến pháp quy định rõ rằng mọi công dân có những nghĩa vụ cơ bản, bao gồm nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ học tập, nghĩa vụ làm việc và nghĩa vụ quốc phòng trong những tình huống do luật pháp quy định.
Điều nổi bật trong hệ thống hiến pháp hiện nay là sự thiết lập Toà án Hiến pháp với tư cách người bảo vệ Hiến pháp và người bảo đảm các quyền cơ bản của nhân dân.
Hiến pháp cũng khuyến khích một nền kinh tế thị trường tự do bằng cách tuyên bố Nhà nước đảm bảo quyền sở hữu, đồng thời khuyến khích sự tự do, chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động kinh tế. Hiến pháp cũng quy định Nhà nước có thể điều hoà và phối hợp các hoạt động kinh tế nhằm duy trì sự phát triển cân đối và ổn định của nền kinh tế quốc dân, đồng thời thực hiện dân chủ hoá nền kinh tế.
Việc sửa đổi hiến pháp đòi hỏi những thủ tục đặc biệt khác với các công tác lập pháp khác. Hoặc Tổng thống hoặc một nhóm đa số các nghị sĩ quốc hội có thể đề nghị sửa đổi hiến pháp. Để sửa đổi hiến pháp cần có sự đồng thuận không chỉ của Quốc hội mà còn của một cuộc trưng cầu dân ý trên phạm vi toàn quốc. Đối với Quốc hội, cần có sự ủng hộ của 2/3 hoặc trên 2/3 số đại biểu quốc hội, trong khi đối với dân chúng cần có sự đồng ý của hơn một nửa số phiếu bầu hợp lệ trong cuộc trưng cầu dân ý trên phạm vi cả nước.
Hoàng Minh và Nhóm website CKS
Nguồn: Các tài liệu lưu tại TVTTNCHQ
Hiến pháp bao gồm lời mở đầu, 130 điều, 6 quy tắc bổ sung và được chia làm 10 chương: Điều khoản chung, Quyền và nghĩa vụ của công dân, Quốc hội, Cơ quan hành pháp, Toà án, Toà Hiến pháp, Quản lý bầu cử, Chính quyền địa phương, Kinh tế và Sửa đổi hiến pháp.
Những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp Hàn Quốc bao gồm chủ quyền của dân tộc, sự phân chia quyền lực, theo đuổi công cuộc thống nhất hai miền Nam Bắc, theo đuổi hoà bình và hợp tác quốc tế, những quy định của pháp luật và trách nhiệm của nhà nước trong việc tăng cường phúc lợi xã hội.
Hiến pháp đề ra một trật tự chính trị dân chủ tự do. Hiến pháp không chỉ tuyên bố trong lời mở đầu rằng Hàn Quốc hướng tới mục tiêu "tăng cường hơn nữa trật tự cơ bản về tự do và dân chủ" mà còn thể chế hoá sự phân quyền và pháp quyền. Hiến pháp thông qua chế độ Tổng thống được bổ sung bằng những yếu tố nghị viện. Các đảng chính trị được hưởng những quyền ưu đãi và bảo hộ theo hiến định đồng thời Hiến pháp cũng áp đặt cho họ nhữn nghĩa vụ nhằm bảo đảm trật trị tự do và dân chủ.
Trong điều 10, Hiến pháp tuyên bố "Tất cả công dân đều được đảm bảo giá trị, nhân phẩm con người và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhà nước có nhiệm vụ xác định, đảm bảo quyền cơ bản và không thể xâm phạm của cá nhân". Dựa trên điều khoản cơ bản này, Hiến pháp mang lại cho mỗi cá nhân những quyền lợi về mặt chính trị và xã hội đã trở thành mô hình ở các nước dân chủ.
Các quyền này cũng bao gồm quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do cá nhân, quyền xét xử nhanh chóng và công bằng, quyền tự do đi lại, quyền tự do nghề nghiệp, quyền có sự riêng tư, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận và hội họp, quyền tham gia hoạt động chính trị như quyền bầu cử và quyền giữ các chức vụ công.
Ngoài ra, nhà nước phải đảm bảo các quyền xã hội khác nhau, từ quyền được học hành, quyền của người lao động được tham gia các tổ chức độc lập, quyền thương lượng và hành động tập thể đến quyền có một môi trường đảm bảo sức khoẻ và thoải mái.
Điều 37 quy định không được sao nhãng các quyền cơ bản của công dân vì lý do đơn giản là các quyền đó không được ghi trong Hiến pháp. Điều này cũng quy định rằng chỉ luật pháp mới có thể giới hạn các quyền đó và chỉ được hạn chế trong trường hợp cần thiết cho an ninh quốc gia. Ngay cả khi áp đặt những sự hạn chế này, không được xâm phạm đến tự do hoặc quyền lợi tối thiểu.
Hiến pháp quy định rõ rằng mọi công dân có những nghĩa vụ cơ bản, bao gồm nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ học tập, nghĩa vụ làm việc và nghĩa vụ quốc phòng trong những tình huống do luật pháp quy định.
Điều nổi bật trong hệ thống hiến pháp hiện nay là sự thiết lập Toà án Hiến pháp với tư cách người bảo vệ Hiến pháp và người bảo đảm các quyền cơ bản của nhân dân.
Hiến pháp cũng khuyến khích một nền kinh tế thị trường tự do bằng cách tuyên bố Nhà nước đảm bảo quyền sở hữu, đồng thời khuyến khích sự tự do, chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động kinh tế. Hiến pháp cũng quy định Nhà nước có thể điều hoà và phối hợp các hoạt động kinh tế nhằm duy trì sự phát triển cân đối và ổn định của nền kinh tế quốc dân, đồng thời thực hiện dân chủ hoá nền kinh tế.
Việc sửa đổi hiến pháp đòi hỏi những thủ tục đặc biệt khác với các công tác lập pháp khác. Hoặc Tổng thống hoặc một nhóm đa số các nghị sĩ quốc hội có thể đề nghị sửa đổi hiến pháp. Để sửa đổi hiến pháp cần có sự đồng thuận không chỉ của Quốc hội mà còn của một cuộc trưng cầu dân ý trên phạm vi toàn quốc. Đối với Quốc hội, cần có sự ủng hộ của 2/3 hoặc trên 2/3 số đại biểu quốc hội, trong khi đối với dân chúng cần có sự đồng ý của hơn một nửa số phiếu bầu hợp lệ trong cuộc trưng cầu dân ý trên phạm vi cả nước.
Hoàng Minh và Nhóm website CKS
Nguồn: Các tài liệu lưu tại TVTTNCHQ
0 comments
Post a Comment