Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Monday, July 29, 2013

Hiến pháp Nhật Bản

Hiến pháp Nhật Bản hiện nay được soạn thảo khi nào và được soạn thảo như thế nào?
- Nội dung của điều 9 chương 2 hiến pháp Nhật Bản là gì mà luôn gây ra tranh cãi như thế?
- Làm thế nào để có thể sửa đổi được hiến pháp?

1.Hiến pháp Nhật Bản hiện nay được soạn thảo khi nào và được soạn thảo như thế nào?
Sau tháng 8 năm 1945 Nhật Bản phải chịu sự kiểm soát của bộ tổng tư lệnh Liên hợp quốc và được khuyến cáo sửa đổi hiến pháp. Tháng 1 năm 1946 chính phủ Nhật Bản đưa ra bản dự thảo hiến pháp sửa đổi. Nội dung của bản dự thảo này chủ yếu dựa trên bản Cựu Đại Nhật Bản Đế Quốc Hiến Pháp, tuy có cải tiến làm cho quyền lợi của người dân tăng lên nhưng chủ yếu vẫn đặt chủ quyền quốc gia vào tay Thiên hoàng. Tướng tổng tư lệnh MacAthur không chấp nhận bản dự thảo này và đề ra bản dự thảo khác vào ngày 13 tháng 2 cùng năm, gọi là bản dự thảo MacAthur rồi yêu cầu chính phủ Nhật Bản xem xét. Chính phủ Nhật Bản đã dựa trên bản dự thảo MacAthur để soạn ra Tân hiến pháp vào ngày 6 tháng 3. Ngày 3 tháng 5 năm 1947, Nhật Bản chính thức thực thi bản hiến pháp mới. Một số người thuộc tầng lớp bảo thủ phản đối rằng hiến pháp hiện nay là do người ngoài soạn ra chứ không phải do tự thân nước Nhật soạn ra.
2.Nội dung của điều 9 chương 2 hiến pháp Nhật Bản là gì mà luôn gây ra tranh cãi như thế?
Nội dung toàn văn chương 2 điều 9 như sau:
Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe doạ bằng vũ lực. Để thực hiện mục đích ghi ở trên, lục, hải và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận.
Nếu hiểu trực tiếp thì điều này có ý nghĩa rằng Nhật Bản không được phép duy trì bất cứ một thứ quân bị nào. Tuy nhiên các thế lực bảo thủ của Nhật Bản lại chủ trương rằng quân bị ghi ở trên là không bao gồm tự vệ đoàn. Năm 1954, tự vệ đoàn ra đời.
3. Làm thế nào để có thể sửa đổi được hiến pháp?
Để sửa đổi hiến pháp, các điều kiện sau đây phải được thoả mãn:
+ Trên hai phần ba số thành viên của thượng viện cũng như hạ viện thông qua.
+Sau đó quốc dân sẽ bỏ phiếu, số phiếu thuận phải là quá bán.
Tuy nhiên từ khi hiến pháp có hiệu lực (năm 1947) đến nay chưa lần nào tổ chức bỏ phiếu toàn quốc để sửa đổi hiến pháp.

0 comments

Post a Comment