Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Monday, July 29, 2013

CHƯƠNG VII: 5 NƯỚC PHÍA BẮC TRUNG ÂU (Sách Châu Âu và Liên Hiệp Châu Âu 2009)

CHƯƠNG VII: 5 NƯỚC PHÍA BẮC TRUNG ÂU (Sách Châu Âu và Liên Hiệp Châu Âu 2009)



CHƯƠNG VII: 5 NƯỚC PHÍA BẮC TRUNG ÂU. 
1. ESTONIA - REPUBLIC OF ESTONIA.
A. Tiến trình phát triển.
Estonia là một phần của Đế quốc La Mã Thần quyền (Holy Roman Empire) cho đến khi nó trở thành một phần của Thụy Điển trong thế kỷ thứ 17. Lúc Thụy Điển bị đánh bại bởi Peter-Great, Estonia chuyển vào tay đế quốc Nga năm 1721. Cho đến trước Thế chiến đệ I, Estonia là một tỉnh của Liên bang Nga. Năm 1917, công nhân binh lính Xô viết nổi lên chiếm chính quyền. Tháng 5/1919, với sự trợ giúp của lực lượng Hải quân Anh, Estonia lật đổ chính quyền Xô viết và tuyên bố thành lập Chính quyền cộng hòa dân chủ. Tháng 3/1934, một cuộc đảo chánh Phát xít lật đổ Chính quyền dân chủ. Ngày 23/8/1939, Liên Xô và Đức bí mật ký một thỏa ước đặt Estonia vào sự chi phối của Liên Xô. Ngày 16/6/1940, Liên Xô tuyên bố Estonia là một Cộng hòa thành viên của Liên bang Xô viết.
Đức chiếm đóng Estonia từ tháng 6/1941 đến tháng 9/1944, thì Đức. Tháng 3/1990, Estonia tuyên bố ly khai và tự nó là một quốc gia độc lập. Ngày 20/8/1991, khi cuộc đảo chánh tại Liên bang Xô viết thất bại, Estonia liền ngay khi đó tái xác nhận sự hoàn tòan độc lập của mình. Tháng 9/1991, Liên bang Xô viết thừa nhận nền độc lập của Estonia. Cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong hơn 50 năm qua được tổ chức vào ngày 20/9/1992. Quân đội Nga chiếm đóng rút khỏi Estonia ngày 31/8/1994. Các đảng Trung hữu đạt chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/3/1999. Estonia trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Châu Âu và của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 2004. Ngày 28 và 29/8/2006, Quốc hội tiến hành bầu cử Tổng thống 3 lần, nhưng không thành công.
Ngày 23/9/2006, 345 thành viên trong Hội đồng bầu cử đã bầu Toomas Ilves làm Tổng thống với 174 phiếu, thắng sít sao đương kim Tổng thống Arnold Ruutel chỉ đạt 171 phiếu. Trong cuộc bầu Quốc hội ngày 4/3/2007, đảng Cải cách dẫn đầu chiếm 31/101 ghế, kế là đảng Trung dung 29 ghế, và sau cùng 6 đảng nhỏ tranh nhau 2 ghế. Chính quyền tố cáo Nga đã biên soạn một chương trình chống phá hệ thống điện toán Estonia trong tháng 4 và 5/2007.
B. Estonia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Estonia được cử tri chấp nhậntrong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 28/6/1992, có hiệu lực thi hành ngày 3/7/1992. Hiến pháp chỉ rõ Estonia là một nước Dân chủ Pháp trị. Quyền Lập pháp trao cho Quốc hội do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng chính phủ, thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hộ.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.307.605, dưới 15 tuổi 14,9%; trên 65 tuổi 17,6%. Mật độ cư dân: 30 người/km2. Thành phố: 69,4%. Sắc tộc: Estonian 65%, Russian 28%. Ngôn ngữ: Estonian (chính), Russian, Ukrainian, Finnish. Tôn giáo: Tin lành giáo Phúc âm 14%, Chính thống giáo 13%, không tôn giáo 34%. Đất đai: Tổng diện tích: 45.226 km2. Diện tích đất: 43.211 km2. Địa điểm:  phía đông Châu Âu, cạnh bờ biển Baltic và vịnh Finland. Quốc gia láng giềng: Liên bang Nga phía đông, Latvia phía nam. Thủ đô: Tallinn 397.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Toomas Hendrik Ilves, sinh 26/12/1953, nhậm chức 9/10/2006. Thủ tướng chính phủ: Andrus Ansip, sinh 1/10/1956, nhậm chức 13/4/2005. Chính quyền địa phương: 15 đơn vị hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 386 triệu. Quân đội chính quy: 4.100. Kinh tế: Công nghiệp chế tạo máy, điện tử, viển thông, gổ xẻ, chế biến thực phẩm, hàng dệt. Nông sản: Khoai tây, trái cây, rau quả. Tài nguyên: dầu khí, đá phiến, than bùn, muối acid dùng làm phân bón, đá vôi, đất sét, cát. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 12%. Chăn nuôi: trâu bò 244.800, gà 1,6 triệu, dê 3.300, heo 345.800, cừu 62.700. Đánh cá: 87.587 tấn. Cung cấp điện: 9,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 11%, đóng góp 5%; lao động công nghiệp 20%, đóng góp 30%; lao động dịch vụ 69%, đóng góp 65%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Kroon (EEK) (tháng 9/2008: 11,2=1 USD.). Tổng sản phẩm nội địa: 29,4 tỷ. Bình quân đầu người: 21.100. Tăng trưởng: 7,1%. Nhập khẩu: 14,7 tỷ. Bạn hàng: Phần Lan 18,2%, Nga 13,1%, Germany 12,4%, Sweden 9%, Lithuania 6,4%, Latvia 5,7%. Xuất khẩu: 11,1 tỷ. Bạn hàng: Phần Lan 18,4%, Thụy Điển 12,4%, Latvia 8,9%, Russia 8,1%, Hoa Kỳ 5,5%, Germany 5,1%. Du lịch: 1 tỷ. Ngân sách quốc gia: 7,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 2 tỷ. Dự trữ vàng: 10.000 ozt. Nợ nước ngoài: 8,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 6,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 967 km. Bằng xe hơi: 494.200 đầu xe, xe hơi cá nhân: 91.000. Bằng máy bay: bay 546,8 triệu km, sân bay 12. Hải cảng: 1- Tallinn. Truyền thông: Máy truyền hình: 567/1000 cư dân, Radio 191/1000. Điện thoại: 495.500. Internet: 780.000 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 67,2, nữ 78,3. Sinh xuất: 10,3/1000 người. Tử xuất: 13,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 7,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,3%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 48%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
2. LATVIA - REPUBLIC OF LATVIA.
A. Tiến trình phát triển.
Vùng đất bây giờ là Latvia bị quân Thập tự chinh của Thiên chúa giáo chiếm giữ từ đầu bởi dòng Livonia của Công hầu bá tước Đức. Đến năm 1561, thì rơi vào Tây Ban Nha và Thụy Điển. Giữa năm 1721 và 1795, Latvia bị sáp nhật vào đế quốc Nga. Tháng 12/1917, Liên Xô tuyên bố nắm quyền cai trị, nhưng bị hất cẳng khi Đức quốc chiếm toàn bộ Latvia tháng 2/1918. Tháng 12/1918, Latvia tuyên bố độc lập khi Đức rút khỏi xứ này. Từ tháng 5 đến 12/1919, Hải quân Anh vào Latvia truất phế Chính quyền độc lập và dựng lên một Chính quyền mới gọi là “Dân chủ”. Tháng 5/1934, Chính quyền này bị thay thế bởi một cuộc đảo chánh tiếm quyền. Ngày 23/8/1939, Liên Xô và Đức bí mật ký một thỏa hiệp đặt Latvia vào vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Ngày 5/8/1940, nó chính thức được thừa nhận như một Cọng hòa thành viên của Liên bang Xô viết.
Latvia bị xâm chiếm bởi quân đội Đức năm 1941, và được Liên Xô tái chiếm năm 1945. Khi có cuộc đảo chánh thất bại ở Liên Xô ngày 21/8/1991, Latvia tuyên bố độc lập. Tháng 9/1991 Liên Xô thừa nhận nền độc lập của Latvia. Ngày 31/8/1994, quân đội Nga rút khỏi Latvia. Ngày 3/10/1998, dưới sức ép của quốc tế, Latvia ban hành luật nới lỏng việc nhập quốc tịch cho hơn 500.000 người sắc tộc Nga, từng bị phân biệt đối xử trong thời gian qua. Ngày 17/6/1999, Quốc hội bầu chọn bà Vaira Vike-Freiberga, như là người phụ nữ đầu tiên làm Tổng thống Latvia. Latvia gia nhập vào Liên hiệp Châu Âu (EU) và Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 2004. Indulis Emsis lảnh tụ đảng Xanh trở thành Thủ tướng ngày 9/3/2004. Ngày 2/6/2005, Latvia phê chuẩn Hiến pháp Liên hiệp Châu Âu.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/10/2006, đảng Nhân dân dẫn đầu, chiếm 23 ghế, kế là đảng Xanh và Nông dân 18 ghế, và sau cùng đảng Thống nhất 6 ghế. Ngày 28-29/11/2006, Hội nghị thượng đỉnh của khối NATO nhóm họp ở Riga, lần đầu tiên Liên minh nầy nhóm họp ở một nước trước đây là một Cộng hòa trong Liên bang Xô viết. Valdis Zatlers được Quốc hội bầu làm Tổng thống ngày 31/5/2007, với 58 phiếu bầu đánh bại ứng viên Aivars Endzins có 39 phiếu.
B. Latvia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Latvia có hiệu lực thi hành ngày 6/7/1993. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Latvia là một nước Cộng hòa. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, được bầu bởi Quốc hội với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Tổng thống, Thủ tướng và các thành viên của chính phủ phải là thành viên của Quốc hội 100 đại biểu, do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Tu chính Hiến pháp năm 1996, thành lập Tòa án Hiến pháp gồm 7 Thẩm phán do Quốc hội bổ nhiệm, với nhiệm kỳ 10 năm, có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, và tính hiệu lực của Luật pháp.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 2.245.423, dưới 15 tuổi 13,4%, trên 65 tuổi 16,9%. Mật độ cư dân: 3 người/km2. Thành phố: 68%.  Sắc tộc: Latvia 58%, Russian 30%, Belarusian 4%. Ngôn ngữ: Latvian (chính), Russian, Lithuanian. Tôn giáo: Tin lành Luther 20%, Chính thống giáo 14%, không tôn giáo 64%. Đất đai: Tổng diện tích: 64.589 km2. Diện tích đất: 63.589 km2. Địa điểm: phía đông Châu Âu, trên bờ biển Baltic. Quốc gia láng giềng: Estonia phía bắc, Liên bang Nga phía đông, Lithuania và Belarus phía nam. Địa thế: Latvia là một vùng đất thấp, với nhiều hồ, đầm, và đầm lầy. Con sông chính Dvina ở phía tây, và nhiều sông khác có dòng chảy từ Nga. Nhiều đồi cỏ ở phía đông. Thủ đô: Riga 722.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Valdis Zatlers, sinh 23/3/1955, nhậm chức 8/7/2007. Thủ tướng chính phủ: Ivars Godmanis, sinh 27/11/1951, nhậm chức 20/12/2007. Chính quyền địa phương: 26 đơn vị hành chánh và 7 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 471 triệu. Quân đội chính quy: 5.696. Kinh tế: Công nghiệp sản xuất xe hơi, đường xá, đường ray xe lửa, sợi tổng hợp, phân bón, máy nông nghiệp, máy giặt. Nông sản: khoai tây, hạt ngũ cốc, củ cải đường, và rau quả khác. Tài nguyên: Hồ phách (Amber), than bùn, đá vôi, thủy điện, gỗ xẻ. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 28%. Chăn nuôi: trâu bò 377.100, gà 3,8 triệu, dê 14.300, heo 416.800, cừu 41.300. Đánh cá: 140.954 tấn. Cung cấp điện: 4,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 13%, đóng góp 5%; lao động công nghiệp 19%, đóng góp 24%; lao động dịch vụ 68%, đóng góp  71%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Lat (LVL) (tháng 9/2008: 0,5=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 43,2 tỷ. Bình quân đầu người: 11.300 USD. Tăng trưởng: 4%. Nhập khẩu: 14,8 tỷ. Bạn hàng: Đức 15,4%, Lithuania 13%, Nga 8%, Estonia 7,7%, Poland 7,2%, Finland 5,7%, Sweden 5%. Xuất khẩu: 8,1 tỷ. Bạn hàng: Lithuania 14,1%, Estonia 12,2%, Russia 11,6%, Đức 9,8%, Anh 7,7%, Sweden 6,3%. Du lịch: 480 triệu. Ngân sách quốc gia: 10,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 3,5 tỷ. Dự trữ vàng: 250.000 ozt. Nợ nước ngoài: 7,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 10,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.302 km. Bằng xe hơi: 742.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 124.000. Bằng máy bay: bay 580,8 triệu km, sân bay 21. Hải cảng: 1-Riga. Truyền thông: Máy truyền hình 757/1000 cư dân, Radio 701/1000. Điện thoại: 644.000. Internet: 1,2 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 66,7, nữ 77,3. Sinh xuất: 9,6/1000 người. Tử xuất: 13,6/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,8%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99,8%, trung  học 87%, đại học 51%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
3. LITHUANIA - REPUBLIC OF  LITHUANIA.
A. Tiến trình phát triển. 
Tại thời điểm người du mục Mông Cổ chiếm trị Russia, Lithuania nhập vào phần đất của Russian cho đến giữa thế kỷ 15. Lúc ấy cả Belorussia nhiều phần của Russia, Ukrain và Biển Đen đều chịu sự cai trị của Mông Cổ. Lithuania liên kết với Poland năm 1385, và hợp nhất chính trị năm 1569. Liên minh Polish-Lithuania tham gia vào khối Thịnh vượng của Russia, Prussia và Austria trong thế kỷ 18. Lithuania trở thành vùng lãnh thổ của Russia, và hợp thức hóa vào đế quốc Nga năm 1795. Sau khi bị Đức chiếm đóng trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, và cuộc cách mạng Nga ngày 16/2/1918, các trận đánh diễn ra khốc liệt giữa các lực lượng Nga, Đức, Plish và Lithuania. Tháng 4/1919, lực lượng Nga rút lui, chính quyền Lịhuania tái thành lập và được thừa nhận bởi Hiệp ước Versailles. Tháng 12/1926, một cuộc đảo chánh lật đổ Chế độ dân chủ cộng hòa.
Ngày 23/9/1939, Liên Xô và Đức bí mật ký thỏa ước đặt Lithuania vào khu vực chi phối của Liên bang Xô viết. Ngày 3/8/1940, Lithuamia trở thành một Cộng hòa của Liên Xô. Ngày 11/3/1990, Lithuania tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Xô viết. Sau đảo chánh thất bại tại Liên xô ngày 20/8/1991, các quốc gia phương Tây lần lượt thừa nhận nền độc lập của Lithuania. Tháng 9/1991, Liên bang Xô viết cũng thừa nhận sự độc lập quốc gia Lithuania. Ngày 31/8/1993, người lính cuối cùng của Liên bang Nga rút khỏi Lithuania. Ngày 8/12/1995, Lithuania nộp đơn xin gia nhập Liên hiệp Châu Âu. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 20/10 và 10/11/1996, Liên đảng Bảo vệ đất tổ giành thắng lợi trước đảng Cộng sản cũ. Ngày 4/1/1998, một người Lithuania có quốc tịch Mỹ tên Valdas Adamkus đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 4/1/1998.
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 8/10/2000, Liên đảng Bảo thủ (Bảo vệ đất tổ) chỉ đạt một đa số sít sao. Ngày 5/1/2003, Adamkus thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống trước ứng cử viên Rolandas Paksas. Sau khi bị Quốc hội truy tố, ngày 6/4/2004, Tổng thống Paksas bị buộc phải rời khỏi chức vụ. Ngày 6/4/2004, Adamkus lại được bầu làm Tổng thống. Lithuania gia nhập Liên  hiệp Châu Âu, (EU) và khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong năm 2004. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10 và 24/10/2004, đảng Lao động dẫn đầu, chiếm 38/141 ghế, kế là Liên minh Lao động 32 ghế, và sau cùng là đảng Hành động 2 ghế.
B. Lithuania ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Lithuania được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 25/10/1992. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp trao quyền Hành pháp cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Và, quyền Lập pháp cho Quốc hội gồm 141 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Một Tòa án Hiến pháp gồm 9 thẩm phán với nhiệm kỳ 9 năm, và mỗi 3 năm bầu lại 1/3 thẩm phán.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 3.536.205, dưới 15 tuổi 14,5%, trên 65 tuổi 16%. Mật độ cư dân: 55 người/km2. Thành phố: 66,6%. Sắc tộc: Lithuanian 83%, Polish 7, Russian 6%. Ngôn ngữ: Lithuanian (chính),  Russian, Polish. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 79%, Chính thống giáo Nga 4%, không tôn giáo 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 65.200 km2. Diện tích đất: 65.200 km2. Địa điểm: phía đông Châu Âu, trên bờ đông nam biển Baltic. Quốc gia láng giềng: Latvia phía bắc, Belarus phía đông nam, Poland, và Russia phía tây. Địa thế: vùng đất có nhiều đồi núi thấp phía tây và phía nam. Đất màu mở, sông, hồ nhỏ, ở phía tây cà phía nam. Thủ đô: Vilnius. Thành phố đông dân: Vilnius 543.000, Kaunas 412.639 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Valdas Adamkus, sinh 3/11/1926, nhậm chức 12/7/2004. Thủ tướng chính phủ: Gediminas Kỉkilas, sinh 30/8/1951, nhậm chức 4/7/2006. Chính quyền địa phương: 10 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 470 triệu. Quân đội chính quy: 13.850. Kinh tế: Công nghiệp máy công cụ, điện tử, xe hơi, đóng tàu, lọc dầu, truyền hình. Nông sản: khoai tây, hạt ngũ cốc, củ cải đường, rau quả. Tài nguyên: than bùn. Dự trữ nhiên liệu: 12 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 45%. Chăn nuôi: trâu bò 838.800, gà 9,2 triệu, dê 20.800, heo 1,1 triệu, cừu 36.600. Đánh cá: 156.772 tấn. Cung cấp điện: 13,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 16%, đóng góp 6%; lao động công nghiệp 28%, đóng góp 31%; lao động dịch vụ 56%, đóng góp 63%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Litas (LTL) (tháng 9/2008: 2,4=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 59,6 tỷ. Bình quân đầu người: 17.700. Tăng trưởng: 8,8%. Nhập khẩu: 22,8 tỷ. Bạn hàng: Russia 24,4%, Germany 14,9%, Poland 9,6%, Latvia 4,86%. Xuất khẩu: 17,2 tỷ. Bạn hàng: Russia 12,8%, Latvia 11,1%, Đức 8,7%, Estonia 6,5%, Poland 6%. Du lịch: 1 tỷ. Ngân sách quốc gia: 132,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 4,7 tỷ. Dự trữ vàng: 190.000 ozt. Nợ nước ngoai: 10,0 tỷ. Gía cả tiêu thụ: tăng 5,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa 1.769 km. Bằng xe hơi 1,5 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 137.000. Bằng máy bay: bay 556,8 triệu km, sân bay 30. Hải cảng: 1- Klaipeda. Truyền thông: Máy truyền hình 422/1000 cư dân, Radio 502/1000. Điện thoại: 799.400. Internet: 1,3 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 69,7, nữ 79,9. Sinh xuất: 9/1000 người. Tử xuất: 11,1/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 6,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 99,7%, trung học 90%, đại học 41%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN). Và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
4. POLAND - REPUBLIC OF POLAND (BA LAN).
A. Tiến trình phát triển.
Poland lấy tên từ Polanie (người sống ở đồng bằng). Năm 966, Thái tử Mieszko I của Vương triều Piast theo đạo Thiên chúa, liên kết với bộ tộc láng giềng lập thành quốc gia Poland. Ông ta đặt Poland dưới quyền của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã năm 990. Con trai của ông ta Boleslaw I (922-1025), tiếp tục mở rộng vùng cai trị của vua cha cho đến khi làm lễ đăng quang ngôi Vua năm 1024, với đường biên giới Poland đạt tới như hiện nay. Dưới sức ép của German, quốc gia này vở ra từng mảnh, sau đó được chính thức hóa bởi Boleslow III (1102-1138). Ông ta chia Poland thành ba vương quốc giao cho con trai ông ta cai quản. Trong thế kỷ 13, Poland bị tàn phá bởi Mongols và Russian. Năm 1320, Wladyslaw được tôn lên làm vua Poland. Ông ta có nhiều nổ lực thống nhất Poland, và con trai ông ta, Vua Kazimierz (1333-1370) tiếp tục sự nghiệp.
Một người cháu của ông ta kết hôn với Jagiello nhà quý tộc Lithuania. Jagiello được cải hóa thành tín đồ Thiên chúa giáo và trở thành vua Poland năm 1386. Jagiello tiến hành thống nhất Poland và Lithuania thành một đế quốc rộng lớn đa sắc tộc. Từ năm 1386 đến 1572, dưới thời cai trị của nhà Jagiello xem như thời kỳ vàng son trong phát triển kinh tế và văn hóa. Năm 1648, cuộc nổi dậy tại Cossack ở Ukrain, đưa lại chiến thắng cho Russian. Chẳng bao lâu sau bạo loạn tới Sweden, tàn phá toàn bộ nước này. Can dính vào chiến tranh Russia-Swedish (1700-1709), kinh tế Poland suy sụp, và chính trị thì phụ thuộc vào quyền lực của Peter Great. Năm 1772, Poland mất một phần đất gọi là “phần thứ nhất”. Russian và Prussia liên kết với Austria tiến chiếm phần thứ ba. Năm 1793, họ cho chiếm nốt phần thứ hai. Và đến 1795, thì nước Poland bị xóa khỏi bản đồ.
Các cuộc khởi nghĩa năm 1830, 1946, 1848, và 1863 bị thất bại. Những người theo chủ nghĩa quốc gia sau đó hướng nổ lực của họ vào việc phát triển kinh tế và văn hóa. Cả ba phần đất của Poland do 3 nước Prussia, Russia, Austria chia nhau chiếm trị đều bị quân đội Austro-German chiếm đóng trong chiến tranh Thế giới thứ I. Sau chiến tranh, ngày 11/11/1918 Poland tuyên bố độc lập, và được thừa nhận bởi Hiệp ước Versailles ngày 28/6/1919. Đường biên giới của Poland chưa được vạch rõ. Sau chiến tranh với Nga năm 1920, nhiều phần rộng lớn phía đông của Poland bị mất. Trong lãnh vực ngoại giao, Poland luôn cố gắng giữ thế cân bằng giữa Germany và Liên Xô, nhưng sau hội nghị Munich, Poland phải chấp nhận sự bảo trợ của British. Tháng 8/1939, Hitler và Stalin ký một hiệp ước bất tương xâm và chia phần trên Poland.
Từ ngày 1 đến 27/9/1939, cả Đức lẫn Liên Xô xâm chiếm Ba lan trên phần đất họ phân chia. Trong chiến tranh, 6 triệu công dân Ba Lan trong đó một nữa là người Do Thái bị giết bởi Đức Quốc Xã. Với sự bại trận của Đức, một Chính quyền Ba Lan lưu vong được Hoa Kỳ hậu thuẩn tái thành lập ở Luân đôn, nhưng bị Liên Xô gây sức ép đòi nhiều quyền cho các phe nhóm đối lập. Cuộc bầu cử năm 1947, những người Cộng sản chiếm ưu thế. Để bồi thường cho 180.867 km2 đất nhượng cho Liên Xô năm 1945, Ba Lan nhận được 103.560 km2 trong đường ranh Oder-Neisse phía đông của lãnh thổ German gồm Silesia, Pomerania, tây Prussia, và một phần của Đông Prussia. Trong 12 năm cai trị theo chủ nghĩa Stalinist, xóa bỏ sở hữu bất động sản, quốc hữu hóa công nghiệp, thế tục hóa giáo dục, và bỏ tù hàng ngàn giáo phẩm cao cấp của Thiên chúa giáo.
Sản xuất nông nghiệp sút giảm, điều kiện làm việc thiếu thốn dẫn đến cuộc nổi dậy ngày 28 và 29/6/1956, ở Poznan. Tháng 10/1956, một Bộ Chính Trị mới được bầu, với Wladyslaw Gomulka là Bí thư thứ nhất, cam kết rằng chủ nghĩa Cộng sản được thực hiện tại Ba Lan sẽ độc lập hơn. Sau khởi sự chận đứng tập thể hóa nông nghiệp, Gomulka còn cho phép có tự do tôn giáo, xuất bản sách liên quan đến tôn giáo, và quy định rằng Nhà thờ phải nằm bên ngoài chính trị. Tháng 12/1970, công nhân trong các thành phố cảng nổi loạn, bởi vì giá sinh hoạt gia tăng và tiền lương mới không theo kịp. Ngày 20/12, Gomulka từ chức khỏi cương vị lãnh đạo đảng, kế thừa ông ta bởi Edward Giered, ông này thâu hồi quyết định tăng giá hàng hóa, và tăng nhỏ giọt tiền lương cho công nhân.
Hàng hoá tăng giá, công nhân dấy loạn. Cuộc biểu tình tại sân sau bến tàu Lenin ở Gdansk ngày 30/8/1980, chính quyền Ba Lan nhượng bộ tới 28 yêu sách của họ. Trong 28 điều yêu sách đó có 2 điều quan trọng là quyền được thành lập Nghiệp đoàn độc lập, và quyền đình công của công nhân. Đến cuối năm 1981, trên 9,5 triệu công nhân gia nhập một Liên đoàn độc lập thống nhất, gọi là Công đoàn Đoàn kết (Solidarity). Ngày 12/12, lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đề nghị một cuộc “trưng cầu dân ý” thành lập chính quyền không Cộng sản. Nếu chính quyền không đồng ý sẽ dẫn đến một loạt các yêu sách khác làm tình hình phức tạp thêm. Lo sợ nguy cơ Cộng sản không còn quyền lực, ngày 13/12 Liên bang Xô viết thúc ép chính quyền Ba Lan ban hành lệnh thiết quân luật, lập Hội đồng An ninh Quốc gia đặt “Công đoàn Đoàn kết” ra khỏi vòng pháp luật.
Lech Walesa, và các nhà lãnh đạo Công đoàn khác bị bắt giam. Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận lên Ba Lan, và lệnh này được tháo bỏ vào tháng 12/1982, khi Ba Lan chấm dứt lệnh thiết quân luật. Các người bị bắt giam được thả. Tháng 9/1988, sau nhiều cuộc biểu tình và yêu sách đòi phục hồi “Công đoàn Đoàn kết” chính phủ từ chức. Ngày 5/4/4989, một thỏa ước đạt được giữa chính quyền và các nhóm chính trị đối lập về cải cách kinh tế, chính trị, và bầu cử tự do. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 4/6, ứng cử viên Công đoàn Đoàn kết giành thắng lợi vẻ vang. Và Lech Walesa, cũng giành chiến thắng vòng thứ hai trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 12/1990. Ông ta tuyên thệ nhậm chức ngày 22/12/1990. Một chương trình cải cách kinh tế cơ bản, dự kiến chuyển đổi nền kinh tế theo hệ thống thị trường tự do, dẫn đến nạn lạm phát và thất nghiệp gia tăng cao.
Trong cuộc bầu cử tháng 9/1993, cựu đảng viên cộng sản và những người thuộc cánh tả chiếm đa số tại Hạ nghị viện. Ngày 19/11/1995, Walesa thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống trước một cựu đảng viên cọng sản là Aleksander Kwasniewski. Hiến pháp mới được thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 25/5/1997. Trận lụt trong tháng 6/1997, gây thiệt hại tài sản hơn 1 tỷ đồng. Ngày 21/9 trong cuộc bầu cử Quốc hội Công đoàn Đoàn kết chiếm đa số ghế. Ba Lan trở thành thành viên của khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 12/3/1999. Tổng thống Kwasniewski được tái bầu vào chức vụ ngày 8/10/2000. Và cuộc bầu cử Quốc hội ngày 23/9/2001, cựu đảng viên cộng sản giành đa số ghế tại nghị trường. Ngày 3/9/2003, Ba Lan đã gởi 9.000 quân hổ trợ Hoa Kỳ xâm lăng Iraq.
Ngày 1/5/2004, Ba Lan chính thức trở thành thành viên của Liên hiệp Châu Âu (EU). Quốc gia nầy trở nên gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử Quốc hội năm 2005, Liên minh “trung-hửu” chiếm ưu thế. Trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng chung cuộc ngày 23/10/2005, một người bảo thủ, thị trưởng thành phố Warsaw là Lech Kaczynski đắc cử, với 54% phiếu bầu. Trong tháng 6/2006, ông ta chỉ định người em trai song sinh tên Jaroslaw làm Thủ tướng. Đến tháng 7/2007, Ba Lan có 900 quân ở Ỉraq, và 1.100 quân vẫn còn tham chiến ở Afghanistan. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/10/2007, đảng Lập trường Civic đối lập dẫn đầu, chiếm 209/460 phiếu bầu, kế là đảng Công lý và Pháp trị 166 ghế, và sau cùng ứng viên độc lập 1 ghế. Thế là một chính phủ Liên hiệp được thành lập gồm đảng Lập trường Civic (209 ghế) và đảng Nông dân (31ghế).
Ngày 20/8/2008, Ba Lan cho phép Hoa Kỳ thiết đặt một hệ thống tên lữa phòng thủ trên đất Ba Lan. Tính đến tháng 9/2008, Ba Lan còn 1.100 quân tham chiến tại Afghanistan. Ba Lan cũng đã rút hết 900 quân ra khỏi Iraq.
B.  Ba Lan ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Ba Lan được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 25/5/1997, có hiệu lực thi hành ngày 17/10/1997. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Tổng thống có quyền phủ quyết dự luật nếu được 2/3 thành viên Hạ viện chấp nhận, nhưng không có quyền phủ quyết luật ngân sách hàng năm. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 460 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 100 nghị sỉ củng do dân bầu.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 38.500.696, dưới 15 tuổi 15,2%, trên 65 tuổi 13,4%. Mật độ cư dân: 127 người/km2. Thành phố: 61,5%. Sắc tộc: Polish 98%, German 1%. Ngôn ngữ: Polish (chính), Ukrainian, German. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 95%. Đất đai: Tổng diện tích: 312.679 km2. Diện tích đất: 304.465 km2. Địa điểm: phía đông Trung Âu, trên bờ biển Baltic. Quốc gia láng giềng: Liên bang Nga phía bắc, Czech Republic, Slovakia  phía  nam,  Đức phía tây, Lithuania, Belarus, Ukrain phía đông. Đia thế: hầu hết đất thấp tạo thành một phần của vùng bằng phẳng phía bắc Châu Âu. Dãy núi Carpathian dọc theo đường biên giới phía nam, chỗ cao nhất 8.200 ft. Thủ đô: Warsaw. Thành phố đông dân: Waraw 1.707.000, Lodz: 758.000, Krakow 756.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Lech Kaczynski, sinh 18/6/1949, nhậm chức 23/12/2005. Thủ tướng chính phủ: Donald Tusk, sinh 1957, nhậm chức 16/11/2007. Chính quyền địa phương: 16 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 7,6 tỷ. Quân đội chính quy: 127.266. Kinh tế: Công nghiệp khai thác hầm mỏ, luyện kim, máy móc, đóng tàu, hóa chất, kính, chế biến thực phẩm, thức uống, hàng dệt. Nông sản: khoai tây, hạt ngũ cốc, trái cây, rau quả. Tài nguyên: than đá, lưu huỳnh, chì, đồng, bạc, muối, khí thiên nhiên. Dự trữ nhiên liệu: 96,4 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 40%. Chăn nuôi: trâu bò: 5,7 triệu, gà 125 triệu, dê 143.900, heo 18,1 triệu, cừu 331.900. Đánh cá: 180.265 tấn. Cung cấp điện: 151,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 16%, đóng góp 3%; lao động công nghiệp 29%, đóng góp 31%; lao động dịch vụ 55%, đóng góp 66%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Zloty (PLN) (tháng 9/2008: 2,4=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 620,9 tỷ. Bình quân đầu người: 16.300. Tăng trưởng: 6,5%. Nhập khẩu: 160,2 tỷ. Bạn hàng: Đức 28,8%, Russia 9,6%, Italy 6,3%, Netherlands 5,7%, France 5,4%. Xuất khẩu: 144,6 tỷ. Bạn hàng: Đức 27,2%, Italy 6,4%, France 6,3%, Anh 5,7%, Czech Republic 5,6%, Russia 4,3%. Du lịch: 7,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 91,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 39,8 tỷ. Dự trữ vàng: 3,3 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 99,2 tỷ. Gía cả tiêu thụ: tăng 2,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 23.066 km. Bằng xe hơi: 11,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 2,5 triệu. Bằng máy bay: bay 5,7 tỷ km, sân bay 83. Hải cảng: 4- Gdansk, Gdynia, Ustka, Szczecin. Truyền thông: Máy truyền hình 387/1000 cư dân, Radio 522/1000. Điện thoại: 10,3 triệu. Internet: 16 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 71,4, nữ 79,7. Sinh xuất: 10/1000 người. Tử xuất: 10/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0%. Chết trước tuổi trưởng thành: 6,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 99,3%, trung học 96%, đại học 35%.
 Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO). Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF). Hảng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
5. CZECH  REPUBLIC.
A. Tiến trình phát triển.
Săc tộc Czech ở Bohemia là một phần của đế quốc lớn Moravia trong thế kỷ thứ 9, và sau đó lại trở thành một phần của đế quốc Thần quyền La Mã (Holy Roman Empire). Năm 1212, Otakar I nhận kế thừa ngôi vua từ Hoàng đế La Mã Thần quyền. Wenceslas II, được bầu chọn làm vua Poland năm 1300. Năm 1310, John kế tục, và Charles, con trai John trở thành Hoàng đế La Mã Thần quyền năm 1355, gọi là Charles IV. Tại thời điểm đó, Bohemia đạt tới sự hưng thịnh, có tiêu chuẩn sống và văn hóa cao. Năm 1527, Nghị viện bầu chọn Hapsburg Ferdinand làm vua. Nhà Hapsburg dần dần lấn áp quyền của người Czech. Giới quý tộc Czech, bị thay thế bởi những người ưa phiêu lưu nói tiếng Đức. Người thành thị bị tước hết quyền, gánh nặng thêm trách nhiệm, dồn ghép họ vào giới nông dân, và bắt buộc phải theo Thiên chúa giáo.
Tham vọng chính trị của những người theo chủ nghĩa Quốc gia Czech gia tăng, không chỉ muốn phục hồi xứ Bohemia cũ mà còn muốn thành lập quốc gia mới Czechoslovakia. Ý tưởng này được cổ vũ bởi Thomas Masaryk, một công dân Czech. Mặc dù quyền đầu phiếu của nam giới được ban cấp năm 1906, nhưng Quốc hội thường bị qua mặt bởi Hoàng đế. Chiến tranh Thế giới lần thứ I, đã chỉ cho người ta thấy có sự khác biệt giữa hai bộ phận cư dân người Czech và người German. Cư dân người German ủng hộ nổ lực chiến tranh của Đức, và thế là Masaryk và các nhà lãnh đạo Czech khác đi vào cảnh lưu đày. Năm 1918, Masaryk tranh thủ được sự ủng hộ của Tổng thống Hoa Kỳ, Woodrow Wilson để cho Czech và Slovakia thống nhất thành một quốc gia duy nhất. Ngày 28/10/1918, họ tuyên bố thành lập quốc gia mới có tên ghép là Cộng hòa Czechoslovakia.
Thomas Masaryk làm Tổng thống, và Edvard Benes làm Bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của Cộng hòa Czechoslovakia. Năm 1925, Czechoslovakia ký với Pháp một Hiệp ước phòng thủ hổ tương, chống lại sự gây hấn từ Đức. Czechoslovakia phát triển thành một quốc gia đầy triển vọng về dân chủ trong chính trị. Nhưng vấn đề kinh tế, thì gặp phải không ít khó khăn trong đầu thập niên 1930, khi nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng. Năm 1933, đảng Công nhân Xã hội Đức tại Czechoslovakia có liên hệ chặt chẻ với đảng Nazi tại Đức bị cấm hoạt động. Liền sau đó, đảng Đức ở Sudeten do Konrad Henlein lảnh đạo được thành lập để thay thế, chiếm tới 67% phiếu bầu Quốc hội năm 1935. Tháng 11/1935, Edward Benes kế thừa Masaryk  làm Tổng thống. Trong khi đó, thì mưu tính của Hitler muốn nhân vụ bất mãn của người nói tiếng Đức ở Sudeten để đòi đất đai.
Ngày 29/9/1938, tại Hội nghị Munich Pháp, cùng với Anh, và Ý đồng ý rằng tất cả các khu vực nào có cư dân Đức trên 50% thì khu vực đó thuộc về nước Đức. Thế là, Hội nghị hợp pháp hóa vùng Sudeten thuộc lảnh Czech là của Đức, đổi lại Hitler và Mussolini cam kết sẽ không gây chiến. Ngày 5/10/1938, Benes từ chức và lưu vong sang Anh. Bất chấp Hiệp ước Munich, ngày 15/3/1939 Hitler xua quân đánh chiếm Prague thủ đô của Tiệp khắc. Slovakia tự tuyên bố độc lập dưới sự lảnh đạo của nhà lảnh đạo phát xít Jozef Tiso, đồng minh của Đức, và vùng đất của Czech trở thành khu vực Bohemia-Moravia bảo hộ của Đức. Năm 1944, quân đội Liên Xô cùng với đội quân Czechoslovak tiến vào phía Đông Czechoslovakia và chiếm Prague tháng 5/1945. Cựu Tổng thống Benes trở lại nắm quyền Tổng thống.
Cuộc bầu cử tháng 5/1946, đảng Cộng sản giành chiến thắng với 38% số phiếu, và Benes bổ nhiệm Klement Gottwald, một đảng viên cọng sản làm Thủ tướng. Tháng 2/1948, đảng Cộng sản chiếm quyền, ba tháng sau họ thông qua một Hiến pháp mới, Benes không ký lệnh công bố. Ngày 30/5, cử tri được đề nghị chọn một trong hai, và phần thắng nghiêng về Cộng sản. Ngày 7/6 Benes từ chức, và Gottwakd trở thành Tổng thống. Tên nước Czechoslovakia được đổi thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Czechoslovak. Từ 1948 đến 1968, hàng loạt các biện pháp nghiêm ngặt theo chủ nghĩa Stalinist được tiến hành, thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình và người đối kháng.  Tháng 1/1968, một cuộc vận động dân chủ mang tính quốc gia nổ ra khắp Czechoslovakia. Antonin Novotny cai trị theo kiểu Stalinist phải rời khỏi chức lãnh tụ đảng.
Alexander Dubced, người Slovak ủng hộ cải cách dân chủ được giao chức lảnh tụ đảng. Ngày 22/3, Novotny từ chức Tổng thống và được thay thế bởi tướng Ludvid Svoboda. Ngày 6/4, Thủ tướng Joseph Lenart từ chức và kế vị bởi Oldrich Cemik, một nhà cải cách. Tháng 7/1968, Liên Xô và 4 nước trong khối Warsaw yêu cầu Czechoslovakia chấm dứt cải cách dân chủ hướng đến tự do. Ngày 20/8, quân đội Xô Viết, Ba Lan, Đông Đức, và Hungary đưa quân vào Czechoslovakia, truất phế các nhà lãnh đạo cải cách, đưa những người bảo thủ vào chức lãnh đạo đảng Cộng sản, áp đặt lệnh kiểm duyệt báo chí, đàn áp các cuộc biểu tình của công nhân và sinh viên. Có hơn 700 nhà trí thức hàng đầu, trong đó có nhiều người từng là lãnh đạo đảng ký tên vào một bản tuyên ngôn nhân quyền trong năm 1977 gọi là “Hiến chương 77” (Charter 77).
Những người ký tên vào Hiến chương kêu gọi “đổi mới”,  bị nhà cầm quyền đàn áp thẳng tay. Ngày 17/11/1989, cuộc biểu tình chống đối chính quyền lớn nhất kể từ 1969, khi hơn 10.000 người xuống đường chiếm nhiều đường phố của Prague bị cảnh sát đàn áp. Bởi vì yêu sách của đoàn người biểu tình kêu gọi bầu cử tự do, nên ngày 24/11 lãnh đạo đảng Cộng sản từ chức. Ngày 27/11, hàng triệu người xuống đường tham gia biểu tình, và ngày 10/12/1989, nội các đầu tiên từ 41 năm qua thành viên Cộng sản không chiếm đa số. Ngày 29/12, Vaclav Havel một nhà viết kịch từng vận động cho nhân quyền được chọn làm Tổng thống. Tháng 3/1990, quốc gia chính thức đổi tên thành cộng hòa Liên bang Czech và Slovak. Trong cuộc bầu chọn Tổng thống ngày 3/7/1992, Hevel thất cử, thua nhà lãnh đạo Liên minh Slovak.
Ngày 17/7, Slovakia tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh đạo Czech và Slovak đồng ý một kế hoạch phân chia lãnh thổ nước Czechoslovakia thành hai quốc gia độc lập trong hòa bình. Ngày 1/1/1993, Czechoslovakia chính thức chia thành hai quốc gia tách rời với tên gọi Czech-Republic, và Slovakia. Tại Cộng hòa Czech: Ngày 26/1, Havel được bầu làm Tổng thống. Trận lụt tháng 7/1997, gây thiệt hại tài sản lên tới 1,7 tỷ. Ngày 12/3/1999, Czech Republic trở thành thành viên của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trận lụt tháng 8/2002, tàn phá nhiều di tích văn hóa có giá trị lớn ở Prague. Ngày 28/2/2003, Vaclav Klaus được chọn thay thế Havel từ chức. Sau khi được cử tri đồng ý, ngày 1/5/2004, Czech Republic chính thức gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU).
Trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên hiệp Châu Âu ngày 11-12/6, đảng Dân chủ Xã hội chỉ chiếm đựơc số ghế ít ỏi khiến Thủ tướng Vladimir Spidla phải từ chức, và thay thế bởi Stanislav Gross 34 tuổi, là người cầm đầu chính phủ trẻ nhất Châu Âu. Tai tiếng liên quan đến vụ ông ta mua một căn hộ sang trọng tại Prague hồi năm 1999, buộc Gross phải từ chức ngày 25/4/2005. Cuộc bầu cử ngày 2-3/6/2006, ngoài dự liệu dẩn tới một cuộc khủng hoảng chính trị, sau đó một chính quyền Trung-hửu được thành lập ngày 4/9/2006. Ngày 8/7/2008, Cộng hoà Czech và Hoa Kỳ ký Hiệp ước cho phép Hoa Kỳ thiết đặt một trạm Rada phía Tây nam Prague, một phận trong hệ thống tên lửa phòng thủ tại Đông Âu.
B. Cộng hòa Czech ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Cộng hòa Czech có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1993. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp trao quyền Lập pháp cho Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 200 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 81 nghị sỉ, chia đều cho 3 khu vực, mỗi khu ực 27 nghị sỉ, với nhiệm kỳ 6 năm, cứ 2 năm bầu lại 1/3 nghị sỉ. Chức năng của Thượng viện là xem xét các đề nghị luật. Một Tòa án Hiến pháp gồm 15 Thẩm phán do Tổng thống đề nghị, và Thượng viện phê chuẩn với nhiệm kỳ 10 năm. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do Quốc hội Lưởng viện bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng theo đề nghị của Chủ tịch Hạ viện, thường là lảnh tụ đảng chiếm dă số ghế tại Hạ viện.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.220.911, dưới 15 tuổi 13,8%, trên 65 tuổi 15,1%. Mật độ cư dân: 132 người/km2. Thành phố: 73,5%. Sắc tộc: Czech 90%, Moravian 4%, Slovak 3%. Ngôn ngữ: Czech (chính), German, Polish, Romani. Tôn giáo: Không tin có Thượng đế (Atheist)  59%, Thiên chúa giáo La Mã 27%, Tin lành 2%. Đất đai: Tổng diện tích: 78.866 km2. Diện tích đất: 77.276 km2. Địa điểm: phía đông miền trung Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Ba Lan phía bắc, Slovakia  phía  đông và đông nam,  Đức phía bắc và tây, Áo phía nam. Địa thế: Bohemia phía tây là bình nguyên bao quanh bởi núi, Moravia là đồi thấp. Thủ đô: Prague 1.162.000 cư dân. 
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Vaclav Klaus, sinh 19/6/1941, nhậm chức 7/3/2003 (tái bầu năm 2008). Thủ tướng chính phủ: Mirek Topolanek, sinh 15/5/1956, nhậm chức 4/9/2006 (tái bầu năm 2007). Chính quyền địa phương: 13 vùng, và thủ đô Prague. Ngân sách quốc phòng: 2,7 tỷ. Quân đội chính quy: 23.092. Kinh tế: Công nghiệp luyện kim, máy móc, trang thiết bị, vủ khí, xe hơi, kính. Nông sản: khoai tây, lúa mì, trái cây, rau quả, của cải đường, hoa bia (hops). Tài nguyên: than đá, than chì (graphite), đất sét, đất sét trắng (Kaolin), gổ xẽ. Dự trữ nhiên liệu: 15 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 39%. Chăn nuôi: trâu bò: 1,4 triệu gà 14,5 triệu, dê 16.222, heo 2,7 triệu, cừu 150.000. Đánh cá: 25.077 tấn. Cung cấp điện: 79 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 4%, đóng góp 3%; lao động công nghiệp 38%, đóng góp 36%; lao động dịch vụ 58%, đóng góp 61%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Koruna (CZK) (tháng 9/2008: 17,6=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 248,9 tỷ. Bình quân đầu người: 24.200. Tăng trưởng: 6,5%. Nhập khẩu: 116,6 tỷ. Bạn hàng: Đức 32%, Netherlands 6,5%, Slovakia 6,1%, Poland 6,1%, Russia 5,7%. Xuất khẩu: 122,3 tỷ. Bạn hàng: Đức 31,9%, Slovakia 8,5%, Poland 5,7%, France 5,6%, Austria 5,1%. Du lịch: 5,5 tỷ. Ngân sách quốc gia: 76,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 21,8 tỷ. Dự trữ vàng: 430.000 ozt. Nợ nước ngoài: 36,3 tỷ. Gía cả tiêu thụ: tăng 2,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 9.594 km. Bằng xe hơi: 3,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 488.400. Bằng máy bay: bay 5,9 tỷ km, sân bay 45. Hải cảng: 3- Decin, Prague, Ustinad Labem. Truyền thông: Máy truyền hình 487/1000 cư dân, Radio 803/1000. Điện thoại: 2,9 triệu. Internet: 4,4 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: tuổi thọ: nam 73,3, nữ 80,1. Sinh xuất: 8,9/1000 người. Tử xuất: 10,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99%, trung học 82%, đại học 26%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN). và các tổ chức phụ thựộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).

0 comments

Post a Comment