Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Monday, July 29, 2013

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 1 – MODUL 1: KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

CÂU HỎI TỰ LUẬN
  1. Phân biệt các thuật ngữ: giao lưu dân sự, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật dân sự;
  2. Hãy xác định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005;
  3. So sánh phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005;
  4. Hãy cho biết vai trò của Bộ luật dân sự trong Hệ thống pháp luật Việt Nam và sự cần thiết của việc ban hành Bộ luật dân sự năm 2005;
  5. Phân biệt các thuật ngữ: luật dân sự, ngành luật dân sự và môn luật dân sự;
  6. Xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2005;
  7. Hãy nêu các ngành luật (ngoài luật dân sự) có đối tượng điều chỉnh là quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân;
  8. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hành chính;
  9. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hỉnh sự;
  10. Hãy nêu 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật khác;
  11. Những dấu hiệu nào quyết định một quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự;
  12. Nêu các đặc điểm của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
  13. Hãy nêu 5 ví dụ về quyền nhân thân của một tổ chức kinh tế;
  14. Hãy nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân gắn với tài sản;
  15. Hãy nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân không gắn với tài sản;
  16. Phân biệt quan hệ nhân thân không gắn với tài sản với quan hệ nhân thân gắn với tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự;
  17. Nêu các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
  18. Nêu các nguyên tắc cơ bản đặc trưng của luật dân sự;
  19. So sánh nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005;
  20. Phân biệt giữa các thuật ngữ: tự do thỏa thuận, tự nguyện, tự định đoạt;
  21. Bằng những dấu hiệu nào để khẳng định A và B bình đẳng khi tham gia một quan hệ dân sự;
  22. Hãy nêu các biện pháp bảo vệ khi quyền dân sự bị xâm phạm;
  23. Phân biệt giữa các biện pháp bảo vệ quyền dân sự với các chế tài trong luật hành chính, hình sự;
  24. Phân biệt phương pháp điều chỉnh của luật dân sự với phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính và luật hình sự;
  25. Nêu cá́c yếu tố quyết định đến hiệu quả của áp dụng luật dân sự;
  26. Nêu hậu quả pháp lý của việc áp dụng luật dân sự;
  27. Phân biệt giữa áp dụng luật dân sự, áp dụng tương tự luật dân sự và áp dụng phong tục, tập quán;
  28. Phân biệt thuật ngữ thiện chí với thuật ngữ trung thực trong nguyên tắc thiện chí, trung thực của luật dân sự;
  29. Phân loại nguồn của luật dân sự. Hãy nêu ít nhất 15 văn bản pháp luật thuộc nguồn của luật dân sự có giải thích rõ tại sao nó là nguồn;
  30. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự có nhiều văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh;
  31. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự đã được qui định trong Bộ luật dân sự nhưng chưa được qui định cụ thể;
  32. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự chưa được qui định trong Bộ luật dân sự;
  33. Nêu 10 ví dụ phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự;
  34. Xác định các điều kiện để một phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự.

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
  1. Tất cả các quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
  2. Các quan hệ có đối tượng là tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
  3. Quan hệ thu chi ngân sách nhà nước là quian hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
  4. Trong một pháp nhân là cơ quan nhà nước không có quan hệ tài sản nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
  5. Tài sản của Nhà nước không thể là đối tượng của các quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
  6. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động là loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
  7. Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ có thể là cá nhân.
  8. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh thuộc loại quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản;
  9. A được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao quyền sử dụng 5 000 m2 đất nông nghiệp để trồng lúa trong thời hạn 20 năm. Đây là một loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
  10. B được cơ quan chủ quản hóa giá căn hộ tập thể mà B đang ở và B có quyền sở hữu căn hộ đó. Đây là một loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
  11. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự bình đẳng với nhau về tổ chức và tài sản, trừ các quan hệ có một bên là cơ quan nhà nước.
  12. Trong tự nguyện có tự định đoạt.
  13. Trong tự định đoạt có tự do thỏa thuận.
  14. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự mà không phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác.
  15. Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự trên lãnh thổ Việt Nam.
  16. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có một bên chủ thể là công dân Việt Nam.
  17. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có hai bên chủ thể là công dân Việt Nam.
  18. Một quan hệ dân sự được qui định bởi nhiều văn bản qui phạm pháp luật thì ưu tiên áp dụng Bộ luật dân sự.
  19. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự
  20. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự là nguyên tắc đặc trưng của luật dân sự.
  21. Nguyên tắc thiện chí, trung thực là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.
  22. Quan hệ thừa kế là quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
  23. Các chủ thể hoàn toàn có quyền định đoạt việc tham gia, chấm dứt quan hệ dân sự.
  24. Các quan hệ dân sự phải được điều chỉnh bới Bộ luật dân sự.
  25. Hai điều kiện cần và đủ để các chủ thể bình đẳng trong quan hệ dân sự là độc lập về tổ chức và tài sản.
  26. Nhà nước khi tham gia quan hệ dân sự cũng bình đẳng với các chủ thể khác, trừ khi pháp luật qui định khác.
  27. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình đây là một hoạt động áp dụng Luật dân sự.
  28. A và B xác lập một hợp đồng mua bán, theo đó B có quyền sở hữu tài sản do A bán. Đây là một trường hợp áp dụng Luật dân sự.
  29. Các quan hệ liên quan đến bất động sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
  30. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.

0 comments

Post a Comment