Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Wednesday, October 23, 2013

Tổng quan tư pháp quốc tế



TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
I Khái niệm tư pháp quốc tế

Lịch sử ra đời của tư pháp quốc tế : Thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, đế quốc La mã tan rã và hình thành nên các quốc gia ở châu Âu cùng với sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động giao thương. Trong khi đó, phương Đông vẫn hạn chế việc đi lại, hướng nội, tự cung tự cấp

Các qui chế pháp lý mới dần dần hình thành, bao gồm 2 qui chế cơ bản

Qui chế pháp lý nhân thân chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước đang sinh sống
Qui chế pháp lý lãnh thổ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật sở tại
Vào thế kỷ 19, thuật ngữ tư pháp quốc tế chính thức ra đời ở Mỹ và được sử dụng phổ biến trên thế giới
Tư Quan hệ giữa cá nhân tổ chức, không có sự tham gia của yếu tố quyền lực nhà nước

( Công Quan hệ có sự tham gia của yếu tố quyền lực nhà nước )

Pháp Luật

Quốc tế Liên quốc gia, yếu tố nước ngoài

Tư pháp quốc tế là pháp luật về quan hệ giữa các cá nhân tổ chức có yếu tố nước ngoài

Một số quốc gia như Úc, Anh, Mỹ không có khái niệm về luật quốc tế mà áp dụng khái niệm Luật xung đột ( conflict of law ) xuất phát từ quan điểm là nhiệm vụ cơ bản nhất của tư pháp quốc tế là giải quyết xung đột pháp luật giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia

Nhưng trong thực tế, tư pháp quốc tế còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác bên cạnh nhiệm vụ giải quyết xung đột thuật ngữ tư pháp quốc tế vẫn phổ biến

Tư pháp quốc tế là 1 ngành luật quốc gia ( tuy có tính liên quốc gia ) và luôn luôn gắn liền với 1 quốc gia vẫn nằm trong phạm vi pháp luật của quốc gia

Chú ý

Không nên ghép chung công pháp với tư pháp do

Đối tượng điều chỉnh là khác nhau : công pháp áp dụng cho các quốc gia, tư pháp áp dụng cho cá nhân

Luật quốc tế không giải quyết các vụ việc cho cá nhân đơn lẻ

Ví dụ

A công dân Việt nam và B công dân Việt nam đang cư trú ở Mỹ. B quyết định đầu tư về Việt nam để kinh doanh bất động sản và nhờ A đứng tên cho các tài sản tại Việt nam. Nhưng sau đó, A đã chiếm đoạt toàn bộ tài sản và B đã khởi kiện. Tòa nào sẽ thụ lý ? Luật no sẽ p dụng ? Nếu B là người nước ngoài ?

II Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế

1 - Đối tượng điều chỉnh

Là các quan hệ xã hội ( mà pháp luật nhắm đến để điều chỉnh ) tồn tại khách quan ( khác với quan hệ pháp luật tồn tại theo ý chí của nhà nước ) có những đặc thù riêng : những quan hệ có tính chất dân sự ( tư ) và có yếu tố nước ngoài

Tính dân sự

Chủ thể đa phần là cá nhân, pháp nhân, không mang yếu tố công quyền

Quan hệ được xác lập trên nguyên tắc tự do tự nguyện và bình đẳng

Khách thể là lợi ích của cá nhân, nhu cầu hàng ngày, gắn liền với đời sống dân sự

Ý chí của các bên đóng vai trò quyết định

Chú ý Tính chất của quan hệ được xác định theo chủ thể, cách thức thiết lập quan hệ, mục đích của quan hệ, nội dung của quan hệ

Yếu tố nước ngoài

Điều 758 luật dân sự 2005 qui định chỉ cần thỏa mãn 1 trong 3 yếu tố sau đây thì được xem là quan hệ có yếu tố nước ngoài

Chủ thể có yếu tố nước ngoài : có thể bao gồm cả nhà nước,

Cá nhân 1 bên chủ thể là người nước ngoài hay người Việt nam định cư ở nước ngoài

Pháp nhân 1 bên chủ thể là pháp nhân nước ngoài

Chú ý Pháp luật Việt nam căn cứ vào nơi đăng ký thành lập là ở nước ngoài để xác định quốc tịch của pháp nhân. Tuy nhiên có quốc gia căn cứ vào nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp để xác định quốc tịch nước ngoài

Quốc gia 1 bên chủ thể không phải là quốc gia sở tại

Chú ý Phải phụ thuộc vào sự công nhận của chính quốc gia sở tại cũng như chế định công nhận của luật quốc tế

Khách thể có yếu tố nước ngoài

Tài sản hay hành vi liên quan nằm ở nước ngoài

Ví dụ Hợp đồng mua bán ký kết ở nước ngoài

Hợp đồng gia công ký ở Việt nam nhưng hoạt động gia công thực hiện ở nước ngoài

Hai công dân Việt nam cùng góp tiền mua nhà ở Mỹ và tranh chấp về quyền sở hữu

Sự kiện pháp lý phát sinh hay thay đổi có yếu tố nước ngoài

Là sự kiện làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài

Ví dụ Công dân Việt nam du lịch ở nước ngoài gặp nạn và quyết định lập di chúc ở nước ngoài sự kiện chết làm phát sinh quan hệ thừa kế & việc lập di chúc quyết định bản chất của quan hệ thừa kế : theo di chúc vì xảy ra ở nước ngoài nên có yếu tố nước ngoài

Chú ý Nếu không xác định được theo nơi xảy ra sự kiện thì sẽ xác định theo hệ thống pháp luật tác động lên sự việc

Ví dụ Người du lịch nếu chết trên tàu biển trong vùng biển quốc tế thì sẽ áp dụng hệ thống pháp luật của quốc gia mà tàu mang quốc tịch

Quan hệ lao động, hôn nhân gia đình, thương mại, thừa kế … đều có thể là quan hệ dân sự phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế khá rộng và có tính liên hệ với nhiều ngành luật khác trong pháp luật quốc gia

Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế không chỉ bao gồm các quan hệ pháp luật nội dung mà còn điều chỉnh 1 số quan hệ tố tụng, có tính chất đặc thù riêng của tư pháp quốc tế. Ví dụ : công nhận thi hành bản án, tương trợ tư pháp … thuật ngữ Luật xung đột không bao hàm được những nội dung này như thuật ngữ tư pháp quốc tế

Ý nghĩa

Gíup phân biệt được quan hệ là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế với quan hệ là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật công hay các ngành luật khác trong nước

Áp dụng đúng pháp luật để giải quyết chính xác

Xác định được thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước

2 - Phương pháp điều chỉnh

Là cách thức ngành luật tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Mỗi một ngành luật có phương pháp điều chỉnh đặc thù khác nhau. Ví dụ : ngành luật dân sự : thỏa thuận, ngành luật hành chính : mệnh lệnh, ngành luật hình sự : quyền uy phục tùng,

Tư pháp quốc tế có 2 phương pháp điều chỉnh

Phương pháp thực chất ( trực tiếp giải quyết vấn đề )

Tư pháp quốc tế tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh thông qua các qui phạm pháp luật thực chất ( là qui phạm qui định 1 cách cụ thể cách thức hành xử của các chủ thể liên quan ) được áp dụng phổ biến và là phương pháp điều chỉnh cơ bản của tư pháp quốc tế

Chú ý Phần lớn các qui phạm pháp luật trong nước là qui phạm pháp luật thực chất

Ví dụ Hợp đồng dân sự chỉ được xem là hợp pháp khi được lập thành văn bản và được công chứng

Có thể được ghi nhận trong

· hệ thống pháp luật quốc gia ( qui phạm thực chất thông thường ) Gía trị ràng buộc chỉ trong phạm vi quốc gia

· các điều ước quốc tế ( qui phạm thực chất thống nhất ) Gía trị ràng buộc đối với tất cả các quốc gia liên quan

Ví dụ Việc kết hôn giữa chàng trai Việt nam 20 tuổi và cô gái Pháp 18 tuổi là hợp pháp

Ưu nhược điểm

Phương pháp này giúp giải quyết hiệu quả, đưa ra được câu trả lời trực tiếp, cụ thể nhưng

· Số lượng các điều ước quốc tế ký kết thì chưa nhiều và số lượng qui phạm thực chất trong mỗi điều ước lại không nhiều cơ sở áp dụng còn hạn chế

· Không có khả năng thay đổi ứng biến linh hoạt để thích ứng được với tốc độ phát triển của các quan hệ dân sự quốc tế. Ví dụ : khi mục tiêu hạn chế gia tăng dân số không còn nữa thì qui định về lứa tuổi kết hôn sẽ không còn phù hợp

· Việc xây dựng, ký kết khá phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức

Phương pháp xung đột ( gián tiếp giải quyết vấn đề )

Tư pháp quốc tế tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh thông qua các qui phạm pháp luật xung đột

Ví dụ Việc kết hôn tại Việt nam giữa chàng trai Nga 18 tuổi và cô gái Pháp 18 tuổi cũng hợp pháp, nhưng phải viện dẫn thông qua luật hôn nhân gia đình của Việt nam

Có thể được ghi nhận trong

· hệ thống pháp luật quốc gia ( qui phạm thực chất thông thường ) Gía trị ràng buộc chỉ trong phạm vi quốc gia.

Ví dụ Đa số các qui phạm trong chương 7 bộ luật dân sự là qui phạm xung đột thông thường

· các điều ước quốc tế ( qui phạm thực chất thống nhất ) Gía trị ràng buộc đối với tất cả các quốc gia liên quan

Ví dụ Qui phạm trong hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp với Nga là qui phạm xung đột thống nhất

Ưu nhược điểm

Phương pháp này có thể giúp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết được nhiều vấn đề, có tính thích ứng cao. Việc xây dựng qui phạm xung đột khá đơn giản, hiệu quả, linh hoạt. Không cần nhiều qui phạm xung đột để thích ứng với từng quan hệ cụ thể, thậm chí có thể sử dụng 1 qui phạm xung đột cho một hay nhiều nhóm quan hệ.

Nhưng các qui phạm xung đột chỉ giải quyết gián tiếp vấn đề cho các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Hai phương pháp được phối hợp sử dụng đồng thời nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong thực tế : nếu có qui phạm thực chất thì áp dụng để giải quyết trực tiếp, nếu không có thì áp dụng qui phạm xung đột

Chú ý Nếu vấn đề cần giải quyết không được qui định bởi qui phạm thực chất lẫn qui phạm xung đột điều chỉnh thì sẽ áp dụng biện pháp tương tự

III Chủ thể của tư pháp quốc tế

1 Khái niệm

Chú ý Nhà nước cũng có tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ : di sản không người thừa kế sẽ thuộc về nhà nước, công ty ký kết hợp đồng với nhà nước để thực hiện dự án công

Chủ thể của tư pháp quốc tế là các chủ thể tham gia vào quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh,

Chủ thể của tư pháp quốc tế thường thể hiện yếu tố nước ngoài ( 1 bên hay cả 2 bên )

Chủ thể phổ biến của tư pháp quốc tế là các thể nhân và pháp nhân, ngoài ra nhà nước cũng có thể tham gia quan hệ trong những trường hợp cụ thể cá biệt

2 Các nhóm chủ thể của tư pháp quốc tế

A Cá nhân – Người nước ngoài

Người nước ngoài là người không có quốc tịch của quốc gia sở tại ( nơi cơ quan có thẩm quyền đang giải quyết vấn đề ), bao gồm

Người có quốc tịch nước ngoài ( có thể đa quốc tịch nhưng phải không có quốc tịch Việt nam )

Người không có quốc tịch không có liên hệ mật thiết với 1 hệ thống pháp luật của 1 quốc gia nào phải xác định theo các nguyên tắc chung : nơi sinh, nơi sinh sống …

Qui chế pháp lý áp dụng cho người nước ngoài : dựa trên các chế độ đối xử cơ bản như

· Chế độ tối huệ quốc : Người nước ngoài từ các quốc gia nước ngoài khác nhau thì được đối xử tương tự nhau

· Chế độ đãi ngộ như công dân : Hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân của quốc gia sở tại

· Chế độ có đi có lại : Quốc gia A đối xử tốt với công dân của B tương tự quốc gia B đối xử tốt với công dân của A, theo nghĩa tích cực

· Chế độ đãi ngộ đặc biệt : Nhân viên ngoại giao hưởng các quyền và nghĩa vụ đặc biệt

· Chế độ báo phục quốc : Cũng chính là nguyên tắc có đi có lại nhưng theo nghĩa tiêu cực, dùng để trả đũa lẫn nhau

Chú ý Chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ như công dân thường được áp dụng và ghi nhận trong các điều ước quốc tế

Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được luật dân sự 2005 qui định. Ví dụ điều 761 luật dân sự qui định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài

B Pháp nhân nước ngoài

Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân không mang quốc tịch Việt nam

Quốc tịch của pháp nhân thường được xác định theo

Nơi đăng ký thành lập ở các nước áp dụng luật thành văn

Nơi đặt trụ sở chính ở các nước áp dụng luật bất thành văn ( Anh, Mỹ )

Nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh chính Trung đông

Chú ý

Cũng có trường hợp quốc gia xác định theo quốc tịch của chủ tịch công ty, người có cổ phần cao nhất.

Pháp nhân cũng có thể có nhiều quốc tịch ( nghĩa vụ tăng lên, phải đóng thuế nhiều lần thường lợi bất cập hại, và gây khó khăn trong việc quản lý, xử lý pháp nhân)

Pháp nhân luôn phải chịu tác động đồng thời của 2 hệ thống pháp luật :

Pháp luật của quốc gia sở tại Chi phối các hoạt động cụ thể của pháp nhân được tiến hành trên lãnh thổ quốc gia sở tại

Pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch Các vấn đề pháp lý của pháp nhân : sáp nhập, chia tách, giải thể phá sản … sẽ do pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch chi phối

Chú ý Pháp luật của quốc gia sở tại tuyệt đối không thể can thiệp vào các vấn đề pháp lý của pháp nhân. Trong khi đó pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch có thể chi phối các hoạt động cụ thể của pháp nhân

Qui chế pháp lý áp dụng cho pháp nhân sẽ dựa trên chế độ tối huệ quốc ( # qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn )

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được qui định tại điều 765 luật dân sự

C Quốc gia

Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế: là chủ thể có chủ quyền Pháp luật các nước đều thừa nhận các quyền miễn trừ của quốc gia :

Quyền miễn trừ tư pháp

· quốc gia không thể bị xét xử bởi bất kỳ tòa án của bất kỳ quốc gia nào ( nếu không có sự đồng ý của chính quốc gia đó ),

· quốc gia không bị áp dụng các biện pháp pháp lý trong quá trình tố tụng. Ví dụ phong tỏa tài khoản

· quốc gia được miễn trừ áp dụng các biện pháp thi hành án

Quyền bất khả xâm phạm về tài sản

· Không có chủ thể nào được xử lý tài sản quốc gia (nếu không có sự đồng ý của chính quốc gia đó )

· Không có hệ thống pháp luật nào được xử lý ??? ( quốc gia tự xử lý, theo qui định của pháp luật quốc gia )

Nhằm bảo vệ chủ quyền của quốc gia. Nhưng trong thực tế, quốc gia thường phải từ bỏ 1 hay toàn bộ những quyền trên để có thể thực hiện ký kết, giao dịch

IV Nguồn của tư pháp quốc tế

1 Khái niệm

Về lý luận chung, nguồn là nơi xuất phát, là nơi chứa đựng Nguồn luật là nơi chứa đựng các qui phạm pháp luật, có thể tồn tại dưới 3 hình thức

Văn bản qui phạm pháp luật

Tập quán pháp

Tiền lệ pháp được ghi nhận trong các bản án hay phán quyết trước đây

Đặc điểm

· Nguồn của tư pháp quốc tế là các hình thức chứa đựng các qui phạm và nguyên tắc được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

· Nguồn của tư pháp quốc tế có thể tồn tại trong các văn bản qui phạm pháp luật, tập quán pháp hay tiền lệ pháp

· Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ vượt ra khỏi biên giới quốc gia, liên quan đến pháp luật quốc tế

nguồn của tư pháp quốc tế bao gồm

Điều ước quốc tế : Văn bản qui phạm pháp luật

Pháp luật quốc gia : có thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào

Tập quán quốc tế : Tiền lệ pháp

Các loại nguồn khác

2 Các loại nguồn của tư pháp quốc tế

A Điều ước quốc tế

Là sự thỏa thuận giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các chủ thể

Ví dụ Hiệp định tương trợ tư pháp,

Công ước Viên chứa đựng các qui phạm điều chỉnh các quan hệ thương mại

Chú ý Các điều ước quốc tế khi đáp ứng điều kiện có hiệu lực ( qui định trong pháp luật quốc tế và quốc gia, hay trong chính điều ước ) thì sẽ trở thành nguồn của công pháp quốc tế

Để trở thành nguồn của tư pháp quốc tế, các điều ước quốc tế phải đồng thời đáp ứng được 2 điều kiện

Điều kiện về nội dung

Các điều ước quốc tế phải nhằm mục đích điều chỉnh hay có nội dung qui định về các nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Ví dụ

Hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định thương mại, đầu tư, điều ước quốc tế đa phương, hiệp định áp dụng cho hợp đồng là nguồn của tư pháp quốc tế

Hiệp định biên giới trên bộ giữa Việt nam và Trung quốc không là nguồn của tư pháp quốc tế do chỉ điều chỉnh quan hệ về biên giới giữa 2 quốc gia ( quan hệ công pháp quốc tế )

Điều kiện có hiệu lực của các điều ước quốc tế

Về chủ thể ký kết : phải là chủ thể của luật quốc tế và phải đúng thẩm quyền được pháp luật ( của quốc gia hay các tổ chức quốc tế ) qui định

Về hình thức : phải được lập thành văn bản

Chú ý Điều ước quân tử chỉ là là lời hứa giữa các vua, không được lập thành văn bản nhưng được tự nguyện tôn trọng từng được áp dụng trong lịch sử nhưng hiện nay không còn giá trị

Về nội dung : phải đảm bảo phù hợp với pháp luật quốc tế và các nguyên tắc chung của pháp luật ( tinh thần pháp luật : công bằng hợp lý )

Phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng

Điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của tư pháp quốc tế sẽ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ quốc tế trong các trường hợp

· Áp dụng cho các quốc gia thành viên của điều ước

· Các bên chủ thể không là các quốc gia thành viên của điều ước trong quan hệ cũng có thể thỏa thuận chọn điều ước quốc tế để áp dụng ( khi không trái với pháp luật của các quốc gia liên quan ) thường áp dụng để giải quyết các quan hệ hợp đồng

Chú ý Trong công pháp quốc tế, các quốc gia không phải là thành viên của điều ước vẫn có quyền sử dụng điều ước quốc tế : như là những qui phạm tập quán áp dụng theo thỏa thuận lựa chọn

Điều ước quốc tế là loại nguồn có giá trị pháp lý cao nhất và luôn được ưu tiên áp dụng để xử lý Nếu có sự khác biệt với pháp luật quốc gia thì quốc gia sẽ phải áp dụng các qui định của điều ước quốc tế

Chú ý

Ngoại lệ là Hoa kỳ không áp dụng ưu tiên điều ước quốc tế trong tư pháp quốc tế

Trong công pháp quốc tế, điều ước quốc tế chỉ là loại nguồn cơ bản, không có giá trị cao hơn pháp luật quốc gia

B Pháp luật quốc gia

Pháp luật quốc gia được coi là nguồn của tư pháp quốc tế là toàn bộ hệ thống của pháp luật quốc gia, bao gồm tất cả các hình thức nguồn có thể chứa đựng bên trong hệ thống : văn bản, tập quán, án lệ

Pháp luật quốc gia là loại nguồn phổ biến và được áp dụng rất rộng rãi trong tư pháp quốc tế ( do số lượng điều ước quốc tế được ký kết còn giới hạn, khác với pháp luật quốc gia có phạm vi bao quát rất rộng các lĩnh vực khác nhau)

Pháp luật quốc gia sẽ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế trong các trường hợp

Có sự dẫn chiếu của qui phạm pháp luật xung đột

Dựa vào sự thỏa thuận giữa các bên

Ví dụ Tuy có những trường hợp điều chỉnh đương nhiên như sự áp dụng của pháp luật quốc gia lên cá nhân có quốc tịch, nhưng khi xử lý thực tế vẫn cần có sự cụ thể hóa bằng các qui định trong các qui phạm xung đột để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng Các quốc gia không được đương nhiên áp dụng pháp luật của mình để giải quyết

Pháp luật quốc gia là nguồn của tư pháp quốc tế là loại nguồn có giá trị pháp lý cao và được ưu tiên áp dụng sau điều ước quốc tế ( chỉ khi quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế )

C Tập quán quốc tế

Về nguyên tắc, tập quán là những cách thức xử sự có

Tính lịch sử truyền thống hình thành trong 1 thời gian dài

Tính ổn định không thay đổi, thường xuyên, lập đi lập lại

Được thừa nhận rộng rãi trong 1 khu vực địa lý hay trong 1 cộng đồng nào đó

Tính hợp pháp phù hợp với các qui định của pháp luật, hay các nguyên tắc chung của pháp luật ( do tập quán thường được áp dụng ở những lĩnh vực mà pháp luật chưa có qui định cụ thể )

Tập quán quốc tế là nguồn của tư pháp quốc tế là những qui tắc xử sự được hình thành lâu đời trong thực tiễn pháp lý quốc tế, được thừa nhận rộng rãi trong 1 cộng đồng hay khu vực địa lý nhất định, được áp dụng ổn định thường xuyên, lập đi lập lại, có nội dung phù hợp với pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế

Chú ý Tập quán trong công pháp quốc tế là cách thức hành xử của các chủ thể luật quốc tế ( quốc gia ) khác với tập quán của tư pháp quốc tế là cách thức hành xử của các chủ thể cá thể trong các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Ví dụ Hành xử trên biển Đông của các quốc gia là tập quán của công pháp quốc tế

Hành xử của các chủ tàu trong khu vực cảng hay vùng biển là tập quán của tư pháp quốc tế

Tập quán quốc tế là loại nguồn được áp dụng chủ yếu trong các quan hệ thuộc lĩnh vực thương mại, hàng hải.

Ví dụ Quan hệ pháp luật về sở hữu không áp dụng tập quán mà chỉ áp dụng pháp luật quốc gia mà thôi tránh được sự tùy tiện trong giải quyết

Trong khi đó, tập quán phát huy vai trò rất tốt trong lĩnh vực thương mại, hàng hải Do bản chất của các quan hệ pháp luật dân sự khác ( dân sự, hôn nhân, lao động ) có tính chất ổn định và thường nằm trong phạm vi điều chỉnh của các qui định của pháp luật quốc gia do không quá phức tạp. Nhưng các điều kiện trong quan hệ hợp đồng thương mại thường phụ thuộc chủ yếu vào sự thỏa thuận giữa các bên, rất phức tạp, không đưa vào khuôn khổ được Áp dụng tập quán quốc tế sẽ hiệu quả hơn rất nhiều

Ví dụ Incoterm giúp hạn chế tranh chấp giữa các bên

Các qui phạm tập quán quốc tế được ghi nhận thường được xem là qui định bổ sung

· khi pháp luật thực định ( pháp luật thành văn cụ thể ) không có các qui định cụ thể phải phù hợp với pháp luật, không trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc gia

· Hay khi các chủ thể trong quan hệ thỏa thuận lựa chọn tập quán để áp dụng thỏa thuận lựa chọn phải phù hợp với pháp luật, không trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc gia

Tập quán quốc tế có giá trị pháp lý thấp hơn điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia Thứ tự áp dụng sẽ là qui phạm điều ước – Pháp luật quốc gia – Tập quán quốc tế

Chú ý Một số quốc gia phương Tây có thể chấp nhận các học thuyết chính trị pháp lý có thể là nguồn trong giai đoạn đầu tiên nhưng sau đó thì chúng sẽ trở thành án lệ : là loại nguồn quan trọng giúp cho pháp luật ngày càng phát triển hoàn thiện

Tuy vậy hiện nay Việt nam vẫn chưa thừa nhận hình thức này

V Mối quan hệ giữa tư pháp quốc tế và các ngành luật khác

1 Tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế

Tư pháp quốc tế chính là luật tư quốc tế : Bản chất là luật tư được áp dụng trên phạm vi quốc tế

Không có mối quan hệ hữu cơ đương nhiên với công pháp quốc tế ( luật công quốc tế ) mà là 2 mảng riêng biệt

Chú ý Không thể hiểu là luật quốc tế tư : luật quốc tế áp dụng trong lĩnh vực tư do chủ thể luật quốc tế là các quốc gia, không tồn tại mối quan hệ tư giữa các quốc gia

Các điểm tương đồng

Đều có tính chất vượt ra khỏi quốc gia ( nhưng ở mức độ khác nhau )

Tư pháp Vừa ra khỏi biên giới

Công pháp Bước vào biên giới quốc gia khác

Cùng sử dụng 1 số loại nguồn : điều ước quốc tế, tập quán

Chú ý Điều ước của tư pháp đương nhiên là điều ước của công pháp, nhưng điều ước của công pháp nhưng không Điều ước của tư pháp

Còn lại thì các phương pháp điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, chủ thể tham gia … đều khác nhau hoàn toàn không có điểm chung cơ bản, không có mối liên hệ hữu cơ

2 - Tư pháp quốc tế với các ngành luật tư trong nước

· Đối tượng điều chỉnh Trước khi là quan hệ quốc tế thì quan hệ được điều chỉnh đã phải là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật trong nước

· Phương pháp điều chỉnh các phương pháp điều chỉnh đặc thù của các ngành luật tư trong nước cũng được tư pháp quốc tế sử dụng phù hợp với các ngành luật tương ứng của các nhóm quan hệ cụ thể

· Qui phạm pháp luật Qui phạm đặc thù của tư pháp quốc tế vẫn nằm trong các qui phạm của các ngành luật trong nước

· Chủ thể chủ thể của tư pháp quốc tế cũng trước hết là các chủ thể của các ngành luật trong nước, chỉ có thêm yếu tố nước ngoài

Tư pháp quốc tế có mối quan hệ hữu cơ rất chặt chẽ không thể tách rời với các ngành luật tư trong nước, được xây trên nền tảng chung là pháp luật quốc gia các qui phạm pháp luật của tư pháp quốc tế không cần phải tách ra khỏi pháp luật quốc gia (chỉ còn lại các quan hệ tố tụng là độc lập)

Chú ý Công pháp nằm trên pháp luật quốc gia còn tư pháp quốc tế nằm trong pháp luật quốc gia không có điểm chung

Kiểm tra

Phân tích nội dung và ý nghĩa của các quyền miễn trừ tư pháp dành cho quốc gia khi quốc gia tham gia vào các quan hệ của tư pháp quốc tế. Cho biết quan điểm riêng của anh chị về việc ghi nhận các quyền miễn trừ này
Hãy chứng minh tư pháp quốc tế là 1 ngành luật độc lập và thuộc hệ thống pháp luật quốc gia
Chú ý: Để chứng minh là ngành luật riêng, cần phải xác định 4 yếu tố
Đối tượng điều chỉnh riêng
Phương pháp điều chỉnh riêng
Nhiệm vụ riêng
Hệ thống nguồn riêng
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:
BÀI VIẾT MỚI HƠN :
Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế - 19.03
Quyền sở hữu công nghiệo và quyền đối với giống cây trồng - 19.03
Chương 5. Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế - 19.03
BÀI VIẾT TRƯỚC ĐÓ :
Chương 4. Hôn nhân gia đình - 19.03
Chương 3. Thừa kế trong tư pháp quốc tế - 19.03
Chương 2. Hợp đồng trong tư pháp quốc tế - 19.03
Chương 1. Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế - 19.03
Ủy thác tư pháp quốc tế, công nhận thi hành bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. - 19.03

Khái niệm và nguồn của tư pháp quốc tế
1 Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Đối tượng điều chỉnh của TPQT là các quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài.

è Các quan hệ pháp luật được xem là quan hệ pháp luật dân sự:

•Quan hệ dân sự như đã được quy định trong BLDS Việt Nam;

•Quan hệ lao động;

•Quan hệ thương mại;

•Quan hệ hôn nhân gia đình;

•Quan hệ tố tụng dân sự.

è Tư pháp quốc tế là một ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ Dân sự, quan hệ Hôn nhân và Gia đình, quan hệ Lao động, quan hệ Thương mại và Tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Nói một cách ngắn gọn, ngành luật Tư pháp quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

•TPQT không điều chỉnh tất cả các quan hệ pháp luật, TPQT chỉ điều chỉnh các quan hệ pháp luật mang tính chất dân sự.

•TPQT không điều chỉnh tất cả các quan hệ pháp luật mang tính chất dân sự, TPQT chỉnh điều chỉnh những quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài.

•Điều 758 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005: Một quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có sự hiện diện của một trong ba dấu hiệu sau đây thì được xem là quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài:

•Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

•Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.

•Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Ví dụ:

•VD: Một công dân Việt Nam kết hôn với một công dân nước ngoài. Đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài.

•VD: Một Việt Kiều (người Việt Nam định cư ở nước ngoài) về nước kết hôn với một công dân Việt Nam tại Việt Nam. Đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài (theo k4d100 LHNGD)

•VD: Hai nam nữ công dân Việt Nam sang du học ở nước ngoài. Trong thời gian ở nước ngoài, họ tiến hành kết hôn với nhau trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Đây là quan hệ có yếu tố ngước ngoài?

•VD: Hai doanh nghiệp Việt Nam (một của Cần Thơ và một của Tp.HCM), cùng tham dự một hội chợ triển lãm tại Lào. Trong thời gian ở Lào, hai bên tiến hành giao kết một hợp đồng mua bán một số hàng hóa. Sau khi hội chợ kết thúc, họ về nước và tiến hành thực hiện hợp đồng đã giao kết. Đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài?

•VD: Một nam công dân Việt Nam sang hợp tác lao động tại Malaysia. Trong một lần về thăm gia đình tại Việt Nam, giả thiết, công dân này gặp tai nạn và qua đời tại Việt Nam. Người thân của công dân này yêu cầu được thừa kế đối với những tài sản mà anh ta còn để lại tại Malaysia. Đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài

* Chú ý:

- TPQT hoàn toàn thuần túy là nội luật, nằm trg PLQG, mang tính chất là LQG.

- Hệ thông PLVN được chia thành luật công và luật tư. Việc phân chia này dựa vào 2 căn cứ:

+ Căn cứ vào sự tham gia của nhà nước vào quan hệ.

+ Căn cứ vào mục đích xây dựng hệ thống PL. Mục đích xây dựng luật công là bảo vệ lợi ích công. Mục đích xây dựng luật tư là bảo vệ lợi ích chủ thể tư.

- Ý nghĩa của sự phân loại luật công và luật tư nhằm: t/h có mâu thuẫn giữa luật công và luật tư thì AD luật công.

- Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng là quan hệ mà ở đó các bên bình đằng với nhau trong việc thiết lập, kết thúc quan hệ, tự định đoạt khi có tranh chấp phát sịnh và trong quá trình giải quyết tranh chấp.

- Q.hệ dân sự theo nghĩa rộng thông thường là quan hệ của các chủ thể tư. Tuy nhiên q.hệ của các chủ thể tư ko luôn là q.hệ dân sự. VD:

+ A là người Mĩ đến VN và đã xâm hại tình dục cháu bé 4 tuổi. Đây là quan hệ giữa các chủ thể tư nhưng lại mang bản chất hình sự.

+ Đại sứ quán nước A thuê nhà của B (CDVN) cho nhân viên của mình ởà q.hệ giữa các chủ thể công nhưng có tính chất tư.

- Quan hệ giữa NLĐVN với DN có vốn đầu tư nước ngoài ko phải là quan hệ dân sự có yếu tố nc ngoài. Vì đó là quan hệ giữa PNVN và NLĐ VN

- Trong quan hệ đại diện:

+ Người được đại diện là người nước ngoài, người đại diện là ng VNà là q.hệ dân sự có yếu tố nc ngoài. VD: B người VN đại diện cho A là người Mĩ.

+ Người được đại diện là người VN, người đại diện là người nc ngoài à Ko là quan hệ dân sự có yếu tố nc ngoài. VD: B là người Mĩ đại diện cho A là người VN.

- Chủ DN là người nc ngoài nhưng DN được thành lập và hoạt động theo pháp luật VN. Khi đó chủ DN tham gia quan hệ PL với tư cách là người đại diện theo pháp luật của PNVN chứ ko phải với tư cách cá nhân nước ngoài.

- HĐ được xác lập, chấm dứt ở VN nhưng thực hiện ở NN cũng có thể coi là có yếu tố NN ( trg t/h tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài). à DNVN đưa NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài phải đc coi là quan hệ dân sự có yếu tố NN.

- Ng VN ra nước ngoài có thời hạn, sau khi kết thúc thời hạn thì bỏ đi đâu ko rõ và ko có tin tức thì ko đc coi là t/h có yếu tố NN.

2. Phương pháp điều chỉnh của TPQT.

PP Điều chỉnh của TPQT là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động lên các các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi giai cấp thống trị trong xã hội.

TPQT có hai phương pháp điều chỉnh:

•Phương pháp thực chất: (Phương pháp điều chỉnh trực tiếp): là pp nhà nước xây dựng quy phạm luật nội dung (luật thực chất) để điều chỉnh các quan hệ của TPQT.

- Chú ý, luật nội dung là đưa ra các giải pháp cho 1 vđề nội dung. Luật hình thức quy định cách thức, trình tự, thủ tục, đưa ra giải pháp nội dung.

- QP thực chất là QP định sẵn các quyền và nghĩa vụ, biện pháp, chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ TPQT xảy ra,

- QP thực chất gồm hai loại:

+ QP thực chất được xây dựng bằng cách các quốc gia tham ký kết, tham gia các ĐƯQT hoặc chấp nhận và sử dụng tập quán QT là QP thực chất thống nhất.

+ Còn quy phạm thực chất được ghi nhận trg PLQG gọi là QP thực chất trong nước.

- Ví dụ:

+ Khoản 2 điều 762 BLDS: . Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

+ Khoản 2 Điều 769 BLDS Việt Nam: “Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

- Ưu điểm:

+ trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, phân định rõ ràng quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ: nếu có sẵn các QP thực chất để áp dụng thì các đương sự cũng như các cơ quan có thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề mà họ đang quan tâm mà ko cần phải thông qua một khâu trung gian nào à các bên nhanh chóng xác định được các quyền, nghĩa vụ của mình, cũng như các biện pháp, chế tài phải được áp dụng.

+ làm tăng khả năng điều chỉnh sự hữu hiệu của luật pháp: Nó loại trừ việc phải chọn luật và áp dụng lụât nước ngoài, tránh đc tình trạng dẫn chiếu ngược; giải quyết nhanh chóng, mau lẹ các xung đột pháp luật

+ thúc đẩy sự hợp tác mọi mặt giữa các quốc gia, đảm bảo một trật tự kinh tế mới trên quy mô toàn cầu.

+ Tiết kiệm thời gian, tránh việc phải tìm hiểu PL nước ngoài.

- Nhược điểm:

+ Số lượng ít, ko đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ TPQT: Các QP thực chất chưa thể bao quát được hết mọi lĩnh vực, và trong một lĩnh vực thì cũng không thể bao quát được mọi trường hợp, khiến cho việc áp dụng phương pháp này bị hạn chế

+ Sự hạn chế về hiệu lực: thực tế ko 1 ĐƯQT nào có được sự t.gia đầy đủ của tất cả các quốc gia trên TG, trong khi quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế lại chỉ có hiệu lực với các quốc gia là thành viên điều ước. Điều đó dẫn đến tình trạng việc áp dụng các quy phạm này không được đồng đều, làm cho các quy phạm không phát huy hết được vai trò của nó trong giải quyết vụ việc.

•Phương pháp xung đột: (Phương pháp điều chỉnh gián tiếp): Là sử dụng các quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ TPQT cụ thể.

- QPXĐ ko quy định rõ các quyền, nghĩa vụ và các biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia TPQT mà nó chỉ có vai trò xác định hệ thống PL nước nào sẽ được áp dụng

- QP xung đột gồm hai loại:

+ QP xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tham ký kết, tham gia các ĐƯQT hoặc chấp nhận và sử dụng tập quán QT là QP xung đột thống nhất.

+ Còn quy phạm xung đột được ghi nhận trg PLQG gọi là QP xung đột trong nước

- Ví dụ:

VD: Điều 769 BLDS. Hợp đồng dân sự: “1.Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác...”

VD: Điều 770 BLDS. Hình thức của hợp đồng dân sự: “1. Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng...”

VD: Điều 34 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – CuBa: “1. Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản thừa kế là công dân khi chết. 2.Quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản. 3.Việc xác định di sản thừa kế là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có di sản đó.”

- Ưu điểm:

+ là một công cụ điều chỉnh một cách khá bao quát và tòan diện các vấn đề trong quan hệ pháp luật dân sự quốc tế nhằm thiết lập và đảm bảo trật tự của vấn đề pháp lý này.

+ Việc xây dựng các quy phạm xung đột thì dễ dàng và ít tốn kém hơn so với việc xây dựng các quy phạm thực chất.

- Nhược điểm:

+ Việc áp dụng rất phức tạp. Vì khi 1 sự kiện pháp lý xảy ra và có nhiều QPPL của các quốc gia khác nhau cùng điều chỉnh quan hệ đó, thì việc lựa chọn ra một hệ thống pháp luật hay một quy phạm pháp luật của một quốc gia để áp dụng vào là tương đối khó khăn. Do phải xem xét đến nhiều hệ thống PL (PLQG, ĐƯQT…), có nhiều t/h tòa án không được chọn luật thực chất để áp dụng

+ Phương pháp xung đột còn rất trừu tượng đòi hỏi người có thẩm quyền tài phán phải có chuyên môn rất sâu trong lĩnh vực xảy ra tranh chấp . Tuy nhiên trên thực tế các thẩm phán vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi này

+ PP xung đột tính chất không nhất quán. Tính chất này sẽ không đảm bảo được một quyết định nhất quán đối với một vụ việc nếu tòa án ở các nước khác nhau giải quyết. Dẫn đến việc sẽ có nhiều khả năng có thể xảy ra trong việc giải quyết các tranh chấp, mà các bên khi tham gia quan hệ đó không lường trước hết được.

3. Các nguyên tắc cơ bản của TPQT Việt Nam

TPQT Việt Nam có các nguyên tắc cơ bản sau:

•Tôn trọng sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu khác nhau.

•Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của các quốc gia trong các quan hệ TPQT.

•Không phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam.

•Nguyên tắc có đi có lại.

4. Nguồn của TPQT

•Nguồn của TPQT về mặt pháp lý là những hình thức biểu hiện hay chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm của ngành luật TPQT.

* Pháp luật quốc gia - Nguồn chủ yếu của ngành luật TPQT.

nguồn của tư pháp quốc tế không chỉ là các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế mà còn bao gồm pháp luật của mỗi quốc gia.

- Các quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh là các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngòai. Những quan hệ này rất đa dạng và phức tạp. Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế không thể điều chỉnh kịp thời và bao quát các quan hệ xã hội nảy sinh ngày càng nhanh trong xã hội của các quốc gia và sẽ không đảm bảo an ninh cho các quốc gia.

- Mỗi đất nước có một truyền thống, tập quán, văn hóa khác nhau nên không thể chỉ sử dụng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mang tình chất dân sự có yếu tố nước ngoài. nên để chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ TPQT mỗi quốc gia đã tự ban hành trong hệ thống PL của mình các quy phạm xung đột, thực chất trong nước.

- Xung đột pháp luật và để giải quyết xung đột pháp luật có nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột quốc gia.

* Điều ước quốc tế - Nguồn cơ bản của ngành luật TPQT.

•Điều ước quốc tế là một văn kiện tập hợp những quy phạm pháp luật quốc tế do hai (song phương) hay nhiều (đa phương) chủ thể của quan hệ pháp luật TPQT thỏa thuận hoặc ký kết nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quốc tế.

•Tên gọi của các điều ước quốc tế có thể khác nhau (VD: Công ước, Hiệp ước, Nghị định thư…) nhưng giá trị pháp lý là như nhau.

•Có thể có các điều ước quốc tế song phương, đa phương, khu vực…

•Có những điều ước quốc tế chỉ mang tính nguyên tắc, cũng có những điều ước quốc tế quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể…

* Tập quán quốc tế.

•Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng khá liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận của đông đảo các quốc gia.

•Ví dụ: tập hợp các tập quán thương mại khác nhau trg đó có quy định các điều kiện mau bán, bảo hiểm, cước vận tải, trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng. INCOTERMS 2000.

* Án lệ.

Là các bản án hoặc quyết định của tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý có tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhât định và mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng trong tương lai. VN ko thừa nhận loại nguồn này.

* Trình tự thủ tục áp dụng các loại nguồn: Điều 759 BLTTDS.

1. Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

3. Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế với Công pháp quốc tế và các ngành luật trong nước

a. Mối quan hệ giữa TPQT với CPQT

* Giống:

•Đối tượng điều chỉnh:

Các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế.

•Nguồn:

Đều có nguồn là các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

•Những nguyên tắc cơ bản:

Đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói chung.

+ Khác:

TPQT CPQT
•Đối tượng điều chỉnh: Mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính chất dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nc ngoài Mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính chính trị pháp lý.
•Chủ thể: Chủ thể chủ yếu là cá nhân và pháp nhân. Chủ thể chủ yếu là các quốc gia.
•Phương pháp điều chỉnh: Có cả phương pháp điều chỉnh trực tiếp và phương pháp điều chỉnh gián tiếp. Không sử dụng phương pháp điều chỉnh gián tiếp.
•Các biện pháp chế tài: Sử dụng các biện pháp chế tài của lĩnh vực pháp luật dân sự. Các biện pháp chế tài như bao vây, cấm vận, trả đũa…
•Nguồn: Nguồn luật chủ yếu là luật của các quốc gia. Nguồn luật chủ yếu là nguồn quốc tế.
b. Mối quan hệ giữa TPQT với luật quốc gia

* Giống:

•Chủ thể:

Đều có chủ thể chủ yếu là cá nhân và pháp nhân.

•Nguồn:

Sử dụng chung nguồn là luật pháp do các quốc gia ban hành.

•Phương pháp điều chỉnh và biện pháp chế tài.

* Khác nhau:

TPQT Luật quốc gia
•Đối tượng điều chỉnh: Đối tượng điều chỉnh là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lãnh thổ quốc gia.
•Nguồn: Có nguồn là các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Về nguyên tắc chỉ sử dụng nguồn trong nước.
c. Mối quan hệ giữa TPQT và LDS.

* Giống:

- Đều thuộc ngành luật tư.

- Đều thuộc hệ thống pháp luật quốc gia.

- Nguồn: Sử dụng pháp luật quốc gia.

- Chủ thể: chủ yếu là cá nhân, pháp nhân

* Khác:

TPQT LDS
•Đối tượng điều chỉnh: Mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính chất dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nc ngoài Quan hệ giữa các chủ thể mang tính chất dân sự theo nghĩa hẹp, phát sinh trong lãnh thổ quốc gia.
•Chủ thể: Chủ thể chủ yếu là cá nhân và pháp nhân trong nước, nước ngoài Cá nhân và pháp nhân trong nước
•Phương pháp điều chỉnh: Có cả phương pháp điều chỉnh trực tiếp và phương pháp điều chỉnh gián tiếp. Thỏa thuận
PP trực tiếp

•Nguồn: Nguồn luật chủ yếu là luật của các quốc gia. Ngoài ra còn có ĐƯQT, tập quán QT…

0 comments

Post a Comment