CHƯƠNG 1
ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI: GIẤC MƠ TRĂM NĂM CỦA TRUNG QUỐC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong thời kỳ mới cải cách mở cửa, Đặng Tiểu Bình đã đưa nhân dân
Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đầu thế giới, tức là hoà nhập vào thế giới để
lãnh đạo thế giới, khi “giấu mình chờ thời” vẫn làm nên những kỳ tích. Đặng Tiểu
Bình đề ra việc xây dựng trật tự mới chính trị quốc tế và trật tự mới kinh tế
quốc tế, chính là thể hiện toàn bộ việc ông theo đuổi chiến lược mang tính thế
giới, có triển vọng lớn.
“Tiểu Bình, chí lớn”: Thiết kế tổng thể đầu tiên
đưa Trung Quốc tiến tới vị trí đứng đầu thế giới.
Tuy trong những phát biểu và sách báo công khai không đề cập tới những từ ngữ như “Trung Quốc đứng đầu”, “đuổi kịp, vượt qua Mỹ”, nhưng nguyện vọng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến tới vị trí đứng đầu thế giới của Đặng Tiểu Bình lại mạnh mẽ vô cùng. Trong thời kỳ cải cách mở cửa, ông đã đưa Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đấu với động lực lớn nhất. tốc độ nhanh nhất, khiến khoảng cách tới vị trí đứng đầu trên giới của Trung Quốc ngày càng gần.
Tuy trong những phát biểu và sách báo công khai không đề cập tới những từ ngữ như “Trung Quốc đứng đầu”, “đuổi kịp, vượt qua Mỹ”, nhưng nguyện vọng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến tới vị trí đứng đầu thế giới của Đặng Tiểu Bình lại mạnh mẽ vô cùng. Trong thời kỳ cải cách mở cửa, ông đã đưa Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đấu với động lực lớn nhất. tốc độ nhanh nhất, khiến khoảng cách tới vị trí đứng đầu trên giới của Trung Quốc ngày càng gần.
Với tư cách là tổng công trình sư của cuộc cải cách mở cửa của
Trung Quốc. thiết kế tổng thể của Đặng Tiểu Bình chính là xoay quanh việc xây dựng
một cường quốc hiện đại hoá chủ nghĩa xã hội, tiến hành thiết kế để Trung Quốc
trở thành nước đứng đầu thế giới. Thiết kế tổng thể của Đặng Tiểu Bình là một hệ
thống với nội dung phong phú, trong đó bao gồm: một mục tiêu phấn đấu - xây dựng
một cường quốc hiện đại hóa cho nghĩa xã hội, biến Trung Quốc trở thành quốc
gia đứng đầu thế giới; một đường lối cơ bản - lấy xây dựng kinh tế làm trung
tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, duy trì cải cách mở của; ba giai đoạn phấn
đấu - ba bước, từ cơm no áo ấm, xã hội khá giả, tới 50 năm đầu thế kỷ 21 thực
hiện giấc mơ cường quốc giàu mạnh; một chiến lược lớn phát triển hoa bình - giấu
mình chờ thời, làm nên kỳ tích.
“Cần phải thực hiện cải cách mở cửa của Trung Quốc tốt hơn
Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản”
Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản là một tấm gương cải cách chấn hưng
đất nước. Ngày 24/5/1977, Đặng Tiểu Bình từng nói: "Minh Trị Duy Tân là
công cuộc hiện đại hóa do giai cấp tư sản thực hiện chúng ta là giai cấp vô sản
có khả năng thực hiện tốt hơn họ. Ngày 15/4/1985, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh:
"Nay chúng ta thực hiện việc mà Trung Quốc vài nghìn năm qua chưa từng
làm. Cuộc cải cách này không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc, mà còn tác động tới
thế giới ". Mục tiêu của Đặng Tiểu mình là thực hiện sự nghiệp vĩ đại “ảnh
hưởng cả thế giới". Đặng Tiểu Bình cho rằng: "Cuộc cải cách của chúng
ta không chỉ ảnh hưởng ngay tại Trung Quốc, mà còn là một cuộc thử nghiệm trên
phạm vi quốc tế, chúng ta tin tưởng
sẽ thành công. Nếu thành công, thì có thể đem lại một loạt kinh nghiêm cho sự
nghiệp chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới và các nước kém phát triển. Đương
nhiên, không phải đem kinh nghiệm này gán cho nước khác.
Ngày 7/4/1990, tại cuộc tọa đàm "Chấn hưng dân tộc Trung
Hoa" lần thứ nhất Đặng Tiểu Bình đã có phát biểu quan trọng: “Sau hội nghị
trung ương 3 khoá 11, chúng ta tập trung lực lượng thực hiện bốn hiện đại hóa tập
trung chấn hưng dân tộc Trung Hoa. Trong một thời gian không dài, Cộng hòa nhân
dân Trung ta sẽ trở thành nhất nước lớn kinh tế, hiện nay Trung Quốc đã trớ
thành một nước lớn chính trị. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có chiếc ghế tại
Liên Hợp Quốc. Người Trung Quốc cần phấn khởi lên. Đại lục nay đã có nền tảng
tương đối. Chúng ta vẫn còn vài chục triệu đồng bào yêu nước ở nước ngoài, họ
hy vọng Trung Quốc cường thịnh phát triển, đây là điều có một không hai. Chúng
ta cần tận dụng cơ hội đưa Trung Quốc phát triển. Thế kỷ tới, Trung Quốc rất có
triển vọng".
Tôn Trung Sơn khi thành lập “Hưng Trung Hội”, đã đề xuất phải
"chấn hưng Trung Hoa ", chính là muốn “sánh cùng Âu Mỹ ", muốn
giành lại vị trí đứng đầu thế giới. Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh việc chấn hưng dân
tộc Trung Hoa cũng là muốn thực hiện việc giành địa vị đứng đầu thế giới của
Trung Quốc. Ý nghĩa của việc chấn hưng Trung Hoa chính là giành vị trí đứng đầu
thế giới, và việc thực hiện phục hưng vĩ đại chính là Trung Quốc cần phải một lần
nữa trở thanh nước đứng đầu thế giới.
Chiến lược “ba bước”: Tiếp
cận vị trí đứng đầu thế giới
Việc Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đầu thế giới sẽ phải có quá
trình như thế nào? Trong thập niên 80 của thế kỷ 20, Đặng Tiểu Bình từng đề xuất
thực hiện “chiến lược ba bước" với thời gian 70 năm, đến khi kỷ niệm 100
năm dựng nước, thực hiện mục tiêu chiến lược của Trung Quốc. Bước thứ nhất cần
10 năm để đạt được mức sống ăn no mặc ấm, bước thứ hai cần 10 năm để đạt được mức
khấm khá, bước thứ ba cần 50 năm trong thế kỷ 21 để thực hiện mục tiêu vĩ đại
chấn hưng dân tộc. Đặng Tiểu Bình là một người theo chủ nghĩa hiện thực và cũng
là một người theo chủ nghĩa lý tưởng, lời dặn dò cuối cùng của ông cũng khích lệ
nhân dân: “Từ nay đến giữa thế kỷ sau, sẽ là thời kỳ rất gấp gáp, chúng ta cần
chăm chỉ làm việc. Trên vai chúng ta mang gánh nặng, trách nhiệm lớn! ". Đặng
Tiểu Bình ám chỉ thế kỷ 21 chính là thời kỳ này, vậy tại sao lại là thời kỳ cực
kỳ gấp rút? Bởi đây chính là thời kỳ Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đầu thế
giới.
0 comments
Post a Comment