Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Tuesday, October 29, 2013

Chương 2-4. Thế giới không có bá quyền: Sứ mệnh và kết cục của cuộc đọ sức thế kỷ giữa Trung Quốc và Mỹ

CHƯƠNG 2
ĐỐI ĐẦU THẾ KỶ - CUỘC CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỊA VỊ “QUỐC GIA ĐỨNG ĐẦU” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ MỸ
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giấc mơ Trung Hoa vừa là một giấc mơ quốc gia, vừa là một giấc mơ thế giới của Trung Quốc. Mục tiêu lớn quốc gia của Trung Quốc là liên kết mục tiêu lớn của  Trung Quốc với mục tiêu lớn của thế giới lại với nhau. Một nước lớn thế giới, trước tiên cần phải tính đến việc xây dựng một thế giới như thế nào, sau đó mới tính đến xây dựng một quốc gia ra sao. Cho nên, mục tiêu lớn của  Trung Quốc không thể chỉ giới hạn ở Trung Quốc, mà cần hướng ra ngoài thế giới.
Thế giới nhân loại thế kỷ 21 muốn trở thành một thế giới hoà bình, hài hòa, hợp tác, điều quan trọng là cần phải trở thành một “thế giới không có bá quyền”. Bá quyền là mối đe doạ lớn nhất của nền hòa bình thế giới, là mối nguy hại lớn nhất của sự hài hòa thế giới, là trở ngại lớn nhất của sự hợp tác thế giới. Mục tiêu lớn thế giới của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là xây dựng “thế giới không có bá quyền”. Tóm lại, chấm dứt “bá quyền thế giới” là sứ mệnh lịch sử của cuộc đọ sức thế kỷ Trung - Mỹ; xây dựng “thế giới không có bá quyền” là kết cục tất yếu của trận chung kết lâu dài Trung – Mỹ.

Sự trỗi dậy của nước lớn “và” việc chuyển đổi mô hình của thế giới
Thế giới đang không ngừng chuyển đổi mô hình. Sự trỗi dậy của nước lớn vừa là động lực, vừa là tiêu chí của việc chuyển đổi mô hình thế giới.  Trong sự mâu thuẫn không ngừng của các nước lớn trỗi dậy, thế giới cận đại lần lượt trải qua 3 lần chuyển đổi mô hình.
Nước lớn Phương Tây trỗi dây, thế giới lần đầu tiên chuyển đổi mô hình: từ thế giới phong kiến chuyển sang thế giới tư bản.
Sự chuyển đổi mô hình lần đầu tiên của thế giới cận đại là từ thế giới phong kiến chuyển sang thế giới tư bản. Động lực của việc chuyển đổi mô hình đó là sự trỗi dậy của một loạt nhà nước phương Tây, bao gồm các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh và Mỹ. Về bản chất, sự trỗi dậy của một loạt nước này là sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản và đã dấy lên một thế giới tư bản chủ nghĩa. Nước lớn phương Tây dùng sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản để tuyên bố chủ  nghĩa phong kiến suy tàn và diệt vong, về cơ bản đã kết thúc thời đại trung cổ của phương Tây và thời đại chủ nghĩa tư bản thế giới hoàn toàn mới, khiến nhân loại từ thế giới phong kiến chuyển sang thế giới tư bản.
Đặc điểm nổi bật của những nước lớn trỗi dậy thúc đẩy sự chuyển đổi mô hình lần đầu tiên của thế giới cận đại là “trỗi dậy về quyền lợi biển” “trỗi dậy bành trướng”, “trỗi dậy thực dân” và “trỗi dậy chiến tranh”. Sự trỗi dậy ban đầu tàn khốc, dã man này đã phạm phải “tội lỗi cơ bản” mang tính bành trướng bằng vũ lực và chinh phục thực dân, nhưng trong quá trình máu và lửa này, thế giới nhân loại rốt cuộc đã thực hiện được việc chuyển đổi mô hình mang tính lịch sử tương đối tiến bộ.
Sự trỗi dậy của nước lớn Liên Xô, thế giới chuyển đổi mô hình lần thứ hai: từ thế giới tư bản sang “một trái đất hai chế độ”
Việc chuyển đổi mô hình lần thứ hai của thế giới là do  Liên Xô trỗi dậy và sự xuất hiện của hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa, khiến thế giới tư bản chủ nghĩa từ bản “thống nhất thiên hạ” chuyển sang “hai thế giới”, một địa cầu hai thế giới, một thế giới hai chế độ, tức là “một trái đất hai chế độ” “Liên Xô với tư cách là nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, sự trỗi dậy của nó là sự trỗi dậy của nước lớn đối lập và đối kháng với thế giới tư bản chủ nghĩa. Sự trỗi dậy của Liên Xô đã mở ra thời đại mới trong lịch sử thế giới - thời đại “một trái đất hai chế độ”, và đã kết thúc thời đại của lịch sử thế giới - thời đại tư bản chủ nghĩa thống nhất thiên hạ. Sự trỗi dậy của Liên Xô đã thực hiện được việc chuyển đổi mô hình thế giới từ một thế giới do chủ nghĩa tư bản chủ đạo sang hai thế giới mà chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đối đầu nhau. Điều này vừa đem lại những căng thẳng mới, vừa đem lại nền văn minh mới cho thế giới. Chủ nghĩa tư bản sơ khai truyền  thống sở dĩ có thể sau đó biến thành chủ nghĩa tư bản tương đối văn minh và nhân đạo là vì có hai loại nước lớn tính chất khác nhau đang cạnh tranh, cũng là do nước lớn xã hội chủ nghĩa “ép buộc” các nước lớn tư bản chủ nghĩa văn minh. Việc chuyển đổi mô hình lần thứ hai của thế giới là sự tiến bộ mang tính lịch sử lần thứ hai của thế giới. Nhưng sự cạnh tranh giữa Liên Xô và nước lớn Phương Tây đã không thoát khỏi vòng tuần hoàn của cuộc cạnh tranh bá quyền. Liên Xô vì chống bá quyền mà hưng thịnh, sau đó lại vì tranh bá mà suy vong.
Sự trỗi dậy của nước lớn Trung Quốc, thế giới chuyển đổi mô hình lần thứ ba: từ “thế giới có bá quyền” sang “thế giới không có bá quyền”. Sự trỗi dậy của Trung Quốc không giống với sự trỗi dậy của các nước phương Tây, cũng không giống với sự trỗi dậy của Liên Xô bởi sự trỗi dậy của nước này là một sự trỗi dậy kiểu mới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc có đặc trưng thời đại mới mẻ, điều này thể niện ở 3 điểm sau:
- Về mục tiêu trỗi dậy, mục tiêu trỗi dậy của Trung Quốc không phải là bá quyền thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc vừa không phải là nước thách thức bá quyền, vừa không phải là cường quyền đe dọa, càng không phải là gây sức ép với kẻ yếu, mà là chấn hưng bản thân, có lợi cho thế giới. “Trung Quốc phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền với mọi hình thức, vĩnh viễn không tranh bá, vĩnh viễn không bành trướng”. Tuyên bố này trong báo cáo Đại hội Đảng lần thứ 17 vừa là sự cam kết nghiêm túc của Trung Quốc đối với thế giới, vừa là sự hoạch định rõ ràng của Trung Quốc đối với mục tiêu trỗi dậy của bản thân.
- Về môi trường trỗi dậy, sự trỗi dậy của Trung Quốc là trỗi dậy trong môi trường nhiều nước đang phát triển trỗi dậy. Hiện nay, trong nhiều nước đang phát triển không chỉ có Trung Quốc có nền tảng và thực lực trỗi dậy, mà còn có một số nước cũng có khả năng trỗi dậy. Do Trung Quốc trỗi dậy này có “nền tàng tập thể” sâu sắc trên vũ đài quốc tế.
- Về con đường trỗi dậy, sự trỗi  dậy của Trung Quốc là phát triển hòa bình, trỗi dậy hoà bình. Sự trỗi dậy này vừa không phải là “sự trỗi dậy của thực dân” dùng thuyền to, pháo lớn thời kỳ đầu, cũng không phải là “trỗi dậy bằng vũ lực” đó là cả nước chinh chiến, đánh thành chiếm đất sau này, cũng không phải là “trỗi dậy thời chiến tranh lạnh” là “anh chết tôi sống”, “anh suy tôi thịnh”. Sự trỗi dậy của Trung Quốc là “trỗi dậy hoà bình” chưa từng có trong lịch sử, thực tiễn là một sự trỗi dậy “không xung đột với các nước khác”, là sự trỗi dậy phát triển hoà bình, hợp tác cùng thắng lợi, cùng phồn vinh. Do đó, Trung Quốc trỗi dậy có ưu thế đạo nghĩa rất mạnh.
“Thế giới không có bá quyền”và “thế giới không có hạt nhân”
Tổng thống Mỹ Obama sau khi lên cầm quyền không lâu đã đề ra cần phải xây dựng và tạo ra một “thế giới không có hạt nhân”. Việc xây dựng “thế giới không có hạt nhân” là một công trình có tính hệ thống, cần có những cố gắng toàn diện, nhưng mấu chốt của việc xây dựng “thế giới không có hạt nhân” là xây dựng “thế giới không có bá quyền”. 
Nguy cơ lớn nhất của nền hoà bình thế giới không phải là “vũ khí hạt nhân” mà là “vũ khí bá quyền”
Trước khi vũ khí hạt nhân ra đời, nguy cơ lớn nhất của nền hòa bình thế giới là bá quyền, chứ không phải là một loại vũ khí lớn nào đó trước khi vũ khí hạt nhân. Nguồn gốc của hai cuộc đại chiến thế giới là tranh giành bá quyền thế giới, chứ không phải là một hoặc vài loại vũ khí mới nào đó. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã xuất hiện cuộc chiến tranh lạnh kéo dài 50 năm, nguồn gốc của cuộc chiến tranh lạnh cũng là sự bá quyền thế giới, tức là vì sự bá quyền thế giới mà dẫn đến Chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô đều muốn giành được sự bá quyền thế giới. Hai nước này vì muốn bá quyền thế giới mà đã cạnh tranh nhau phát triển và có lượng lớn vũ khí hạt nhân, vũ khí hạt nhân trở thành công cụ của hai nước này trong việc tranh giành bá quyền thế giới. Mục tiêu chiến lược của việc tranh giành bá quyền thế giới đã quyết định nhu cầu chiến lược của hai nước Mỹ và Liên Xô đối với vũ khí hạt nhân.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Trung Quốc phát triển và có vũ khí hạt nhân là để chống lại bá quyền, bảo đảm sự sinh tồn, giữ vững an ninh, bảo đảm sự phát triển dưới sức ép bá quyền và đe doạ chiến tranh của hai nước Mỹ, Liên Xô. Nếu không có sự đe doạ của bá quyền Mỹ và Liên Xô, Trung Quốc không thể quan tâm và gấp gáp trong việc phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân.
Sau ki chiến tranh lạnh, thế giới trở thành thế giới đơn cực, Mỹ trở thành siêu cường, thế giới đã xuất hiện cục diện nghiêm trọng phổ biến vũ khí hạt nhân, một số nước ra sức nghiên cứu, chế tạo và phát triển vũ khí hạt nhân của nước mình. Rốt cuộc, nguyên nhân là toàn thế giới đều nhận thấy trong tình hình mất đi Liên Xô - đối thủ chiến lược lớn mạnh, Mỹ thiếu đi sức mạnh cân bằng, tâm lý bá quyền tăng lên, dựa vào ưu thế quân sự tuyệt đối lần lượt đã phát động cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Côxôvô, ÁpgnAxtan và cuộc chiến Irắc. Mỹ đã thực hiện ở mức độ lớn nhất lợi ích bá quyền của mình. Có hàng loạt nước “đã bị tấn công”, và cũng có một vài nước sắp sửa “bị tấn công”. Trong tình hình đứng trước sự đe doạ bá quyền của Mỹ, lại không có được “sự tái bảo đảm chiến lược” không bị xâm phạm và tấn công của Mỹ, một số nước lấy việc sở hữu vũ khí hạt nhân làm bùa hộ mệnh của an ninh quốc gia, tìm mọi cách có được vũ khí hạt nhân. Do đó, sự bá quyền của Mỹ là nguồn gốc chiến lươc dẫn đến phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới. Sau chiến tranh lạnh, những cuộc chiến trên thế giới liên tiếp xảy ra, nguồn gốc không phải là vũ khí hạt nhân, mà là sự bá quyền. Nhìn từ chiến lược cho thấy nhiệm vụ hàng đầu của việc bảo đảm thế giới hoà bình không phải là “xoá bỏ hạt nhân” mà là “ xoá bỏ bá quyền”. Chỉ có “xoá bỏ bá quyền” của Mỹ, thế giới mới có thể “xoá bỏ hạt nhân”.
Trong “thế giới bá quyền”, không thể xây dựng được “thế giới không có hạt nhân”
Trong “một thế giới có bá quyền”, những nước “không có hạt nhân” dễ phải chịu sự đe doạ nhất từ các nước bá quyền. Những nước này đứng trước sức ép vô cùng lớn của sự sinh tử tồn vong, trong bối cảnh không được “sự tái bảo đảm chiến lược” không xâm lược, không tấn công của các nước bá quyền, cũng như môi trường an ninh chiến lược của bản thân nhà nước không được bảo đảm cơ bản, để có “hạt nhân tự bảo vệ bản thân”, họ không thể từ bỏ việc cố gắng khai thác, phát triển và có vũ khí hạt nhân.
Xây dựng “thế giới không có bá quyền” là “sự bảo đảm chiến lược” của việc xây dựng “thế giới không có hạt nhân” Trong một thế giới có sự tồn tại của mối đe doạ bá quyền, đều có nhu cầu chiến lược đối với vũ khí  hạt nhân. Còn trong một thế giới không có bá quyền, vũ khí hạt nhân sẽ trở thành những vật dụng lỗi thời. Hiển nhiên, trong một nơi an toàn, bất kỳ vũ khí nào đều là thừa. Cho nên, không có sự xuất hiện của “thế giới không có bá quyền” thì không thể có sự xuất hiện của “thế giới không có hạt nhân”.
Bá quyền là nguồn gốc sinh ra việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Quá trình của xu thế “thế giới không có hạt nhân” tất yếu là một quá trình của xu thế “thế giới không bá quyền” đối với một số nước tiến hành thuận lợi việc “xoá bỏ hạt nhân” cần liên kết chặt chẽ với tiến trình “xoá bỏ bá quyền” cần phải lấy việc “xoá bỏ bá quyền” để thúc đẩy việc “xoá bỏ hạt nhân”
Bá quyền thế giới, không thể tạo ra “sự tái bảo đảm chiến lược”
Năm 2009, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Steinberg đã đưa ra khẩu hiệu mới: “Sự tái đảm bảo chiến lược”. Ông nói: “Chúng ta và những đồng minh của chúng ta cần phải tỏ rõ đã sẵn sàng chào đón Trung Quốc với tư cách là nước lớn phồn vinh và thành công, Trung Quốc cũng cần phải tái bảo đảm với các nước khác trên thế giới rằng sự phát triển và vai trò toàn cầu không ngừng lớn mạnh của mình không phải đánh đổi bằng an ninh và hạnh phúc của nước khác.
Sự phát triển và trỗi dậy của Trung Quốc không thể đánh đổi bằng an ninh và hạnh phúc của các nước khác, nhưng cũng không thể đổi lấy việc duy trì sự bá quyền thế giới của một nước nào đó. Bá quyền là sản vật và sự thể hiện của rất nhiều nguyên tắc trên thế giới, thế giới dân chủ hoà bình, hài hòa không phải là nơi kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, cũng không cần chúa tể của rừng xanh. Nước lớn văn minh của thế kỷ 21 có trách nhiệm đi đầu trong việc từ bỏ “tư duy bá quyền”, xoá bỏ “cạnh tranh bá quyền”, thủ tiêu “ luân chuyển bá quyền” tái bảo đảm chiến lược của trung quốc đối với thế giới là không tranh bá, không xưng bá, là đưa ra những đóng góp cho việc xây dựng thế giới không có bá quyền.
Tái bảo đảm chiến lược: Trung Quốc không làm” nước kế tục bá quyền thế giới”
Ngày 10/8/2009, Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama Yukio có bài với nhan đề “Triết học – chính trị của tôi” đăng trên “tạp chí chính luận” số tháng 9 cho rằng: “Nhật Bản nằm giữa việc Mỹ tiếp tục cố gắng giữ vững vị thế bá quyền và Trung Quốc theo đuổi trở thành nhà nước bá quyền, làm thế nào giữ vững sự độc lập về chính trị, kinh tế, duy trì lợi ích nhà nước của bản thân, đây là là vấn đề đau đầu không chỉ của Nhật Bản, mà còn của các nước vừa và nhỏ khác của Châu Á”. Kỳ thực, Thủ tướng Hatoyama Yukio chỉ nói đúng một nửa. Quả thực, Mỹ đã phải cố gắng để tiếp tục giữ vững vị thế bá quyền, nhưng mục tiêu trỗi dậy của Trung Quốc không phải trở thành nhà nước bá quyền, mà là trở thành nhà nước không bá quyền lớn mạnh.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là trỗi dậy của bá quyền, mà là kết thúc bá quyền thế giới. Mục tiêu cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ không phải là đổi mới và thay thế vị thế bá chủ, cũng không phải là chuyển từ bá quyền. Thế giới đang trong bước ngoặt của lịch sử, giàu có và quyền lực đang chuyển từ phương Tây sang phương Đông. Bước ngoặt này chính là việc chuyển đổi từ thế giới có bá quyến sang thế giới không bá quyền. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang kéo theo sự trỗi dậy của một thế giới mới, thúc đẩy việc hình thành một thế giới đa cực hóa không bá quyền.
Cuộc đọ sức giữa chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ thay đổi một cách sâu sắc vận mệnh của hai nước. Trong cuộc đọ sức chiến lược này Mỹ sẽ hoàn thành sự chuyển đổi mô hình từ nhà nước bá quyền sang nhà nước không có bá quyền, Mĩ sẽ trở thành nhà nước bá quyền “cuối cùng” trên toàn cầu, còn Trung Quốc cũng sẽ trở thành quốc gia đứng đầu thế giới không có bá quyền “đầu tiên” trong lịch sử nhân loại.
Về bá quyền thế giới, Mỹ không theo đuổi việc duy trì bá quyền, còn Trung Quốc không theo đuổi việc trở thành nước kế tục. Đây mới là sự “tái bảo đảm chiến lược” mà hai nước Trung Quốc và Mỹ cần phải cam kết với nhau.
“Cấp cứu nước Mỹ” : bá quyền không phải là con đường sống của Mỹ  
Đã đến lúc thật sự cần phải cứu lấy nước Mỹ, ngoại trưởng Mĩ Hillary đã đề ra cần phải “cùng hội cùng thuyền” vứi Trung Quốc, ở mức độ nào đó đã thể hiện tâm trạng này.
“Cấp cứu nước Mỹ” thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính, giành sự ủng hộ và giúp đỡ, đó là những việc cụ thể cần làm gấp. Muốn thực hiện điều này, cần giúp Mỹ khắc phục “căn bệnh bá quyền”, đây là một căn bệnh chính trị đe doạ thế giới cũng như huỷ hoại “vận mệnh đất nước” của Mỹ.
Những phiền phức Mỹ gặp phải đều có chung một căn nguyên, trên thực tế là “ rắc rối của bá quyền” ; các nguy cơ Mỹ gặp phải bắt nguồn từ “ nguy cơ của bá quyền”; suy yếu của Mỹ thực chất là “ suy tàn của bá quyền”. Do trong thế giới hiện nay, dựa vào bá quyền để xây dựng và phát triển đất nước đều là đi ngược lại trào lưu lịch sử, tất cả những nước kiên trì việc tiếp tục bá quyền thế giới đều tất phải đi theo hướng suy tàn, sụp đổ. Chỉ có thay đổi theo hướng “ nhà nước không có bá quyền”, tiến tới “ thế giới không có bá quyền”, mới có thể thoát khỏi sự bị động về chiến lược từ nay về sau.
Bá quyền thế giới là căn bệnh khó chữa của các cường quốc thế giới. Nước lớn có thể vì bá quyền mà mất nước. Lôgíc của lịch sử là mất nước do bá quyền, nước bị hiểu lầm do bá quyền và nước bị suy yếu cũng do bá quyền. Đối với Mỹ, bá quyền thế giới còn là con đường của sự suy tàn, sụp đổ. Bá quyền thế giới là một cạm bẫy chiến lược đe doạ thế giới và cũng đe doạ Mỹ, cần phải kéo Mỹ ra khỏi cạm bẫy chiến lược này. Nói một cách chuẩn xác hơn, Mỹ cần thực hiện việc tự cứu lấy bản thân, cần phải thoát khỏi cạm bẫy của bá quyền thế giới. Vấn đề cơ bản của chiến lược Mỹ không phải là cảnh giác và lo sợ người khác thách thức vị thế bá chủ của mình, mà là tự cứu mình nhanh chóng thoát khỏi cạm bẫy bá quyền.
Tiền đồ và lối thoát của Mĩ trong tương lai là ở chỗ thay đổi triệt để tư duy chiến lược dựa vào bá quyền để xây dựng và phát triển đất nước. Giải phóng Mỹ khỏi tư duy bá quyền, chiến lược bá quyền, thực hiện sự chuyển đổi cơ bản của nhà nước chính là chuyển từ nhà nước bá quyền sang nhà nước không có bá quyền, trở thành nhà nước thông thường trên thế giới. Đây sẽ là cuộc cách mạng sâu sắc nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Làm cho thế giới “không có bá quyền” : Sứ mệnh và đóng góp của canh bạc Trung – Mỹ
Thực chất của việc mâu thuẫn giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ là ở chỗ chiến lược mà Mỹ theo đuổi là duy trì đơn cực, tiếp tục vị thế bá chủ thế giới của mình. Trong trào lưu lớn của đa cực hoá thế giới, Trung Quốc là nước đi đầu, hơn thế nữa lại trỗi dậy nhanh chóng. Trọng tâm của mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc là trật tự quốc tế trong tương lai là đơn cực hay đa cực ? Là xây dựng một thế giới dân chủ đa cực hay xây dựng một thế giới bá chủ đơn cực ? là tiếp tục “ thế giới có bá quyền” hay kết thúc sự bá quyền của thế giới, tạo ra “ thế giới không có bá quyền” ? Cuộc đọ sức giữa các nước lớn trong lịch sử thế giới cận đại đều xoay quanh việc thay đổi bá quuyền thế giới. Kết quả của mỗi cuộc đọ sức đều là kết thúc bá quyền cũ, mở ra bá quyền mới, điều này trở thành định mệnh của sự trỗi dậy của nước lớn, là sự tuần hoàn của các cuộc đọ sức giữa các nước lớn.
Cuộc đọ sức giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ trong thế kỉ 21 là một cuộc đọ sức kiểu mới chưa từng thấy trong lịch sử. Cuộc đọ sức này mới ở chỗ: không phải tiến hành xoay quanh việc “thay đổi bá quyền thế giới”, mà triển khai quanh việc “kết thúc bá quyền thế giới”. Kết cục và sứ mệnh lịch sử của cuộc đọ sức chiến lược Trung – Mỹ là thực hiện sự kết thúc của lịch sử bá quyền thế giới.
Trung Quốc và Mỹ cần có sự “bảo đảm chiến lược”, có một “cam kết chiến lược” đối với thế giới đó chính là lấy “việc kết thúc bá quyền thế giới, tạo ra một thế giới không có bá quyền” làm sứ mệnh, và những điều cần phải làm chính là : Mỹ không theo đuổi bá chủ thế giới, Trung Quốc không tranh giành bá quyền thế giới, xây dựng “thế giới không có bá quyền” giống như việc Obama đề ra “xây dựng thế giới không có hạt nhân”.

0 comments

Post a Comment