Đứng đầu thế giới là giấc
mơ trăm năm của Trung Quốc, giấc mơ này tập trung biểu hiện
qua lý tưởng phấn đấu của ba nhân vật vĩ đại là Tôn Trung Sơn, Mao Trạch
Đông và Đặng Tiểu Bình. Tôn Trung Sơn là người tiên
phong của cuộc cách mạng dân chủ của Trung Quốc,
Mao Trạch Đông là người sáng tạo ra Trung Quốc
mới, Đặng Tiểu Bình là nhà thiết kế cải
cách mở cửa. Đặc trưng chiến lược chung của ba nhân vật vĩ đại này
là ở chỗ: Trong mục tiêu quốc gia lớn của
Trung Quốc, họ đều là những người theo
đuổi chủ nghĩa "đứng đầu thế
giới”
Hàm nghĩa của
việc Trung Quốc trỗi dậy "đứng đầu
ghế giới" là gì? Trước hết đó là tổng
lượng kinh tế của Trung Quốc phải đứng
đầu thế giới. Trên cơ sở
này thực hiện việc Trung Quốc đứng đầu
thế giới về sức mạnh tổng hợp quốc
gia. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thế
kỷ 21 đi theo hướng nào? Chính
là sự trỗi dậy theo mục tiêu
và phương hướng "đứng đầu thế giới"
Trong
thời đại Trung Quốc là "nước nghèo yếu
nhất thế giới" , Tôn Trung Sơn đã yêu cầu
"mọi người phải lập chí", xây dựng
Trung Quốc trở thành nước giàu mạnh nhất thế
giới" và kêu gọi 400 triệu người đều
phải có nguyện vọng và ý chí này. Ý chí và tinh thần của
người tiên phong vĩ đại này
đã khiến người Trung Quốc hiện nay cầm
thấy kinh ngạc và tự hào.
“Xây
dựng Trung Quốc trở thành” nước giàu mạnh nhất
thế giới”
Trung Quốc không chỉ ráng đuổi cho kịp
Anh, Mỹ mà còn phải vượt lên trên họ. Đây là
chí hướng vĩ đại của Tôn Trung Sơn.
Năm 1894, trong thư gửi lên Lý Hồng Chương
(quan đại thần triều Thanh), Tôn Trung Sơn đã
đề xuất cương lĩnh cải cách của
mình? "Nhân năng tận kỳ tài, địa năng tận
kỳ lợi, vật năng tận kỳ dụng, hóa
năng sướng kỳ lưu" (có thể phát huy hết
tài năng của mọi người, có thể khai thác hết
tác dụng của đất đai, có
thể lợi dụng hết công năng của vạn vật,
có thể
để cho hàng hóa được lưu thông). Thực hiện được bốn điều
này, Trung Quốc "có thể vượt lên Châu Âu ".
Sau này Tôn Trung Sơn còn nhiều lần nói
đến chủ nghĩa tam dân, muốn xây dựng đất
nước giàu mạnh đứng đầu thế giới.
Xây dựng Trung Quốc trở thành quốc gia
"bốn nhất" và
"sáu nhất" là mục tiêu phấn đấu của
cả cuộc đời Tôn Trung Sơn. Điều gọi
là quốc gia "bốn nhất" đó là : mạnh nhất
(thế giới, giàu nhất thế giới, nền chính trị
tốt nhất thế giới, dân chúng hạnh phúc nhất
thế giới. Điều gọi là quốc gia "sáu nhất",
đó là lớn nhất, ưu việt nhất, tiến bộ
nhất, trang nghiêm nhất, giàu có nhất:
bình yên sung sướng nhất:
"Người Trung Quốc phải làm nên những
kỳ tích vĩ đại nhất nhân loại" -
đây là ý nguyện cao cả của Tôn Trung Sơn. Tôn
Trung Sơn còn đưa ra chủ trương thế
giới hòa bình, thế giới đại đồng, mong
muốn người Trung Quốc sẽ thực hiện sứ
mệnh đảm bảo hạnh phúc lớn nhất cho
nhân loại, làm nên kỳ tích lớn nhất cho nhân loại,
không chỉ mang lại lợi ích cho một ân tộc một
quốc gia, mà còn mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại.
Sau cuộc khởi nghĩa Quảng Châu đầu
tiên năm 1895 bị thất bại chạy ta nước
ngoài, Tôn Trung Sơn đã đi chu du khắp thế giới
đến thăm các cường quốc, một mặt
khảo sát tình hình chính trị của các nước,
tìm hiểu nguyên nhân khiến có nước giàu nước
nghèo, mặt khác tiến hành phong trào cách mạng.
Đến trước. khi diễn ra khởi
nghĩa Vũ Xương, ông đã 7 lần đi chu du thế giới, cứ hai
năm lại đi vòng quanh thế giới thột lần.
Trong.cuộc đời kéo dài 58 năm 8 tháng của ông, có tới
10 năm 1 tháng ông sống ở Mỹ và Châu Âu, ông đã 8 lần
đi Mỹ và Châu Âu. Mục tiêu lớn của
môn Trung Sơn "Trung Quốc cần trở thành nước
giàu mạnh nhất thế giới" là được
xây dựng trên cơ sở những năm tháng đi du ngoạn
thế giới của ông.
Dân tộc Trung Hoa
là "dân tộc ưu tú nhất thê giới”
Tôn Trung Sơn cho rằng dân tộc Trung Hoa là dân tộc "4 nhất".
Trong chủ nghĩa tam dân, ông đã nêu rõ: "Dân tộc
Trung Hoa là dân tộc lâu đời nhất thế giới,
là dân tộc lớn nhất thế giới, là dân tộc
văn minh nhất thế giới, là dân tộc có khả
năng đại đồng hóa nhất thế giới...
Nghiên cứu về tộc chúng ta, từ
trước cho đến nay, chi ít đã có khoảng 5000
đến 6000 năm. So với các dân tộc
khác trên thế giới, dân tộc chúng ta vẫn đông nhất
và lớn nhất. Từ thế hệ này truyền sang thế hệ
khác, cho đến nay vẫn là dân tộc ưu tú nhất
thế giới. "
Tôn Trung Sơn cũng nói đến ưu thế
trí tuệ của sinh viên Trung Quốc du học ở Mỹ
trong khi so sánh thành tích học tập của sinh viên Trung Quốc
với sinh viên Mỹ . Ngày
21/12/1923 trong khi phát biểu tại buổi liên hoan của
sinh viên trường Lĩnh Nam, Quảng Châu, Tôn Trung Sơn
đã nói: "Trên toàn nước Mỹ, tài trí thông minh vốn
có của người Trung Quốc đều được
người Mỹ thừa nhận, cho dù là học ở
trường nào hay lớp nào ở Mỹ, điểm thi mỗi
học kỳ của sinh viên Trung Quốc đều cao
hơn sinh viên Mỹ ". Tôn Trung Sơn đã dùng lịch
sử để chứng minh Trung Quốc là đất
nước có thời gian giàu có dự và thời gian nghèo
nàn ngắn, ông cũng dùng tính cách dân tộc để chứng
minh tố chất của người Trung Quốc ưu thế
hơn tố chất của người nước ngoài.
Tôn Trung Sơn cho rằng người Trung Quốc
với tư cách là một dân tộc ưu tú nhất thế
giới, nhất định phải có ý chí lớn vượt
lên trên Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. ông nói: "Chúng ta có
đất đai rộng lớn, dân số đông, tài trí
thông minh bẩm sinh ưu thế hơn nhiều so với Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Đất nước chúng ta cải
tạo tốt, Trung Quốc cường thịnh, còn phải
vượt lên Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Hạnh phúc
mà người Trung Quốc được hưởng phải
cao hơn Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Mọi người
phấn đấu vì đất nước, xây dựng một
đất nước tốt đẹp nhất thế giới,
thế mới là có ý chí lớn. Hy vọng mọi
người từ nay phải có ý chí lớn ".
Vận dụng chủ
nghĩa mở cửa
Quá trình Trung Quốc trỗi dậy trở thành
nước "đứng đầu thế giới " là một quá trình mở cửa
hướng ra thế giới, học tập thế giới.
Nhất định phải đi theo con
đường "mở cửa chấn hưng đất
nước ", "mở cửa để đuổi
kịp và vượt các nước ". Ngày 23110/1912, trong
diễn thuyết tại buổi chiêu đãi ở Phủ
Đô Đốc An Huy, Tôn Trung Sơn đã nói: "Muốn
các ngành nghề phát triển thì phải đi theo
chủ nghĩa mở cửa". Chính sách của
Tôn Trung Sơn được nêu trong hiệp định ký
tại Bắc Kinh với Tổng thống Viên Đại
và Tổng trưởng các bộ chính là chính sách mở cửa.
Thế nào là chính sách mở cửa? Đó chính là để cho người nước
ngoài đến Trung Quốc mở mang các công ty nhà máy.
Mà chủ nghĩa mở cửa Trung Quốc đã thực
hiện từ thời cổ.
Thời kỳ thịnh vượng nhất của
đời Đường, nước ngoài đã của
hàng vạn học sinh sang Trung Quốc du học, như
Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản ... Khi
đó người nước ngoài đến Trung Quốc
người Trung Quốc không phản đối, đó
là vì trong thời
kỳ thịnh vượng nhất của nền
văn minh Trung Quốc, từ trên xuống dưới
đều hiểu rõ chủ nghĩa mở cửa chỉ
có lợi mà không hề có hại gì.
Tôn Trung Sơn còn chỉ rõ Nhật Bản đất
đai chỉ lớn bằng hai tỉnh
của Trung Quốc, dân số cũng chỉ
bằng hai tỉnh của Trung Quốc. 40 năm trước cũng
là đất nước bé nhất, nghèo nhất,yếu nhất. Từ sau Minh Trị Duy Tân,
trong vòng 40 năm
Đã trở thành cường quốc. Trên thế
giới chỉ có 6, 7 nước được gọi là
cường quốc, Nhật Bản là một nước
trong số 6,7 cường quốc
đó Chính sách mà Nhật Bản vận dụng chính là
chính sách mở cửa.
Đất đai của Trung Quốc lớn gấp 20 lần
Nhật Bản, dân số cũng lớn gấp hơn 20 lần
Nhật Bản, muốn dựa theo cách làm của Nhật Bản
thì cũng phải thực hiện chính sách mở cửa,
không đến 3 hay 5 năm sau sẽ mạnh gấp 10 lần
Nhật Bản. Tôn Trung Sơn nói: "Trung Quốc cần
phải xây dựng cơ nghiệp. Chúng ta
không có vốn thì mượn vốn nước ngoài.
Chúng ta không có nhân tài thì sử dụng nhân tài của nước
ngoài . Phương pháp của chúng ta không
tốt thì vận dụng phương pháp của
nước ngoài. Lẽ nào kết quả lại không văn minh
hơn nhiều lần so với các nước ở
phương Tây và phương Đông.
"Đứng
đâu thế giới "không
thể mô phỏng, mà phải có tinh thần sáng tạo "
Từ hàm nghĩa của "Trung Hoa Dân Quốc
", Tôn Trung Sơn đã nhấn mạnh đến ý nghĩa
sáng tạo. Ngày 15/7/1916, trong khi diễn thuyết lại cuộc
tọa đàm tại Thượng Hiền Đường,
Thượng Hải, Tôn Trung Sơn đã giải thích vì sao
không thể nói "nước Cộng hòa Trung
Hoa", mà phải nói "Trung Hoa dân Quốc". Về ý
nghĩa của chữ "Dân", Tôn Trung Sơn phải mất hơn 10
năm nghiên cứu mới có kết quả. Tôn
Trung Sơn cho rằng nước cộng hòa như kiểu
Mỹ, Châu Âuđược xây dựng trước Trung Quốc.
"Dân Quốc " của thế kỷ
20 còn mang thẻ tinh thần sáng tạo,không nên mô phỏng
theo mô hình của thế kỷ 18, 19. Chỉ
vài năm sau sẽ xuất hiện một Trung Hoa Dân Quốc
trang nghiêm huy hoàng ở lục địa phía Đông, vượt
lên Các nước
cộng hòa trên thế giới.
Tôn Trung Sơn còn từ thể chế chính trị
"ngũ quyền phân lập của Trung Hoa Dân Quốc
để phân biệt với "tam quyền
phân lập" của các nước phương Tây,
điều này chứng minh né đặc sắc và ưu thế
của thể chế chính trị Trung Quốc. Ngày 18/8/1916, trong
diễn thuyết của mình,
Tôn Trung Sơn nói "Các nước văn minh trên thế
giới hiện nay phần lớn đều thực hiện
tam quyền phàn lập, tuy có nhiều lợi ích. nhưng cũng có nhiều cái hại, vì thế
15 năm trước tôi mới đưa ra "ngũ quyền
phân lập". Thế nào là "ngũ quyền
phân lập". đó là ngoài luật
pháp, tư pháp và hành chính ra? còn thêm chế
độ chất vấn và thi cử. Hai chế
độ này không có gì là mới đối với nước
ta. từ thời cổ đã có, là
cách làm hay, có thể trở thành mô hình của các nước
trên thế giới trong thời kỳ cận đại".
Từ chủ nghĩa tam dân mang đặc sắc
Tôn Trung Sơn đến Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác
của Mao Trạch Đông và chủ nghĩa xã hội mang mầu
sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình đều
toát lên một đạo lý, đó là: sáng tạo chấn
hưng đất nào đặc sắc chấn hưng
đất nước. Từ góc độ sáng tạo và
đặc sắc. "đứng đầu
thế giới " cũng là "duy nhất thế giới
". Đế quốc Anh khi đó là độc
đáo, vì thế giới chỉ có một nước Anh.
Mỹ sau này cũng độc đáo, vì thế
giới chỉ có một nước Mỹ. Trung Quốc cũng
độc đáo vì thế giới chỉ có một nước
Trung Quốc. Những nước "đứng
đầu thế giới " xuất
hiện trong thời kỳ các đại đều là những
nước có nét đặc sắc riêng, đều là đất
nước có tính sáng tạo. Nó vừa không phải là tác phẩm
phục chế của mô hình "đứng đầu thế
giới" trước đó, cũng không thể bị
các quốc gia sau này mô phỏng. Tuy các nước đều
học tập những nước đi trước, kinh
nghiệm của các nước đi trước cũng
được vận dụng, nhưng các nước
"đứng đầu thế giới "
đều là những nước lớn sáng tạo,
là nước lớn mang nét đặc sắc riêng, vì thế
không thể phục chế mô phỏng.
Quân đội
không mạnh không thể xây dựng đất nước
Phát biểu tại buổi chiêu
đãi giới quân đội tại. Sơn Tây, ngày
20/9/1912, Tôn Trung Sơn đã nêu rõ do xây dựng đất
nước vào thế kỷ 20, các cường quốc cạnh
tranh nhau chưa thể thực hiện được thế
giới đại đồng, nên quân đội không mạnh,
không thể xây dựng đất nước.
Phát biểu trước các đại biểu giới
lao động tại Philíppin ngày 23/6/1924, Tôn Trung Sơn nói
cách đây 2000 năm, Trung Quốc hùng mạnh, không chỉ
nổi lên ở phương Đông mà uy phong còn chấn
động Châu Âu. Trung Quốc tuy mạnh,
nhưng lấy chủ nghĩa hòa bình để giáo huấn
thế giới, khuyên các nước hiếu chiến nên xây
dựng cuộc sống hòa bình. Nhưng khi Trung Quốc
khuyên bảo thì các nước khác lại đang chuẩn bị
xây dựng lực lượng lục quân hải quân hùng mạnh,
đưa tới kết quả như ngày nay. Các nước
thấy trung Quốc đất rộng của cải nhiều,
thị trường rộng lớn, quân sự yếu kém,
văn hóa không phát triển, nên tìm cách chia cắt mảnh
đất này, xây dựng phạm vi thế lực của
mình. Từ mối quan hệ quốc tế "các cường
quốc cạnh tranh nhau " và bài học lịch sử của
Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đã nêu bật mối quan hệ
giữa quân đội hùng mạnh với việc xây dựng
đất nước bang giao.
Để xây dựng Trung Quốc trở thành
"nước hùng mạnh nhất thế giới” Tôn
Trung Sơn đã xây dựng một cương lĩnh quân
sự với khí phách hào hùng. Nay xem lại vẫn
cảm thấy phấn chấn mãnh liệt. Trong
cương lĩnh, Tôn Trung Sơn nhấn mạnh đến
kế hoạch xây dựng lực lượng quân đội
với 30 triệu quân và kế hoạch xây dựng lực
lượng kỹ thuật công trình quốc phòng với 10
triệu quân . Ngày 26/10/ 1912, phát biểu tại buổi chiêu
đã các học viên trường
quân chính Nam Xương, Tôn Trung Sơn nêu rõ từ nay về
sau hy vọng sâu sắc các học viên phát huy khí thế hào
hùng, chăm chỉ nghiên cứu học tập, để
cho 400 triệu đồng bào đều có tinh thần
thượng võ. Trung Quốc khi đó có 400 triệu dân, kế
hoạch của Tôn Trung Sơn xây dựng lực lượng
quân đội và kỹ thuật với 40 triệu quân, chiếm
1/10 dân số, đây quả là khí phách quân sự hào hùng của
một nhà chính trị.
Học tập và
vượt Mỹ
Tôn Trung Sơn cho rằng học tập Mỹ ,
trước hết phải học tập tinh thần xây dựng
đất nước của Mỹ. Muốn đuổi
kịp và vượt Mỹ cần phải xây dựng chí
hướng lớn cho đất nước và dân tộc.
Tôn Trung
Sơn ca ngợi "Mỹ là nước văn minh
tiến tiến","Mỹ là nước cộng hòa
đầu tiên của thế giới", có nhiều
chỗ Trung Quốc đáng học tập. Đồng
thời với việc đề xướng học
tập Mỹ, ông còn tin tưởng sâu sắc rằng Trung
quốc còn có thể đuổi kịp và vượt
Mỹ. Ngay cả khi cuối tháng 12/1923, khi xảy ra sự
kiện 6 pháo hạm Mỹ đến uy hiếp ở
Bạch Nga Đàm, Quảng Châu, Tôn Trung Sơn vẫn
khuyến khích sinh viên Quảng Châu phải lấy kinh
nghiệm xây dựng đất nước của Mỹ
làm mô hình phấn đấu của cách mạng Trung
Quốc, xác lập ý chí đuổi kịp
và vượt Mỹ . Ngày 21/12/ 1923 , phát biểu tại buổi gặp
gỡ sinh viên trường Lĩnh Nam, Quảng Châu, Tôn Trung
Sơn nói: "Các cháu sinh viên hiện nay học kiến
thức của nước Mỹ, thi lịch sử
nước Mỹ, nước Mỹ trở nên hưng
thịnh là do tiến hành cách mạng. Khi Mỹ tách khỏi
Anh, dân số chỉ có 4 triệu người, cả
nước chỉ có 13 tỉnh thành phố, toàn là những
vùng đất hoang sơ: Về dân số chỉ bằng
1/100 Trung Quốc hiện nay. Trung
Quốc hiện có 400 triệu dân với 22 tỉnh thành
phố, tài nguyên phong phú. Nước Mỹ bé
nhỏ như vậy lại có thể làm nên nghiệp
lớn như hiện nay, nếu có thể đi theo con
đường cách mạng của Mỹ, Trung Quốc
người đông tài nguyên phong phú thì kết quả trong
tương lai đương nhiên sẽ tốt
đẹp hơn Mỹ .
Tôn Trung
Sơn cho rằng trung Quốc có nhiều điều
kiện có lợi có thể vượt Mỹ Trong
cuốn “Phương lược kiến quốc" ông
nói: "Đất đai của Trung Quốc rộng
lớn hơn Mỹ. Tài nguyên khoáng sản phong phú,
đứng vào hàng đầu thế giới. Dân số có tới .400 triệu
người, cũng đứng đầu thế
giới. Tài trí thông
minh của người Trung Quốc cũng nổi
tiếng từ thời xa xưa, việc kế thừa
nền văn hóa 5000 năm cũng là diều thế
giới chưa từng có. Hàng nghìn năm
trước cũng đã từng là quốc gia hùng mạnh
trên thế giới. Ngày 10/10/1919, trong cuốn "Các ngành
của Trung Quốc nên phát triển như thế nào ",
Tôn Trung Sơn kết: "Trung Quốc đất rộng,
của cải nhiều, nông sản và khoáng sản phong phú,
không những đuổi kịp mà còn có thể vượt
Mỹ. Sức lao động của Trung Quốc nhiều
gấp 4 lần sơ với Mỹ, nước ta chỉ
thiếu vốn và tài năng .
Nêu nước ta có 2 nhân tố này thì các ngành
của nước ta sẽ phát triển, không chỉ ngang
bằng Mỹ, mà còn có thể gấp 4 lần Mỹ ".
0 comments
Post a Comment