THỜI ĐẠI TRUNG QUỐC – THỜI
ĐẠI HẠNH PHÚC CỦA THẾ GIỚI
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sự xuất hiện của mỗi một quốc gia đứng đầu thế giới đều sẽ
mở ra một thời đại. Việc mở ra một thời đại Trung Quốc, là tiêu chí thành công
cho sự phục hưng và trỗi dậy của Trung Quốc, cũng là xu thế tất yếu của tiến bộ
lịch sử.
Thời đại Trung Quốc, về bản chất, là “thời đại hạnh phúc” của
cả thế giới. Trong khi phê phán “thuyết về hoạ Trung Quốc ” của phương tây, Tôn
Trung Sơn chỉ rõ, thời đại Trung Quốc trong tương lai không phải là thời đại “họa
Trung Quốc ” mà là thời đại “ân huệ Trung Quốc ”, “lợi ích Trung Quốc ” và “hạnh
phúc Trung Quốc ”. Thời đại Trung Quốc không phải là thời đại Trung Quốc đe doạ
thế giới mà là thời đại Trung Quốc mang lại hạnh phúc cho thế giới.
Tiêu chí đầu tiên của thời đại Trung Quốc chính là xác
lập địa vị lãnh tụ trên thế giới, phát huy vai trò chủ đạo đối với cộng đồng quốc
tế.
Tại “hội nghị các cơ quan tư vấn và học
giả toàn cầu ” tổ chức ở Bắc kinh ngày 3/7/2009, phóng viên của “tuần báo thời
đại ” đã có cuộc đối thoại với cựu chủ tịch uỷ ban Châu Âu là Romano Prodi về một
loạt vấn đề điểm nóng trên thế giới.
Phóng viên: “Liệu có phải cục diện thế
giới đang có những thay đổi mạnh mẽ, Trung Quốc ở vị trí nào trong quá trình
này ?
Prodi: “Thế vận hội đã cho thấy một
“Trung Quốc thân thiện” với thế giới, có những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng
đống quốc tế. Cách đây không lâu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tham gia hội
nghị cấp cao của G-20, ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc đã hơn hẳn bao giờ hết,
điều này cho thấy Trung Quốc đang từng bước tiến tới hàng ngũ các nhà lãnh đạo
thế giới.”
Câu nói “Trung Quốc đang từng bước
tién tới hàng ngũ các nhà lãnh đạo thế giới ” của Prodi đã từng là một sự thực
quá rõ ràng trong cộng đồng quốc tế. Lâu nay, Trung Quốc bị gạt ra ngoài hàng
ngũ các nhà lãnh đạo thế giới, và hiện đang tiến dần vào hàng ngũ này, Trung Quốc
nên và phải tiến vào hàng ngũ này và Trung Quốc cũng sẽ tiến được vào hàng ngũ
này.
Trung Quốc không có “tội ác trong quá khứ”
Cho đến nay, tất cả các nước lớn trỗi
dậy trong lịch sử cận đại đều mang một quá khứ không mấy tốt dẹp, đều có “tiền
án phạm tội”. Các nước đó điều đã đi xâm lược, thực dân, cướp đoạt, hai tay nhuốm
đầy máu. Nhưng sự vươn lên của Trung Quốc là sự vươn lên văn minh, vươn lên “sạch
”. Trung Quốc không hề “phát hiện ” ra thế giới “mới ”, không xâm chiếm thuộc địa,
không buôn bán nô lệ, không buôn bán ma tuý và không xâm lược nước khác. Trung
Quốc là nước lớn duy nhất trên thế giới không mang “tội ác trong quá khứ ”, “xuất
thân trong sáng “, “lịch sử minh bạch “, “đạo đức cao sang “. Đây là điều kiện
quan trọng để Trung Quốc đảm nhiệm vai trò lãnh đạo.
Lịch sử vươn lên của các nước lớn
phương Tây là lịch sử có phạm tội ác trong quá khứ. Tội ác của các nước lớn phương
Tây là thông qua tạo ra một Châu Phi lạc hậu để tạo ra một Châu Âu phát triển.
Việc buôn bán nô lệ của Đại Tây Dương và hậu quả của nó đã cho thấy rõ mức độ
nghiêm trọng của tội ác này. Ngay từ thời kì “phát hiện lớn về địa lí ”, Châu
Phi đã bắt đầu trở thành nguồn “tích luỹ nguyên thuỷ ” tư bản của Châu Âu và trở
thành “khu săn bắt người da đen mang tính thương mại ”. Năm 1492, Colombo phát hiện ra lục địa
mới Châu Mỹ, “đặt nền móng cho hoạt động buôn bán nô lệ da đen ”. Theo thống kê
vào đầu thế kỉ 17, bình quân mõi năm Châu Phi bán ra nước ngoài hơn 10 nghìn nô
lệ. Hoạt động buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương tại Châu Phi kéo dài tới 4 thế kỉ.
Trong đó, thế kỉ 17 và 18 là giai đoạn mạnh
mẽ nhất, ngoài Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan và Pháp cũng tham gia các
hoạt động buôn bán nô lệ giữa hai bờ Đại Tây Dương. Năm 1714, sau khi cuộc chiến
tranh giành vương vị ở Tây Ban Nha kết thúc, theo “hiệp ước Utrecht”, Anh được
Tây Ban Nha trao quyền buôn bán nô lệ Châu Phi tại thuộc địa của quốc gia này
trong thời gian 30 năm. Do kinh tế của Châu Mỹ phát triển nhanh, nhu cầu về lao
động nô lệ khiến số lượng tàu thuyền vận chuyển nô lệ tăng lên nhanh chóng. Ví
dụ như nước Anh năm 1709, Liverpool chỉ có một thuyền buôn nô lệ, đến năm 1730
tăng lên 15 thuyền, năm 1771 là 105 thuyền và năm 1792 là 132 thuyền, Mác đã chỉ
ra rằng, “Liverpool phát triển lên là nhờ buôn bán nô lệ”. Từ năm 1709 đến năm
1787, trọng tải các tàu buôn trong thương mại đối ngoại của Anh đã tăng lên 14
lần, tăng nhiều nhất là các tàu buôn bán nô lệ. Các quốc gia Châu Âu khác cũng
thu được những nguồn lợi khổng lồ từ việc buôn bán nô lệ Châu Phi. Nantes, Bordeaux (Pháp),
Amxtecdam (Hà Lan), New York, Boston, Phidadelphia (Mỹ) đều là những thành
phố ít nhiều phát triển nhờ vào hoạy động buôn bán nô lệ. Vào thế kỉ 18, khu “mậu
dịch tam giác” phát triển cực thịnh. Đây là khu mậu dịch được tạo thành từ 3 lộ
trình: trước tiên là người Châu Âu đi thuyền từ cảng khẩu của nước mình đến bờ
tây của Châu Phi, dùng những sản phẩm giá rẻ rượu mạnh, hàng diệt may đồ trang
sức, vũ khí để đổi hoặc cướp đoạt nô lệ, sau đó đưa các nhóm nô lệ lên tàu và
chuyển tới thuộc địa của Châu Mỹ đổi lấy khoáng sản và các sản phẩm nông nghiệp,
cuối cùng là mang nguyên liệu và sản phẩm của Châu Mỹ về Châu Âu và đem bán tại
thị trường các nước. Khu mậu dịch tam giác đã giúp những kẻ buôn bán nô lệ có
thể thu đựơc lợi nhụân từ 100%-300% cho mỗi lần ra khơi. một người da đen khi rời
bờ biển Châu Phi có giá 50 USD, nhưng khi đến Châu Mỹ sẽ được bán với giá 400
USD. Các nhà sử học Châu Phi đã chia lịch sử buôn bán nô lệ thời cận đại của
châu lục này thành 3 giai đoạn: Một là, từ giữa thế kỉ 15 đến giữa thế kỉ 17,
đây là giai đoạn hoạt động buôn bán nô lệ qua Đại Tây Dương bắt đầu nổi lên, với
phạm vi chủ yếu tập trung tại hai bờ Đại Tây Dương. Hai là, từ giữa thế kỉ 17 đến
cuối thế kỉ 18, đây là giai đoạn hoạt động buôn bán nô lệ Châu Phi diễn ra mạnh
mẽ nhất. Ba là từ nửa cuối thế kỉ 18 đến đến nửa cuối thế kỉ 19, hoạt động buôn
bán nô lệ (đặc biệt là buôn bán nô lệ qua Đại Tây Dương) bắt đầu suy thoái. Cuốn
sách “hoạt động buôn bán nô lệ Châu Phi
từ thế kỉ 15-19 ” có viết, từ thế kỉ 16-19, tổng số nô lệ xuất ra khỏi Châu Phi
ước khoảng 15-30 triệu người, nếu tính cả những người bị chết trong quá trình vận
chuyển, con số này tổng cộng 210 triệu người. Lãnh tụ phong trào người da đen ở
Mỹ Dubois cho rằng từ thế kỉ 16-19 có ít nhất 10 triệu nô lệ được vận chuyển từ
Châu Phi tới Châu Mỹ, nếu tính cả những người tử vong trên đường vận chuyển,
con số này ước khoảng 60 triệu người. Giáo sư sử học Mỹ Cutin đã tiến hành thống
kê lại tài liệu và cho rằng từ giữa thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, đã có hơn 11 triệu
nô lệ Châu Phi bị bán ra ngoài (chưa bao gồm số người bị chết trong quá trình bị
bắt và vận chuyển). Hoạt động buôn bán nô lệ mang thảm hoạ đến cho xã hội Châu
Phi, khiến xã hội châu lục này suy thoái toàn diện. Các nước Phương Tây cần phải
lập ra “Quỹ chuộc tội” đối với châu lục này.
Tây Ban Nha đã phạm phải tội áp bức
tôn giáo. Năm 1526, quốc vương Tây Ban Nha Sác-lô V hạ lệnh, mỗi một đội tàu phải
mang theo một người truyền giáo, nếu không sẽ không được phép rời cảng. Năm
1532, Sác-lô V đã thỉnh cầu giáo hoàng phái 200 giáo sĩ tới Châu Mỹ Latinh.
Theo ghi chép của nhà truyền giáo nổi tiếng Las Cass, mỗi khi chinh phục được một
vùng đất, các nhà chinh phục Tây Ban Nha liền ra lệnh, dùng vũ lực và các hình
phạt tàn khốc nhất để ép người dân nước đó phải theo đạo cơ Đốc, đồng thời chấp
nhận sự thống trị của quốc vương Tây Ban Nha, những kẻ bất tuân lập tức sẽ bị xử
tội chết. Đảo Antilles ban đầu có 3 triệu người Indian sinh sống, đến năm 1514
giảm còn 14 nghìn người và cuối cùng chỉ còn lại có 200 người.
Mác nói: “Để chiếm đoạt được Malacca,
người Hà lan đã từng phải hối lộ cho tổng đốc Bồ Đào Nha. Năm 1641, viên tổng đốc
này cho phép họ vào thành. Để “tiết kiệm” khoản hối lộ 21875 bảng Anh, họ đã lập
tức đến nhà ở của viên tổng đốc và giết chết ông. Họ đi đến đâu, nơi đó biến
thành một vùng hoang vu, thưa thớt bóng người. Tỉnh Banjuwanji của Java năm
1570 có hơn 80 nghìn dân nhưng đến năm 1811 chỉ còn lại 8000 người. Đây chính
là một kiểu thương mại ôn hoà!
Được coi là “cường đạo của cường đạo
”, Nhật Bản mang tội ác thảm sát loài người. Sự tàn nhẫn của Nhật Bản còn nổi
danh ở cả các quốc gia phương Tây. Tháng 11/1894, quân Nhật tiến công xâm chiếm
Đại Liên, Lữ Thuận, giết người cướp của ở khắp nơi. Trong cuộc thảm sát ở Lữ
Thuận, có 20 nghìn người ở Trung Quốc gặp nạn, chỉ có 36 người trong đội thu dọn
thi thể là không bị sát haị. Báo chí Châu
Âu và Mỹ đã lên án hành vi tàn bạo của quân đội nhật, “ Báo thế giới New York viết : “Nhật bản
là một con quái vật đội lốt văn minh nhưng lại mang tâm địa dã man.” Trong 15
năm chiến đấu chống quân Nhật xâm lược, nhân dân Trung Quốc có 20 nghìn người ở
Trung Quốc gặp nạn, chỉ có 36 người trong đội thu dọn thi thể là không bị sát hại.
Báo chí Châu Âu và Mỹ đã lên án hành vi tàn bạo của quân đội Nhật “Báo thế giới
NiuYoóc” viết “Nhật Bản là một con quái vật đội lốt văn minh nhưng lại mang tâm
địa dã man”. Trong 15 năm chiến đấu chống quân Nhật xâm lược, quân dân Trung Quốc
thương vong 35 triệu người, trong đó có 20 triệu người thiệt mạng. Tổn thất tài
sản trực tiếp là 100 tỷ USD, tổn thất kinh tế gián tiếp là 500 tỷ USD. Trong cuộc
chiến tranh của Nhật Bản tại Thái Bình Dương, tổng số người chết khi đánh nhau
và bị giết hại tại Philippines lên tới trên 1,11 triệu người, còn tại Việt Nam
đã có 2 triệu người chết đói - chỉ trong vòng 1 năm từ năm 1944 – 1945. Số lao
động Indonesia
bị bắt đi có khoảng 2 triệu người thiệt mạng. Tại Malaixia, số người bị quân Nhật
giết hại đã vượt qua con số 100 nghìn. Tại Thái Lan và Mianma, chỉ riêng việc
cưỡng chế xây dựng tuyến đường sắt Thái Lan đến Mianma (còn gọi là tuyến đường
sắt chết chóc) đã làm cho 12 nghìn tù binh
và khoảng 250 nghìn công nhân thiệt mạng.
Mỹ cũng là nước phạm tội ác chồng chất.
Ngày 16/9/1620, 102 tín đồ Thanh Giáo Đồ của nước Anh bước lên con tàu “Hoa
tháng 5”, trải qua 66 ngày vượt biển mới tới được Bắc Mỹ đại lục, sang năm thứ
2 chỉ còn lại 50 người. Nhưng trong năm 1621, khi mùa màng bội thu liền tổ chức
lễ hôi để tạ ơn Thượng đế đã ban ơn. Năm 1863, Tổng thống Lincoln tuyên bố lấy
ngày thứ 5 của tuần thứ 4 trong tháng 11 là ngày “Lễ tạ ơn”, và là ngày nghỉ của
cả nước trong thời gian 4 ngày. “Lễ tạ
ơn ” là ngày tết đặc biệt nhất ở Mỹ, trong con mắt người dân Mỹ, ở một góc độ
nào đó ngày “Lễ tạ ơn ” còn quan trọng hơn cả ngày chúa Giêsu ra đời. Nếu nói về
tạ ơn thì người Indian mới là ân nhân lớn của người da trắng bước chân lên lục
địa châu Mỹ, nhưng người da trắng lại lấy oán trả ơn. Năm 1703, tại Hội nghị lập
pháp, những kẻ thực dân đã quyết định, những ai lột được một miếng da của người
Indian và bắt được một người da đỏ sẽ được thưởng 40 bảng Anh, đến năm 1720
tăng lên 100 bảng Anh. Năm 1744, da đầu của một bé trai Indian từ 12 tuổi trở
lên có giá 100 bảng Anh mệnh giá mới, một nam tù binh có giá 105 bảng Anh, một
phụ nữ và trẻ em có giá 50 bảng Anh. ở lục địa Bắc Mỹ, nỗi thống khổ của người
Indian bị người da trắng bức hại kéo dài 4 thế kỷ, đầu thế kỷ 16, dân tộc này
có khoảng 3 triệu người, đến năm 1860 còn lại 340 nghìn người, năm 1890 là 270
nghìn người và đến năm 1910 chỉ còn 220 người. Đầu thế kỷ 20, mặc dù đã có tư
cách công dân Mỹ nhưng người Indian vẫn chưa được hưởng những quyền lợi liên
quan, mặc dù họ nộp thuế đúng pháp luật nhưng vẫn bị bắt lao dịch và phải sống
tập trung tại những khu đất nghèo nàn. Do vậy, nước Mỹ càng cần phải có ngày “lễ
chuộc tội”.
Trung Quốc, một quốc gia không có tôi
ác trong quá khứ, là quốc gia có tư cách nhất trong việc đảm nhiệm vai trò lãnh
đạo thế giới.
Trung Quốc có nguồn gien văn hoá ưu tú nhất
Ưu thế văn hoá của một dân tộc là điều
kiện văn hoá để một nước đảm nhiệm vai trò lãnh đạo thế giới. Người Mỹ chỉ có một
kiểu văn hoá – văn hoá chủ nghĩa tư bản. Trung Quốc là nơi lưu trữ, tập hợp và
phân tán các nền văn hoá và truyền thống văn minh của nhân loại. Người Trung Quốc
có nền văn hoá cổ đại lâu đời nhất trên thế giới, đây là nền văn hoá truyền thống
duy nhất trong hệ thống văn hóa cổ điển
thế giới không bị gián đoạn; người Trung Quốc đã tập trung được nền văn hoá xã
hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác làm tư tưởng chỉ đạo, nền văn hoá cách mạng này
không hề bị sụp đổ khi chủ nghĩa xã hội trên thế giới rơi vào thoái trào; Trung
Quốc còn là nước học tập và tiếp thu văn hoá tư bản chủ nghĩa qui mô lớn nhất
và thành công nhất trong quá trình cải cách mở cửa, từ đó hình thành nên một nền
văn hoá mở đặc sắc và mới mẻ. Văn hoá Trung Quốc có nguồn gien và tố chất văn
hoá tốt nhất để làm người lãnh đạo thế giới.
Trung Quốc có kinh nghiệm lãnh đạo thành công lâu đời
Có quan điểm cho rằng “Trung Quốc muốn
làm một cường quốc chứ không muốn là lãnh đạo ”, điều này cần phải bàn bạc lại. Đem mục tiêu vươn lên, phát triển
của Trung Quốc và sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa giới hạn ở mức “làm
cường quốc ” chứ không phải là “lãnh đạo ” những luận điểm này tuy làm người Mỹ
thích thú nhưng đối với Trung Quốc thì
chẳng khác nào tự kìm hãm sự phát triển của mình. Mục tiêu của Trung Quốc
trong thế kỷ 21, không thể chỉ giới hạn ở mức độ là “cường quốc ”.
Thế giới toàn cầu hoá đang dần trở
thành con thuyền chung của toàn nhân loại, ai sẽ là người chèo lái con thuyền
này là vấn đề có liên quan đến tiền đồ và vận mệnh của thế giới, việc Mỹ nắm giữ
vai trò này tỏ ra ngày càng thiếu hiệu quả khiến cộng đồng thế giới không an
tâm. Tháng 11/2009, Tổng thống Obama sang tham Trung Quốc đảm nhiệm “vai trò
người lãnh đạo” thế giới. Tờ “Nhật báo Phố Uôn” có viết: “Cộng đồng quốc tế
đang nóng lòng chờ Trung Quốc đảm nhiệm vai trò lãnh đạo”.
Dụ dỗ Trung Quốc sớm đảm nhiệm vai
trò lãnh đạo thế giới có thể là một cái bẫy của Mỹ. Nhưng con thuyền thế giới cũng
không thể để người Mỹ chèo lái mãi, bởi Mỹ đã gây khủng hoảng toàn thế giới và
làm rách nát con thuyền thế giới. Muốn tự cứu mình và cứu thế giới. Trung Quốc
cần phải chuẩn bị để làm người chèo lái. Tất nhiên, tình hình thế giới phức tạp,
những vấn đề mang tính toàn cầu không ngừng phát sinh, thế giới đa cực hóa đang
từng bước hình thần, sợ rằng không một quốc gia nào có thể một mình chèo lái
con thuyền thế giới. Nhưng đây không thể là lý do ngăn Trung Quốc trở thành người
lãnh đạo.
Nước lãnh đạo không có nghĩa là “nước
bá quyền” Anh và Mỹ đã từng là nước lãnh đạo thế giới và đều là những quốc gia
bá quyền trên thế giới, nhưng điều này không có nghĩa là những nước lãnh đạo tiếp
sau Mỹ cũng phải là một nước bá quyền. Ý nghĩa của việc Trung Quốc trở thành nước
lãnh đạo thế giới nằm ở chỗ cắt đứt các mối liên quan giữa nước lãnh đạo và nước
bá quyền, tạo ra một nước lãnh đạo nhưng không phải là nước bá quyền, mở ra thời
đại mới trong lịch sử thế giới, đó là thời đại có nước lãnh đạo nhưng không có
nước bá quyền.
Nhà nước dân chủ không phải là nước
“không có người lãnh đạo” mà là nước dân chủ sinh ra lãnh đạo và là nước sản
sinh ra lãnh đạo dân chủ. Thế giới dân chủ và thế giới đa cực cũng không phải
là thế giới không có “quốc gia lãnh đạo”, mà là thế giới không có “quốc gia bá
quyền”. Cái mà thế giới dân chủ cần không phải là “quốc gia lãnh đạo” có thể
giúp thế giới phát triển hài hòa. Bởi vậy, bất kể là quốc gia dân chủ hay thế
giới dân chủ đều cần lãnh đạo, chỉ có điều người lãnh đạo này là người lãnh đạo
của dân chủ cao độ, do dân chủ sản sinh ra chứ không phải là lãnh đạo kiểu quân
chủ hay bá quyền.
Khi nào Trung Quốc có thể trở thành
quốc gia lãnh đạo thế giới, có thể bước lên vị trí lãnh đạo, điều này còn tuỳ
thuộc vào khả năng của Trung Quốc và cần có quá trình, dù có thể làm người chèo
lái cũng cần tất cả các nước chung tay góp sức. Nếu vì nhiệm vụ chèo lái nặng nề
mà từ bỏ mục tiêu trở thành “quốc gia lãnh đạo ” thì Trung Quốc sẽ mãi ngồi
trên con tàu do người Mỹ chèo lái, đó là hành động thiếu lòng tin và quyết tâm
vươn lên.
Trung Quốc sẽ mãi mãi không xưng bá
và quyết không đi đầu, đây là một tư tưởng chiến lược sâu sắc. Tuy nhiên, cần
phải có một cách lý giải biện chứng về tư tưởng “không đi đầu ”. Bởi trước kia,
“đi đầu ” nghĩa là bá chủ, đứng đầu tức là “bá chủ ”, đi đầu tức là xưng bá, việc
“đi đầu ” như vậy đương nhiên mãi mãi Trung Quốc không làm. Trước đây một số nước
“đứng đầu ” là “đứng đầu ” liên minh, trong chiến tranh khu vực và toàn cầu, một
số nước kết thành liên minh để đối kháng với liên minh các nước khác, “đứng đầu
” kiểu này là “đứng đầu liên minh ”, Trung Quốc cũng không thể “đứng đầu ” như
vậy. Nhưng Trung Quốc không đứng đầu với ý nghĩa bá chủ hay chủ tịch liên minh
không có nghĩa là sẽ không tham gia vào tất cả các vấn đề, cũng không có nghĩa
là không phát huy được vị trí và vai trò là một nước lãnh đạo trên thế giới.
Trung Quốc đóng vai trò đầu tầu trong phát triển kinh tế thế giới, Duy trì hoà
bình và thúc đẩy phát triển thế giới và đối ngoại, thiết lập trật tự thế giới mới
ổn định, công bằng; về đối nội, giúp người dân có cuộc sống âm no, hạnh phúc.
Do đó, Trung Quốc nửa thế kỷ 21 vừa phải là một cường quốc, vừa không thể từ chối
vai trò lãnh đạo.
Trung Quốc có hàng ngàn năm kinh nghiệm
đứng đầu thế giới, có truyền thống tốt đẹp để làm một quốc gia lãnh đạo, đây là
món tài sản vô cùng quý giá, phục hưng dân tộc Trung Hoa lại một lần nữa tiến đến
vị trí dẫn đầu thế giới và viết lên trang sử huy hoàng cho đất nước. Trung Quốc
đã trải qua bao nhiêu thăng trầm: hưng thịnh – suy thoái rồi lại hưng thịnh, từ
chỗ đứng đầu thế giới, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia có kinh nghiệm lãnh đạo
phong phú trên thế giới. Trung Quốc bước lên vị trí lãnh đạo thế giới nhất định
sẽ là một người lãnh đạo ưu tú nhất.
Vấn đề lãnh đạo toàn thế giới cần có tư tưởng của Washington
Tư tưởng Washington, tổng thống khai
quốc của Mỹ có 2 biểu hiện lớn: Một là khi cả thế giới đang thực thi chế độ
quân chủ và khi ông được một số quan chức tiến cử làm Hoàng đế, ông đã kiên quyết
từ chối sự hấp dẫn của chế độ này và lập
nên “chế độ Cộng hoà ” đầu tiên của nước Mỹ, làm cho Mỹ trở thành quốc gia cộng
hoà tiên tiến nhất trên thế giới. Hai là, sau khi giữ chức tổng thống Mỹ hai
nhiệm kỳ liên tiếp, dù được cả nước mong chờ và các giới nhất trí đề cử ông làm
nhiệm kỳ 3, ông đã kiên quyết phản đối, và lập nên “chế độ nhiệm kỳ ” đầu tiên ở
Mỹ. Washington là một người có đầu óc lãnh đạo và nên là một nhà lãnh đạo của đất
nước. Đường lối chính trị trong nước của Washington
phải là tấm gương cho đường lối chính trị trên thế giới của Mỹ.
Đáng tiếc là Mỹ lại tỏ ra hết sức ích
kỷ trong vấn đề vị trí lãnh đạo cộng đồng quốc tế. Trong bản báo cáo “Từ kiềm
chế tới lãnh đạo thế giới. nước Mỹ sau Chiến tranh lạnh và thế giới ” của công
ty Rand của Mỹ có viết: “Là nước giành chiến thắng trong Chiến tranh lạnh, Mỹ
có nhiều sự lựa chọn chiến lược, có thể từ bỏ trách nhiệm lãnh đạo toàn thế giới,
trở lại quan tâm hơn ở trong nước; có thể từng bước giao quyền lãnh đạo, tức là
giảm bớt vai trò toàn cầu và khuyến khích một cục diện cân bằng trên cơ sở phạm
vi thế lực kiểu cũ ra đời; vừa có thể xác định mục tiêu chiến lược trung tâm là
củng cố vị trí lãnh đạo toàn cầu đồng thời loại bỏ sự trỗi dậy của các địch thủ
”. Sự lựa chọn của Mỹ là “đảm nhiệm vai trò lãnh đạo toàn cầu đồng thời kiềm chế
vĩnh viễn sự trỗi dậy của các địch thủ hoặc cục diện đa cực – là phương châm chỉ
đạo lâu dài tốt nhất. Một thế giới do Mỹ lãnh đạo sẽ có nhiều lợi ích nhất: Một
là, môi trường tổng thể rộng mở hơn, những quan niệm giá trị về pháp chế, thị
trường tự do và dân chủ của Mỹ sẽ được đón nhận nhiều hơn. Hai là, dễ dàng hợp
tác đối phó với những vấn đề lớn như phổ biến vũ khí hạt nhân, mối đe doạ của
bá quyền khu vực và xung đột mức độ thấp. Ba là, có thể loại bỏ sự trỗi dậy những
đối thủ toàn cầu khác, từ đó tranh được những thảm hoạ do Chiến tranh lạnh, chiến
tranh nóng và các cuộc chiến mang lại, bao gồm cả chiến tranh hạt nhân toàn cầu.
Do đó, Mỹ giữ vị trí lãnh đạo sẽ có lợi cho ổn định toàn thế giới hơn là một cục
diện cân bằng hai cực hoặc đa cực ”.
Trong vấn đề quyền lãnh đạo toàn thế
giới. Mỹ cần học hỏi tư tưởng của Tổng thống Washington. Sự phát triển của một quốc gia cũng
giống như một con người, không được tham quyền hám vị. Đây là sự văn minh và
khai sáng của Mỹ, cũng là vận may của thế giới.
Điều đáng mừng là người dân Mỹ lại
không ủng hộ một nước Mỹ bá quyền mà ủng hộ một thế giới dân chủ. Huntington
cho biết: các quan chức Mỹ “ca ngợi Mỹ là một vị bá chủ nhân từ”, tung hô Mỹ là
“Siêu cường theo kiểu phi đế quốc chủ nghĩa đầu tiên ”, nhưng “trong một cuộc
trưng cầu dân ý năm 1997, chỉ có 13% số người được hỏi mong muốn Mỹ giữ vai trò
chủ đạo trong các công việc quốc tế. 74% trong số đó hi vọng Mỹ cùng chia sẻ
quyền lực với các quốc gia khác ”, “Nước Mỹ còn thiếu nền tảng chính trong nước
để xây dựng một thế giới đơn cực ”.
Không thể biến “nước lãnh đạo” thành “nước bá quyền”
Trong lịch sử thế giới cận đại, những
nước đóng vai trò lãnh đạo cộng đồng quốc tế đồng thời cũng là bá quyền thế giới,
là một nước lãnh đạo mang tính chất bá quyền, những nước nắm vai trò lãnh đạo
này đồng thời là nước bá quyền. Trong tương lai, nếu là một nước lãnh đạo,
Trung Quốc sẽ phải thay đổi đặc tính này, tạo bước chuyển biến căn bản đầu
tiên, rằng “nước lãnh đạo ” không phải là “nước bá quyền ” trở thành nước lãnh
đạo không mang tính chất bá quyền đầu tiên sau thời đại Mỹ.
Từ sau khi các nhà hàng hải ra châu
Âu có những phát hiện về địa lý, từ mối liên hệ về địa lý để liên kết các khu vực
phân tán trên trái đất thành một cộng đồng thống nhất thì một nhu cầu mới đã được
sinh ra, đó là nhu cầu về “trật tự thế giới ”, đó là nhu cầu quản lý thế giới
và lãnh đạo thế giới. Việc hình thành một trật tự thế giới đòi hỏi phải trải
qua một quá trình lịch sử lâu dài. Cộng đồng quốc tế đã có 500 năm lịch sử,
nhưng trật tự thế giới lý tưởng nhất cho đến nay vẫn chưa thực sự hình thành,
trật tự thế giới muốn đạt đến mực độ trật tự như các quốc gia thì còn phải đi
qua một quãng đường rất dài.
Diễn biến lịch sử quá trình phát triển quyền lãnh đạo thế giới
có thể chia thành 3 giai đoạn như sau:
Một là giai đoạn “vô chủ”: Có cộng đồng quốc tế nhưng chưa có trật tự quốc tế. Giai đoạn
này có đặc trưng cơ bản là “cường giả vi đạo ”, “năng giả vi phỉ ” (kẻ mạnh là
đạo tặc, kẻ tài là thổ phỉ), có một số ít quốc gia sử dụng vũ lực để tàn sát,
bóc lột các quốc gia và khu vực khác, bắt tận giết tuyệt, huỷ diệt văn minh.
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan trong thời kỳ đầu chính là điển hình “cường giả
vi đạo ” của cộng đồng quốc tế thời kỳ đầu, các nước này đã thực thi quy tắc
“luật rừng ” của Hobbes “mạnh được yếu thua ” ngay trong khi rừng nguyên thủy vừa
mới hình thành trong cộng đồng quốc tế. Đây là giai đoạn trước khi cuộc chiến
30 năm từ 1500 – 1648 kết thúc, khoảng gần 150 năm.
Hai là giai đoạn “bá chủ”: Tức là kẻ mạnh làm chủ, kẻ mạnh xưng bá. Sau khi cuộc chiến
30 năm từ 1648, cộng đồng thế giới bắt đầu có một trật tự quốc tế đầu tiên, bước
vào thời đại tìm bá chủ thông qua chiến tranh, dựa vào bá chủ để xây dựng và
duy trì trật tự quốc tế. Những nước bá chủ điển hình thời kỳ này là Anh và Mỹ,
đại diện điển hình cho trật tự quốc tế thời đại bá quyền là “hoà bình dưới sự
thống trị của Anh ” và “hòa bình dưới sự thống trị của Mỹ ”. Giai đoạn này bắt
đầu từ năm 1648 đến nay, trải qua 3 thế kỷ rưỡi.
Ba là giai đoạn “dân chủ”: Tiêu chí cơ bản của giai đoạn này là việc Trung Quốc bước
lên vị trí nước lãnh đạo, là dân chủ hoá trong quan hệ quốc gia và dân chủ hoá
trong cộng đồng quốc tế.
Sự lãnh đạo bá quyền của Mỹ với thế
giới đã lạc hậu so với thời đại, là một nước lãnh đạo không xứng đáng, lãnh đạo
bá quyền của Mỹ ngày càng bị chỉ trích. Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền
hình Trung Quốc, cựu thủ tướng Malaixia là Mahathir đã nói như sau: “Nước Mỹ có
nhiều cơ hội tốt để bộc lộ văn minh của mình, bất hạnh là các nhà lãnh đạo Mỹ
đã chứng minh thực lực của mình bằng phương thức xâm lược. Bao gồm cả quyền ưu
tiên tấn công, tức là khi chưa bị nước khác tấn công, nước Mỹ cho rằng mình có
quyền tấn công và chinh phục những nước khác. Điều này khiến nhiều nước nhỏ rất
lo lắng. Đây không phải là vai trò Mỹ cần gánh vác, Mỹ nên là một công dân quốc
tế tốt, nên đồng thuận với các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc v ề việc giám
sát mối quan hệ quốc tế và biểu hiện của các nước. Tôi cho rằng Mỹ có thể trở
thành một quốc gia tốt, có thể gánh vác trách nhiệm thế giới. Nhưng cần phải
xây dựng được thế cân bằng giữa Mỹ và các nước khác, nếu không Mỹ sẽ lấn áp nước
nhỏ. Một nhà lãnh đạo tốt không nên hiếu chiến, cần làm những việc hợp đạo lý.
Phát động chiến tranh xâm lược nước khác, sát hại nhân dân, đây không phải là một
lãnh đạo tốt, cần phát triển đất nước mình, mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn
cho nhân dân, nhưng không vì thế mà xâm lược nước khác, cướp đoạt mọi thứ của
nước khác. Không thể vì đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân của nước mình mà
đi xâm lược một nước giàu tài nguyên dầu
mỏ, mà cần thông qua sự nỗ lực, phát triển công nghiệp để đạt được. Có thể cố gắng
mang lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân không phải trả giá bằng việc hy sinh một
nước khác. Xâm lược nước khác, cướp đoạt tài nguyên cho mình sử dụng là khái niệm
vương quốc cũ kĩ, sai lầm”. Là một nước lãnh đạo mới, Trung Quốc sẽ không đi
theo con đường bá quyền của Mỹ mà sẽ bảo vệ hòa bình và sự hài hòa của thế giới.
Trung Quốc phải học tập cách “xưng vương chậm” của Mỹ
GDP của Mỹ năm 1895 đã vượt qua Anh
và vươn lên đứng đầu thế giới. Nhưng đến năm 1945, sau nửa thế kỷ tổng lượng
kinh tế Mỹ vượt qua Anh, tức là sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ mới thay
thế được vị trí lãnh đạo thế giới của Anh. Hiện tổng lượng kinh tế của Trung Quốc
chưa vượt qua Mỹ, sau khi vượt qua Mỹ 50 năm rồi mới bàn về vấn đề lãnh đạo thế
giới cũng không muộn, vì vậy Mỹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng
phải “gấp rút giành vị trí đứng đầu, gánh vác trọng trách ”, không vội vàng đảm
nhiệm vai trò lãnh đạo thế giới. Để Mỹ đảm nhiệm thêm một thời gian sẽ tốt hơn.
Thực ra, Mỹ “xưng vương chậm ” không
phải là tự giác mà là vì bất đắc dĩ. Mỹ
lâu nay mang dã tâm xưng bá thế giới, thậm chí là trước khi Mỹ trở thành một quốc
gia, những người Châu Âu tiên vượt biển cả đã có lý tưởng và quyết tâm xây dựng
“thành phố trên đỉnh núi ” tại Bắc Mỹ làm “ngọn hải đăng thế giới ” dẫn dắt
nhân loại. Họ cho rằng mình là những người được thượng đế chọn lưa để lãnh đạo
“thiên mệnh” của thế giới. Nhưng do thực lực có hạn, vào cuối thế kỷ 19, Mỹ chỉ
có thể thực hiện chiến lược chủ nghĩa cô lập chiến tranh thế giới thứ nhất là
bước ngoặt quan trọng làm suy yếu các cường quốc châu Âu và nâng cao thực lực của
Mỹ. Trong chiến tranh, tổng lượng kinh tế Mỹ đã vượt qua tổng các nước Châu Âu,
khiến Mỹ vội vàng bước lên vị trí lãnh đạo thế giới. Wilson đã phát biểu “kế hoạch
mười bốn điểm ”, đề xướng thành lập Quốc liên, vứt bỏ cương lĩnh thực thi lãnh
đạo thế giới, vẽ ra kế hoạch thao túng thế giới, là những lý luận và thực tiễn
quan trọng để Mỹ thiết kế và lãnh đạo thế giới. Nhưng do Mỹ vừa mới bộc lộ tài
năng, thực lực kinh tế vẫn chưa đủ hùng hậu để chuyển hoá thành năng lực làm chủ
cục diện thế giới, uy tín của Mỹ vấn khó có sức thuyết phục trên vũ đài thế giới,
trong khi đó uy thế của các nước đế quố già cỗi như Anh và Pháp vẫn còn tồn tại,
“giấc mộng nước Mỹ lãnh đạo thế giới của Wilson bị phản đối ở cả trên vũ đài quốc
tế lẫn trong nước, kết quả là Mỹ không thể trở thành người lãnh đạo thế giới, bản
thân Wilson cũng chết yểu trên đường đi du thuyết “giấc mộng nước Mỹ ” và trở
thành một khoảng lịch sử thê lương. Do vậy, Mỹ không kịp leo lên vị trí lãnh đạo
thế giới để thực hiện “giấc mơ lãnh tụ ” của mình và đành phải trở lại quỹ đạo
của chủ nghĩa cô lập.
Trung Quốc muốn trở thành nước lãnh đạo
thế giới trong thế kỷ 21 phải trải qua nỗ lực nửa thế kỷ và qua 3 giai đoạn: Một
là, trong quá trình đuổi theo và tiếp cận Mỹ phải tích cực tham gia lãnh đạo thế
giới; Hai là khi đã sánh ngang được với Mỹ thì cần phải cùng Mỹ lãnh đạo thế giới;
Ba là sau khi vượt qua Mỹ được một thời gian, Trung Quốc cần nắm vai trò chủ đạo
trong lãnh đạo và quản lý thế giới, trở thành lãnh đạo chủ yếu trên thế giới.
Trước mắt, Trung Quốc tích cực tham gia lãnh đạo và đang tiến tới cùng lãnh đạo,
giai đoạn này cần kéo dài khoảng 20 – 30 năm.
Con đường lãnh đạo thế giới mà Trung
Quốc đang hướng tới là con đường bắt nguồn từ “Mộc lập vu lâm ” đến “Mộc tú vu
lâm ”, từ hòa nhập vào thế giới đến lãnh đạo thế giới. Không có khả năng độc lập
với dân tộc thế giới thì không có tư cách hòa nhập vào thế giới. Nhưng hòa nhập
vào quỹ đạo thế giới không phải là mục tiêu của chúng ta, mà là cần phải làm
nên thành tựu to lớn, trở thành nước lãnh tụ để dẫn dắt thế giới, chủ đạo thế
giới, lãnh đạo thế giới.
0 comments
Post a Comment