CHƯƠNG 2
ĐỐI ĐẦU THẾ KỶ - CUỘC CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỊA VỊ “QUỐC GIA ĐỨNG ĐẦU” GIỮA
TRUNG QUỐC VÀ MỸ
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cuộc cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ thế kỷ 21 sẽ vận dụng mô
hình cạnh tranh như thế nào ? Đây là sự lựa chọn chiến lược to lớn đối với hai
nước. Sự lựa chọn mô hình chiến lược là việc xác định “con đường cạnh tranh”,
“tính chất cạnh tranh”, “quy tắc cạnh tranh”. Tuyên bố của Trung Quốc về việc
“hoà bình phát triển, hoà bình trỗi dậy” trên thực tế là sự lựa chọn mô hình
“hoà bình cạnh tranh”. Đó chính là đưa cạnh tranh chiến lược của Mỹ vào quỹ đạo
“hòa bình cạnh tranh”, “đối đầu phi chiến tranh” từ đó khiến cuộc cạnh tranh này có thể thúc đẩy Trung Quốc
và Mỹ phát triển, tạo nên hạnh phúc cho thế giới. “Mô hình cạnh tranh” giữa hai
nước Trung - Mỹ thế kỷ 21 liên quan đến vận mệnh hai nước và tiền đồ thế giới,
cũng đánh dấu và thể hiện tiến trình tiến hoá văn minh trong cuộc cạnh tranh
chiến lược của nước lớn. Việc phân tích tiến trình lịch sử cuộc chiến tranh
giành địa vị quốc gia đứng đầu trong thế giới cận đại và việc so sánh những mô
hình khác nhau của cuộc cạnh tranh chiến lược nước lớn là điều có ý nghĩa to lớn
đối với việc lựa chọn và sáng tạo mô hình chiến lược cạnh tranh Trung - Mỹ.
Cuộc cạnh tranh giữa quốc gia đứng đầu và quốc gia tiềm tàng đứng
đầu được biểu hiện thành “cuộc chiến bảo vệ vương miện” của quốc gia đứng đầu
và “cuộc chiến tranh giành địa vị đứng đầu” của quốc gia tiềm tàng đứng đầu. Cuộc
chiến tranh giành địa vị quốc gia đứng đầu chủ yếu có 3 mô hình đặc định thể hiện
qua 3 giai đoạn lịch sử.
Ba mô hình của cuộc chiến tranh giành địa vị đứng đầu
Mô hình thứ nhất: là mô hình lấy chiến
tranh làm cạnh tranh cao nhất, thông qua chiến tranh với quy mô lớn tiến hành
trận “quyết đấu”. Mô hình cạnh tranh theo kiểu quyết đấu này được bắt đầu từ
sau khi hình thành hệ thống thế giới đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ
hai.
Mô hình thứ hai: là mô hình không lấy
“chiến tranh thế giới” để tiến hành “quyết đấu” mà là mô hình “chiến tranh lạnh” tiến hành “đối kháng”
toàn diện. Cuộc cạnh tranh mang tính đối kháng này kéo dài gần nửa thế kỷ.
Mô hình thứ ba: chính là cạnh tranh chiến
lược Trung - Mỹ thế kỷ 21, không chỉ xuất hiện đặc điểm mới và xu thế mới cơ bản
khác với hai mô hình cạnh tranh trên, mà tất sẽ lấy sự sáng tạo và văn minh
chưa từng có để tạo ra hạnh phúc cho hai bước và cho thế giới.
Ba giai đoạn của cuộc chiến tranh giành địa vị đứng đầu
Thế kỷ 20 của nhân loại là thế kỷ chiến tranh và đối kháng. Thế kỷ
21 của nhân loại sẽ là thế kỷ cạnh tranh và hợp tác. Từ giai đoạn đầu của thế kỷ
20 đến giai đoạn giữa của thế kỷ 21 có
thể chia thành 3 giai đoạn với thời gian 50 năm một giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất, cuộc cạnh tranh chiến lược nước lớn trong nửa
đầu thế kỷ 20 là cuộc cạnh tranh dã man, là cạnh tranh theo luật rừng. Hai cuộc
chiến tranh thế giới là một cuộc quyết đấu, kẻ muốn thắng phải tiêu diệt đối
phương. Kết cục “anh bại tôi thắng” lấy “anh chết tôi sống” làm tiền đề.
Giai đoạn thứ hai, cuộc cạnh tranh chiến lược trong nửa sau thế kỷ,
nhưng cũng là cuộc cạnh tranh lấy “anh suy tôi thịnh” làm nguyên tắc là trò
chơi “cộng 0”. Cuộc chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ là “trận đấu quyền
anh” muốn chiến thắng phải hạ đo ván đối phương. Kết cục “anh thua tôi thắng” lấy
“anh suy tôi thịnh” làm tiền đề.
Giai đoạn thứ ba, cuộc tranh giành địa vị đứng đầu giữa Trung Quốc
và Mỹ trong thế kỷ 21, quan hệ hai bên không phải là “anh chết tôi sống”, “anh
thua tôi thắng” mà là quan hệ “anh đua cạnh tranh” “anh sau tôi trước”
Cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ trong thế kỷ 21 nên từ trước kia
là “đọ sức”, “đấu quyền anh” nay bước vào cuộc “thi điền kinh”. Hai nước Trung
Mỹ nên tạo ra mô hình và quy tắc cạnh tranh chiến lược mới giữa các nước lớn, tạo
ra văn minh cạnh tranh quốc tế mới. Giống
như nhân loại từ trong rừng sâu đi vào xã hôi văn minh, cộng đồng quốc tế cũng
luôn phải thoát ra khỏi rừng sâu để đi vào thế giới văn minh.
Trận “quyết đấu”: Chiến tranh là cuộc cạnh tranh tàn khốc nhất
Nhà lý luận quân sự nổi tiếng của Đức Clausewitz nói: “Chiến tranh
là sự tiếp tục của chính trị”. Chiến tranh giữa các nước lớn là sự tiếp tục
chính trị giữa các nước lớn. Nhưng chính trị được tiếp tục trong chiến tranh
thì quá tàn khốc. Chính trị lấy chiến tranh để thực hiện mang đậm mùi tanh của
máu. Sự phát triển của văn minh nhân loại, sự tiến hoá của nền chính trị thế giới,
đòi hỏi mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị phải có tư duy sáng tạo mới.
- Tư duy chiến lược của Bismars sau khi thống
nhất nước Đức đã nhắc nhở người Đức rằng: “Dân tộc Đức sau khi trải qua thời
gian dài chia rẽ, cuối cùng đã được thống nhất, vì thế chúng ta nên trân trọng
cục diện tốt đẹp không thể dễ có được này, hãy cố gắng cho hòa bình và sự công
bằng… Đối với những tranh chấp quốc tế muốn sử dụng vũ lực, sau khi trải qua
suy nghĩ một cách sâu xa, tôi nghĩ rằng không thể dùng phương thức quyết đấu
đơn giản để đi xử lý những mâu thuẫn này, phương thức này hầu như không thỏa
đáng.
Bismarck đưa ra khái niệm về
“phương thức quyết đấu” và đã đưa ra sự xem xét và phủ định. Kỳ thực Bismarck
là một dũng sĩ dám “quyết đấu” và không chỉ trong cuộc sống riêng tư của mình,
mà ông có cả quá trình cùng đối thủ quyết đấu. Trong phương thức quyết đấu, ông
đã dùng chính sách “máu lạnh, trái tim thép” để thực hiện thống nhất nước Đức.
Ông là người có khả năng, là người mạnh mẽ, là người chiến thắng trong việc
dùng phương thức quyết đấu để giải quyết
mâu thuẫn quốc tế. Một người khổng lồ dũng cảm và thành thạo trong việc tiến
hành quyết đấu như vậy, nhưng sau khi suy nghĩ sâu xa lại chân thành thừa nhận
rằng không nên dùng phương thức quyết đấu đơn giản để xử lý những mâu thuẫn quốc
tế, vì phương thức quyết đấu rất không thỏa đáng.
Nhưng trong cuộc tranh giành và thay thế địa vị quốc gia đứng đầu,
hầu như phương thức quyết đấu là phương thức duy nhất, nguyên tắc quyết đấu
luôn trở thành nguyên tắc chỉ đạo cuối cùng.
- Sự tổng kết lịch sử của các chiến lược
gia đối với sự “quyết đấu” giữa các nước lớn: Nhà quan hệ quốc tế nổi tiếng của
phương Tây Herbert Kilpin đã chỉ ra rằng còn chưa có bất kỳ ví dụ nào để có thể
chứng minh một quốc gia chiếm địa vị chi phối muốn nhường sự thống trị hệ thống
quốc tế của mình cho cường quốc đang trỗi dậy để tránh chiến tranh.
Kết luận này của Herbert Kilpin là phù hợp với sự cạnh tranh giữa
các nước lớn trong lịch sử cận đại thế giới. Có chuyên gia đã chỉ ra rằng trong
thế giới cận đại có 3 quốc gia đã giành được địa vị bá quyền, đó là Hà Lan thế
kỷ 17, Anh thế kỷ 19 và Mỹ thế kỷ 20. Còn chiến tranh toàn cầu để nảy sinh ra 3
quốc gia bá quyền nêu trên cũng mất khoảng 30 năm. Năm 1914 – 1945, Mỹ tiến lên
ngôi báu giành địa vị quốc gia đứng đầu thế giới từ trong đống đổ nát của hai
cuộc chiến tranh thế giới.
Theo lý luận “chu kỳ 100 năm” của chính trị gia quốc tế nổi tiếng
của Mỹ George Modelski đưa ra trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20, việc thay thế quốc
gia bá quyền và việc chuyển đổi quyền lãnh đạo thế giới đều thông qua chiến
tranh bá quyền để thực hiện. Từ khi hệ thống quốc tế ra đời đến nay, chiến
tranh bá quyền xảy ra một cách định kỳ, thời gian thống trị hệ thống thế giới của
kẻ chiến thắng trong chiến tranh bình quân khoảng 1 thế kỷ. Ông cho rằng tiếp
sau Bồ Đào Nha thế kỷ 16, Hà Lan thế kỷ
17, Anh thế kỷ 18, 19 và Mỹ thế kỷ 20, thì thế kỷ 21 thế giới sẽ xuất hiện quốc
gia lãnh đạo mới, trong thập kỷ 20 – 30 của thế kỷ 21, chiến tranh thế giới mới
sẽ xẩy ra. Logic của ông là sự trỗi dậy của quốc gia đứng đầu mới tất sẽ thông
qua cuộc quyết đấu bằng vũ lực đối với quốc gia đứng đầu cũ để hoàn thành việc
chuyển giao. Đây không chỉ là tư duy Chiến tranh lạnh, mà là tư duy chiến tranh
nóng, là tư duy chiến tranh thế giới. Không thể tán đồng về dự đoán của ông “sẽ
nổ ra cuộc chiến tranh thế giới mới”
Nhưng kết luận của ông về phương thức “quyết đấu” để tranh giành địa
vị quốc gia đứng đầu diễn ra trong 500 năm trước thế kỷ 20 lại nêu lên sự chân
thực của lịch sử.
Nhìn từ lịch sử của việc thay thế các quốc gia đứng đầu trong lịch
sử cận đại thế giới cho thấy, tuy quá trình thay thế các quốc gia đứng đầu mới
và cũ là quá trình cuộc đọ sức lâu dài mang tính tổng hợp, nhưng quyết định kết
cục cuối cùng vẫn là cuộc “quyết đấu” bằng vũ lực, là sự thay thế bằng chiến
tranh, đây thực sự là một quy luật.
Cái giá của Mỹ đi lên ngôi báu trở thành quốc gia đứng đầu: Nói đến
lịch sử của cuộc chiến tranh giành địa vị quốc gia đứng đầu thì Mỹ là điển hình
của việc “đăng quang một cách hoà bình”. Việc thay thế địa vị đứng đầu giữa Mỹ
và Anh được hoàn thành với hình thức
“phi chiến tranh”. Kỳ “thực cái giá mà Mỹ phải trả cho việc giành được ngôi báu
là vô cùng lớn, chỉ có điều “Mỹ được gắn vương miện, còn thế giới thì phải trả
giá “. Trong quá trình thay thế đế quốc Anh già cỗi, sự “thay thế một cách hoà
bình” của Mỹ đã thể hiện rất rõ sự “xảo quyệt kiểu Mỹ”, “thông minh kiểu Mỹ” việc
thay thế bá quyền giữa Mỹ và Anh tuy không thông qua chiến tranh để giải quyết,
nhưng lại thông qua cuộc đọ sức giữa hai nước trong hai cuộc chiến tranh thế giới,
cuối cùng Mỹ đã giành thắng lợi. Nếu như không phải là Đức xông lên tuyến một
trong cuộc “quyết đấu” tranh giành địa vị đứng đầu đã làm suy yếu nước Anh, thế
thì giữa Anh và Mỹ cũng khó tránh khỏi việc phải thông qua chiến tranh để thực
hiện việc thay đổi. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ không ngừng hoàn thiện
kế hoạch tiến hành chiến tranh với Anh, còn Anh cũng đã có kế hoạch tiến hành
chiến tranh với Mỹ. Trên thực tế, điều gọi
là việc thay thế một cách hòa bình giữa Mỹ và Anh, đối với Mỹ mà nói là cái giá
rất nhỏ, còn đối với toàn bộ thế giới lại là cái giá lớn nhất, là cái giá của
hai cuộc chiến tranh thế giới nhân loại bị tổn thất vô cùng to lớn. Chiến
tranh, đặc biệt là chiến tranh thế giới đã trở thành đỉnh cao của sự tranh
giành bá quyền, là con đường tất yếu để tiến hành thay thế bá quyền. Cho nên
hình thái đặc thù trong việc thay thế bá quyền. Cho nên hình thái đặc thù trong
việc thay thế bá quyền thế giới giữa Anh và Mỹ không có gì làm thay đổi quy luật
dùng chiến tranh để thay thế quốc gia đứng đầu.
Trận đấu “quyền anh” Chiến tranh lạnh là cuộc “cạnh tranh” với
cái giá cao nhất
Coi cuộc chiến tranh lạnh là một trận đấu “quyền anh” để phân tích
có thể thấy được sự tàn nhẫn của cuộc Chiến tranh lạnh chính là ở chỗ nhất định
phải đánh bại đối phương, tức vẫn phải có kẻ thua người thắng. Sự tiến bộ của
cuộc Chiến tranh Lạnh là ở chỗ không lấy đi tính mạng của đối thủ, kẻ thua vẫn
có thể sống.
“Tư duy chiến tranh lạnh” văn minh hơn “ tư duy quyết đấu”
Sau chiến tranh lạnh, cả thế giới đều đang phê phán “tư duy chiến
tranh lạnh” coi đó là trò “ma quỷ” trong cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn. Kỳ
thực nhìn từ diễn biến lịch sử của hình thái cạnh tranh trong quá trình cạnh
tranh địa vị quốc gia đứng đầu của cộng đồng quốc tế cho thấy “Chiến tranh lạnh
” so với “chiến tranh nóng” là một sự tiến hoá, “tư duy chiến tranh lạnh ” so với
“tư duy chiến tranh nóng “ là một sự tiến bộ, dùng phương thức chiến tranh lạnh
để tiến hành cuộc đọ sức giữa các nước lớn cũng là tương đối văn minh. Chiến
tranh lạnh văn minh hơn chiến tranh thế giới. Tuy văn minh này buộc phải thực
hiện, là do thế cân bằng lực lượng của hai bên, là do tác dụng kiềm chế của vũ
khí có uy lực to lớn được chế tạo trong thời
đại nguyên tử đối với chiến tranh thế giới.
Ý nghĩa lịch sử của chiến trạnh lạnh là ở chỗ chiến tranh lạnh là
một mô hình cạnh tranh chiến lược, là một giai đoạn của sự cạnh tranh chiến lược
giữa các nước lớn. Cống hiến của chiến tranh lạnh đối với văn minh nhân loại và
tiến trình quan hệ quốc tế chính là ở chỗ không dùng hình thức chiến tranh thế
giới để tiến hành cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Liên Xô tan rã, Chiến
tranh lạnh kết thúc, vấn đề lý luận mà sự chuyển đổi mô hình hệ thống quốc tế
đưa tới bao gồm: Vì sao chiến tranh lạnh kết thúc không phải vì Liên Xô bị đánh
bại trong xung đột quân sự ?
Vì sao cuộc chạy đua vũ trang không đưa tới cuộc chiến tranh thế
giới thứ ba ? Mọi người có thể phê phán Chiến tranh lạnh, nhưng thời kỳ chiến
tranh lạnh là thời kỳ có bom nguyên tử nhưng lại không nổ ra cuộc chiến tranh
nguyên tử là thời kỳ có cuộc chạy đua vũ trang chiến tranh với quy mô siêu lớn,
nhưng lại không nổ ra cuộc chiến tranh với quy mô siêu lớn, là thời kỳ có mâu
thuẫn thế giới nhưng lại không nổ ra chiến tranh thế giới; là thời kỳ có răn đe
hạt nhân nhưng lại không nảy sinh cuộc tiến công hạt nhân, là thời kỳ mà so với
50 năm trước Chiến tranh lạnh hay so với 20 năm sau chiến tranh lạnh, hay so với
bất kỳ 50 năm trong cả khoảng thời gian 1500 năm từ công nguyên đến nay thì đều
là thời kỳ xung đột quân sự ít nhất và quy mô chiến tranh tương đối nhỏ; là thời
kỳ mà siêu cường phải trả cái giá tương đối nhỏ để quyết định thắng bại trong cạnh
tranh chiến lược, là thời kỳ mà lấy phương thức Chiến tranh lạnh để kết thúc
chiến tranh lạnh. Điều này lẽ nào không phải là thời kỳ “kỳ tích của chiến
tranh lạnh ”. Chúng ta cần phải nghiên cứu trí tuệ chính trị trong thời kỳ chiến
tranh lạnh và sự bí ẩn của việc “không có chiến tranh thế giới trong chiến
tranh lạnh”
Sự bình tĩnh và lý trí của “tư duy chiến tranh lạnh”
Chiến tranh lạnh là đòn sáng tạo chiến lược của Mỹ để đối phó với Liên Xô, là phát minh chiến lược của chủ
nghĩa đế quốc văn minh đối phó với chủ nghĩa bá quyền Liên Xô.
Ngày 22 tháng 2 năm 1946, chuyên gia về vấn đề Liên Xô, đại diện
lâm thời của Đại sứ quán Mỹ tại Liên Xô George Kennan đã gửi về Mỹ một bức điện
báo dài tới hơn 8000 chữ. Trong bức điện Kennan đã đề xuất kiến nghị và phân
tích một cách toàn diện về lý luận, ý đồ, sách lược và cách làm” đối với Liên
Xô sau chiến tranh, cũng như đối sách chiến lược mà Mỹ cần vận dụng. Kennan cho
rằng mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên Xô ‘không cần thông qua một cuộc xung đột quân sự
toàn diện để giải quyết” vì khác với nước Đức phát xít, chính quyền Xô viết vừa
không có quy hoạch hệ thống, cũng không tiến hành hoạt động mạo hiểm. Liên Xô
không dựa theo kế hoạch cố định để thực hiện, không dám liều lĩnh không cần thiết.
Liên Xô không để ý đến lôgíc lý trí, nhưng lại rất nhạy cảm với lôgíc vũ lực.
Vì lý do này, nếu khi đối phương có được đầy đủ vũ lực và khi thể hiện chuẩn bị
sử dụng vũ lực thì trên thực tế không cần phải sử dụng vũ lực “Đồng thời chính
phủ Mỹ” cần phải cố gắng giáo dục người dân Mỹ đi tìm hiểu thực tế của tình
hình nước Nga, nên không ngừng hoàn thiện xã hội nước Mỹ, tăng cường sự tự tin,
tính kỷ luật, sĩ khí và tinh thần tập thể của người dân Mỹ “cần phải quy hoạch
cho các nước khác, đưa ra một viễn cảnh mà trước kia chúng ta đã đưa ra và nó cũng
là viễn cảnh mà chúng ta muốn nhìn thấy” cần phải có dũng khí và sự tự tin,
kiên trì phương pháp của bản thân chúng ta và cách nhìn nhận đối với xã hội loại
người”
Báo cáo
của Kennan đã đề xuất tư tưởng tiến hành “kiềm chế” đối với
Liên Xô và đã nhận được sự tán thành của tầng quyết sách của Mỹ, Kennan
lập tức
được Bộ ngoại giao Mỹ điều về Mỹ, sau đó được cử làm Trưởng Ban nghiên
cứu thiết
kế chính sách của Bộ ngoại giao Mỹ. Bộ trưởng Hải quân Mỹ Jame Fulaisite
đã hạ
lệnh copy báo cáo này thành hàng trăm bản, coi đó là tài liệu mà các
quan chức
quân đội cần đọc. Sau này Kennan chỉnh lại bản báo cáo và viết lại dưới
nhan đề
“Nguồn gốc hành vi của Liên Xô” và tháng 7/1947 được đăng trên tạp chí
ra hàng
quý “Ngoại giao”, trong đó Kennan đã đề xuất lý luận và chính sách kiềm
chế
Liên Xô. Có thể thấy trong điều kiện lịch sử đó. Tư duy chiến tranh lạnh
trên
thực tế là một sự tư duy tương đối bình tĩnh của giới hoạch định chính
sách của Mỹ và Liên Xô, là tư duy tương đối lý trí, cũng là sự thể
hiện tập trung của trí tuệ chiến lược của hai bên. Chiến tranh lạnh là
sự kiềm
chế đối với Liên Xô, cũng là sự kiềm chế đối với chiến tranh thế giới
mới.
Thời đại “tư duy Chiến tranh lạnh” đã kết thúc
Chiến tranh lạnh với tư cách là một giai đoạn lịch sử của sự canh
tranh giữa các nước lớn, nó văn minh hơn so với thời kỳ trước Chiến tranh lạnh,
nhưng không thể cung cấp cho nó tính hợp lý để nó có thể tiếp tục tồn tại sau
Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh có tính đối kháng và tính mạo hiểm rất lớn.
Chiến tranh lạnh khiến cả thế giới sống dưới “lưỡi gươm của Damo Chris” biến cả
trái đất thành “quả bom lớn”, nhân loại sinh tồn và sống trong hoà bình lạnh mà
bất kỳ lúc nào cũng có thể bị huỷ diệt. Cái giá quá cao của cuộc chiến tranh Lạnh
là điều mà nhân loại thể chấp nhận.
Cuộc chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô kéo dài gần nửa thế kỷ thực
chất là cuộc chiến tranh thế giới thứ Ba với hình thái đặc thù. Chiến tranh lạnh
không phải là một trận “quyết đấu” nhưng cũng phải bị đào thải giống như mô
hình cạnh tranh theo kiểu “quyết đấu”, văn minh nhân loại thế giới không thể chấp
nhận.
Cuộc thi “điền kinh”: Mô
hình cạnh tranh văn minh giữa Trung Quốc và Mỹ
Cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Mỹ trong thế kỷ 21 Không thể là cuộc
đọ sức theo kiểu “quyết đấu”, cũng không thể vận dụng mô hình như cuộc đấu “quyền
anh”, mà chỉ có thể là cuộc thi “điền kinh”.
Hàm nghĩa cuộc thi “điền
kinh” Trung - Mỹ
Cuộc thi “điền kinh” Trung - Mỹ có hai hàm nghĩa:
- Cuộc cạnh tranh xoay quanh việc giành địa
vị quốc gia đứng đầu thế kỷ 21 giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là cuộc cạnh tranh giữa
các nước lớn được coi là văn minh nhất trong lịch sử nhân loại. Nó không phải
là cạnh tranh đưa tới chiến tranh thế giới theo kiểu “quyết đấu” cũng không phải
là cạnh tranh đưa tới chiến tranh lạnh theo kiểu đấu “quyền anh” mà là cuộc cạnh
tranh theo kiểu thi “điền kinh”
-
Cuộc cạnh tranh này là cuộc cạnh tranh mang tính thế kỷ, là cuộc thi “điền
kinh” giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ nó không phải là cuộc thi chạy 100m, cũng
không phải là cuộc thi chạy 10 nghìn mét, mà là cuộc thi chạy maratông, là cuộc
thi về ý chí, thi về nghị lực, thi về sự nhẫn nại.
Không cần tránh việc nói đến “thách thức” và “đối thủ”
Bất kỳ hoạt động mang tính cạnh tranh đều không thể không có
thách thức, cũng không thể không có đối
thủ. Thực chất của cạnh tranh và thi đấu chính là thách thức, chính là lấy sự tồn
tại của đối thủ làm tiền đề. Cạnh tranh giữa các quốc gia cũng sẽ có thách thức.
Giữa quốc gia đứng đầu và quốc gia tiềm tàng đứng đầu về khách quan hình thành
nên mối quan hệ đối thủ mang tính thách thức và nghênh chiến giĩa một bên bảo vệ
vương miện và một bên tranh giành vương miện. Cho nên không cần tránh nói đến
thách thức, cũng không sợ thách thức.
Vấn đề cơ bản không phải ở chỗ liệu có phải là thách thức hay
không, mà là ở tính chất và phương thức của thách thức. Thách thức của tính chất
“quyết đấu” là tai hoạ lớn “một mất một còn”, thách thức của tính chất “đấu quyền
anh” là cái giá nặng nề của kẻ thua người thắng, còn thách thức của tính chất
thi “điền kinh” là nâng cao thành tích của cả hai bên. Sự thách thức này vừa là
hình thái tất yếu của cuộc đua tài, cũng là sự kích thích và tiến bộ của hai
bên tham gia cạnh tranh. Không cho phép thách thức cũng đồng nghĩa với việc
không cho phép thi đấu, vừa không thể được cũng không có lợi cho việc tăng thêm
động lực và sức sống cho sự phát triển của thế giới.
Thách thức giữa các nước lớn trong lịch sử thế giới cận đại là
thách thức của các đấu sĩ và võ sĩ quyền anh. Quốc gia bá quyền mới trỗi dậy
thông qua việc thách thức quốc gia bá quyền cũ để xác lập địa vị bá quyền cùa
mình. Nhưng trải qua một giai đoạn, thực lực và quyền lực bi suy giảm, sẽ xuất
hiện một nước hoặc nhiều nước bá quyền cũ. Ví dụ Tây Ban Nha đã thách thức Bồ
Đào Nha, Mỹ giúp Anh đối phó với cuộc thách thức năm 1914 – 1918, sau đó Mỹ nổi
lên từ trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, trở thành quốc gia bá quyền, rồi
Mỹ lại đứng trước sự thách thức của Liên Xô. Những thách thức này rõ ràng đều
mang lại tai hoạ cho cả hai bên đối kháng thậm chí cho cả toàn bộ thế giới, đi
ngược lại trào lưu thế giới hiện nay. Nhưng cộng đồng quốc tế có thể loai bỏ
thách thức mang tính thi đấu “điền kinh”. Cộng đồng quốc tế là một vũ đài quốc
tế, trên vũ đài này mỗi một quốc gia đều muốn đóng tốt vai diễn của mình. Vũ
đài quốc tế cũng là một “trường đấu quốc tế”, mỗi một nước đều là một vận động
viên. Quốc gia với từ cách là một vận động viên và cá nhân với tư cách là một vận
động viên tuy có sự khác nhau rất lớn, nhưng việc giành lấy thành tích tốt là mục
đích theo đuổi chung. Trường đấu quốc tế trước đây kỳ thực là một cuộc “đọ sức
quốc tế”, sau đó dần dần văn minh trở thành sân đấu “quyền anh”. Hiện nay ngày
càng trở thành cuộc đua “điền kinh quốc tế”. Cuộc cạnh tranh sức mạnh tổng hợp
quốc gia của cộng đồng quốc tế luôn luôn đang diễn ra. Thách thức trong cuộc cạnh
tranh chiến lược Trung - Mỹ là cạnh tranh và thách thức trong cuộc đua “chạy
thi” cuộc đua “nhảy cao”. Thực tế là xem nước nào “nhanh hơn, cao hơn, xa hơn”.
Cho nên cuộc cạnh tranh chiến lược Trung
- Mỹ sẽ trở thành cuộc cạnh tranh mang lại cho sự tiến bộ và phát triển của thế
giới sức sống và động lực to lớn, chứ không phải mang lại tai hoạ cho thế giới.
Tám điểm khác biệt lớn giữa cạnh tranh Trung - Mỹ và Xô - Mỹ
Cạnh tranh Trung - Mỹ và cạnh tranh Xô - Mỹ là hai cuộc cạnh tranh
mang tính chất khác nhau, chủ yếu có 8 đặc điểm chiến lược khác nhau, nó quyết
định cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ không trở thành cuộc chiến tranh lạnh thứ hai:
- Môi trường cạnh tranh khác nhau: Cạnh tranh Xô - Mỹ là cuộc cạnh tranh giữa
hai xã hội, là cạnh tranh giữa hai xã hội và cạnh tranh giữa hai thế giới trên
một quả địa cầu. Liên Xô tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa lấy phe xã hội chủ nghĩa làm nền tảng. Còn Mỹ tổ chức một
xã hội tự do, đó là xã hội tư bản chủ nghĩa. Xã hội loài người phân chia thành
hai xã hội đối đầu nhau, cộng đồng quốc tế chia thành hai thế giới đối kháng và
thù địch nhau - thế giới tự do và thế giới cực quyền Còn cạnh tranh Trung - Mỹ
thế kỷ 21 k hông phải là cạnh tranh giữa hai xã hội và 2 thế giới, mà là cùng
nhau tạo ra một thế giới mở cửa, thế giới hài hoà vì hòa bình và phát triển.
Trung Quốc không phải là một thế giới khác đối lập và đối kháng với Mỹ, mà là
hòa nhập vào thế giới, đi vào quỹ đạo quốc tế.
- Mục tiêu cạnh tranh khác nhau: Cạnh
tranh Xô - Mỹ là cạnh tranh bá quyền thế giới, còn đặc điểm của nhà nước Trung
Quốc là không xưng bá. Trung Quốc muốn giành “địa vị đứng đầu”, nhưng không muốn
giành “bá quyền”. Trung Quốc không muốn thông qua con đường cạnh tranh bá quyền
để trở thành quốc gia đứng đầu thế giới. Trung Quốc muốn xây dựng một quốc gia
hùng mạnh đứng đầu thế giới, nhưng không xưng bá. Trung Quốc không phải là quốc
gia theo “mô hình cách mạng thế giới” kiểu Liên Xô, cũng không phải là quốc gia
theo “mô hình xuất khẩu dân chủ” kiểu Mỹ. Trung Quốc là quốc gia theo mô hình
hoà biình, hữu hảo, đặc sắc, phòng ngự. Vì vậy Trung Quốc không cần phải vận dụng
vũ khí Chiến tranh lạnh để đối phó và xử lý quan hệ Trung - Mỹ.
- Nội dung cạnh tranh khác nhau: Cuộc cạnh
tranh Xô - Mỹ mang sắc thái ý thức hệ mạnh mẽ. Việc đối đầu giữa hai bên về ý
thức hệ trên thực tế là phiên bản của cuộc chiến “Thập tự quân”. Còn cạnh tranh
chiến lược Trung - Mỹ thế kỳ 21 chủ yếu không phải là cạnh tranh về ý thức hệ.
Trung Quốc trở thành nhà tư bản chủ nghĩa không có lợi ích chiến lược gì lớn đối
với Mỹ. Trung Quốc với tư cách là nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng không gây tổn
hại chiến lược gì lớn đối với Mỹ. Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc là
chủ nghĩa xã hội không gây tổn hại gì cho Mỹ. Cạnh tranh Xô - Mỹ là cạnh tranh
về ưu thế giữa Tư bản chủ nghĩa kiểu Mỹ là việc giao lưu với chủ nghĩa xã hội
mang đặc sắc Trung Quốc. Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc là chủ nghĩa
xã hội kinh tế thị trường, là Chủ nghĩa xã hội hòa nhập với thế giới phương
Tây, là chủ nghĩa hoà nhập với lợi ích phương Tây. Cho nên giữa Trung Quốc và Mỹ
tất nhiên là sự thống nhất của cạnh tranh văn minh và hợp tác mật thiết.
- Đội ngũ cạnh tranh khác nhau: Cạnh tranh
chiến lược Xô - Mỹ là cạnh tranh quân thể giữa hai liên minh và cạnh tranh giữa
hai phe trục, hai bên đều tổ chức thành những phe trục hùng mạnh, ngay cả những
nước không nằm trong phe trục cũng phải thể hiện lập trường, thái độ, phải vạch
rõ ranh giới, phải đứng vào cùng đội ngũ. Còn cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ
là thuộc về cạnh tranh cá thể, hai bên đều không có quần thể liên minh hay phe
trục, khó có thể hình thành liên minh để tiến công đối phương.
- Tính chất cạnh tranh khác nhau: Mâu thuẫn và cạnh tranh giữa Liên Xô và Mỹ mang tính đối
kháng, vì Liên Xô muốn đánh đổ chế độ xã hội của Mỹ, còn Mỹ cũng muốn thay đổi
chế đổi xã hội của Liên Xô. Liên Xô muốn biến cách mạng tháng 10 thành cách mạng
thế giới. Còn Mỹ muốn biến chế độ dân chủ của Mỹ thành chế độ dân chủ của thế
giới. cạnh tranh chiến lược, là theo mô hình “xuất khẩu” trong đó Liên Xô muốn
xuất khẩu mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô còn Mỹ muốn xuất khẩu mô hình tự
do dân chủ kiểu Mỹ. Hai bên đều muốn dựa vào mô hình để thay đổi đối thủ, thay
đổi thế giới. Chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô là chủ nghĩa xã hội theo mô hình tiến
công, muốn cắm lá cờ đỏ trên khắp thế giới.
Chủ nghĩa tư bản của Mỹ cũng là chủ nghĩa tư bản theo mô hình tiến
công và khuyếch trương, muốn biến toàn thế giới chủ nghĩa tư bản của Mỹ cũng là
chủ nghĩa tư bản theo mô hình tiến công và khuyếch trương, muốn biến toàn thế
giới tự do, thế giới dân chủ. Còn cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ thì khác,
Trung Quốc không xuất khẩu cách mạng, Trung Quốc kiên trì xây dựng đất nước
mang đặc sắc riêng của mình, và đưa đất nước mình hòa nhập vào thế giới đa
nguyên hoá.
- Rủi ro cạnh tranh khác nhau: Cạnh tranh
Xô - Mỹ là cạnh tranh mà lúc nào cũng chuẩn bị tiến hành chiến tranh thế giới
và chiến tranh hạt nhân, mấy lần khủng hoảng giữa hai bên đều chút nữa đưa tới
đại chiến có thể huỷ diệt nhân loại. Còn cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ, và mặt
quân sự có thể nói là cạnh tranh “không đưa tới chiến tranh Trung - Mỹ”, “không
đưa tới chiến tranh hạt nhân Trung - Mỹ”
- Nguyên tắc cạnh tranh khác nhau: Cạnh
tranh chiến lược Xô - Mỹ là tuân theo nguyên tắc “cộng 0” anh sống tôi chết,
anh thắng tôi bại, anh suy tôi thịnh. Còn cạnh tranh Trung - Mỹ là cạnh tranh
không phải lấy đánh đổ hay “chiến thắng” đối phương làm mục đích, về tổng thể
mà nói nổi bật rõ đặc điểm hợp tác, cùng có lợi, cùng thắng lợi, cùng vinh
quang. Thế giới này không thể không có Mỹ, trái đất này cũng không thể không có
Trung Quốc. Nước Mỹ trong tương lai
không thể tách rời một Trung Quốc phồn vinh, Trung Quốc trong tương lai cũng cần
một nước Mỹ phồn vinh.
- Kết quả cạnh tranh khác nhau: Cạnh tranh
chiến lược Xô - Mỹ khiến cả thế giới rất căng thẳng, giá phải trả rất cao. Còn
cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ sẽ là quá trình mang tính sáng tạo. Cạnh tranh
Trung - Mỹ trên các mặt chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự đều sẽ có sáng tạo mới, sẽ là cạnh tranh nước lớn kể
từ khi hình thành cộng đồng quốc tế thời kỳ cận đại và sẽ sáng tạo ra nền văn
minh mang tính cạnh tranh, đưa cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trên thế
giới bước vào giai đoạn văn minh mới, khiến thế giới văn minh hơn, hoà bình
hơn, dân chủ hơn, phát triển hơn. Cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ sẽ là cạnh tranh theo kiểu “chạy đua” trên đường đua quốc
tế, khác với kiểu cạnh tranh “chinh chiến” trong giai đoạn xảy ra hai cuộc chiến
tranh thế giới cũng khác với kiểu cạnh tranh “Chiến tranh lạnh ” diễn ra sau
chiến tranh thế giới thứ hai, đưa cạnh tranh chiến lược của cộng đồng quốc tế
lên giai đoạn mới – giai đoạn thứ ba. Cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia
là sự thể hiện trật tự chiến lược, quy luật chiến lược, văn hoá chiến lược, văn
minh chiến lược của cộng đồng quốc tế. Mỹ không thể dùng tư duy và mô hình cạnh
tranh tiến hành với Liên Xô để đối phó với thực tiễn cạnh tranh chiến lược của
Trung Quốc.
Muốn Mỹ phồn vinh cũng phải để cho Trung Quốc phồn vinh
Nhân tố quan trọng quyết định Trung - Mỹ chỉ có thể đi theo con đường
cạnh tranh mới theo kiểu “đua điền kinh” là mối liên hệ lợi ích kinh tế giữa
hai bên ngày càng chặt chẽ, chỉ có thể cùng nhau đi theo quy luật thương mại tiến
tới phồn vinh… Trước đây Mỹ và Anh có sự giao lưu mậu dịch chặt chẽ. Anh dựa
vào Mỹ để nhập khẩu lương thực, còn Mỹ lại là thị trường lớn nhất của Anh về
hàng dệt, đặc biệt là Anh có cơ hội đầu tư lớn ở Mỹ. Thập kỷ 50 của thế kỷ 19,
lượng trái phiếu chính phủ Mỹ mà người Anh nắm giữ bằng tổng số trái phiếu của
toàn bộ các nước Châu Âu khác cộng lại. Năm 1857, cổ phiếu của 7 tuyến đường sắt
của Mỹ được đưa lên thị trường giao dịch cổ phiếu Luân Đôn với trị giá lên tới
80 triệu bảng Anh. Thủ tướng Anh
Liverpool đã từng chỉ rõ “Bất kỳ ai muốn nước Anh phồn vinh thì cũng phải để
cho nước Mỹ phồn vinh”. Xem ra sự phát triển mậu dịch Trung - Mỹ trong gần 30
qua cho đến nay đã đạt được triển vọng về quy mô và tương lai, cũng như vậy có
thể thấy một hiện thực là: “Bất kỳ ai muốn Mỹ phồn vinh thì cũng phải để cho
Trung Quốc phồn vinh”.
Trên mạng của Pháp đã từng xuất hiện đề nghị “Hạn chế hàng Trung
Quốc”, nhưng lập tức trên mạng có hồi âm: “Kiềm chế hàng Trung Quốc, trước hết
chúng ta phải cởi hết quần áo, vứt ra cửa số điện thoại di động, con chuột, bàn
phím, màn hình máy tính, đồng hồ, linh kiện ô tô, xe máy… Liệu mọi người có làm
được điều này không ? Hiện nay trên toàn thế giới mỗi người mỗi năm phải dùng đến
1 đôi giầy của Trung - Quốc, cần đến 2 mét vải của Trung Quốc, phải mặc 3 chiếc
áo do Trung Quốc chế tạo. Người tiêu dùng phương Tây không thể tách rời sản phẩm
do Trung Quốc chế tạo. Những trái phiếu đô la Mỹ mà Trung Quốc dùng ngoại tệ
thu được từ xuất khẩu để mua đã hỗ trợ sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Nếu kinh tế Trung Quốc đổ vỡ thì sẽ là một tai hoạ cho thế giới, tốc độ tăng
trưởng của Trung Quốc chậm lại điều này cũng sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng
cho kinh tế thế giới. Một số học giả phương Tây đã nhìn thấy rằng việc tạo nên
mối đe doạ không phải là do sự phát triển của Trung Quốc, mà lại có thể nảy
sinh từ khó khăn và thất bại của Trung Quốc . Từ ý nghĩa này mà nói quả thực là
“Trung Quốc phát triển, Mỹ được lợi, thế giới cũng được lợi ”.
Trung Quốc và Mỹ cùng
sáng tạo ra “nền văn hoá mới cạnh tranh giữa các nước lớn”
Việc đưa cuộc cạnh tranh chiến lược giữa quốc gia đứng đầu và quốc
gia tiềm tàng đứng đầu từ “quyết đấu”, “đấu quyền anh” chuyển sang “điền kinh”,
đi vào quỹ đạo của “cuộc chạy đua” là một cuộc cách mạng chính trị quốc tế, là
sự sáng tạo mang tính lịch sử của văn hoá cạnh
tranh giữa các nước lớn. Về mặt này sự xuất hiện của Liên minh châu Âu
là một sáng tạo vĩ đại, có ý nghĩa sâu xa đối với Trung Quốc và Mỹ trong thế kỷ 21.
Trong hơn 1100 năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, giữa Pháp
và Đức tổng cộng có hơn 200 cuộc chiến tranh, cứ 5 năm lại xảy ra một lần.
Trong cuộc đối kháng và chiến tranh kéo dài hàng nghìn năm này, kẻ thua thì thảm
bại, kẻ thắng cũng thắng lợi một cách thảm hại, bài học cay đắng về việc cả hai
đều bị tổn thương đã khiến họ nảy sinh trí tuệ chính trị. Sự thay đổi to lớn của
cục diện châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến trào lưu tư tưởng
“Liên hợp Châu Âu” thống nhất Châu Âu
hình thành từ lâu lại nổi lên. Ngay từ năm 1942, Churchill đã suy nghĩ đến việc
làm thế nào chấn hưng lại uy phong của Châu Âu sau chiến tranh. Ông đã đưa ra ý
tưởng “Hợp chủng quốc châu Âu”. Tháng 3/1943, Đại hội toàn Châu Âu lần thứ 5 đã
tiến hành ở New York, chủ trương xây dựng liên minh Châu Âu sau chiến tranh.
Tháng 9/1946, tại trường Zurich Churchill đã phát biểu diễn thuyết với nhan đề
“Bi kịch châu Âu”, kêu gọi thành lập một tổ chức theo kiểu “Hợp chủng quốc Châu
Âu”. Tháng 5/1948, “Đại hội Châu Âu” triệu tập tại Hague, có khoảng 800 đại biểu
của các nước tham dự, bao gồm nhiều chính trị gia nổi tiếng như Churchuill,
Adenauer, VanZeeland… Đại hội đã đưa ra “Thư gửi nhân dân châu Âu”, bày tỏ hy vọng
muốn có một Châu Âu thống nhất, mộn hiến pháp nhân quyền của Châu Âu, và toà án
thực hiện hiến pháp. Những người theo chủ nghĩa liên bang khi đó yêu cầu xây dựng
một chính phủ liên bang có quyền lực quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ
hai, thủ tướng Liên bang Đức Adenauer và tổng thống Cộng hoà Pháp DeGaulle đã
thành công trong việc xoá bỏ mối hận thù mấy trăm năm giữa hai nước. Tổ chức
Liên minh châu Âu với sự thúc đẩy của cỗ máy Pháp và Đức đã hình thành thị trường thống nhất, tiền
tệ thống nhất, xây dựng nên nghị viện và lực lượng quân đội chung, một thể liên
hợp khu vực siêu mạnh đã ra đời.
Hợp tác và phát triển của Châu Âu sau chiến tranh là một kỳ tích.
Brzezinski nói: “Tôi cho rằng châu Âu quả thực là người đi tiên phong. Việc Mỹ
coi thường thể liên hợp Châu Âu, thậm chí phê phán là một sai lầm… Châu Âu trên
cơ sở nhận thức chung, và bình đẳng, đã thử nghiệm sáng tạo ra một cơ cấu quốc
gia siêu việt. Tôi cho rằng nhìn về góc độ lâu dài, thế giới cũng sẽ được tổ chức
như vậy… Cho nên thử nghiệm của Châu Âu là vô cùng quan trọng. Thành công của
thử nghiệm n ày là có lợi cho lợi ích chung của chúng ta… Châu Âu không phải là
cơ cấu trừu tượng, nó là sự thể hiện giao lưu giữa các quốc gia và sự thay đổi
của đời sống nhân dân”. Giáo sư Viện chính trị học Kennedy thuộc trường đại học
Harvard Joseph Nye trong khi trả lời phỏng vấn đã nói: “Liên minh châu Âu là một
thử nghiệm độc đáo trong lịch sử thế giới. Trước đây có một số nước liên hợp lại
thành lập liên bang, giống như Mỹ thế kỷ 18. Nhưng Châu Âu rất độc đáo. Nó
không phải là một liên bang, mà là xây dựng một liên minh có mối quan hệ chặt chẽ hơn so với các tổ chức quốc tế khác,
mà các nước lại không mất đi địa vị quốc tế của mình. Hình thức này rất là tốt
đẹp vì nó xoá bỏ đi quan hệ cạnh tranh đưa tới đấu tranh lẫn nhau giữa các nước
Châu Âu trong thế kỷ trước, từ đó tránh được hậu quả mang tính phá hoại. Hiện
nay không thể tưởng tưởng được giữa Pháp và Đức lại có thể nổ ra chiến tranh.
Liên minh châu Âu sẽ luôn tồn tại và nó sẽ có ích cho kinh tế và chính trị Châu
Âu, và cũng sẽ tiếp tục phát triển. Một số người cho rằng nó sẽ phát triển
thành liên bang, Châu Âu sẽ có một ngày trở thành một quốc gia, giống như Mỹ,
nhưng tôi hoài nghi về khả năng này. Tôi đánh giá cao về sự phát triển của Liên
minh châu Âu, nhưng tôi không cho rằng nó sẽ phát triển thành một quốc gia liên
bang lớn nhất”.
Tiến trình thống nhất châu Âu lạc quan hơn nhiều so với dự đoán của
các nhà chính trị. Ngày 3/11/2009, Liên minh châu Âu thông qua “Hiệp ước Lisbon”. Sau đó không lâu
lại đề cử chức “tổng thống” và “ngoại trưởng” - một liên minh châu Âu với hình
thức “bán quốc gia” đang xuất hiện trước mọi người.
Nếu như nói quan hệ giữa các nước lớn châu Âu đã trải qua một sự
chuyển biến mang tính lịch sử từ chiến tranh cho đến hợp tác, rồi xây dựng một quốc gia thống
nhất; nếu như nói Liên minh Châu Âu là sự sáng tạo vĩ đại đầu tiên trong cuộc cạnh
tranh giữa các nước lớn sau chiến tranh, thế thì cạnh tranh chiến lược Trung -
Mỹ trong 50 năm tới sẽ là sự sáng tạo thứ hai, tức tạo ra mô hình cạnh tranh
Trung - Mỹ sẽ vĩ đại hơn so với sự sáng tạo của Liên minh Châu Âu là liên minh
“đồng nhất” là sự sáng tạo của mối quan hệ quốc gia có ý thức hệ và chế độ xã hội
tương đồng, là sự sáng tạo trong phạm vi khu vực châu Âu, có sự hạn chế của nó.
Còn việc sáng tạo thành công mô hình mới cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ là sự
sáng tạo có ý nghĩa toàn cầu sâu xa được thực hiện trên tầm cao chiến lược giữa
quốc gia đứng đầu và quốc gia tiềm tàng đứng đầu, giữa hai quốc gia có chế độ
xã hội và ý thức hệ khác nhau, vì thế nó sẽ có cống hiến vĩ đại hơn cho việc
xây dựng thế giới dân chủ, thế giới hợp tác, thế giới văn minh, thế giới hài
hòa.
0 comments
Post a Comment