CHƯƠNG 2
ĐỐI ĐẦU THẾ KỶ - CUỘC CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỊA VỊ “QUỐC GIA ĐỨNG ĐẦU” GIỮA
TRUNG QUỐC VÀ MỸ
------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bước vào thế kỷ 21, quan hệ Trung - Mỹ cần phải định vị lại. Mỹ hiện là quốc gia đứng đầu, còn Trung Quốc là quốc gia tiềm tại đứng đầu. Quan hệ Trung - Mỹ trong giai đoạn mới chính là một kiểu quan hệ giữa quốc gia đứng đầu với quốc gia tiềm tại đứng đầu. Kiều quan hệ này là một kiểu quan hệ hợp tác chiến lược để giải quyết các vấn đề lớn toàn cầu, đồng thời còn là quan hệ cạnh tranh chiến lược xung quanh việc tranh giành địa vị quốc gia đứng đầu mà tiến hành.
Trong toàn bộ mối quan hệ quốc tế của một thời đại thì quan hệ cạnh
tranh giữa các nước lớn chủ đạo toàn bộ các mối quan hệ quốc tế. Mà vấn đề cốt
lõi của sự cạnh tranh giữa các nước lớn chính là cạnh tranh vị trí quốc gia đứng
đầu. Do đó, trong toàn bộ hệ thống lớn của quan hệ quốc tế, giữa quốc gia đứng
đầu với quốc gia tiềm tại đứng đầu là quan hệ mang tính quyết định, là đỉnh cao
của toàn bộ quan hệ quốc tế, là “mấu chốt”của toàn bộ quan hệ quốc tế.
Đứng trên đỉnh cao này, nắm giữ phương hướng chủ đạo trên, nắm bắt
mấu chốt đó, thì có thể vươn tới nắm bắt được điều cốt lõi, chiếm thế chủ động
trong chiến lược. Vì thế, việc nghiên cứu đặc điểm và quy luật của quan hệ giữa
quốc gia đứng đầu với quốc gia tiềm tại đứng đầu là một việc có ý nghĩa chiến
lược.
Mâu thuẫn giữa quốc gia
đứng đầu với quốc gia tiềm tại đứng đầu là mâu thuẫn cơ bản của xã hội quốc tế
Mâu thuẫn giữa quốc gia đứng đầu với quốc gia tiềm tại đứng đầu với
tư cách là mâu thuẫn cơ bản của cộng đồng quốc tế, không dễ bị lay chuyển bởi ý
chí của quốc gia tiềm tại đứng đầu.
Do quốc gia đứng đầu với quốc gia tiềm tại đứng đầu đều là các nước
có tầm ảnh hưởng, sức mạnh tổng hợp và tiềm lực phát triển lớn nhất thế giới,
nên sự cạnh tranh giữa các nước này không chỉ quyết định địa vị quốc gia của từng
nước, mà còn quyết định trật tự chiến lược của toàn thế giới, quyết định diện mạo
và tiền đồ của thế giới. Do đó, mâu thuẫn giữa quốc gia đứng đầu với quốc gia
tiềm tại đứng đầu là mâu thuẫn ảnh hưởng và khống chế mâu thuẫn quốc tế khác,
là mâu thuẫn cơ bản của xã hội quốc tế.
Hai cuộc đại chiến thế giới là kết quả của nảy sinh mâu thuẫn quốc
tế. Mâu thuẫn quốc tế dẫn tới hai cuộc đại chiến thế giới là cái gì? Chính là
mâu thuẫn giữa quốc gia đứng đầu với quốc gia tiềm tại đứng đầu. Các nước cạnh
tranh giành bá quyền thế giới với Anh đều là các quốc gia tiềm tại đứng đầu,
trong đó có cả Mỹ. Khác biệt ở chỗ, do quốc gia muốn cùng Anh tranh giành bá
quyền thế giới không chỉ có một, nên đã xuất hiện mâu thuẫn giữa một quốc gia đứng
đầu với vài quốc gia tiềm tại đứng đầu. Điều này còn khiến mâu thuẫn ngày càng
phức tạp, cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Quốc gia tiềm tại đứng đầu như Đức đã áp dụng “cạnh tranh đối kháng” với quốc
gia đứng đầu là Anh, còn Mỹ lại tiến hành “liên kết để cạnh tranh’ với Anh. Tuy
nhiên điều này không thể làm thay đổi thực chất của hai cuộc đại chiến thế giới,
tức là giải quyết mâu thuẫn giữa quốc gia đứng đầu với quốc gia tiềm tại đứng đầu,
cuối cùng thực hiện việc thay đổi và chuyển giao địa vị quốc gia đứng đầu.
Phương hướng chủ đạo của quan hệ quốc tế trong thời kỳ hai cuộc đại chiến chính
là quan hệ đối kháng, đấu tranh mâu thuẫn giữa quốc gia đứng đầu với quốc gia
tiềm tại đứng đầu. Quan hệ này đang ảnh hưởng và quyết định tính chất cũng như phương hướng của toàn bộ
quan hệ quốc tế.
Kéo dài gần nửa thế kỷ, chiến tranh lạnh cũng là sản vật của mâu
thuẫn cơ bản quốc tế hình thành từ mâu thuẫn giữa quốc gia đứng đầu với quốc
gia tiềm tại đứng đầu lúc bấy giờ. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội quốc tế trong thời
kỳ chiến tranh lạnh không phải là mâu thuẫn hình thái ý thức, không phải là mâu
thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội, không phỉa là mâu thuẫn giữa
quốc gia đang phát triển với quốc gia phát triển, mà là mâu thuẫn giữa quốc gia
đứng đầu với quốc gia tiềm tại đứng đầu. Trong thời kỳ này, Mỹ là quốc gia đứng
đầu, còn Liên Xô là quốc gia tiềm tại đứng đầu. Thắng lợi trong Chiến tranh lạnh
của Mỹ là thắng lợi của cuộc chiến bảo vệ ngôi vị đứng đầu, thất bại trong chiến
tranh lạnh của Liên Xô là thất bại của quốc gia tiềm tại đứng đầu hướng tới vị
trí đứng đầu.
Trỗi dậy và ngăn chặn là hình thái cơ bản của cuộc cạnh
tranh chiến lược giữa cuốc gia đứng đầu với quốc gia tiềm tại đứng đầu
Quốc gia đứng đầu giành được địa vị bá quyền luôn lấy việc duy trì
địa vị đứng đầu của mình làm lợi ích cốt lõi, luôn lo lắng quốc gia tiềm tại đứng
đầu thay thế cho mình. Ngăn chặn và gây sức ép đối với quốc gia tiềm tại đứng đầu
là “bản tính” của quốc gia đứng đầu, là “sự tư lợi quốc gia” mà quốc gia đứng đầu
không thể khắc phục được. Trong khi quốc gia tiềm tại đứng đầu lại luôn muỗn trỗi
dậy, muốn đột phá vòng vây, muốn tiến tới mục tiêu số một thế giới. Do đó, sự
trỗi dậy của quốc gia tiềm tại đứng đầu với sự ngăn chặn của đương kim quốc gia
đứng đầu đã trở thành hình thức biểu hiện chủ yếu của cuộc đấu tranh mâu thuẫn
giữa hai bên. Trong cuộc đấu tranh giữa trỗi dậy và ngăn chặn, đã tập trung lợi
ích chiến lược nền tàng, nguy cơ chiến lược cũng như vận mệnh tiền đồ của quốc
gia đứng đầu với quốc gia tiềm tại đứng đầu.
Trong thời gian dài, nước Anh thực thi chính sách cân bằng lục địa
Châu Âu tức là không cho phép xuất hiện một quốc gia tiềm tại đứng đầu nào có
khả năng cạnh tranh với mình. Trong khi đó, Mỹ lại áp dụng chiến lược quan trọng
chiến tranh lạnh, cuối cùng đã ngăn chặn sự tiến tới quốc gia đứng đầu Liên Xô,
là một hình mẫu điển hình ngăn chặn thành công.
Trong cuộc đấu tranh giữa trỗi dậy và ngăn chặn, liệu trỗi dậy có
phải là tiến bộ và vẻ vang, còn ngăn chặn chính là bảo thủ và phản động hay
không ? Điều này cần phải tiến hành phân tích cụ thể. Ví dụ như sự trỗi dậy của
các nước phát xít trên thế giới chính là phản động: ngăn chặn các quốc gia phát
xít mang nghĩa tích cực. Trong chiến tranh lạnh. Mỹ và Liên Xô tiến hành đấu
tranh ngăn chặn và trỗi dậy, từ ý nghĩa tranh giành bá quyền thế giới, đều là
đi ngược lại trào lưu lịch sử và tinh thần thời đại hoà bình và phát triển. Do
đó, cần phải phân biệt tính chất không giống nhau của trỗi dậy, của ngăn chặn
không phải là sự trỗi dậy nào cũng tốt, cũng như không phải sự ngăn chặn nào cũng
đều xấu.
Từ thế kỷ 20 đến nay, lịch sử thế giới xuất hiện cuộc đấu tranh giữa
ngăn chặn và trỗi dậy, chủ yếu trải qua hai giai đoạn Anh, Mỹ đối đầu với Đức,
Nhật và Mỹ đối đầu với Liên Xô. Có người cho rằng vài chục năm tới Mỹ sẽ bao
vây và ngăn chặn Trung Quốc, sẽ là giai đoạn thứ ba. Mâu thuẫn trong giai đoạn
thứ nhất và giai đoạn thứ hai đều mang tính đối kháng, biện pháp giải quyết mâu
thuẫn là chiến tranh và chiến tranh lạnh. Mâu thuẫn của giai cấp thứ ba là cạnh
tranh văn minh, cạnh tranh và hợp tác cùng tồn tại là văn minh nhất.
Mỹ mắc triệu chứng “đứng đầu”
Sau khi giành thắng lợi trong Chiến tranh lạnh, chỉ mấy năm sau,
nước Mỹ đã mắc phải triệu chứng “đứng đầu”, lâm vào căn bệnh thần kinh phức tạp
khó mà tự thoát khỏi, luôn lo lắng buồn phiền, tự phụ, sợ hãi, mâu thuẫn…
Nỗi sợ hãi của “nước Mỹ
đứng đầu”
Sau chiến tranh lạnh, Mỹ đã lấy mục tiêu chiến lược quốc gia và lợi
ích chiến lược để định vị việc thành lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo,
bảo đảm địa vị đặc thù quốc gia đứng đầu của Mỹ không vấp phải sự đe doạ và
thách thức nào. Mỹ cho rằng thách thức nghiêm trọng nhất đến từ lục địa Âu – Á,
đồng thời khẳng định quốc gia tiềm tại đứng đầu thách thức Mỹ ở chính lục địa
này.
Năm 1997, chuyên gia chiến lược người Mỹ, Brzezinski từng cho rằng:
“Sau chiến tranh lạnh, nước Mỹ đã trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới,
điều này đã khiến Mỹ càng cần phải có một chiến lược lục địa Á – Âu toàn diện
và hoàn chỉnh. Do về chính trị, phần lớn các quốc gia tương đối ngạo mạn và
tương đối mạnh đều phân bố tại lục địa Á – Âu; về lịch sử, tất cả những toan
tính trở thành cường quốc thế giới đều xuất phát từ lục địa Á – Âu; dân số lớn
nhất thế giới và có các quốc gia ôm tham vọng bá quyền khu vực như Trung Quốc
và Ấn Độ đều ở trên lục địa này. Về kinh tế và chính trị, việc hình thành quốc
gia tiềm tàng thách thức địa vị bá quyền của Mỹ cũng đều từ lục địa Á – Âu; sáu
cường quốc kinh tế và chi phí quân sự cao nhất xếp ngay sau Mỹ cũng đều đến tự
lục địa này. chỉ có một nước lớn hạt nhân công khai không ở lục địa này, và cũng
chỉ có một quốc gia sở hữu hạt nhân không công khai không nằm trên lục địa này.
Khu vực này chiếm 75% dân số thế giới, chiếm 60% tổng sản phẩm nội thế giới cũng
như 75% dự trữ năng lượng thế giới. Sức mạnh của các quốc gia lục địa Á – Âu kết
hợp lại thậm chí còn vượt qua cả Mỹ. Do lục địa Á- Âu là trung tâm thế giới, nếu
một quốc gia kiểm soát được lục địa này, thì có thể tạo ra ảnh hưởng mang tính
quyết định đối với hai trong số ba khu vực có năng lực kinh tế mạnh nhất là Tây
Âu và Đông Á. Xem bản đồ thế giới có thể hiểu ngay rằng nếu một quốc gia kiểm
soát được lục địa này, thì có thể tạo ra ảnh hưởng mang tính quyết định đối với
hai trong số ba khu vực có năng lực kinh tế mạnh nhất là Tây Âu và Đông Á. Xem
bản đồ thế giới có thể hiểu ngay rằng nếu một quốc gia kiểm soát được được lục địa Á – Âu thì dường như đã kiểm soát được
Trung Đông và Châu Á. Xét từ vai trò lục địa Á – Âu ngày nay đang đóng góp có ý
nghĩa mang tính quyết định trên bàn cờ địa – chính, cho nên việc các lực lượng ở
lục địa Á – Âu làm thế nào chi phối địa vị cường quốc số một cũng như di sản lịch
sử của Mỹ là điều có ý nghĩa quan trọng mang tính quyết định”.
Brzezinski cho rằng địa vị nước lớn đứng đầu thế giới của Mỹ là lợi
ích quốc gia cốt lõi của Mỹ, thực chất chiến lược toàn cầu của Mỹ chính là
không cho phép xuất hiện bất kỳ cường quốc thế giới nào có thể đối kháng với Mỹ.
Khi quốc gia tiềm tàng đứng đầu chắc chắn xuất hiện tại lục địa Á – Âu, thì phải
tiến hành chiến lược dự phòng. Brzezinski cho rằng Mỹ cần phải có một loạt chiến
lược địa duyên lục địa Á – Âu mang tính thực thi liên tục – trong đó có chiến
lược ngắn hạn khoảng 5 năm, chiến lược trung hạn khoảng 20 năm và chiến lược
dài hạn kéo dài hơn 20 năm – “nhằm ngăn ngừa xuất hiện một liên minh thù địch
cuối cùng có khả năng thách thức đối với vị trí số một của Mỹ, chứ chưa c ần
nói tới toan tính của một quốc gia nào đó dám thách thức Mỹ, cho dù khả năng
này cực kỳ nhỏ”. Có thể thấy, nước Mỹ đã mắc phải “triệu chứng khủng hoảng đứng
đầu” - nỗi lo sợ quốc gia tiềm tàng đứng đầu đến từ khu vực Á – Âu.
Sự tự phụ của ‘nước Mỹ đứng đầu”
Sự tự phụ của Mỹ xuất phát từ sự tự tin vào sức mạnh to lớn của
mình và cũng xuất phát từ nhận thức từ này về sau khó mà hình thành một liên
minh chống với Mỹ. Trên tạp chí “Ngoại giao”, “Stephen G. Brooks và William C.
Wohlforth từng nói: “Nhà bình luận chính trị người Đức Cerf cho rằng lịch sử
nói cho chúng ta biết quốc gia bá quyền luôn tự kết thúc sự nghiệp của mình.
Các cường quốc thứ hai, thứ ba, thứ tư thế giới sẽ cùng nhau thành lập liên
minh có tính đối kháng cũng như vạch những âm mưu đánh bại quốc gia bá quyền
này. Điều này ứng nghiệm đối với Napoleon, và cũng ứng nghiệm tương tự đối với Louiz
14, Hitle và Stanlin. Sự bá quyền sẽ càng dẫn tới sức mạnh chống bá quyền lớn mạnh
hơn, đây là quy tắc từ xa xưa của nền chính tri thế giới”. Tuy nhiên, luận điểm
trên không nhận thức được rằng địa vị sau Chiến tranh lạnh của Mỹ có thể thuận
theo trào lưu của lịch sử. Vị trí địa lý hết sức thuận lợi đã khiến Mỹ không dễ
bị tấn công, và mối đe doạ của Mỹ đối với
các quốc gia khác cũng nhỏ hơn so với các quốc gia bá quyền trước đây. Một
số quốc gia thách thức tiềm tàng quan trọng như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Đức
lại có tình hình khác so với Mỹ. Trong khi tự tăng cường năng lực quân sự đồng
thời kiềm chế Mỹ, nhưng các nước này rất khó tránh khỏi việc tạo nên sự đe doạ
đối với các nước láng giềng. Tuy sức mạnh của Mỹ thu hút rất nhiều sự chú ý
trên phạm vi toàn cầu, song các quốc gia lại thường quan tâm tới sự phân bố lực
lượng ngay tại khu vực cận kề nước đó, chứ không phải thế cân bằng mang tính
toàn cầu. Cho dù bất kỳ quốc gia tiềm tàng nào phát động tấn công đối với Mỹ,
thì sẽ vấp phải sự kiềm chế bởi những cố gắng muốn giữ cân bằng của các quốc
gia thuộc khu vực sở tại. Bản thân khả năng huy động nhanh chóng sức mạnh to lớn
của Mỹ cũng đã tạo nên sự kiềm chế, hoặc khi cần thiết quyết định loại bỏ mối
đe doạ mới xuất hiện” và ‘việc làm cân bằng quyền lực trong lịch sử, đã làm nây
sinh một loạt các quốc gia muốn duy trì hiện trạng, muốn ngăn ngừa một quốc gia
theo chủ nghĩa xét lại đang nổi lên. Thêm vào đó, hiện nay nhiệm vụ hàng đầu của
Mỹ là duy trì tính chất hiện trạng. Trong 10 năm tới, một số cường quốc quan trọng
trong hệ thống quốc tế sẽ luôn duy trì quan hệ liên minh với Mỹ, hơn nữa từ kiểu
quan hệ này sẽ giành được lợi ích thực chất. nếu các nước này lựa chọn cân bằng
quyền lực với Mỹ, không chỉ phải từ bỏ các lợi ích trên, mà còn phí sức tìm cách
thành lập một liên minh lâu dài dưới sự giám sát gắt gao của Mỹ.
Nước Mỹ tự phụ cho rằng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc cho dù vượt
qua Mỹ, thì cũng khó mà tranh cao thấp với Mỹ. Stephen G. Brooks và William C.
Wohlfrth còn phát biểu rằng: “phần lớn cá nhà phân tích nghiên cứu đối thủ
ngang sức ngang tài trong tương lai của Mỹ đều đổ dồn vào Trung Quốc. Bởi vì nước
này là quốc gia tiềm tàng duy nhất trong tương lai vài chục năm tới có khả năng
đuổi kịp quy mô k inh tế của Mỹ. Song cho dù cuối cùng Trung Quốc đuổi kịp Mỹ về
tổng sản phẩm quốc nội, thì khoảng cách năng lực trên phương diện địa lý, quân
sự, kỹ thuật của Trung Quốc đã ngày càng trở nên không mấy tự tin và cho rằng
trong thời gian ngắn, Trung Quốc không có năng lực này. Thống kê mới nhất của
Trung Quốc cho thấy đến năm 2020, sức mạnh của Trung Quốc chỉ bằng từ 1/3 –
1/2 sức mạnh của Mỹ. 50% sức lao động của
Trung Quốc làm nông nghiệp, trong khi bộ phận thuộc ngành sản xuất kỹ thuật cao
trong nền kinh tế nước này có quy mô nhỏ. Trong thập niên 90, chi phí cho việc
nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật của Mỹ gấp 12 lần Trung Quốc. Phần lớn số vũ khí của Trung Quốc
lạc hậu vài chục năm so với của Mỹ. Trung Quốc cũng không thể thay đổi sự yếu
thế về vị trí địa lý và sẽ bị một số quốc gia có khả năng và động cơ kiềm chế
Trung Quốc bao vây”. Do đó, có thể dự đoán trong tương lai Mỹ sẽ không phải đối
diện với thách thức mang tính toàn cầu. Không có quốc gia nào hay tập đoàn quốc
gia nào muốn tự mình lâm vào tình cảnh đối với Mỹ”. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Mỹ bỏ ra 5% - 14% tổng sản phẩm quốc nội đầu tư cho chí phí quân sự, đồng thời
duy trì khả năng răn đe hạt nhân rộng rãi. Để thể hiện quyết tâm, và danh dự của Mỹ, trong hai cuộc chiến tại
châu Á, 85.000 người Mỹ đã bỏ mạng. Trong thời gian này, nhiều tổng thống Mỹ đã
vận dụng chính sách “bên bờ hạt nhân, lấy việc leo thang xung đột để thực hiện
sự hủy diệt hạt nhân mang tính toàn cầu”. “Trong vài chục năm tới, không có quốc gia nào có thể lấy ưu thế về năng lượng, vị
trí địa lý và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế kết hợp lại để đọ sức với Mỹ.
Sự bá đạo của “nước Mỹ đứng đầu”
Sự bá đạo của Mỹ biểu hiện xấu nhất ở sự lũng đoạn của nó trên
cương vị quốc gia đúng đầu. Năm 1998, trong báo cáo “chiến lược an ninh quốc
gia thế kỉ mới”, Mỹ nêu rõ mục tiêu của nước này chính là “cần lãnh đạo toàn bộ
thế giới”, quyết không để bất kì nước lớn nào nước nào hay tập đoàn quốc gia
nào tạo ra thách thức đối với đía vị lãnh đạo này. Thág 2/1994, giới lãnh đạo Mỹ
lại tuyên bố nền tảng của ngoại giao Mỹ trong thế kỉ 21 là thế giới “cần có và
và chỉ có khả năng có một nhà lãnh đạo duy nhất”, cần đưa tất cả quốc gia gia
nhập “hệ thống thế giới tự do”.
Trong báo cáo “chiến lược an ninh quốc gia” công bố hồi tháng
9/2002,chính phủ mĩ công khai tuyên bố “không cho phép bất kì nước nào trỗi dậy”,
“không cho phép bất kì thế lực nước ngoài nào thách thức sức mạnh của Mỹ giống
như thời kì Chiến tranh lạnh ”.
Cuộc đọ sức Trung – Mỹ
là cuộc đọ sức văn minh
Lối thoát của nước Mỹ đứng đầu
nằm ở đâu ? Lối thoát chính là cần từ bỏ triệt để tư duy Chiến tranh lạnh,
thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn ngăn chặn bá quyền, xây dựng quan hệ hợp tác chiến
lược kiểu mới với quốc gia tiềm tàng đứng đầu Trung Quốc. Đây là lợi ích chung
của Mĩ với Trung Quốc, và cũng tạo ra nhu cầu đối với hoà bình thế giới.
Mỹ là quốc gia bá quyền
văn minh nhất, Trung quốc là quốc gia trỗi dậy văn minh nhất
Mỹ là quốc gia bá quyền văn minh nhất trong lịch sử thế giới cận đại,
còn Trung Quốc lại là quốc gia trỗi dậy văn minh nhất từ lịch sử cận đại thế giới
đến nay. So sánh Trung Quốc với Mỹ, Trung Quốc lại là quốc gia văn minh hơn Mỹ.
Do đó, quyết định cuộc cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ xoay quanh cuộc tranh
giành vị trí quốc gia đúng đầu sẽ là cuộc cạnh tranh văn minh văn minh nhất
trong lịch sử loài người. cuộc cạnh tranh giữa hai nền văn minh lớn này chắc chắn
sẽ hình thành và thiết lập ra một “cuộc cạnh tranh văn minh” kiểu mới, tạo ra
hình thức mới cạnh tranh giữa các nước lớn, khiến cuộc cạnh tranh giữa các nền
văn minh đi vào quỹ đạo văn minh đích thực, từ đó giảm bớt cái giá của cuộc cạnh
tranh giữa các nước lớn, giảm chi phí cho sự tiến bộ cộng đồng quốc tế, nâng
cao lợi ích và hiệu quả của sự cạnh tranh văn minh.
Mỹ là một quốc gia bá quyền văn minh có những khác biệt quan trọng
với các quốc gia bá quyền khác ở chõ không đe doạ sự sinh tồn của các quốc gia
trỗi dậy, song muốn hạn chế và ngăn ngừa sự phát triển của các quốc gia trỗi dậy.
với ỹ nghĩa này, sự bá quyền của Mỹ là sự bá quyền có giới hạn, là ngăn ngừa có
giới hạn, là sự bá quyền tương đối văn minh.
Trong lịch sử quan hệ Trung – Mỹ, Mỹ từng thể hiện tính cách cường
quyền, bá quyền, và cũng biểu hiện đạc điểm tương đối văn minh của nước này. Liệt
Mỹ vào danh sách “chủ nghĩa đế quốc” rồi so sánh, dưới con mắt của người Trung
Quốc, “chủ nghĩa đế quốc Mỹ ” là chủ nghĩa đế quốc có chút lương tâm, là chủ
nghĩa đế quốc còn biết nói đạo lí, là chủ nghĩa đế quốc mà dân Trung Quốc ít
thù hận nhất.
Trung Quốc nổi dậy, nước
Mỹ hưởng lợi
Trung Quốc và Mỹ, hai bên không đánh thắng được nhau, đây là kết
luận của cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trung Quốc và Mỹ, không bên nào có thể cải
biến nhau: Trung Quốc đã sớm thay đổi tư duy cách mạng thế giới, còn Mỹ cũng
không thể thực hiện được diễn biến hoà bình, Tây hoá và phân hóa đối với Trung
Quốc. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá ngày nay, Trung Quốc và Mỹ cũng không tách
rời nhau, không thể thay thế nhau, hai nước chỉ có thể cạnh tranh cùng tồn tại,
cạnh tranh cùng có lợi, cạnh tranh hợp tác, cạnh tranh hoà bình mới có thể cùng
nhau tồn tại, cùng nhau vẻ vang, cùng thắng
lợi.
Không chỉ có vậy, trong quá trình Trung Quốc trỗi dậy hoà bình,
còn xuất hiện hiện tượng “Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, nước Mỹ hưởng lợi lớn”.
Mỹ là nước thu được lợi nhuận lớn nhất từ việc Trung Quốc trỗi dậy, trong cuốn
“Thế giới bằng phẳng” tóm tắt lịch sử thế kỷ 21”, học giả người Mỹ Thomas L.
Friedman từng nói: “Tốc độ phát triển như có cánh của Trung Quốc có thể ảnh hưởng
việc làm của công nhân ở một vài quốc gia có ngành công nghiệp chế tạo, song đối
với người tiêu dùng trên khắp thế giới mà nói, sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc lại
là món quà trời cho. Tạp chí “Fortune” số
ra ngày 10/4/2004 dẫn cá số liệu nghiên cứu của Margan Stanley cho biết từ khi
bước vào thập niên 90 của thế kỷ 20, các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc đã giúp
người tiêu dùng Mỹ tiết kiệm được 600 tỷ USD, giúp ngành chế tạo của Mỹ tiết kiệm
chi phí nhập khẩu linh kiện vô số. Những tiết kiệm chi phí trên đã giúp Cục dự
trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể duy trì mức lãi suất thấp, người dân có khả năng
mua nhà ở, thương gia còn có thể có nhiều vốn để tiến hành sáng tạo những sản
phẩm mới. Hiện tượng “Trung Quốc phát triển, thế giới hưởng lợi” “Trung Quốc
phát triển mạnh, nước Mỹ hưởng lợi lớn” này đích thực là kỳ quan trong lịch sử
thế giới.
Lợi ích bá quyền không thể trở thành lợi ích cốt lõi của quốc
gia đứng đầu
Quốc gia đứng đầu xuất hiện trong lịch sử cận đại thế giới đều lấy
địa vị bá quyền làm lợi ích cốt lõi của quốc gia để duy trì và bảo vệ, trong
khi quốc gia tiềm tàng đứng đầu lại luôn lấy việc giành địa vị bá quyền làm lợi
ích quốc gia để theo đuổi, kết qủa là dẫn tới vòng tuần hoàn ác tính giữa trỗi
dậy và ngăn chặn. Trong bầu không khí chủ nghĩa yêu nước như “lợi ích quốc gia
trên hết”, “lợi ích quốc gia thần thánh”, “lợi ích quốc gia muôn năm”, bất cứ
thứ gì chỉ cần được coi là “lợi ích quốc gia” thì đến thần thánh cũng không thể
xâm phạm, cần “sống chết để bảo vệ”. Còn “lợi ích cốt lõi” trong lợi ích quốc
gia, chính là “nằm bên trong”, “tuyệt đối không thể “xâm phạm”, có khi sẽ sống
mái với kẻ nào định “xâm phạm”. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, trong cộng đồng quốc
tế, đối với quốc gia đứng đầu mà nói, cái gì là lợi ích quốc gia cốt lõi ? Liệu
một quốc gia chỉ cần đi tới vị trí số một thế giới thì sẽ có lợi ích bá quyền
thế giới hay không ? Rõ ràng, thời đại lấy lợi ích bá quyền làm lợi ích quốc
gia cốt lõi của quốc gia đứng đầu nên hoàn toàn kết thúc. Thế giới hài hoà
trong tương lai chắc chắn cần quốc gia đứng đầu kiểu mới, không lấy lợi ích bá
quyền làm lợi ích quốc gia cốt lõi của quốc gia đứng đầu.
Đối với quốc gia đứng đầu là Mỹ mà nói mưu cầu và bảo vệ lơi ích
quốc gia cốt lõi là cái gì ? Trên thực tế là hai bộ phận: thứ nhất là lợi ích
do sức mạnh kinh tế và khoa học kỹ thuật tiên tiến của Mỹ dẫn đầu thế giới đưa
tới, đây là lợi ích quốc gia mà quốc gia đứng đầu nhất định phải có và cần phải
có; thứ hai là lợi ích do Mỹ dựa vào ưu thế quốc gia đứng đầu để tiến hành bá
quyền mà giành được, đây là lợi ích giành được với việc lấy bá quyền làm vốn,
là một kiểu bá quyền thu lợi và lợi ích bá quyền. Bộ phận lợi ích quốc gia này
là Mỹ thực hiện thông qua việc làm tổn hại lợi ích của quốc gia khác, chứ không
phải là lợi ích quốc gia chính đáng, việc theo đuổi và bảo vệ bộ phận lợi ích
này là nguồn gốc gây nên sự rối loạn thế giới và phá hoại thế giới hài hoà. Mỹ
quan ngại quốc gia tiềm tàng đứng đầu thách thức lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ,
trên thực tế là do ngại mất đi lợi ích thối nát giành được từ sự bá quyền thế
giới.
Trung Quốc hướng tới vị trí số một thế giới, thiết lập quốc gia đứng
đầu kiểu mới, hàm ý và ý nghĩa “kiểu mới” này là ở việc Trung Quốc không bao giờ
theo đuổi bá quyền thế giới, không mưu cầu lợi ích cốt lõi của quốc gia.
Giúp thế giới thoát khỏi “Thời đại luật rừng”: Trách nhiệm
chung của Trung Quốc và Mỹ
Trong tất cả cuộc tranh bá giữa các nước lớn từ lịch sử cận đại
đến nay, Mỹ là quốc gia bá quyền văn minh nhất, sự bá quyền của Mỹ là một kiểu
không giống với các kiểu bá quyền mới của các quốc gia khác; Trung Quốc là một
quốc gia trỗi dậy văn minh nhất, là một quốc gia quyết tâm kết thúc bá quyền
thế giới, nên cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở thành cơ hội
tốt nhất để cộng đồng quốc tế giành được tiến bộ mang tính lịch sử và đưa tới
những chuyển biến mang tính căn bản, có thể thiết lập ra một cục diện mới trên
thế giới, xuất hiện một thành quả tiến bộ chưa từng có trong lịch sử. Đó chính
là Mỹ trở thành quốc gia bá quyền cuối cùng trong lịch sử nhân loại, lịch sử
các quốc gia bá quyền thế giới sẽ chấm dứt tại nước Mỹ, đây là dự đoán và chiêm
nghiệm của giới chiến lược Mỹ. Đồng thời, trong lịch sử thế giới sẽ xuất hiện
một quốc gia đứng đầu không có tính chất bá quyền, đó chính là Trung Quốc.
Sự xuất hiện và tồn tại của quốc gia bá quyền là thích ứng với
“thời đại luật rừng” của cộng đồng quốc tế. Còn sự kết thúc của quốc gia bá
quyền với sự xuất hiện của quốc gia phi
bá quyền chắc chắn sẽ mang lại một “thế giới hài hòa ”, “thế giới dân chủ ”,
“thế giới pháp trị ” “thế giới văn minh ” mới cho loài người, chắc chắn sẽ kết
thúc ‘thời đại luật rừng ” của cộng đồng quốc tế. Việc sáng tạo một thế giới
như vậy là sứ mệnh của Trung Quốc, và còn là trách nhiệm của Mỹ.
0 comments
Post a Comment