CHƯƠNG 1
ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI: GIẤC MƠ TRĂM NĂM CỦA TRUNG QUỐC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tốc độ trỗi dậy của Trung Quốc rất nhanh, quy mô trỗi dậy rất lớn,
môi trường trỗi dậy rất phức tạp, mô hình trỗi dậy rất độc đáo, ảnh hưởng trỗi
dậy rất sâu sắc, không chỉ thế giới bên ngoài cảm thấy đột nhiên và bất ngờ,
chính bản thân người Trung Quốc cũng chưa chuẩn bị tốt. Khi tổng lượng kinh tế
Trung Quốc vượt Nhật Bản thì việc chuẩn bị tốt cho việc vươn tới vị trí "đứng
đầu thế giới" càng trở nên bức thiết.
Giá trị của việc “đứng dầu thế giới” là gì? Ý nghĩa của việc Trung
Quốc trở thành nước "đứng đầu thế giới" là gì? Người Trung Quốc đương
đại có đáng phấn đấu về việc "đứng đầu thế giới” này không? Nhận thức của
mọi người về vấn đề chưa nhất trí. Nhận thức chung hình thành về vấn đề này là
trước hết cần làm tốt "việc chuẩn bị về nhận thức". Có người cho rằng
Trung Quốc hiện nay còn bao nhiêu vấn đề hiện thực còn chưa giải quyết, thế thì
đi tranh cái danh hiệu "đứng đầu thế giới" làm gì?. Có người cho rằng
việc đi tranh danh hiệu "đứng đầu
thế giới" là việc vui rất lớn, nhưng còn quá xa vời đối với dân
chúng.
Có người cho rằng giải quyết tốt những vấn đề Trung Quốc còn thấp
kém là việc làm hiện thực hơn. Xem ra, mọi người đều nói có lý, điều then chốt
của việc thống nhất nhận thức là ở chỗ việc Trung Quốc trở thành nước “đứng đầu
thế giới” sẽ tạo ra môi trường và điều kiện chiến lược tốt hơn để giải quyết những
vấn đề cụ thể của Trung Quốc ở khởi điểm và tầm cao hơn.
“Trung Quốc số một” với tư cách là kết cục của cuộc cạnh tranh chiến
lược giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ có năm ý nghĩa mang tính tiêu chí sau:
- Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới là
kết quả của sự cạnh tranh lâu dài giữa nước đang phát triển lớn nhất thế giới
và nước phát triển nhất thế giới, nó chứng minh nước đang phát triển có thể trở
thành nước phát triển, thậm chí vượt lên các nước phát triển.
- Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới là
kết quả cạnh tranh giữa một nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới và một nước
tư bản chủ nghĩa lớn nhất thế giới, nó chứng minh tính ưu việt của chủ nghĩa xã
hội mang đặc sắc Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên tổng lượng sức sản xuất của một
nước Xã hội chủ nghĩa vượt qua một nứơc tư bản chủ nghĩa, lần đầu tiên ưu thế
chính trị của chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở ưu thế kinh tế xã hội
chủ nghĩa. Mô hình chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc do tạo nên kỳ tích
“đứng đầu thế giới”, nên cũng sẽ trở thành mô hình đứng đầu thế giới và tỏa
sáng khắp nơi. Trong thế giới cận đại, các nước Phương Tây luôn là những nước
sáng tạo và chiếm hữu nhiều của cải nhất. Sự trỗi dậy của Liên Xô sau chiến
tranh thế giới thứ hai đã tạo nên xu thế mạnh mẽ vượt Mỹ. Nhưng ngay cả khi
Liên Xô ở vào thời kỳ đỉnh cao thì sức mạnh kinh tế của Liên Xô cũng chỉ bằng
60% GDP của Mỹ. Trong 100 năm trước khi Mỹ xưng bá, các cường quốc Châu Âu cũng
thay nhau đứng đầu thế giới. Sau hai thế kỷ các nước phương Tây luôn đi đầu về
tổng lượng của cải thế giới thì đã xuất hiện bước ngoặt mang tính lịch sử: về
quy mô kinh tế các nước phương Tây đang dần dần bị các nước đang phát triển vượt
qua. Đến khoảng năm 2030, tổng lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Đến năm
2050 thứ tự của 3 thể kinh tế lớn nhất thế giới sẽ là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ.
Các nước phương Tây già nua cam chịu lùi về phía sau.
- Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới sẽ
mang lại ý nghĩa mới cho việc “so sánh văn minh” giữa nền văn minh phương Đông
với nền văn minh phương Tây. Nó chứng minh không chỉ nền văn minh phương Tây mới
mang lại hạnh phúc cho thế giới, văn hóa phương Đông cũng có thể dẫn dắt thế giới
và văn hóa phương Đông có sức hấp dẫn lớn hơn, sức sống và sức sáng tạo mạnh
hơn. Trong lịch sử cận đại thế giới, dân
tộc nói tiếng Anh đi đầu thế giới, còn khi Trung Quốc trở thành nước đứng đầu
thế giới thì sẽ khởi động giai đoạn mới dân tộc nói tiếng Hán đi đầu thế giới.
- Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới sẽ
phá vỡ “sự kỳ thị về nhân chủng” của phương Tây. Năm 1924, trong “Chủ nghĩa tam
dân” của Tôn Trung Sơn có viết. “Dùng người Châu Á để so sánh với người Châu Âu
thì nước kia luôn cho rằng trên thế giới này chỉ có người da trắng mới có thông
minh tài trí, làm việc gì cũng bị người da trắng lũng đoạn. Gần đây bất ngờ Nhật
Bản nổi lên, do vậy có thể thấy những việc mà người da trắng làm được, người Nhật
Bản cũng có thể làm được. Giống người trên thế giới tuy màu da có khác nhau,
nhưng nói đến thông minh tài trí thì không thể nói có gì khác biệt “Nhật Bản
tuy là nước phát triển, nhưng chưa bao giờ trở thành nước “đứng đầu thế giới”.
Cho đến nay, các nước, “đứng đầu thế giới” thời kỳ cận đại đều do người da trắng
xây dựng nên. Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới đã chứng minh người
da vàng cũng chỉ là chủng tộc ưu tú của thế giới, không phải là ưu thế riêng của
người da trắng. Những việc mà người da trắng làm được, người da vàng cũng có thể
làm được, và có thể sẽ làm tốt hơn.
- Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới sẽ
làm thay đổi cảm giác ưu việt về địa lý hình thành lâu nay ở phương Tây. Các nước
“đứng đầu thế giới” thời kỳ cận đại đều nảy sinh từ khu vực Âu - Mỹ. Châu Á là
châu lục lớn nhất thế giới, Châu Á đương nhiên sẽ phải xuất hiện một quốc gia
“đứng đầu thế giới”. Việc Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới là sự
vinh quang của Châu Á.
Có thể thấy việc Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới chính
là đang tiến hành một sự nghiệp vĩ đại, nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn
có ý nghĩa chính trị, ý nghĩa văn hoá. Nó sẽ mang lại cho Trung Quốc tài nguyên
chính trị và tài nguyên đạo nghĩa to lớn. Ý nghĩa thế giới của nó cũng sẽ chuyển
hoá thành lợi ích thiết thân của mỗi người dân Trung Quốc. Có thể nói “Thiên hạ
hưng vong, mọi người đều có trách nhiệm. Trung Quốc đứng đầu, mọi người đều có
lợi. ”.
Sự trỗi dậy của nước lớn cần có “đại chí”. Sự chuẩn bị về
“chí hướng”
Một sự chuẩn bị quan trọng khác không thể thiếu khi Trung Quốc
vươn tới trở thành nước đứng đầu thế giới là sự chuẩn bị về “chí hướng”. Nước lớn
trỗi dậy cần có ‘đại chí”, đây là đặc điểm và quy lụât quan trọng, có “đại chí”
mới có thể trở thành “nước lớn”. Phàm là “nước lớn trỗi dậy” đều là những nước
có lý tưởng và chí hướng “đứng đầu thế giới”, đều là những nước đã từng tham
gia cạnh tranh vươn tới vị trí “đứng đầu thế giới” là đặc trưng chung và tính
cách chung của các nước lớn trên thế giới. Đó chính là chí hướng, sự theo đuổi,
sự hưng phấn, tín ngưỡng và niềm tin “xây dựng nước mình trở thành nước “đứng đầu
thế giới”. Có như vậy mới trở thành nguồn động lực chấn hưng dân tộc, đưa đất
nước trỗi dậy. Một dân tộc và quốc gia thiếu ý chí hoài bão trở thành nước đứng
đầu thế giới thì rất khó trở thành dân tộc ưu tú, quốc gia ưu tú của thế giới.
Các dân tộc ưu tú trên thế giới đều là những dân tộc có những thành tựu tuyệt vời
và biểu hiện phi phàm trong cuộc chạy đua giành địa vị đứng đầu thế giới.
Bồ Đào Nha khi trỗi dậy trở thành nước lớn, dân số chỉ có 1 triệu
người, dân số huyện lớn của Trung Quốc hiện nay còn nhiều hơn. Bồ Đào Nha hiện
nay vẫn là nước nhỏ ở Châu Âu, diện tích đất đai chỉ có hơn 92 nghìn km2
với hơn 10 triệu dân. Nhưng nhìn vào thế giới hiện nay, trừ châu Đại Dương ra,
trên các châu lục khác đều có nước và khu vực lấy tiếng Bồ Đào Nha làm ngôn ngữ
thứ nhất hoặc ngôn ngữ thứ hai. Đế quốc Bồ Đào Nha giống như người khổng lồ đã
từng đứng trên quả địa cầu xuyên qua 140 kinh độ và 70 vĩ độ; Ấn độ Dương, biển Ả rập, biển Đông hầu như đều từng trở
thành “lãnh hải” của Bồ Đào Nha. Một nhà thơ Bồ Đào Nha khi đó đã từng kiêu
hãnh nói. “Tôi chính là Bồ Đào Nha, tôi to lớn hơn cả thế giới này” Chính khí
phách “tôi to lớn cả thế giới này” đã khiến Bồ Đào Nha trở thành nước đầu tiên
“đứng đầu thế giới” trên vũ đài quốc tế trong thời kỳ cận đại.
Người Hà Lan “nước nhỏ làm nên nghiệp lớn” có bức tranh “Nữ thần
Amsterdam”, trong bức tranh này, cánh tay của Nữ thần Amsterdam đặt lên quả địa
cầu. Nó như dự báo nước Hà Lan nhỏ bé đặt thế giới vào trái tim mình, đặt trái
đất vào trong lòng bàn tay mình. Khi Hà Lan với tư cách là nước lớn trỗi dậy,
dân số chỉ có 1,7 triệu người, nhưng đã từng làm mưa làm gió trên vũ đài thế giới
trong thế kỷ 17, tạo nên một thời kỳ hoàng kim.
Nhà văn Nga nổi tiếng Mikhailovich Dostoevsky đã từng nói “Một dân
tộc thực sự vĩ đại mãi mãi không được cho rằng sẽ đóng vai trò thứ yếu trong
nhân loại, thậm chí cũng không được cho rằng sẽ đóng vai trò hàng đầu, mà nhất
định phải đóng vai trò độc nhất vô nhị:”
De Gaulle đã nói một câu nổi tiếng: “Nước Pháp nếu không vĩ đại
thì không phải là nước Pháp”. Ông cho rằng, đặc điểm của nước Pháp chính là sự
vĩ đại, tính cách của nước Pháp chính là sự vĩ đại, mục tiêu của nước Pháp cũng
chính là sự vĩ đại. Vĩ đại chính là “tín ngưỡng quốc gia” và chí hướng quốc
gia” của nước Pháp. Nước Mỹ trong hơn 200 năm xây dựng đất nước luôn tiến lên
trong lời kêu gọi trở thành “tấm gương thế giới”, “đất nước lãnh đạo”, “thế kỷ
của Mỹ”.
Cạnh tranh là sự bẩm sinh của nhân loại, cạnh tranh giữa các nước
cũng là sự bẩm sinh của các nước. Điều quan trọng nhất của sự cạnh tranh là tự
tin, tự tin mới có thể tự cường. Một quốc gia muốn có thực lực mạnh nhất phải
có sự tự tin, mà các quốc gia chưa có đủ thực lực càng phải có sự tự tin. Trên
thực tế những nước lớn trong khi trỗi dậy không có nước nào lớn bằng Trung Quốc;
từ diện tích, dân số cho đến của cải đều không thể so sánh được với Trung Quốc.
Trong số các quốc gia trỗi dậy trên thế giới trong thời kỳ cận đại, đa số là
các nước nhỏ trỗi dậy. Có những nước rất nhỏ, diện tích chưa đến 100 nghìn km2
và dân số chỉ có 1 triệu người, nhưng đã trỗi dậy trở thành nước lớn hàng đầu
thế giới.
Lịch sử trỗi dậy của một bộ phận nước lớn đã chứng minh: cái lớn của
nước lớn không phải ở cái lớn của diện tích, không phải ở chỗ dân số đông, mà
là ở chí hướng cao xa, mục tiêu hùng vĩ. Nước lớn không có chí lớn tất sẽ suy
thoái. Nước nhỏ có chí lớn cũng có thể trỗi dậy.
Nếu như nói thế kỷ 20 là thế kỷ của chiến tranh và đối kháng, thế
thì thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của cạnh tranh và đào thải. Trên vũ đài quốc tế thế
kỷ mới sẽ là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc. Người Mỹ nói thế kỷ
21 vẫn là thế kỷ của Mỹ. Còn cựu Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee tuyên bố: “Thế kỷ 21
sẽ là thế kỷ của Ấn Độ”. Trong cuộc chạy đua thế giới thế kỷ 21 không chỉ có một
hay hai quốc gia có ý chí vươn lên đứng đầu thế giới. Trung Quốc thế kỷ 21 nếu
không trở thành nước đứng đầu thế giới, không thể trở thành cường quốc số một,
tất sẽ là quốc gia tụt hậu, sẽ là quốc gia bị đào thải.
Cơ hội chiến lược dựa vào “thu hoạch” - chiến lược: Sự chuẩn
bị về chiến lược.
Cơ hội thường đòi hỏi có đầu óc chuẩn bị. Cơ hội chiến lược sẽ hậu
đãi các quốc gia có sự chuẩn bị chiến lược. Trong quá trình phát triển và trỗi
dậy, một quốc gia một dân tộc may mắn có được thời kỳ cơ hội chiến lược hiếm
hoi. Những thu hoạch giành được trong thời kỳ này được quyết định bởi trình độ
và chất lượng chuẩn bị chiến lược của một quốc gia.
Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập, đáng tiếc đã từng để mất đi
hai lần cơ hội chiến lược phát triển quốc gia. Lần đáng tiếc thứ nhất là vào thời
kỳ đầu thập kỷ 50 của thế kỷ 20, Trung Quốc tiến hành thắng lợi cuộc kháng Mỹ
viện Triều, Trung Quốc được thế giới công nhận là nước lớn quân sự, môi trường
an ninh quốc gia được cải thiện lớn, việc xây dựng kinh tế có cơ hội chiến lược
phát triển tốt đẹp. Nhưng thời cơ chiến lược quý báu này lại chỉ được lợi dụng
có hiệu quả trong vòng 4 năm thì bị chấm dứt và cắt đứt bởi phong trào chỉnh
phong phản hữu, tiếp sau đó là phong trào Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân, Gió cộng
sản. Trong khi đó, lúc này Nhật Bản lại lợi dụng được môi trường quốc tế có lợi,
lợi dụng có hiệu quả thời kỳ cơ hội chiến lược, phát triển liên tục, nhanh
chóng thực hiện sự trỗi dậy về nền kinh tế. Lần đáng tiếc thứ hai là trong cuộc
đọ sức tay ba giữa Trung - Mỹ - Xô vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, mối đe doạ
chiến lược của Liên Xô đã thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ phát triển theo hướng
bình thường hoá, khiến môi trường chiến lược của Trung Quốc được cải thiện lớn.
Trong sáu năm, từ 1971 đến 1976, có tới 51 quốc gia thiết lập quan hệ ngoại
giao với Trung Quốc, trong khi đó, trong 22 năm từ 1949 đến 1970, chỉ có 54 nước
thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Thời kỳ chiến lược tốt đẹp như vậy
lại không được lợi dụng có hiệu quả, do thực hiện cuộc Đại cách mạng văn hoá.
Sau khi thực hiện cải cách mở cửa, do sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sự chuẩn
bị chiến lược đầy đủ, mới có thể nắm bắt được cơ hội phát triển đất nước, nhanh
chóng tiến vào địa vị các nước lớn kinh tế thế giới trong tình hình Liên Xô tan
rã, kinh tế Nhật Bản trì trệ, Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng tài chính, Mỹ sa lầy
trong cuộc chiến tranh Irắc và xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2008.
Thực tiễn Trung Quốc đã chứng minh giá trị của cơ hội chiến lược
được quyết định bởi chất lượng chuẩn bị chiến lược. Thời kỳ hiện nay của Trung
Quốc không chỉ là “thời kỳ cơ hội chiến lược” mà là “thời kỳ nước rút chiến lược”
để giành lấy địa vị đứng đầu thế giới, cần phải đưa ra sự chuẩn bị chiến lược đầy
đủ hơn, có sự sáng tạo chiến lược, thiết kế chiến lược và chỉ đạo chiến lược với
chất lượng cao hơn.
Trung Quốc “bay lên”, cần chuẩn bị đầu óc tỉnh táo: “Sự chuẩn bị về
tâm lý”. Việc trở thành cường quốc số một, đứng đầu thế giới là mục tiêu lớn của
Trung Quốc trong thế kỷ 21. Phấn đấu vì mục tiêu lớn này đỏi hỏi tràn đầy nhiệt
huyết. Đứng đầu thế giới vốn là truyền thống của Trung Quốc. Cường quốc số một
vốn là lịch sử của Trung Quốc. Nhưng truyền thống của quốc gia và dân tộc này
đã từng bị mất đi. Nguyên nhân mất đi là do người Trung Quốc “chìm trong giấc
ngủ”. Đúng như Tôn Trung Sơn năm 1924 đã từng nói, địa vị quốc gia của Trung Quốc
trong thế giới cận đại đã “rơi xuống nghìn trượng”, “nguyên nhân lớn nhất đưa tới
điều này” chính là ‘ trước đó mất đi tinh thần dân tộc, giống như chìm trong giấc
ngủ, hiện nay phải khôi phục lại tinh thần dân tộc, phải kêu gọi tỉnh lại ”. Muốn
làm cho con rồng Trung Quốc bừng tỉnh thì phải xây dựng lại chí hướng “Trung Quốc
số một”, lại tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp, Trung Quốc số một, lại tận tâm với
sự nghiệp “Trung Quốc số một”, lại làm tròn giấc mơ “Trung Quốc số một”.
Dân tộc Trung Hoa vĩ đại một khi “bừng tỉnh” , thì cùng với việc cả
dân tộc tràn đầy nhiệt huyết, còn cần phải giữ bình tĩnh và tỉnh táo. Trung Quốc
trong quá trình tiến hành cách mạng hay tiến hành xây dựng kinh tế đều đã từng
mắc phải căn bệnh cấp tính “quá hưng phấn ”, đã từng bị thất bại và hứng chịu rủi
ro. Vì thế hiện nay trong tình hình cả nước đang sôi động, toàn dân đang hưng
phấn, thì việc giữ bình tĩnh và tỉnh táo là điều đặc biệt cấp bách và quan trọng.
Năm 2007, tổng GDP của Trung Quốc đã vượt Đức, đứng thứ 3 thế giới. Nhưng dân số
Trung Quốc có 1,3 tỷ dân, Đức 80 triệu dân. Năm 2007, GDP bình quân đầu người của
Trung Quốc là 2.604 USD, còn của Đức là 40.162 USD, gấp 15,4 lần Trung Quốc,
chênh lệch rất lớn. Trung Quốc cần có động lực để vượt lên, đồng thời cũng cần
có lý tính và bình tĩnh cao độ.
0 comments
Post a Comment