CHƯƠNG 1
ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI: GIẤC MƠ TRĂM NĂM CỦA TRUNG QUỐC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mao Trạch Đông cũng là một người theo đuổi ý tưởng đứng đầu thế giới,
" thực tiễn và tư tưởng chiến lược đứng đầu thế giới" của ông có tính
thăm dò và sáng tạo, đương nhiên cũng có tính hạn chế của lịch sử. Những huy
hoàng và khó khăn của ông những thành công và sai lầm của ông đều mang màu sắc
thần kỳ.
"Khai
trừ khỏi thế giới "
Mao Trạch Đông cho rằng đuổi kịp và vượt Mỹ là trách nhiệm của
Trung Quốc. Ngày 29/10/1955, trong bài phát biểu tại cuộc hội đàm về cải tạo
công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, Mao Trạch Đông từng nói: mục tiêu của
chúng ta là phải đuổi kịp và vượt Mỹ. Nước Mỹ chỉ có hơn 100 triệu dân, còn
chúng ta có hơn 600 triệu dân, do đó chúng ta phải đuổi kịp Mỹ. Cuối cùng phải
mất mấy chục năm, phải nhìn vào cố gắng của mọi người, ít nhất phải mất 50 năm,
cũng có thể là 75 năm, 75 năm là 15 lần kế hoạch 5 năm. Ngày nào đuổi kịp Mỹ,
vượt qua Mỹ chúng ta mới mở mày mở mặt. Hiện tại chúng ta vẫn chưa là gì, bị
các nước khác chèn ép. Quốc gia của chúng ta lớn thế này, có khả năng huy động
lớn, lịch sử có hàng nghìn năm, đất đai rộng lớn, tài nguyên nhiều, dân cư đông
đúc, song một năm chỉ sản xuất được hơn 2 triệu tấn thép, tới nay mới bắt đầu
chế tạo Ô tô với sản lượng còn rất thấp và thực tế , vẫn chưa ra làm sao. Vì vậy,
các giới trong cả nước, trong đó kể cả
giới công thương, các đảng phải dân chủ trong và ngoài nước đều cần phải
nỗ lực, xây dựng nước ta trở thành một
quốc gia giàu mạnh. Chúng ta cần phải lãnh trách nhiệm này . Trên thế giới,
cứ bốn người thì chúng ta có một người, do đó không phấn đấu vươn lên là điều
không thể chấp nhận được chúng ta nhất định cần phải phấn đấu vươn lên không chịu
thua kém".
Mao Trạch Đông cho rằng chỉ khi Trung Quốc vượt qua được Mỹ, mới
có thể đóng góp to lớn cho nhân loại. Năm 1956, trong bài phát biểu tại "Lễ
tường niệm Tôn Trung Sơn" Mao Trạch Đông nói: "Là quốc gia rộng 9,6
triệu km2 và hơn 600 triệu dân, Trung Quốc cần phải có đóng góp tương đối lớn đối
với nhân loại. Song trong thời gian dài quá khứ, đóng góp này lại quá nhỏ. Điều
này khiến chúng ta cảm thấy hổ thẹn”.Mao Trạch Đông nhấn mạnh: “Vượt qua Mỹ,
không chỉ có thể mà còn hoàn toàn cần thiết, hoàn toàn đáng làm. Nếu không như
vậy, thì dân tộc Trung Hoa chúng ta có lỗi với các dân tộc trên thế giới, cống
hiến của chúng ta cho nhân loại quá nhỏ bé”
Theo Mao Trạch Đông, nếu không thể vượt qua Mỹ, Trung Quốc sẽ bị
“khai trừ khỏi thế giới” ! Năm 1956, khi bàn về vấn đề vượt qua Mỹ tại hội nghị
trù bị Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 8, Mao Trạch Đông nói: “Chúng
ta đoàn kết sức mạnh trong và ngoài Đảng, trong và ngoài nước, mục đích là gì?
Là để xây dựng một quốc gia xã hội chủ nghĩa vĩ đại. Đất nước chúng ta như thế
này không chỉ có thể mà còn cần dùng từ
“vĩ đại”. Đảng của chúng ta là đảng vĩ đại, nhân dân của chúng ta là nhân dân vĩ
đại, cách mạng của chúng ta là cách mạng vĩ đại, sự nghiệp kiến thiết của chúng
ta là sự nghiệp kiến thiết vĩ đại. Chỉ có duy nhất một nước trên thế giới có
hơn 600 triệu dân chính là chúng ta. Trong quá khứ, người ta xem thường chúng
ta là có lý do. Bởi vì chưa có cống hiến gì, một năm chỉ sản xuất được vài trăm
nghìn tấn thép, vẫn chỉ nằm trong tầm tay của Nhật Bản. Thời Quốc dân đảng của
Tưởng Giới Thạch nắm quyền 22 năm, mỗi năm chỉ sản xuất đượcvài trăm nghìn tấn
thép. Hiện chúng ta vẫn chưa làm được nhiều, song sản xuất được nhiều hơn một
chút, năm nay đạt được hơn 4 triệu tấn và năm tới sẽ nỗ lực đạt 5 triệu tấn, kế
hoạch 5 năm lần thứ 2 cần phải vượt qua 10 triệu tấn, kế hoạch năm năm lần thứ
3 có khẳ năng vượt qua 20 triệu tấn. Chúng ta cần nỗ lực thực hiện mục tiêu
này. Tuy trên thế giới có gần 100 quốc gia, song số quốc gia vượt qua mức sản
lượng 20 triệu tấn thép chỉ có vài nước. Do đó, việc xây dựng quốc gia lấy của
chúng ta - một quốc ga chủ nghĩa xã hội vĩ đại - sẽ không chỉ hoàn toàn cải thiện tình trạng lạc
hậu hơn 100 năm qua và bị các nước khác xem thường, mà còn có thể đuổi kịp quốc
gia chủ nghĩa tư bản lớn mạnh nhất thế giới, chính là Mỹ Nước Mỹ chỉ có l70 triệu
dân, dân số của chúng ta nhiều hơn họ vài lần, tài nguyên phong phú hơn và điều
kiện khí hậu tương đương, việc đuổi kịp họ là hoàn toàn có thể. Liệu có nên đuổi
theo Mỹ hay không? hoàn toàn nên. 600 triệu dân
số của chúng ta làm gì đây ?
Ngủ ư'? Nên ngủ hay nên làm việc? Nếu
nói cần làm việc, người ta 170 triệu dân sản xuất 100 triệu tấn thép, thế chúng
ta với 600 triệu dân không thể sản xuất 200-300 triệu tấn ư? Nếu không thể đuổi
kịp được thì chúng ta chẳng còn lý do gì để biện minh, chẳng còn vinh quang cũng
như chẳng còn vĩ đại gì nữa.
Nước Mỹ mới chỉ thành lập được 180 năm, sản lượng thép 60 năm trước
cũng chỉ đạt được 4 triệu tấn, vậy chúng ta lạc hậu so với Mỹ 60 năm. Giá như
có thêm 50-60 năm, chúng ta hoàn toàn nên vượt qua Mỹ. Đây là một trách nhiệm.
Có dân cư đông, đất đại rộng lớn, tài nguyên phong phú, lại đang xây dựng chủ
nghĩa xã hội, nhưng sau 50-60 năm xây dựng đất nước mà vẫn không đuổi kịp Mỹ
thì chúng ta sẽ ra sao đây? Chúng ta sẽ bị khai trừ khỏi thế giới!
“Thời gian biểu’ vượt Anh đuổi kịp Mỹ
Đã vài lần, Mao Trạch Đông điều chỉnh "thời gian biểu vượt
Anh, đuổi kịp Mỹ. Theo đó, có thể thấy rõ lộ trình tân huyết vượt Anh, đuổi kịp
Mỹ của ông.
Ngày 18/11/1957 , phát biểu tại Hội nghị đại biểu Đảng Cộng sản và
Đảng công nhân ở Mátxcơva, Mao Trạch Đông từng nói: đồng chí Khrushchev từng
nói với chúng ta rằng 1 năm sau, Liên Xô có thể vượt qua Mỹ. Tôi cũng có thể
nói rằng 15 năm sau, chúng tôi có thể đuổi kịp hoặc vượt qua Anh". Không
lâu sau khi về nước, Mao Trạch Đông đã triệu tập hội nghị lãnh đạo đảng phái
dân chủ và các nhân sỹ dân chủ không đảng phái thông báo ý tưởng chiến lược vượt
Anh, đuổi kịp Mỹ. Xã luận Tết dương lịch năm 1958 trên nhân dân Nhật báo"
có đoạn: “Chuẩn bị thêm 20 – 30 năm để đuổi kịp và vượt qua Mỹ về kinh tế”.
Ngày l5/41/958, một lần nữa Mao Trạch Đông nhận định rằng: 10 năm
có thể đuổi kịp Anh, và thêm 10 năm nữa có thể đuổi kịp Mỹ. Việc từng tuyên bố
25 năm hoặc nhiều hơn một chút để đuổi kịp Anh Mỹ là đã tính dư ra 5-7 năm. Khẩu hiệu 15 năm đuổi kịp Anh
vẫn không thay đổi.
Tháng 5/1958, tại Hội nghị lần thứ hai khóa 8 của Đảng, Phó Thủ tướng
Lý Phú Xuân nêu rõ. 7 năm đuổi kịp Anh, 15 năm đuổi kịp Mỹ. Trong lời phê, Mao
Trạch Đông sửa lại thành: 7 năm đuổi kịp Anh, thêm 8-10 năm tuổi kịp Mỹ.
Ngày 22/6/1958, Mao Trạch Đông tiếp tục nhận xét một báo cáo của
Phó Thủ tướng Bạc Nhất Ba: vượt Anh, đuổi kịp Mỹ không phải là 15 năm, cũng
không phải là 7 năm, mà chỉ cần .2-3 năm, 2 năm là có thể. Thậm chí Mao Trạch
Đông còn chủ trương ngoài việc thực hiện một số hạng mục như đóng tàu, chế tạo
Ô tô, điện lực, năm tới cần phái vượt qua Anh.
Ngày 2/9/1958, Mao Trạch Đông tuyên truyền khẩu hiệu: Hãy phấn đấu
vì mục tiêu 5 năm đuổi kịp Anh, 7 năm vượt qua Mỹ! Để thực thi chiến lược vượt
Anh, đuổi kịp Mỹ này. Mao Trạch Đông đã phát động cuộc vận động "Đại nhảy
vọt". Tại hội nghị Ở Nam Ninh đầu năm 1958, Mao Trạch Đông tuyên bố:
"Tôi không tin xây dựng đất nước khó hơn đánh trận".
"Đại nhảy vọt" không thực hiện được mục tiêu vượt Anh, đuổi kịp Mỹ, mà ngược lại
còn khiến kinh tế trung Quốc đình đốn và tụt hậu. Giấc mơ "Đại nhảy vọt”
thất bại, GDP của Trung Quốc đang từ chiếm 5.46% tỷ trọng toàn cầu năm 1957 đã
giảm xuống còn 4,01% vào năm 1962, thấp hơn thức tỷ trọng năm 1950 (4,59
%). Sau đó, trong thực tiễn, Mao Trạch
Đông đã tỏ ra lý trí và bình tĩnh. Ngày 13/1/1961 , tại Hội nghị công tác trung
ương, Mao Trạch Đông cho rằng: Xem xét tình hình hiện nay, xây dựng chủ nghĩa
xã hội không cần phải hoàn toàn gấp. Hấp tấp vội vàng sẽ không thành công, càng
vội vàng thì cũng không làm được việc, không bằng chậm lại một chút và hướng tới
phát triển theo mô hình sóng. Việc này giống với việc người đi bộ, đi một đoạn
cần phải nghỉ. Quân đội hành quân cũng cần nghỉ. Giữa hai trận đánh cũng cần
nghỉ ngơi chỉnh đốn.
Sau đó, ngày 30/1/1962, tại Hội nghị công tác trung ương toàn quốc,
Mao Trạch Đông đã phát biểu rộng rãi tổng kết về “Đại nhảy vọt" rằng: tại
Trung Quốc, việc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa lớn mạnh trong 50 năm không
đủ, sẽ phải mất 100 năm hoặc nhiều hơn. từ thế kỷ 17 tới nay, sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản đã trải qua hơn 360 năm. Ở nước ta, muốn xây dựng một nền kinh
tế xã hội chủ nghĩa vững mạnh, tôi dự tính phải mất hơn 100 năm. Trung Quốc dân
số đông, nền tảng cơ sở còn mỏng, kinh tế lạc hậu, muốn đưa sức sản xuất lớn
phát triển lớn mạnh cũng như đuổi kịp và vượt qua quốc gia tư bản chủ nghĩa
tiên tiến nhất thế giới, phải mất hơn 100 năm. Cũng có thể chỉ mất vài chục năm
như một số người cho rằng 50 năm là có thể làm được. Nếu được như vậy, cảm ơn
trời đất, còn gì tốt hơn. Tuy nhiên, tôi khuyên các đồng chí thà xem xét khó
khăn nhiều hơn một chút, như thế sẽ giành thời gian nghĩ nhiều hơn. Hơn 300 năm
xây dựng được một nền kinh tế chủ nghĩa tư bản lớn mạnh, đối với nước ta, xây dựng
một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa lớn mạnh trong vòng 50 – 100 năm có gì là không tốt? Từ nay trở đi, trong
vòng 50-100 năm, trên toàn thế giới sẽ là thời đại vĩ đại chuyển biến triệt để
chế độ xã hội, là một thời đại long trời lở đất và không có thời đại nào trong
lịch sử có thể so sánh được. Do tính mù quáng mà vấp phải nhiều thất bại và khó
khăn, nên cần chuẩn bị trước và từ đó rút ra kinh nghiệm để giành thắng lợi cuối
cùng. Từ quan điểm này xuất phát, suy xét lâu hơn một chút là rất có lợi, ít
suy nghĩ là có hại ".
Lộ trình vượt Anh, đuổi
kịp Mỹ: “Đại nhảy vọt”
Trung Quốc vượt Anh, đuổi kịp Mỹ chắc chắn phải cần "Đại nhảy
vọt". Đây là một quan niệm kiên định của Mao Trạch Đông. Năm 1949, bình
quân thu nhập quốc dân của người Trung Quốc là 27 USD, lúc đó, thu nhập bình
quân của toàn Châu Á là 44 USD. Tới năm
l952, bình quân thu nhập quốc dân chỉ bằng
2,3% bình quân thu nhập quốc dân của Mỹ. Có thể thấy rõ để vượt Anh, đuổi kịp Mỹ
chắc phải cần "Đại nhảy vọt".
"Đại nhảy vọt" của Trung Quốc trong những năm cuối thập
niên 50 thế kỷ 20 của Trung Quốc đã trải qua bài học đau đớn. Tuy nhiên, thất bại
trong thời kỳ lịch sử đặc thù của một mô hình đại nhảy vọt không có nghĩa là bất
kỳ hình thức "Đại nhảy vọt" nào đều không thể thực hiện được. Ngày
13/12/1964 , trong khi đánh giá dự thảo báo cáo công tác chính của Chu Ân Lai tại
phiên họp thứ nhất Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa III, Mao Trạch Đông
có viết: Chúng ta không thể đi theo con đường phát triển khoa học kỹ thuật cũ của
các nước trên thế giới, từng bước đi theo sát sau người khác. Chúng ta cần phải
phá vỡ quy luật, tận dụng hết mức kỹ thuật tiên tiến, trong một thời kỳ lịch sử
không quá đài, cần phải xây dựng nước ta trớ thành một cường quốc xã hội chủ
nghĩa hiện đại hóa. Bước "Đại nhảy vọt" mà chúng ta từng đề cập đến chính là mang ý tưởng này. Lẽ
nào đây là điều không thể thực hiện được? Là sự khoác lác? Không, đó là điều có
thể làm được, đó không phải là nói chơi và cũng không phải là khoác lác. Chỉ cần
nhìn vào lịch sử của chúng ta là có thể hiểu được. Ngay ở trong nước. không phải
chúng ta về căn bản đã đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa
tư bản hùng mạnh. Không phải chúng ta từ một nền tảng tay trắng qua 15 năm nỗ lực
- trên mọi mặt của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội - cũng
đã đạt được trình độ khả quan. Không phải chúng ta cũng đã từng thử nghiệm bom
nguyên tử ? Trong quá khứ người phương Tây từng gọi chúng ta là “người bệnh
phương Đông", nay không phải đã xóa bỏ cái biệt danh này rồi sao? Tại sao
giai cấp tư sản phương Tây có thể thực hiện được, giai cấp vô sản phương Đông
không thể làm được? Nhà đại cách mạng Trung Quốc, tiền bối Tôn trung Sơn của
chúng ta đầu thế kỷ này từng nhận định rằng Trung Quốc sẽ cần phải có “Đại nhảy
vọt".Trong vòng vài chục năm, tiên liệu của ông chắc chắn sẽ thành hiện thực.
Đây là một xu thế tất yếu mà không có thế lực phản động nào có thể ngăn cản được.
“Quan điểm Đại nhảy vọt" của Mao Trạch Đông chính là muốn phá
vỡ quy luật thông thường, đi theo con đường mới. Năm l958 "Đại nhảy vọt"
3 năm mở màn đã thất bại, song tới năm 1978, bắt đầu cuộc "Đại nhảy vọt"
30 năm không phải đã thành công sao? Nước Trung Quốc lạc hậu kinh tế muốn tăng
tốc đuổi kịp và vượt qua các nước phương Tây phát triển kinh tế, không thể
không có đại nhẩy vọt Những gì Tôn Trung Sơn tiên sinh từng viết trong cuốn
"Kiến quốc phương lược” mà ông đích thân phác thảo kế hoạch dựng nước,
chính là kế hoạch và phương lược của "Đại nhảy vọt". "Đại nhảy vọt"
của Mao Trạch Dông không chỉ là lần "nhảy vọt thất bại năm 1958, mà còn là
gần 30 năm cầm quyền đặt nền mống và phấn đấu đạt thành tựu. "Đại nhảy vọt"
của Mao Trạch Đông và Tôn Trung Sơn tuy do hạn chế về điều kiện khách quan cũng
như điều kiện chủ quan vấp phái khó khăn và thất bại, song người đi trước đã
đúc rút kinh nghiệm truyền lại cho chúng ta di sản quý báu. “Đại nhảy vọt” năm
1958 đã gây khó khăn cho Trung Quốc, song 20 năm sau, bắt đầu từ năm 1978,
Trung Quốc lại bắt đầu thực hiện “Đại nhảy vọt”. Sau khi kế thừa và tổng kết nền
tảng kinh nghiệm của người đi trước, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện “Đại nhảy vọt”
thành công, do ông đã tìm được quy luật “Đại nhảy vọt” xây dựng kinh tế Trung
Quốc, tạo ra kỳ tích 30 năm cải cách mở cửa. 30 năm cải cách mở cửa chính là
khoảng thời gian “Đại nhảy vọt” thành công 30 năm. Trung Quốc ngày nay – do “Đại
nhảy vọt” cải cách mở cửa tạo nên - vẫn cần tiếp tục ‘nhảy vọt” trên con đường
phát triển khoa học kỹ thuật, cần đáp ứng yêu cầu quan điểm phát triển khoa học,
tiến hành “Đại nhảy vọt” về khoa học. Thêm 30 năm “Đại nhảy vọt” khoa học nữa,
Trung Quốc sẽ lãnh đạo thế giới.
0 comments
Post a Comment