Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Tuesday, October 29, 2013

Chương 3-2. Thời đại Trung Quốc: Thời đại mô hình phát triển của Trung Quốc hơn hẳn thế giới

CHƯƠNG 3
THỜI ĐẠI TRUNG QUỐC – THỜI ĐẠI HẠNH PHÚC CỦA THẾ GIỚI
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong cuộc cạnh tranh giữa các nước, đặc biệt là cạnh tranh giữa các quốc  gia đứng đầu với các quốc gia tiềm tại đứng đầu, về bản chất là “cạnh tranh mô hình”, tức là cạnh tranh về mô hình xây dựng và phát triển đất nước. Sức cạnh tranh của quốc gia về bản chất là cạnh tranh mô hình. Kết cục mạnh được yếu thua của các mô hình khác nhau trong sự so sánh và lựa chọn của lịch sử đã quyết định địa vị, tiền đồ và vận mệnh của quốc gia. Nhưng “cạnh tranh mô hình” giữa các nước lớn suy cho cùng là cạnh tranh về mức độ văn minh và chất lượng cuộc sống, là cuộc cạnh tranh được thế giới mong đợi, để tìm xem đâu là mô hình sáng tạo nhất, bền lâu nhất, có sức hấp dẫn và sức liên kết nhất.

Lôi kéo hoặc chia rẽ: cuộc đọ sức giữa 3 mô hình
Từ thế kỷ 20, trên vũ đài quốc tế đã lần lượt xuất hiện các cuộc cạnh tranh và đọ sức lâu dài giữa 3 mô hình có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và tương lai nhân loại, đó là “mô hình phương Tây”, “mô hình phương Bắc” và “mô hình phương Đông”. Mô hình phương Tây đại diện là Mỹ, mô hình phương Bắc đại diện là Liên Xô, mô hình phương Đông là mô hình chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được tạo ra trong 30 năm cải cách mở cửa, tức mô hình Trung Quốc.
Cạnh tranh giữa mô hình Liên Xô và Mỹ đã kéo dài suốt thế kỷ 20. Còn cạnh tranh giữa mô hình Trung Quốc với Mỹ sẽ kéo dài hết thế kỷ 21, ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài của cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ đối với lịch sử thế giới còn vượt xa cả cuộc cạnh tranh Xô - Mỹ.
Sau chiến tranh lạnh, đa số người dân phương Tây tin vào “kết luận cuối cùng của lịch sử”, cho rằng mô hình chính trị dân chủ kiểu phương Tây là mô hình chính trị cuối cùng và lý tưởng nhất trong lịch sử nhân loại, dùng dân chủ để cải tạo và xây dựng thế giới là trách  nhiệm và sứ mạng của phương Tây, dân chủ và tự do kiểu phương Tây có thể trở thành thực lực mềm để chinh phụ thế giới. Nhưng Phương Tây nhanh chóng nhận ra rằng chỉ có mô hình Liên Xô đã chấm dứt, và sự chấm hết của chủ nghĩa xã hội. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cạnh tranh chiến lược Xô - Mỹ là cạnh tranh mô hình nhà nước, thất bại của Liên Xô là thất bại của một kiểu mô hình nhà nước.
Sau đoạn kết lịch sử của mô hình Liên Xô, lịch sử của mô hình Trung Quốc đã bắt đầu cho thấy sự chuẩn mực, sức thuyết phục, sức ảnh hưởng và sức cạnh tranh mang tầm thế giới, mở ra một viễn cảnh mới cho tiến bộ xã  hội và sự phát triển của lịch sử, nhưng đồng thời cũng cho thấy phần nào sự non nớt và yếu kém của Trung Quốc. Trên vũ dại thế giới thế kỷ 21, cạnh tranh giữa mô hình xây dựng và phát triển đất nước được tập trung vào cuộc cạnh tranh giữa mô hình phương Tây với mô hình phương Đông, cũng chính là cạnh tranh giữa mô hình Mỹ với mô hình Trung Quốc. Sau khi đánh bại mô hình Liên Xô, mô hình Mỹ đã đạt tới đỉnh cao của mình. Tuy nhiên, mô hình ngạo mạn của Mỹ thế kỷ 21 trong cuộc cạnh tranh với mô hình Trung Quốc đã bộc lộ những dấu hiệu đi xuống - cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã làm lung lay vị trí và ảnh hưởng của mô hình Mỹ. Nhưng hiện nay, mô hình Mỹ vẫn đang chiếm vị trí cao nhất trên thế giới. Mô hình Trung Quốc tuy đạt được những thành tựu khiến thế giới thán phục song vẫn mới chỉ trong giai đoạn sơ khai, vẫn còn phải đi một chặng đường dài. Muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh thế kỷ, Trung Quốc cần phải làm cho mô hình của nước mình tiên tiến hơn và ưu việt hơn mô hình Mỹ.
Bất tiến tất vong: Bài học của mô hình Liên Xô
Trong lịch sử thế giới cận đại, mô hình Liên Xô là một mô hình vĩ đại, có 3 công lao lịch sử to lớn:
Một là: trong chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là lực lượng chính trong cuộc chiến chống phát xít. Tổn thất Liên Xô phải gánh chịu trong chiến tranh là lớn nhất, theo thống kê, trong cuộc chiến tranh này, quân dân Liên Xô thương vong hơn 60 triệu người, trong đó có 27 triệu người thiệt mạng, hơn 1700 thành phố và 70 ngàn thị trấn, thôn xã bị tàn phá, tổn thất vật chất lên đến 679 tỷ rúp. Tổn thất của Liên Xô chiếm tới 41% tổng tổn thất của các nước tham chiến. Khi chiến tranh kết thúc, Liên Xô được công nhận là cường quốc quân sự số 1 thế giới. Tổng thống Mỹ Roosevelt nói. “Chính Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã đẩy lực lượng vũ trang Hitler đến chỗ thất bại hoàn toàn, đó là điều khiến nhân dân Mỹ thực sự khâm phục”.
Hai là: về kinh tế Liên Xô đã giành thành được thành tựu đứng “thứ hai thế giới” về tổng lượng kinh tế.
Ba là: mô hình Liên Xô dẫn dắt chủ nghĩa tư bản tiến tới văn minh. Chủ nghĩa tư bản thời kỳ đầu là chủ nghĩa tư bản dã man, tanh máu: Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản tàn bạo, mô hình xã hội chủ nghĩa Liên Xô đã khiến chủ nghĩa tư bản truyền thống chuyển thành chủ nghĩa tư bản hiện đại, hướng tới văn minh, từ đó nâng cao trình độ văn minh toàn thế giới. Mô hình Liên Xô tuy đã không còn, nhưng chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội đã giành được thắng lợi vĩ đại, vì chủ nghĩa tư bản dã man, tàn bạo mà Mác muốn lật đổ và xóa bỏ đi không còn tồn tại nữa, ngay cả chủ nghĩa đế quốc đã phát động cuộc đại chiến thế giới và phân chia lại thế giới mà Lênin và Stalin muốn tiêu diệt cũng không còn tồn tại nữa.
Nếu nói rằng sự áp bức bóc lột tàn khốc của chính bản thân chủ nghĩa tư bản nguyên thuỷ đã làm nảy sinh ra chủ nghĩa xã hội cách mạng của giai cấp vô sản, thế thì chủ nghĩa xã hội cách mạng lại làm nảy sinh ra một chủ nghĩa tư bản tương đối văn minh. Sau này sự trì trệ, cứng nhắc thậm chí là thối nát của mô hình Liên Xô hoàn toàn tương phản với chủ nghĩa tư bản văn minh hiện đại, lại thêm sức ép về sự so sánh và cạnh tranh giữa các mô hình Liên Xô và ưu thế của mô hình Mỹ đã  khiến chủ nghĩa xã hội cải cách mở cửa ra đời ở Trung Quốc, làm xuất hiện mô hình Trung Quốc về cơ bản không giống với mô hình Liên Xô nhưng lại đủ sức cạnh tranh với mô hình Mỹ. Có thể thấy trong cạnh tranh mô hình, theo quy lụât mạnh được yếu thua, đã hình thành nên xu hướng tiến bộ xã hội, tạo động lực cho lực sử phát triển. Và một mô hình có ảnh hưởng mang tính quốc tế dù có lịch sử huy hoàng như thế nào chăng nữa nhưng chỉ cần nảy sinh sự “ngạo mạn của mô hình”, trở nên cứng nhắc, thậm trí trở thành “mô hình thối nát, biến mất” thì mô hình đó tất sẽ bị đưa vào hố rác của lịch sử. Nếu muốn duy trì sức sống và sức cạnh tranh, mô hình Trung Quốc phải không ngừng sáng tạo, sáng tạo hơn cả mô hình Mỹ, mới đủ tư cách và khả năng cạnh tranh vị trí lãnh đạo.
Trăm sông về biển: Bí mật của “mô hình Singapore”
Ông Lý Quang Diệu nói “Giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không hề có Vạn Lý Trường Thành ngăn cách 2 mô hình này có thể bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau”.
Vị nguyên lão của Đảng hành động nhân dân Singapore là Rajaratnam chỉ rõ: Con đường Singapore chính là chủ nghĩa xã hội về chính trị, chủ nghĩa tư bản về kinh tế: Tức là dùng những thủ đoạn của chủ nghĩa tư bản để tạo ra của cải và dùng phương pháp chủ nghĩa xã hội để phân phối những của cải đó.
Singapore là một cường quốc cỡ nhỏ, một kỳ tích vươn lên trong khoảng thời gian vài chục năm. Vậy bí mật của nước này nằm ở đâu? Theo Lý Quang Diệu và Rajaratnam đó chính là “chủ nghĩa hợp thành” trăm sông về biển. Quy luật và đặc điểm của mô hình Singapore chính là ở chỗ này. Sự thành công của Singapore là kết quả của sự bổ sung hoàn thiện lẫn nhau giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa Mác là gì ? Bản thân chủ nghĩa Mác là một kiểu chủ nghĩa hợp thành có tính phê phán, cách mạng và sáng tạo. Chủ nghĩa Mác đã kết hợp tất cả những gì có giá trị mà xã hội nguyên thuỷ, xã hội nô lệ, xã hội phong kiến và đặc biệt là xã hội tư bản tạo ra, đó là thành quả của văn minh nhân loại.
Chủ nghĩa xã hội là gì ? Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa hợp thành có tính phê phán, tính cách mạng và tính sáng tạo.
Trong đề cương của tác phẩm “Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết” do Lênin viết vào năm 1918, trong khi chỉ ra rằng nếu không lợi dụng những kỷ luật và văn hoá mà chủ nghĩa tư bản đạt được thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội, Lê nin đã nhấn mạnh các nước chủ nghĩa xã hội phải “tích cực học hỏi những điều hay của nước ngoài: chính quyền Xô Viết + trật tự đường sắt của Phổ + kỹ thuật của Mỹ và mô hình sản xuất Trust + nền giáo dục quốc dân của Mỹ + …+ = tổng hoà = chủ nghĩa xã hội”.
Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc tất nhiên không giống với “chủ nghĩa hợp thành” của Singapore. Những cải cách mở cửa ở Trung Quốc cũng là một quá trình hợp thành và sáng tạo học hỏi thế giới. Chủ nghĩa hợp thành là một tư tưởng chiến lược của chủ nghĩa Mác, ưu thế vốn có của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc là tổng hòa những cái hay của  Trung Quốc và nước ngoài, đặc biệt là những cái hay của những nước chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Lấy sáng tạo dẫn dắt thế giới “Sứ mệnh của” mô hình Trung Quốc”
Tất cả những quốc gia đứng đầu, quốc gia lãnh đạo thế giới đều là những quốc gia có mô hình sáng tạo, có đặc trưng trong xây dựng và phát triển đất nước chứ không mang tính máy móc, mô phỏng. Nét đặc sắc của Mỹ khác với Anh và nét đặc sắc của Trung Quốc cũng khác với Mỹ. Muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới, Trung Quốc phải sáng tạo ra một kiểu mô hình mới cho thế giới. Trung Quốc không thể sao chép lại mô hình của nước khác. Các quốc gia đứng đầu, quốc gia lãnh đạo với tư cách là những quốc gia đứng đầu, quốc gia lãnh đạo với tư cách là những quốc gia hình mẫu của thế giới chỉ có thể học hỏi chứ không thể rập khuôn. Theo ý nghĩa này mà nói, bản chất của “đặc sắc Trung Quốc” là sáng tạo, sứ mạng của “mô hình Trung Quốc” cũng là sáng tạo.
Tính sáng tạo và đổi mới của mô hình Trung Quốc được biểu hiện chủ yếu ở ba phương diện:
- Nhìn từ ý nghĩa và góc độ của chủ nghĩa xã hội, mô hình Trung Quốc phải giải quyết những vấn đề mà mô hình Liên Xô chưa giải quyết được, ở phương diện này, mô hình hình Trung Quốc đã đạt được những thành công lớn.
- Nhìn từ góc độ phát triển của văn minh nhân loại, phải giải quyết những vấn đề mà mô hình phương Tây, đặc biệt là mô hình Mỹ chưa giải quyết được, ví dụ như những vấn đề nghiêm trọng phát sinh từ cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới năm 2008, vấn đề chủ nghĩa bá quyền trên lĩnh vực quan hệ quốc tế. Về mặt này, Mỹ và Trung Quốc cùng nhau lãnh đạo và quản lý thế giới, mức độ hợp tác để giải quyết những vấn đề điểm nóng vấn đề khó đã không ngừng tăng lên, hiệu quả rõ rệt và có triển vọng to lớn.
- Phải giải quyết những vấn đề then chốt làm ảnh hưởng tới sự phát triển Trung Quốc, ví dụ như chênh lệch thu nhập quá lớn, vấn đề tham nhũng… Mô hình của quốc gia lãnh đạo vừa là mô hình phát triển khoa học lành mạnh của đất nước vừa là môt hình để giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn và những vấn đề mang tính toàn cầu của thế giới. Sức cạnh tranh và tầm ảnh hưởng của mô hình Trung Quốc được quyết định bởi khả năng giải quyết có hiệu quả những vấn đề của chính Trung Quốc cũng như những vấn đề của thế giới.  Mà khả năng ở đây, về cơ bản chính là sự sáng tạo và đổi mới.
 ------------------------------------------------------

0 comments

Post a Comment