Pages

Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Sống không phải là ký sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tổ quốc. (Phan Chu Trinh )Mở mang dân trí , Chấn động dân khí.Vun trồng nhân tài. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.(Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" )"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn và vô trách nhiệm."“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc [độc lập, tự do] thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”“… đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thứ này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.”(Fukuzawa Yukichi) .Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu.( René Descartes) John Paul II xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:1. Xưng thú “tội lỗi chung”.2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”

My Blog List

Blogger templates

Socrates (Hy Lạp)

Khi bạn giận dữ, hãy ngậm chặt môi, tránh làm tăng nộ khí của bạn. Người thực sự tài giỏi, chính là người có đủ trí tuệ để giúp đỡ người khác, không để mình bị lừa dối. Socrates (Hy Lạp).

Lão Tử

Hễ còn có lòng ham muốn thì chỉ biết trước được cái hẹp hòi biểu hiện ra bên ngoài chứ không biết được cái vi diện sâu ở bên trong..Ai vâng lời liều, hứa liều, tất nhiên khó lòng đúng hẹn.

Khổng Tử

1.Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.2.Người không có chữ tín sẽ chẳng làm nên việc gì. 3.Sự nghiệp chớ nên cầu mong không có chông gai, trắc trở vì không có chúng thì ý chí sẽ không kiên định. 4.Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi. 5.Đừng mong người khác thuận theo ý mình vì nếu được người khác thuận ý sẽ tất sinh tự kiêu..

Đức Phật

Hãy ngừng phán xét, trên nền trời xanh thẳm, chẳng có sự phân biệt Đông - Tây. Chỉ có tâm trí nhầm lẫn của của con người tạo ra sự phân biệt rồi lại tin rằng đó là thật.

Tục Ngữ

Đối với những người không biết làm chủ đầu óc thì sách liệu có mang lại lợi ích gì? Đưa sách cho họ có khác nào đưa chiếc gương cho người mù.

Tuesday, October 29, 2013

“Giấc mộng Trung Hoa”: : Giới thiệu sách


Giấc mộng Trung Hoa”: Tư duy nước lớn và tư thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa kỳ là cuốn sách hiện đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của phương tiện truyền thông ở cả Trung Quốc lẫn phương Tây. Tác giả cuốn sách, Đại tá Lưu Minh Phúc, hiện là giảng viên Đại học Quốc phòng Bắc Kinh trực thuộc Quân Giải phóng Nhân dân – ông này nguyên là giám đốc Viện Nghiên cứu Xây dựng Quân đội, cơ quan chuyên nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề hiện đại hóa và phát triển lực lượng, cũng thuộc trường đại học nói trên.
Đây là cuốn mới nhất trong một loạt cuốn sách được xuất bản ở Trung Quốc trong thời gian gần đây tiên đoán việc Trung Quốc sẽ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như thế nào. Do tác giả là sĩ quan quân đội nên có thể dễ dàng nhận thấy những quan điểm của ông này phản ánh khá rõ những tham vọng của quân đội hay thậm chí của chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, cuốn Giấc mộng Trung Hoa được rộng rãi đánh giá có sức hấp dẫn không phải ở những khuyến nghị mà nó đưa ra đối với các chính sách đối ngoại và quốc phòng của nước này, mà là ở chỗ cuốn sách đã nêu lên những luận điểm theo đường lối dân tộc chủ nghĩa trong các cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh nền chính trị nội bộ của đất nước Trung Hoa. Cuốn sách chứa đựng nhiều nội dung rất đáng quan tâm cho việc nghiên cứu trạng thái tâm lý cực đoan đang thịnh hành ở nước này liên quan đến cái gọi là tính ưu việt về chủng tộc của Trung Quốc, chủ nghĩa quân phiệt, và trường phái lý luận coi ý chí chính trị đóng vai trò quyết định tối hậu ở nước này.
Cuốn sách ra mắt đã gây ra rất nhiều phản ứng trái chiều trên phương tiện truyền thông và giữa các nhà quan sát về Trung Quốc, từ ủng hộ, thuần túy mô tả quan điểm, nhận định, đánh giá riêng, tới không nhất trí hoặc thậm chí hoàn toàn bác bỏ. Riêng báo chí phương Tây đã mô tả cuốn sách này là "một lời thách thức thẳng thừng đối với Mỹ", được thể hiện rõ nét qua việc tác giả thúc giục Trung Quốc “chạy hết sức” để trở thành “quốc gia số một” hay “cường quốc chi phối” thế giới.
Cuốn sách ra đời vào thời điểm khi các học giả và chuyên gia của nước CHND Trung Hoa đang tranh luận quyết liệt với nhau về việc liệu đã diễn ra chưa những thay đổi căn bản trong cán cân quyền lực toàn cầu là điều giúp củng cố vị trí và tư thế tương đối của Trung Quốc so với Mỹ, và liệu có nên xem xét những cách thức theo đó Trung Quốc điều chỉnh những chính sách của mình trước những thay đổi về quyền lực tương đối này. Nhận định cho rằng Trung Quốc đã chống chọi với các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thành công hơn nhiều so với Mỹ và các cường quốc khác đang góp phần củng cố tâm lý chung cho rằng Trung Quốc giờ đây không cần phải quan tâm đến dư luận nước ngoài hay đến những lợi ích của Mỹ nữa, đặc biệt là về những vấn đề đụng chạm đến “những lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc – đáng chú ý nhất là vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia của nước này.
Cuốn sách được viết ra cho đông đảo độc giả và do một cơ quan báo chí thương mại của Trung Quốc, chứ không phải là một đơn vị trực thuộc quân đội, phát hành và do vậy nó không đại diện cho những quan điểm chính thức của chính phủ Trung Quốc hay Quân Giải phóng. Tuy nhiên, cuốn sách có thể được coi là “một tiếng nói và một quan điểm tương đối cực đoan” trong cuộc tranh luận đang diễn ra ở đất nước Trung Hoa xung quanh tư thế chiến lược và quân sự của nước này.

Chương 1-1. Tôn Trung Sơn: Trung Quốc phải là cường quốc hàng đầu thế giới

Đứng đầu thế giới là giấc mơ trăm năm của Trung Quốc, giấc mơ này tập trung biểu hiện qua lý tưởng phấn đấu của ba nhân vật đại là Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Tôn Trung Sơn là người tiên phong của cuộc cách mạng dân chủ của Trung Quốc, Mao Trạch Đông là người sáng tạo ra Trung Quốc mới, Đặng Tiểu Bình là nhà thiết kế cải cách mở cửa. Đặc trưng chiến lược chung của ba nhân vật vĩ đại này là ở chỗ: Trong mục tiêu quốc gia lớn của Trung Quốc, họ đều là những người theo đuổi chủ nghĩa "đứng đầu thế giới”
Hàm nghĩa của việc Trung Quốc trỗi dậy "đứng đầu ghế giới" là gì? Trước hết đó là tổng lượng kinh tế của Trung Quốc phải đứng đầu thế giới. Trên cơ sở này thực hiện việc Trung Quốc đứng đầu thế giới về sức mạnh tổng hợp quốc gia. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thế kỷ 21 đi theo hướng nào? Chính là sự trỗi dậy theo mục tiêu và phương hướng "đứng đầu thế giới"
Trong thời đại Trung Quốc là "nước nghèo yếu nhất thế giới" , Tôn Trung Sơn đã yêu cầu "mọi người phải lập chí", xây dựng Trung Quốc trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới" và kêu gọi 400 triệu người đều phải có nguyện vọng và ý chí này. Ý chí và tinh thần của người tiên phong đại này đã khiến người Trung Quốc hiện nay cầm thấy kinh ngạc và tự hào.
“Xây dựng Trung Quốc trở thành” nước giàu mạnh nhất thế giới”
Trung Quốc không chỉ ráng đuổi cho kịp Anh, Mỹ mà còn phải vượt lên trên họ. Đây là chí hướng vĩ đại của Tôn Trung Sơn. Năm 1894, trong thư gửi lên Lý Hồng Chương (quan đại thần triều Thanh), Tôn Trung Sơn đã đề xuất cương lĩnh cải cách của mình? "Nhân năng tận kỳ tài, địa năng tận kỳ lợi, vật năng tận kỳ dụng, hóa năng sướng kỳ lưu" (có thể phát huy hết tài năng của mọi người, có thể khai thác hết tác dụng của đất đai, có thể lợi dụng hết công năng của vạn vật, có thể 
để cho hàng hóa được lưu thông). Thực hiện được bốn điều này, Trung Quốc "có thể vượt lên Châu Âu ". Sau này Tôn Trung Sơn còn nhiều lần nói đến chủ nghĩa tam dân, muốn xây dựng đất nước giàu mạnh đứng đầu thế giới.
Xây dựng Trung Quốc trở thành quốc gia "bốn nhất"  và "sáu nhất" là mục tiêu phấn đấu của cả cuộc đời Tôn Trung Sơn. Điều gọi là quốc gia "bốn nhất" đó là : mạnh nhất (thế giới, giàu nhất thế giới, nền chính trị tốt nhất thế giới, dân chúng hạnh phúc nhất thế giới. Điều gọi là quốc gia "sáu nhất", đó là lớn nhất, ưu việt nhất, tiến bộ nhất, trang nghiêm nhất, giàu có nhất: bình yên sung sướng nhất:
"Người Trung Quốc phải làm nên những kỳ tích vĩ đại nhất nhân loại" - đây là ý nguyện cao cả của Tôn Trung Sơn. Tôn Trung Sơn còn đưa ra chủ trương thế giới hòa bình, thế giới đại đồng, mong muốn người Trung Quốc sẽ thực hiện sứ mệnh đảm bảo hạnh phúc lớn nhất cho nhân loại, làm nên kỳ tích lớn nhất cho nhân loại, không chỉ mang lại lợi ích cho một ân tộc một quốc gia, mà còn mang lại lợi ích cho toàn thể  nhân loại.
Sau cuộc khởi nghĩa Quảng Châu đầu tiên năm 1895 bị thất bại chạy ta nước ngoài, Tôn Trung Sơn đã đi chu du khắp thế giới đến thăm các cường quốc, một mặt khảo sát tình hình chính trị của các nước, tìm hiểu nguyên nhân khiến có nước giàu nước nghèo, mặt khác tiến hành phong trào cách mạng.
Đến trước. khi diễn ra khởi nghĩa Vũ Xương, ông đã 7 lần đi  chu du thế giới, cứ hai năm lại đi vòng quanh thế giới thột lần. Trong.cuộc đời kéo dài 58 năm 8 tháng của ông, có tới 10 năm 1 tháng ông sống ở Mỹ và Châu Âu, ông đã 8 lần đi Mỹ và Châu Âu. Mục tiêu lớn của môn Trung Sơn "Trung Quốc cần trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới" là được xây dựng trên cơ sở những năm tháng đi du ngoạn thế giới của ông.
Dân tộc Trung Hoa là "dân tộc ưu tú nhất thê giới”
Tôn Trung Sơn cho rằng dân tộc Trung Hoa là dân tộc  "4 nhất". Trong chủ nghĩa tam dân, ông đã nêu rõ: "Dân tộc Trung Hoa là dân tộc lâu đời nhất thế giới, là dân tộc lớn nhất thế giới, là dân tộc văn minh nhất thế giới, là dân tộc có khả năng đại đồng hóa nhất thế giới... Nghiên cứu về tộc chúng ta, từ trước cho đến nay, chi ít đã có khoảng 5000 đến 6000 năm. So với các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc chúng ta vẫn đông nhất và lớn nhất. Từ thế hệ này  truyền sang thế hệ khác, cho đến nay vẫn là dân tộc ưu tú nhất thế giới. "
Tôn Trung Sơn cũng nói đến ưu thế trí tuệ của sinh viên Trung Quốc du học ở Mỹ trong khi so sánh thành tích học tập của sinh viên Trung Quốc với sinh viên Mỹ . Ngày 21/12/1923 trong khi phát biểu tại buổi liên hoan của sinh viên trường Lĩnh Nam, Quảng Châu, Tôn Trung Sơn đã nói: "Trên toàn nước Mỹ, tài trí thông minh vốn có của người Trung Quốc đều được người Mỹ thừa nhận, cho dù là học ở trường nào hay lớp nào ở Mỹ, điểm thi mỗi học kỳ của sinh viên Trung Quốc đều cao hơn sinh viên Mỹ ". Tôn Trung Sơn đã dùng lịch sử để chứng minh Trung Quốc là đất nước có thời gian giàu có dự và thời gian nghèo nàn ngắn, ông cũng dùng tính cách dân tộc để chứng minh tố chất của người Trung Quốc ưu thế hơn tố chất của người nước ngoài.
Tôn Trung Sơn cho rằng người Trung Quốc với tư cách là một dân tộc ưu tú nhất thế giới, nhất định phải có ý chí lớn vượt lên trên Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. ông nói: "Chúng ta có đất đai rộng lớn, dân số đông, tài trí thông minh bẩm sinh ưu thế hơn nhiều so với Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Đất nước chúng ta cải tạo tốt, Trung Quốc cường thịnh, còn phải vượt lên Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Hạnh phúc mà người Trung Quốc được hưởng phải cao hơn Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Mọi người phấn đấu vì đất nước, xây dựng một đất nước tốt đẹp nhất thế giới, thế mới là có ý chí lớn. Hy vọng mọi người từ nay phải có ý chí lớn ".
Vận dụng chủ nghĩa mở cửa
Quá trình Trung Quốc trỗi dậy trở thành nước "đứng đầu thế giới " là một quá trình mở cửa hướng ra thế giới, học tập thế giới. Nhất định phải đi theo con đường "mở cửa chấn hưng đất nước ", "mở cửa để đuổi kịp và vượt các nước ". Ngày 23110/1912, trong diễn thuyết tại buổi chiêu đãi ở Phủ Đô Đốc An Huy, Tôn Trung Sơn đã nói: "Muốn các ngành nghề phát triển thì phải đi theo chủ nghĩa mở cửa". Chính sách của Tôn Trung Sơn được nêu trong hiệp định ký tại Bắc Kinh với Tổng thống Viên Đại và Tổng trưởng các bộ chính là chính sách mở cửa. Thế nào là chính sách mở cửa? Đó chính là để cho người nước ngoài đến Trung Quốc mở mang các công ty nhà máy. Mà chủ nghĩa mở cửa Trung Quốc đã thực hiện từ thời cổ.
Thời kỳ thịnh vượng nhất của đời Đường, nước ngoài đã của hàng vạn học sinh sang Trung Quốc du học, như Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản ... Khi đó người nước ngoài đến Trung Quốc người Trung Quốc không phản đối, đó là vì trong thời  kỳ thịnh vượng nhất của nền văn minh Trung Quốc, từ trên xuống dưới đều hiểu rõ chủ nghĩa mở cửa chỉ có lợi mà không hề có hại gì.
Tôn Trung Sơn còn chỉ rõ Nhật Bản đất đai chỉ lớn bằng hai tỉnh của Trung Quốc, dân số cũng chỉ bằng hai tỉnh của Trung Quốc. 40 năm trước cũng là đất nước bé nhất, nghèo nhất,yếu nhất. Từ sau Minh Trị Duy Tân, trong vòng 40 năm  Đã trở thành cường quốc. Trên thế giới chỉ có 6, 7 nước được gọi là cường quốc, Nhật Bản là một nước trong số 6,7 cường quốc  đó Chính sách mà Nhật Bản vận dụng chính là chính sách mở cửa. Đất đai của Trung Quốc lớn gấp 20 lần Nhật Bản, dân số cũng lớn gấp hơn 20 lần Nhật Bản, muốn dựa theo cách làm của Nhật Bản thì cũng phải thực hiện chính sách mở cửa, không đến 3 hay 5 năm sau sẽ mạnh gấp 10 lần Nhật Bản. Tôn Trung Sơn nói: "Trung Quốc cần phải xây dựng cơ nghiệp. Chúng ta không có vốn thì mượn vốn nước ngoài. Chúng ta không có nhân tài thì sử dụng nhân tài của nước ngoài . Phương pháp của chúng ta không tốt thì vận dụng  phương pháp của nước ngoài. Lẽ nào kết quả lại không văn  minh hơn nhiều lần so với các nước ở phương Tây và phương Đông.
"Đứng đâu thế giới "không thể mô phỏng, mà phải có tinh thần sáng tạo "
Từ hàm nghĩa của "Trung Hoa Dân  Quốc ", Tôn Trung Sơn đã nhấn mạnh đến ý nghĩa sáng tạo. Ngày 15/7/1916, trong khi diễn thuyết lại cuộc tọa đàm tại Thượng Hiền Đường, Thượng Hải, Tôn Trung Sơn đã giải thích vì sao không thể nói "nước Cộng hòa Trung Hoa", mà phải nói "Trung Hoa dân Quốc". Về ý nghĩa của chữ "Dân", Tôn Trung Sơn phải mất  hơn 10 năm nghiên cứu mới có kết quả. Tôn Trung Sơn cho rằng nước cộng hòa như kiểu Mỹ, Châu Âuđược xây dựng trước Trung Quốc. "Dân Quốc " của thế kỷ 20 còn mang thẻ tinh thần sáng tạo,không nên mô phỏng theo mô hình của thế kỷ 18, 19. Chỉ vài năm sau sẽ xuất hiện một Trung Hoa Dân Quốc trang nghiêm huy hoàng ở lục địa phía Đông, vượt lên Các nước cộng hòa trên thế giới.
Tôn Trung Sơn còn từ thể chế chính trị "ngũ quyền phân lập của Trung Hoa Dân Quốc để phân biệt với "tam quyền phân lập" của các nước phương Tây, điều này chứng minh né đặc sắc và ưu thế của thể chế chính trị Trung Quốc. Ngày  18/8/1916, trong diễn  thuyết của mình, Tôn Trung Sơn nói "Các nước văn minh trên thế giới hiện nay phần lớn đều thực hiện tam quyền phàn lập, tuy có nhiều lợi ích. nhưng cũng có nhiều cái hại, vì thế 15 năm trước tôi mới đưa ra "ngũ quyền phân lập". Thế nào là "ngũ quyền phân lập". đó là ngoài luật pháp, tư pháp và hành chính ra? còn thêm chế độ chất vấn và thi cử. Hai chế độ này không có gì là mới đối với nước ta. từ thời cổ đã có, là cách làm hay, có thể trở thành mô hình của các nước trên thế giới trong thời kỳ cận đại".
Từ chủ nghĩa tam dân mang đặc sắc Tôn Trung Sơn đến Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác của Mao Trạch Đông và chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình đều toát lên một đạo lý, đó là: sáng tạo chấn hưng đất nào đặc sắc chấn hưng đất nước. Từ góc độ sáng tạo và đặc sắc. "đứng đầu thế giới " cũng là "duy nhất thế giới ". Đế quốc Anh khi đó là độc đáo, vì thế giới chỉ có một nước Anh. Mỹ sau này cũng độc đáo, vì thế giới chỉ có một nước Mỹ. Trung Quốc cũng độc đáo vì thế giới chỉ có một nước Trung Quốc. Những nước "đứng đầu thế giới " xuất hiện trong thời kỳ các đại đều là những nước có nét đặc sắc riêng, đều là đất nước có tính sáng tạo. Nó vừa không phải là tác phẩm phục chế của mô hình "đứng đầu thế giới" trước đó, cũng không thể bị các quốc gia sau này mô phỏng. Tuy các nước đều học tập những nước đi trước, kinh nghiệm của các nước đi trước cũng được vận dụng, nhưng các nước "đứng đầu thế giới " đều là những nước lớn sáng tạo, là nước lớn mang nét đặc sắc riêng, vì thế không thể phục chế mô phỏng.
Quân đội không mạnh không thể xây dựng đất nước
Phát biểu tại buổi chiêu đãi giới quân đội tại. Sơn Tây, ngày 20/9/1912, Tôn Trung Sơn đã nêu rõ do xây dựng đất nước vào thế kỷ 20, các cường quốc cạnh tranh nhau chưa thể thực hiện được thế giới đại đồng, nên quân đội không mạnh, không thể xây dựng đất nước.
Phát biểu trước các đại biểu giới lao động tại Philíppin ngày 23/6/1924, Tôn Trung Sơn nói cách đây 2000 năm, Trung Quốc hùng mạnh, không chỉ nổi lên ở phương Đông mà uy phong còn chấn động Châu Âu. Trung Quốc tuy mạnh, nhưng lấy chủ nghĩa hòa bình để giáo huấn thế giới, khuyên các nước hiếu chiến nên xây dựng cuộc sống hòa bình. Nhưng khi Trung Quốc khuyên bảo thì các nước khác lại đang chuẩn bị xây dựng lực lượng lục quân hải quân hùng mạnh, đưa tới kết quả như ngày nay. Các nước thấy trung Quốc đất rộng của cải nhiều, thị trường rộng lớn, quân sự yếu kém, văn hóa không phát triển, nên tìm cách chia cắt mảnh đất này, xây dựng phạm vi thế lực của mình. Từ mối quan hệ quốc tế "các cường quốc cạnh tranh nhau " và bài học lịch sử của Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đã nêu bật mối quan hệ giữa quân đội hùng mạnh với việc xây dựng đất nước bang giao.
Để xây dựng Trung Quốc trở thành "nước hùng mạnh nhất thế giới” Tôn Trung Sơn đã xây dựng một cương lĩnh quân sự với khí phách hào hùng. Nay xem lại vẫn cảm thấy phấn chấn mãnh liệt. Trong cương lĩnh, Tôn Trung Sơn nhấn mạnh đến kế hoạch xây dựng lực lượng quân đội với 30 triệu quân và kế hoạch xây dựng lực lượng kỹ thuật công trình quốc phòng với 10 triệu quân . Ngày 26/10/ 1912, phát biểu tại buổi chiêu đã  các học viên trường quân chính Nam Xương, Tôn Trung Sơn nêu rõ từ nay về sau hy vọng sâu sắc các học viên phát huy khí thế hào hùng, chăm chỉ nghiên cứu học tập, để cho 400 triệu đồng bào đều có tinh thần thượng võ. Trung Quốc khi đó có 400 triệu dân, kế hoạch của Tôn Trung Sơn xây dựng lực lượng quân đội và kỹ thuật với 40 triệu quân, chiếm 1/10 dân số, đây quả là khí phách quân sự hào hùng của một nhà chính trị.
Học tập và vượt Mỹ
Tôn Trung Sơn cho rằng học tập Mỹ , trước hết phải học tập tinh thần xây dựng đất nước của Mỹ. Muốn đuổi kịp và vượt Mỹ cần phải xây dựng chí hướng lớn cho đất nước và dân tộc.
Tôn Trung Sơn ca ngợi "Mỹ là nước văn minh tiến tiến","Mỹ là nước cộng hòa đầu tiên của thế giới", có nhiều chỗ Trung Quốc đáng học tập. Đồng thời với việc đề xướng học tập Mỹ, ông còn tin tưởng sâu sắc rằng Trung quốc còn có thể đuổi kịp và vượt Mỹ. Ngay cả khi cuối tháng 12/1923, khi xảy ra sự kiện 6 pháo hạm Mỹ đến uy hiếp ở Bạch Nga Đàm, Quảng Châu, Tôn Trung Sơn vẫn khuyến khích sinh viên Quảng Châu phải lấy kinh nghiệm xây dựng đất nước của Mỹ làm mô hình phấn đấu của cách mạng Trung Quốc, xác lập  ý chí đuổi kịp và vượt Mỹ . Ngày 21/12/ 1923 , phát biểu tại buổi gặp gỡ sinh viên trường Lĩnh Nam, Quảng Châu, Tôn Trung Sơn nói: "Các cháu sinh viên hiện nay học kiến thức của nước Mỹ, thi lịch sử nước Mỹ, nước Mỹ trở nên hưng thịnh là do tiến hành cách mạng. Khi Mỹ tách khỏi Anh, dân số chỉ có 4 triệu người, cả nước chỉ có 13 tỉnh thành phố, toàn là những vùng đất hoang sơ: Về dân số chỉ bằng 1/100 Trung Quốc hiện nay. Trung Quốc hiện có 400 triệu dân với 22 tỉnh thành phố, tài nguyên phong phú. Nước Mỹ bé nhỏ như vậy lại có thể làm nên nghiệp lớn như hiện nay, nếu có thể đi theo con đường cách mạng của Mỹ, Trung Quốc người đông tài nguyên phong phú thì kết quả trong tương lai đương nhiên sẽ tốt đẹp hơn Mỹ .
Tôn Trung Sơn cho rằng trung Quốc có nhiều điều kiện có lợi có thể vượt Mỹ Trong cuốn “Phương lược kiến quốc" ông nói: "Đất đai của Trung Quốc rộng lớn hơn Mỹ. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đứng vào hàng đầu thế giới. Dân số có tới .400 triệu người, cũng đứng đầu thế giới. Tài trí thông minh của người Trung Quốc cũng nổi tiếng từ thời xa xưa, việc kế thừa nền văn hóa 5000 năm cũng là diều thế giới chưa từng có. Hàng nghìn năm trước cũng đã từng là quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Ngày 10/10/1919, trong cuốn "Các ngành của Trung Quốc nên phát triển như thế nào ", Tôn Trung Sơn kết: "Trung Quốc đất rộng, của cải nhiều, nông sản và khoáng sản phong phú, không những đuổi kịp mà còn có thể vượt Mỹ. Sức lao động của Trung Quốc nhiều gấp 4 lần sơ với Mỹ, nước ta chỉ thiếu vốn và tài năng . Nêu nước ta có 2 nhân  tố này thì các ngành của nước ta sẽ phát triển, không chỉ ngang bằng Mỹ, mà còn có thể gấp 4 lần Mỹ ".

Chương 1-2. Mao Trạch Đông: "Đại nhảy vọt”- vượt Anh, đuổi kịp Mỹ

CHƯƠNG 1
ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI: GIẤC MƠ TRĂM NĂM CỦA TRUNG QUỐC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Mao Trạch Đông cũng là một người theo đuổi ý tưởng đứng đầu thế giới, " thực tiễn và tư tưởng chiến lược đứng đầu thế giới" của ông có tính thăm dò và sáng tạo, đương nhiên cũng có tính hạn chế của lịch sử. Những huy hoàng và khó khăn của ông những thành công và sai lầm của ông đều mang màu sắc thần kỳ.


"Khai trừ khỏi thế giới "
Mao Trạch Đông cho rằng đuổi kịp và vượt Mỹ là trách nhiệm của Trung Quốc. Ngày 29/10/1955, trong bài phát biểu tại cuộc hội đàm về cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, Mao Trạch Đông từng nói: mục tiêu của chúng ta là phải đuổi kịp và vượt Mỹ. Nước Mỹ chỉ có hơn 100 triệu dân, còn chúng ta có hơn 600 triệu dân, do đó chúng ta phải đuổi kịp Mỹ. Cuối cùng phải mất mấy chục năm, phải nhìn vào cố gắng của mọi người, ít nhất phải mất 50 năm, cũng có thể là 75 năm, 75 năm là 15 lần kế hoạch 5 năm. Ngày nào đuổi kịp Mỹ, vượt qua Mỹ chúng ta mới mở mày mở mặt. Hiện tại chúng ta vẫn chưa là gì, bị các nước khác chèn ép. Quốc gia của chúng ta lớn thế này, có khả năng huy động lớn, lịch sử có hàng nghìn năm, đất đai rộng lớn, tài nguyên nhiều, dân cư đông đúc, song một năm chỉ sản xuất được hơn 2 triệu tấn thép, tới nay mới bắt đầu chế tạo Ô tô với sản lượng còn rất thấp và thực tế , vẫn chưa ra làm sao. Vì vậy, các giới trong cả nước, trong đó  kể cả giới công thương, các đảng phải dân chủ trong và ngoài nước đều cần phải nỗ lực, xây dựng nước ta trở thành một  quốc gia giàu mạnh. Chúng ta cần phải lãnh trách nhiệm này . Trên thế giới, cứ bốn người thì chúng ta có một người, do đó không phấn đấu vươn lên là điều không thể chấp nhận được chúng ta nhất định cần phải phấn đấu vươn lên không chịu thua kém".
Mao Trạch Đông cho rằng chỉ khi Trung Quốc vượt qua được Mỹ, mới có thể đóng góp to lớn cho nhân loại. Năm 1956, trong bài phát biểu tại "Lễ tường niệm Tôn Trung Sơn" Mao Trạch Đông nói: "Là quốc gia rộng 9,6 triệu km2 và hơn 600 triệu dân, Trung Quốc cần phải có đóng góp tương đối lớn đối với nhân loại. Song trong thời gian dài quá khứ, đóng góp này lại quá nhỏ. Điều này khiến chúng ta cảm thấy hổ thẹn”.Mao Trạch Đông nhấn mạnh: “Vượt qua Mỹ, không chỉ có thể mà còn hoàn toàn cần thiết, hoàn toàn đáng làm. Nếu không như vậy, thì dân tộc Trung Hoa chúng ta có lỗi với các dân tộc trên thế giới, cống hiến của chúng ta cho nhân loại quá nhỏ bé”
Theo Mao Trạch Đông, nếu không thể vượt qua Mỹ, Trung Quốc sẽ bị “khai trừ khỏi thế giới” ! Năm 1956, khi bàn về vấn đề vượt qua Mỹ tại hội nghị trù bị Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 8, Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta đoàn kết sức mạnh trong và ngoài Đảng, trong và ngoài nước, mục đích là gì? Là để xây dựng một quốc gia xã hội chủ nghĩa vĩ đại. Đất nước chúng ta như thế này  không chỉ có thể mà còn cần dùng từ “vĩ đại”. Đảng của chúng ta là đảng vĩ đại, nhân dân của chúng ta là nhân dân vĩ đại, cách mạng của chúng ta là cách mạng vĩ đại, sự nghiệp kiến thiết của chúng ta là sự nghiệp kiến thiết vĩ đại. Chỉ có duy nhất một nước trên thế giới có hơn 600 triệu dân chính là chúng ta. Trong quá khứ, người ta xem thường chúng ta là có lý do. Bởi vì chưa có cống hiến gì, một năm chỉ sản xuất được vài trăm nghìn tấn thép, vẫn chỉ nằm trong tầm tay của Nhật Bản. Thời Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch nắm quyền 22 năm, mỗi năm chỉ sản xuất đượcvài trăm nghìn tấn thép. Hiện chúng ta vẫn chưa làm được nhiều, song sản xuất được nhiều hơn một chút, năm nay đạt được hơn 4 triệu tấn và năm tới sẽ nỗ lực đạt 5 triệu tấn, kế hoạch 5 năm lần thứ 2 cần phải vượt qua 10 triệu tấn, kế hoạch năm năm lần thứ 3 có khẳ năng vượt qua 20 triệu tấn. Chúng ta cần nỗ lực thực hiện mục tiêu này. Tuy trên thế giới có gần 100 quốc gia, song số quốc gia vượt qua mức sản lượng 20 triệu tấn thép chỉ có vài nước. Do đó, việc xây dựng quốc gia lấy của chúng ta - một quốc ga chủ nghĩa xã hội vĩ đại -  sẽ không chỉ hoàn toàn cải thiện tình trạng lạc hậu hơn 100 năm qua và bị các nước khác xem thường, mà còn có thể đuổi kịp quốc gia chủ nghĩa tư bản lớn mạnh nhất thế giới, chính là Mỹ Nước Mỹ chỉ có l70 triệu dân, dân số của chúng ta nhiều hơn họ vài lần, tài nguyên phong phú hơn và điều kiện khí hậu tương đương, việc đuổi kịp họ là hoàn toàn có thể. Liệu có nên đuổi theo Mỹ hay không? hoàn toàn nên. 600 triệu dân  số của chúng ta làm gì đây ? Ngủ ư'? Nên ngủ hay nên  làm việc? Nếu nói cần làm việc, người ta 170 triệu dân sản xuất 100 triệu tấn thép, thế chúng ta với 600 triệu dân không thể sản xuất 200-300 triệu tấn ư? Nếu không thể đuổi kịp được thì chúng ta chẳng còn lý do gì để biện minh, chẳng còn vinh quang cũng như chẳng còn vĩ đại gì nữa.
Nước Mỹ mới chỉ thành lập được 180 năm, sản lượng thép 60 năm trước cũng chỉ đạt được 4 triệu tấn, vậy chúng ta lạc hậu so với Mỹ 60 năm. Giá như có thêm 50-60 năm, chúng ta hoàn toàn nên vượt qua Mỹ. Đây là một trách nhiệm. Có dân cư đông, đất đại rộng lớn, tài nguyên phong phú, lại đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng sau 50-60 năm xây dựng đất nước mà vẫn không đuổi kịp Mỹ thì chúng ta sẽ ra sao đây? Chúng ta sẽ bị khai trừ khỏi thế giới!
“Thời gian biểu’ vượt Anh đuổi kịp Mỹ
Đã vài lần, Mao Trạch Đông điều chỉnh "thời gian biểu vượt Anh, đuổi kịp Mỹ. Theo đó, có thể thấy rõ lộ trình tân huyết vượt Anh, đuổi kịp Mỹ của ông.
Ngày 18/11/1957 , phát biểu tại Hội nghị đại biểu Đảng Cộng sản và Đảng công nhân ở Mátxcơva, Mao Trạch Đông từng nói: đồng chí Khrushchev từng nói với chúng ta rằng 1 năm sau, Liên Xô có thể vượt qua Mỹ. Tôi cũng có thể nói rằng 15 năm sau, chúng tôi có thể đuổi kịp hoặc vượt qua Anh". Không lâu sau khi về nước, Mao Trạch Đông đã triệu tập hội nghị lãnh đạo đảng phái dân chủ và các nhân sỹ dân chủ không đảng phái thông báo ý tưởng chiến lược vượt Anh, đuổi kịp Mỹ. Xã luận Tết dương lịch năm 1958 trên nhân dân Nhật báo" có đoạn: “Chuẩn bị thêm 20 – 30 năm để đuổi kịp và vượt qua Mỹ về kinh tế”.
Ngày l5/41/958, một lần nữa Mao Trạch Đông nhận định rằng: 10 năm có thể đuổi kịp Anh, và thêm 10 năm nữa có thể đuổi kịp Mỹ. Việc từng tuyên bố 25 năm hoặc nhiều hơn một chút để đuổi kịp Anh Mỹ là đã tính  dư ra 5-7 năm. Khẩu hiệu 15 năm đuổi kịp Anh vẫn không thay đổi.
Tháng 5/1958, tại Hội nghị lần thứ hai khóa 8 của Đảng, Phó Thủ tướng Lý Phú Xuân nêu rõ. 7 năm đuổi kịp Anh, 15 năm đuổi kịp Mỹ. Trong lời phê, Mao Trạch Đông sửa lại thành: 7 năm đuổi kịp Anh, thêm 8-10 năm tuổi kịp Mỹ.
Ngày 22/6/1958, Mao Trạch Đông tiếp tục nhận xét một báo cáo của Phó Thủ tướng Bạc Nhất Ba: vượt Anh, đuổi kịp Mỹ không phải là 15 năm, cũng không phải là 7 năm, mà chỉ cần .2-3 năm, 2 năm là có thể. Thậm chí Mao Trạch Đông còn chủ trương ngoài việc thực hiện một số hạng mục như đóng tàu, chế tạo Ô tô, điện lực, năm tới cần phái vượt qua Anh.
Ngày 2/9/1958, Mao Trạch Đông tuyên truyền khẩu hiệu: Hãy phấn đấu vì mục tiêu 5 năm đuổi kịp Anh, 7 năm vượt qua Mỹ! Để thực thi chiến lược vượt Anh, đuổi kịp Mỹ này. Mao Trạch Đông đã phát động cuộc vận động "Đại nhảy vọt". Tại hội nghị Ở Nam Ninh đầu năm 1958, Mao Trạch Đông tuyên bố: "Tôi không tin xây dựng đất nước khó hơn đánh trận".
"Đại nhảy vọt" không thực hiện được mục tiêu vượt Anh, đuổi kịp Mỹ, mà ngược lại còn khiến kinh tế trung Quốc đình đốn và tụt hậu. Giấc mơ "Đại nhảy vọt” thất bại, GDP của Trung Quốc đang từ chiếm 5.46% tỷ trọng toàn cầu năm 1957 đã giảm xuống còn 4,01% vào năm 1962, thấp hơn thức tỷ trọng năm 1950 (4,59 %).  Sau đó, trong thực tiễn, Mao Trạch Đông đã tỏ ra lý trí và bình tĩnh. Ngày 13/1/1961 , tại Hội nghị công tác trung ương, Mao Trạch Đông cho rằng: Xem xét tình hình hiện nay, xây dựng chủ nghĩa xã hội không cần phải hoàn toàn gấp. Hấp tấp vội vàng sẽ không thành công, càng vội vàng thì cũng không làm được việc, không bằng chậm lại một chút và hướng tới phát triển theo mô hình sóng. Việc này giống với việc người đi bộ, đi một đoạn cần phải nghỉ. Quân đội hành quân cũng cần nghỉ. Giữa hai trận đánh cũng cần nghỉ ngơi chỉnh đốn.
Sau đó, ngày 30/1/1962, tại Hội nghị công tác trung ương toàn quốc, Mao Trạch Đông đã phát biểu rộng rãi tổng kết về “Đại nhảy vọt" rằng: tại Trung Quốc, việc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa lớn mạnh trong 50 năm không đủ, sẽ phải mất 100 năm hoặc nhiều hơn. từ thế kỷ 17 tới nay, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã trải qua hơn 360 năm. Ở nước ta, muốn xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa vững mạnh, tôi dự tính phải mất hơn 100 năm. Trung Quốc dân số đông, nền tảng cơ sở còn mỏng, kinh tế lạc hậu, muốn đưa sức sản xuất lớn phát triển lớn mạnh cũng như đuổi kịp và vượt qua quốc gia tư bản chủ nghĩa tiên tiến nhất thế giới, phải mất hơn 100 năm. Cũng có thể chỉ mất vài chục năm như một số người cho rằng 50 năm là có thể làm được. Nếu được như vậy, cảm ơn trời đất, còn gì tốt hơn. Tuy nhiên, tôi khuyên các đồng chí thà xem xét khó khăn nhiều hơn một chút, như thế sẽ giành thời gian nghĩ nhiều hơn. Hơn 300 năm xây dựng được một nền kinh tế chủ nghĩa tư bản lớn mạnh, đối với nước ta, xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa lớn mạnh trong vòng 50 – 100  năm có gì là không tốt? Từ nay trở đi, trong vòng 50-100 năm, trên toàn thế giới sẽ là thời đại vĩ đại chuyển biến triệt để chế độ xã hội, là một thời đại long trời lở đất và không có thời đại nào trong lịch sử có thể so sánh được. Do tính mù quáng mà vấp phải nhiều thất bại và khó khăn, nên cần chuẩn bị trước và từ đó rút ra kinh nghiệm để giành thắng lợi cuối cùng. Từ quan điểm này xuất phát, suy xét lâu hơn một chút là rất có lợi, ít suy nghĩ là có hại ".
Lộ trình vượt Anh, đuổi kịp Mỹ: “Đại nhảy vọt”
Trung Quốc vượt Anh, đuổi kịp Mỹ chắc chắn phải cần "Đại nhảy vọt". Đây là một quan niệm kiên định của Mao Trạch Đông. Năm 1949, bình quân thu nhập quốc dân của người Trung Quốc là 27 USD, lúc đó, thu nhập bình quân của toàn Châu Á là 44 USD. Tới  năm l952,  bình quân thu nhập quốc dân chỉ bằng 2,3% bình quân thu nhập quốc dân của Mỹ. Có thể thấy rõ để vượt Anh, đuổi kịp Mỹ chắc phải cần "Đại nhảy vọt".
"Đại nhảy vọt" của Trung Quốc trong những năm cuối thập niên 50 thế kỷ 20 của Trung Quốc đã trải qua bài học đau đớn. Tuy nhiên, thất bại trong thời kỳ lịch sử đặc thù của một mô hình đại nhảy vọt không có nghĩa là bất kỳ hình thức "Đại nhảy vọt" nào đều không thể thực hiện được. Ngày 13/12/1964 , trong khi đánh giá dự thảo báo cáo công tác chính của Chu Ân Lai tại phiên họp thứ nhất Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa III, Mao Trạch Đông có viết: Chúng ta không thể đi theo con đường phát triển khoa học kỹ thuật cũ của các nước trên thế giới, từng bước đi theo sát sau người khác. Chúng ta cần phải phá vỡ quy luật, tận dụng hết mức kỹ thuật tiên tiến, trong một thời kỳ lịch sử không quá đài, cần phải xây dựng nước ta trớ thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa. Bước "Đại nhảy vọt" mà chúng ta  từng đề cập đến chính là mang ý tưởng này. Lẽ nào đây là điều không thể thực hiện được? Là sự khoác lác? Không, đó là điều có thể làm được, đó không phải là nói chơi và cũng không phải là khoác lác. Chỉ cần nhìn vào lịch sử của chúng ta là có thể hiểu được. Ngay ở trong nước. không phải chúng ta về căn bản đã đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản hùng mạnh. Không phải chúng ta từ một nền tảng tay trắng qua 15 năm nỗ lực - trên mọi mặt của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội - cũng đã đạt được trình độ khả quan. Không phải chúng ta cũng đã từng thử nghiệm bom nguyên tử ? Trong quá khứ người phương Tây từng gọi chúng ta là “người bệnh phương Đông", nay không phải đã xóa bỏ cái biệt danh này rồi sao? Tại sao giai cấp tư sản phương Tây có thể thực hiện được, giai cấp vô sản phương Đông không thể làm được? Nhà đại cách mạng Trung Quốc, tiền bối Tôn trung Sơn của chúng ta đầu thế kỷ này từng nhận định rằng Trung Quốc sẽ cần phải có “Đại nhảy vọt".Trong vòng vài chục năm, tiên liệu của ông chắc chắn sẽ thành hiện thực. Đây là một xu thế tất yếu mà không có thế lực phản động nào có thể ngăn cản được.
“Quan điểm Đại nhảy vọt" của Mao Trạch Đông chính là muốn phá vỡ quy luật thông thường, đi theo con đường mới. Năm l958 "Đại nhảy vọt" 3 năm mở màn đã thất bại, song tới năm 1978, bắt đầu cuộc "Đại nhảy vọt" 30 năm không phải đã thành công sao? Nước Trung Quốc lạc hậu kinh tế muốn tăng tốc đuổi kịp và vượt qua các nước phương Tây phát triển kinh tế, không thể không có đại nhẩy vọt Những gì Tôn Trung Sơn tiên sinh từng viết trong cuốn "Kiến quốc phương lược” mà ông đích thân phác thảo kế hoạch dựng nước, chính là kế hoạch và phương lược của "Đại nhảy vọt". "Đại nhảy vọt" của Mao Trạch Dông không chỉ là lần "nhảy vọt thất bại năm 1958, mà còn là gần 30 năm cầm quyền đặt nền mống và phấn đấu đạt thành tựu. "Đại nhảy vọt" của Mao Trạch Đông và Tôn Trung Sơn tuy do hạn chế về điều kiện khách quan cũng như điều kiện chủ quan vấp phái khó khăn và thất bại, song người đi trước đã đúc rút kinh nghiệm truyền lại cho chúng ta di sản quý báu. “Đại nhảy vọt” năm 1958 đã gây khó khăn cho Trung Quốc, song 20 năm sau, bắt đầu từ năm 1978, Trung Quốc lại bắt đầu thực hiện “Đại nhảy vọt”. Sau khi kế thừa và tổng kết nền tảng kinh nghiệm của người đi trước, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện “Đại nhảy vọt” thành công, do ông đã tìm được quy luật “Đại nhảy vọt” xây dựng kinh tế Trung Quốc, tạo ra kỳ tích 30 năm cải cách mở cửa. 30 năm cải cách mở cửa chính là khoảng thời gian “Đại nhảy vọt” thành công 30 năm. Trung Quốc ngày nay – do “Đại nhảy vọt” cải cách mở cửa tạo nên - vẫn cần tiếp tục ‘nhảy vọt” trên con đường phát triển khoa học kỹ thuật, cần đáp ứng yêu cầu quan điểm phát triển khoa học, tiến hành “Đại nhảy vọt” về khoa học. Thêm 30 năm “Đại nhảy vọt” khoa học nữa, Trung Quốc sẽ lãnh đạo thế giới.

Chương 1-3. Đặng Tiểu Bình: Trí tuệ lớn “giấu mình chờ thời”



CHƯƠNG 1
ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI: GIẤC MƠ TRĂM NĂM CỦA TRUNG QUỐC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Trong thời kỳ mới cải cách mở cửa, Đặng Tiểu Bình đã đưa nhân dân Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đầu thế giới, tức là hoà nhập vào thế giới để lãnh đạo thế giới, khi “giấu mình chờ thời” vẫn làm nên những kỳ tích. Đặng Tiểu Bình đề ra việc xây dựng trật tự mới chính trị quốc tế và trật tự mới kinh tế quốc tế, chính là thể hiện toàn bộ việc ông theo đuổi chiến lược mang tính thế giới, có triển vọng lớn.


“Tiểu Bình, chí lớn”: Thiết kế tổng thể đầu tiên đưa Trung Quốc tiến tới vị trí đứng đầu thế giới.
Tuy trong những phát biểu và sách báo công khai không đề cập tới những từ ngữ như “Trung Quốc đứng đầu”, “đuổi kịp, vượt qua Mỹ”, nhưng nguyện vọng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến tới vị trí đứng đầu thế giới của Đặng Tiểu Bình lại mạnh mẽ vô cùng. Trong thời kỳ cải cách mở cửa, ông đã đưa Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đấu với động lực lớn nhất. tốc độ nhanh nhất, khiến khoảng cách tới vị trí đứng đầu trên giới của Trung Quốc ngày càng gần.
Với tư cách là tổng công trình sư của cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. thiết kế tổng thể của Đặng Tiểu Bình chính là xoay quanh việc xây dựng một cường quốc hiện đại hoá chủ nghĩa xã hội, tiến hành thiết kế để Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới. Thiết kế tổng thể của Đặng Tiểu Bình là một hệ thống với nội dung phong phú, trong đó bao gồm: một mục tiêu phấn đấu - xây dựng một cường quốc hiện đại hóa cho nghĩa xã hội, biến Trung Quốc trở thành quốc gia đứng đầu thế giới; một đường lối cơ bản - lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, duy trì cải cách mở của; ba giai đoạn phấn đấu - ba bước, từ cơm no áo ấm, xã hội khá giả, tới 50 năm đầu thế kỷ 21 thực hiện giấc mơ cường quốc giàu mạnh; một chiến lược lớn phát triển hoa bình - giấu mình chờ thời, làm nên kỳ tích.
“Cần phải thực hiện cải cách mở cửa của Trung Quốc tốt hơn Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản”
Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản là một tấm gương cải cách chấn hưng đất nước. Ngày 24/5/1977, Đặng Tiểu Bình từng nói: "Minh Trị Duy Tân là công cuộc hiện đại hóa do giai cấp tư sản thực hiện chúng ta là giai cấp vô sản có khả năng thực hiện tốt hơn họ. Ngày 15/4/1985, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: "Nay chúng ta thực hiện việc mà Trung Quốc vài nghìn năm qua chưa từng làm. Cuộc cải cách này không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc, mà còn tác động tới thế giới ". Mục tiêu của Đặng Tiểu mình là thực hiện sự nghiệp vĩ đại “ảnh hưởng cả thế giới". Đặng Tiểu Bình cho rằng: "Cuộc cải cách của chúng ta không chỉ ảnh hưởng ngay tại Trung Quốc, mà còn là một cuộc thử nghiệm trên phạm vi quốc tế, chúng  ta tin tưởng sẽ thành công. Nếu thành công, thì có thể đem lại một loạt kinh nghiêm cho sự nghiệp chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới và các nước kém phát triển. Đương nhiên, không phải đem kinh nghiệm này gán cho nước khác.
Ngày 7/4/1990, tại cuộc tọa đàm "Chấn hưng dân tộc Trung Hoa" lần thứ nhất Đặng Tiểu Bình đã có phát biểu quan trọng: “Sau hội nghị trung ương 3 khoá 11, chúng ta tập trung lực lượng thực hiện bốn hiện đại hóa tập trung chấn hưng dân tộc Trung Hoa. Trong một thời gian không dài, Cộng hòa nhân dân Trung ta sẽ trở thành nhất nước lớn kinh tế, hiện nay Trung Quốc đã trớ thành một nước lớn chính trị. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có chiếc ghế tại Liên Hợp Quốc. Người Trung Quốc cần phấn khởi lên. Đại lục nay đã có nền tảng tương đối. Chúng ta vẫn còn vài chục triệu đồng bào yêu nước ở nước ngoài, họ hy vọng Trung Quốc cường thịnh phát triển, đây là điều có một không hai. Chúng ta cần tận dụng cơ hội đưa Trung Quốc phát triển. Thế kỷ tới, Trung Quốc rất có triển vọng".
Tôn Trung Sơn khi thành lập “Hưng Trung Hội”, đã đề xuất phải "chấn hưng Trung Hoa ", chính là muốn “sánh cùng Âu Mỹ ", muốn giành lại vị trí đứng đầu thế giới. Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh việc chấn hưng dân tộc Trung Hoa cũng là muốn thực hiện việc giành địa vị đứng đầu thế giới của Trung Quốc. Ý nghĩa của việc chấn hưng Trung Hoa chính là giành vị trí đứng đầu thế giới, và việc thực hiện phục hưng vĩ đại chính là Trung Quốc cần phải một lần nữa trở thanh nước đứng đầu thế giới.
Chiến lược “ba bước”: Tiếp cận vị trí đứng đầu thế giới
Việc Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đầu thế giới sẽ phải có quá trình như thế nào? Trong thập niên 80 của thế kỷ 20, Đặng Tiểu Bình từng đề xuất thực hiện “chiến lược ba bước" với thời gian 70 năm, đến khi kỷ niệm 100 năm dựng nước, thực hiện mục tiêu chiến lược của Trung Quốc. Bước thứ nhất cần 10 năm để đạt được mức sống ăn no mặc ấm, bước thứ hai cần 10 năm để đạt được mức khấm khá, bước thứ ba cần 50 năm trong thế kỷ 21 để thực hiện mục tiêu vĩ đại chấn hưng dân tộc. Đặng Tiểu Bình là một người theo chủ nghĩa hiện thực và cũng là một người theo chủ nghĩa lý tưởng, lời dặn dò cuối cùng của ông cũng khích lệ nhân dân: “Từ nay đến giữa thế kỷ sau, sẽ là thời kỳ rất gấp gáp, chúng ta cần chăm chỉ làm việc. Trên vai chúng ta mang gánh nặng, trách nhiệm lớn! ". Đặng Tiểu Bình ám chỉ thế kỷ 21 chính là thời kỳ này, vậy tại sao lại là thời kỳ cực kỳ gấp rút? Bởi đây chính là thời kỳ Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đầu thế giới.

Chương 1-4. Thế giới dự đoán về Trung Quốc

CHƯƠNG 1
ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI: GIẤC MƠ TRĂM NĂM CỦA TRUNG QUỐC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Sự phát triển của Trung Quốc ảnh hưởng đến tương lai của thế giới. Các chính trị gia, chuyên gia, thậm chí người dân của một số nước lớn trên thế giới đều thích dự đoán về tương lai của Trung Quốc và đã hình thành nên một số nhận thức chung cơ bản. 

Người Nhật Bản: “Nhật Bản nhỏ hơn Trung Quốc”
"Làm thế nào chung sống được với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc?” Đây là vấn đề được thảo luận và tranh luận rộng rãi trong các giới của Nhật Bản trong những năm gần đây Nhật Bản nên xây dưng cách nhìn nhận Trung Quốc như thế nào? Quan điểm của học giả Ohmae Kenichi - vốn được gọi là "cha đẻ của chiến lược Nhật Bản" được coi là mang tính tiêu biểu.
Năm 2009, trong các diễn văn và bài viết của mình, Ohmae Kenichi đã nhiều lần nói: "Trước năm 2055, quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ gấp 10 lần Nhật Bản", Nhật Bản phải thích ứng lại với tình trạng sức mạnh của Nhật Bản chỉ bằng 10% của Trung Quốc, Nhật Bản phải có nhận thức đúng đắn về quy mô của nước láng giềng Trung Quốc. Nhìn vào lịch sử  2000 năm trước đây, quy mô sức mạnh của Nhật Bản luôn chỉ  bằng 10% của Trung Quốc, từ sau Minh Trị Duy Tân mới có sự thay đổi, hiện nay chỉ là quay trở lại mối quan hệ tỉ lệ trước đây Nhật Bản cần phải chấp nhận hiện thực "Nhật Bản nhỏ hơn Trung Quốc", phải là một quốc gia “nhỏ mà mạnh”. Thị trường khổng lồ Trung Quốc là cơ hội kinh doanh lớn của Nhật bản. Điều then chốt để các xí nghiệp Nhật .Bản thành công là liệu có ôm được Trung Quốc vào lòng hay không'? Ví dụ trong việc xây dựng đường cao tốc, đường cao tốc của Nhật Bản tổng cộng dài 9000km, trong khi đó chỉ riêng một năm Trung Quốc đã xây dựng 8000km đường. Trong mười mấy năm gần đây, Ohmae Kenichi đã thường xuyên đi lại giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hiện nay định kỳ mỗi năm đến Trung Cuộc 8 lần. ông nói hiện nay nghiên cứu thế giới không thể không nghiên cứu Trung Quốc. ông cho rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, Mỹ đã trở thành nước không còn phong độ và tư cách lãnh đạo. Trong cuốn sách "Nước Mỹ: tạm biệt !", ông đưa ra 3 "liều thuốc" cho nước Mỹ: thứ nhất, phải xin lỗi toàn thế giới, thừa nhận những sai lầm lớn đã phạm phải trong 8 năm.- qua gồm tiến công Ápganixtan, chiếm lĩnh Irắc, làm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; thứ hai, trở thành một phần tử của thế giới, hiệp thương để làm việc, không được thực hiện bá quyền; thứ ba, từ bỏ chiến tranh.
Nhật Bản luôn hiểu rõ bản thân mình, khả năng thích ứng của Nhật Bản đối với sự thay đổi của cục diện thế giới được biểu hiện ở chỗ Nhật Bản với hơn 100 năm “thoát Á nhập Âu ", hiện nay lại cao giọng phải "thân Mỹ nhập Á", "thoát Âu nhập Á ". Các chính trị gia thế hệ mới của Nhật Bản cho rằng thế giới hiện nay đang phát triển theo hướng hai cực hóa giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản phải trở thành cầu nối ở khu vực Thái Bình Dương, phát huy tác dụng là cầu nối giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản phải thay đổi chính sách ngoại giao "theo đuôi Mỹ". Trong nửa đầu năm 2009, tỷ trọng mậu dịch của Nhật Bản đối với trung Quốc là 20,4%, còn tỷ trọng mậu dịch đối với Mỹ là 13,7%. Trong khi đó trong năm 1990, tỷ trọng mậu dịch đối với Mỹ là 27,4%, còn tỷ trọng mậu dịch đối với trung Quốc là 3,5%. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tỷ trọng mậu dịch của Nhật Bản đối với Trung Quốc vượt trên 20%, còn tỷ trọng mậu dịch đối với châu Á của Nhật Bản cũng vượt trên 50%. Nhật Bản đã hình thành chỗ dựa mậu dịch ở châu Á lấy Trung Quốc làm trung tâm.
Người Mỹ: “Phương án Bắc Kinh” có thể thay thế sự “Đồng thuận Oasinhtơn”
Người Mỹ rất nhạy cảm với việc Trung Quốc vươn tới trở thành nước "đứng đầu thế giới", và đã dự đoán điều này cách  đây 20 năm. Năm 1987 , học giả Mỹ Paul Kennedy đã đưa ra 3 dự đoán lớn đối với cục diện chính trị thế giới? Thứ nhất, trong tương lai gần đây sẽ không có bất kỳ nước nào có thể  tham gia vào nhóm “5 nước chính trị hàng đầu" gồm Mỹ, Liên  Xô Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu. (Henry,Kissinger thì cho rằng có thể cộng thêm ấn Độ, trở thành nhóm "6 nước chính trị hàng đầu"), những nước này sẽ là  những nước lớn cuối cùng. Thứ hai, sự cân bằng của lực lượng sản xuất thế giới trên một số mặt nào đó đã từ Liên Xô, Mỹ và  EU ngả sang một cách có lợi cho Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy Trung Quốc còn lạc hậu, nhưng sẽ phát triển rất nhanh. Thứ ba, Trung Quốc trải qua một sự phấn đấu lâu dài gian khổ, các nhà lãnh đạo hiện nay của họ xem ra đang thực hiện một  chiến lược to lớn với tư tưởng nhất quán và tầm nhìn xa trông rộng, về mặt này họ sẽ vượt lên Matxcơva, Oasinhtơn và Tôkyô, Tây Âu thì không cần nói đến.
Cách đây mười mấy năm, Brzezinski đã từng dự đoán: "Hơn 20 năm sau, Trung Quốc sẽ trở thành một nước lớn mang tính toàn cầu, thực lực của nước này đại thể ngang bằng  với Mỹ và châu Âu " trong " Kế hoạch năm  2020” mà Ủy ban  tình báo quốc gia Mỹ trình Nhà Trắng đã viết: "Sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi giống như sự xuất hiện của nước Đức trong thế kỷ 19 và nước Mỹ trong thế kỷ 20.
Goldman Sachs dự đoán đến năm 2027 quy mô kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, đến năm 2050 sẽ gấp dôi Mỹ.
Trong bài "Sự trỗi dậy của Trung Quốc đăng trên quý san số 3 của tạp chí "Chính sách thế giới" của Mỹ đã viết “Đến năm 2033, trong trật tự kinh tế thế giới, không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc có thể đứng đầu, Mỹ tụt xuống hàng thứ hai...Chúng tôi hy vọng Chính phủ và nhân dân Mỹ có thể bắt đầu suy nghĩ về bước ngoặt của sự phân chia này mang ý nghĩa gì và suy nghĩ đến phương thức đối phó...Cung với sự chuyển dịch của thời gian và sự xuất hiện vấn đề kinh tế tăng trướng  và phát triển, chúng ta sẽ nghe thấy nhiều hơn câu nói phương án Bắc Kinh, chứ không phải là sự Đồng thuận Oasinhtơn”
Người Anh: "Trung tân thế gió chuyển sang phía Đông "
Cuốn sách "Khi Trung Quốc thống trị thiên hạ : sự trỗi dậy  của vương quốc trung nguyên và sự cáo chung của thế giới phương Tây" đã làm chán động phương Tây. Tác giả cuốn sách, học giả người Anh Marin Jacques đã nói : ”Đối với Mỹ mà nói, nước này sẽ dần dần trở thành một nước lớn không còn giữ được địa vị độc tôn, sẽ là một quá trình đau khổ. Mỹ cần phải học cách nhìn thẳng và thích ứng với sự suy thoái của mình… Sự lựa chọn xấu nhất của Mỹ là tìm cách kiềm chế Trung Quốc, nó sẽ khiến cho thế giới lại sa lầy vào vũng bùn của chiến tranh lạnh, cuộc chiến tranh lạnh mới chỉ càng làm cho địa vị của Mỹ suy giảm nhanh. Đối với toàn bộ thế giới phương Tây, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ làm tăng thêm tình cảm mất mát của thế giới phương Tây. Phương Tây đang bước vào giai đoạn tự thích ứng một cách lâu dài và đau khổ.... Tôi muốn vỗ tay để Trung quốc trỗi dậy trở thành lực lượng lãnh đạo thế giới. Sự trỗi đậy của trung Quốc không chỉ làm thay đổi cục diện kinh lẽ thế giới, mà còn làm thay đổi phương thức sống và tư duy của chúng ta. Sự trỗi dậy của Trung Quốc dự báo một thời đại mới sẽ đến... Đến nửa sau thế kỷ 21 , Trung Quốc rất có thể trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, cộng đồng quốc tế sẽ nảy sinh thay đổi to lớn. Bắc Kinh sẽ trở thành đô hội của thế giới. Thượng Hải cũng thay thế New York trở thành trung tâm  kinh tế tài chính quốc tế. "
Các phóng viên tờ “The Guardian" của Anh trong chuyên mục của mình đã dự đoán: "Sự thay đổi của Trung Quốc đã khiến trung tâm thế giới chuyển sang phía Đông, thế kỷ 21 sẽ hoàn toàn khác với hai thế kỷ trước, quyền lực không còn nằm trong tay Mỹ và Châu Âu.".
Trong cuốn “Biểu hiện lâu dài của kinh tế Trung Quốc", nhà kinh tế học Anh Augus Maddison đã dự đoán, đến n ă m 2015 , Trung Quốc có thể trở thanh nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tháng 5/2008, Trung tâm cải cách Châu Âu của Anh đã công bố báo cáo chỉ rõ. Trung tâm quyền lực thế giới đang di chuyển sang phía Đông. Đến năm 2020, quy mô kinh tế của Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc sẽ ngang nhau, GDP của mỗi nước sẽ chiếm khoảng 20% tổng GDP toàn cầu.
Bản báo cáo “Triển vọng thế giới năm 2008" của tạp chí "The Economist" của Anh đã nêu rõ, năm 2008 sẽ là năm đầu  tiên nền chính trị kinh tế toàn cầu sẽ "thoát Mỹ nhập Trung", tức là năm "trật tự thế giới do kỳ làm chủ đạo chuyển sang trật tự thế giới do Trung Quốc làm chủ đạo ".
Các nhà kinh tê toàn cầu: Việc vượt lên không có gì phải  hoài nghi, chỉ là vân đề thời gian.
Bắt đầu từ tháng 6 năm 2009, tờ Thời báo Hoàn Cầu” (của Nhân dân nhật báo Trung Quốc) đã tiến hành cuộc thăm dò dư luận trong hai tháng, phỏng vấn 85 nhà kinh tế trên toàn cầu, trong đó có 80 nhà kinh tế đã tham gia trả lời. Nôi dung chủ yếu của cuộc điều tra liên quan đến ba vấn đề:
Thứ nhất, cần mấy năm để khôi phục lại nền kinh tế thế giới ở mức trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính? Thứ hai, thể kinh tế hay quốc gia nào sẽ phục hồi đầu tiên trôn cuộc khủng hoảng này? Thứ ba, cần bao nhiêu năm để tổng lượng kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ ?
Kết quả điều tra cho thấy: có 51 người, tức chiếm đa số cho rằng phải mất từ 3-5 năm thì nền kinh tế thế giới mới đạt mức trước khi xảy ra khủng hoảng, có 19 người cho rằng phải mất từ 1-2 năm, có 9 người cho rằng phải mất 5 năm. Có 66 học giả cho rằng Trung Quốc sẽ đi đầu trong việc khôi phục lại từ trong cuộc khủng hoảng, có 10 người cho là Mỹ sẽ đi đầu, có  người cho là một thể kinh tế khác và 1 người cho là một quốc gia khác. Về vấn để cuối cùng, có 18 người cho rằng phải mất 10 năm thì tổng lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, chiếm 23%; có 37 người cho rằng phải mất 20 năm, chiếm 46%; có 14 người cho rằng phải mất 30 năm, chiếm 17%; có 6 người cho rằng phải mất thời gian dài hạn và có người cho rằng không bao giờ vượt được. Tham gia điều tra có 17 học giả Mỹ, chiếm tỷ lệ đông nhất về số người tham gia của một quốc gia. Các học giả Mỹ phản ứng gay gắt về việc dự báo tổng lượng kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ, đa số các học giả Mỹ cho rằng phải mất trên 30 năm thì tổng lượng kinh tế của Trung Quốc mới vượt được Mỹ.
Kết quả điều tra đã cho thấy ba vấn đề mang tính khuynh hướng: Thứ nhất, việc tổng lượng kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ đã trở thành nhận thức chung của các chuyên gia, 78 trong số 80 chuyên gia đã cho là như vậy; Thứ hai, có 37 người cho rằng phải mất 20 năm tổng lượng kinh tế Trung Quốc mới vượt Mỹ, đây là cách nhìn nhận chính; Thứ ba, cho rằng tổng lượng kinh tế Trung Quốc sẽ dẫn tới việc bố trí lại trật tự thế giới.

Chương 1-5. Cường quốc số một: Người Trung Quốc đã chuẩn bị tốt chưa ?

CHƯƠNG 1
ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI: GIẤC MƠ TRĂM NĂM CỦA TRUNG QUỐC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Tốc độ trỗi dậy của Trung Quốc rất nhanh, quy mô trỗi dậy rất lớn, môi trường trỗi dậy rất phức tạp, mô hình trỗi dậy rất độc đáo, ảnh hưởng trỗi dậy rất sâu sắc, không chỉ thế giới bên ngoài cảm thấy đột nhiên và bất ngờ, chính bản thân người Trung Quốc cũng chưa chuẩn bị tốt. Khi tổng lượng kinh tế Trung Quốc vượt Nhật Bản thì việc chuẩn bị tốt cho việc vươn tới vị trí "đứng đầu thế giới" càng trở nên bức thiết.
 
Năm tiêu chí, ý nghĩa thế giới của "Trung Quốc số một": Sự chuẩn bị về nhận thức
Giá trị của việc “đứng dầu thế giới” là gì? Ý nghĩa của việc Trung Quốc trở thành nước "đứng đầu thế giới" là gì? Người Trung Quốc đương đại có đáng phấn đấu về việc "đứng đầu thế giới” này không? Nhận thức của mọi người về vấn đề chưa nhất trí. Nhận thức chung hình thành về vấn đề này là trước hết cần làm tốt "việc chuẩn bị về nhận thức". Có người cho rằng Trung Quốc hiện nay còn bao nhiêu vấn đề hiện thực còn chưa giải quyết, thế thì đi tranh cái danh hiệu "đứng đầu thế giới" làm gì?. Có người cho rằng việc đi tranh danh hiệu "đứng đầu  thế giới" là việc vui rất lớn, nhưng còn quá xa vời đối với dân chúng.
Có người cho rằng giải quyết tốt những vấn đề Trung Quốc còn thấp kém là việc làm hiện thực hơn. Xem ra, mọi người đều nói có lý, điều then chốt của việc thống nhất nhận thức là ở chỗ việc Trung Quốc trở thành nước “đứng đầu thế giới” sẽ tạo ra môi trường và điều kiện chiến lược tốt hơn để giải quyết những vấn đề cụ thể của Trung Quốc ở khởi điểm và tầm cao hơn.
“Trung Quốc số một” với tư cách là kết cục của cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ có năm ý nghĩa mang tính tiêu chí sau:
- Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới là kết quả của sự cạnh tranh lâu dài giữa nước đang phát triển lớn nhất thế giới và nước phát triển nhất thế giới, nó chứng minh nước đang phát triển có thể trở thành nước phát triển, thậm chí vượt lên các nước phát triển.
- Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới là kết quả cạnh tranh giữa một nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới và một nước tư bản chủ nghĩa lớn nhất thế giới, nó chứng minh tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên tổng lượng sức sản xuất của một nước Xã hội chủ nghĩa vượt qua một nứơc tư bản chủ nghĩa, lần đầu tiên ưu thế chính trị của chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở ưu thế kinh tế xã hội chủ nghĩa. Mô hình chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc do tạo nên kỳ tích “đứng đầu thế giới”, nên cũng sẽ trở thành mô hình đứng đầu thế giới và tỏa sáng khắp nơi. Trong thế giới cận đại, các nước Phương Tây luôn là những nước sáng tạo và chiếm hữu nhiều của cải nhất. Sự trỗi dậy của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo nên xu thế mạnh mẽ vượt Mỹ. Nhưng ngay cả khi Liên Xô ở vào thời kỳ đỉnh cao thì sức mạnh kinh tế của Liên Xô cũng chỉ bằng 60% GDP của Mỹ. Trong 100 năm trước khi Mỹ xưng bá, các cường quốc Châu Âu cũng thay nhau đứng đầu thế giới. Sau hai thế kỷ các nước phương Tây luôn đi đầu về tổng lượng của cải thế giới thì đã xuất hiện bước ngoặt mang tính lịch sử: về quy mô kinh tế các nước phương Tây đang dần dần bị các nước đang phát triển vượt qua. Đến khoảng năm 2030, tổng lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Đến năm 2050 thứ tự của 3 thể kinh tế lớn nhất thế giới sẽ là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ. Các nước phương Tây già nua cam chịu lùi về phía sau.
- Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới sẽ mang lại ý nghĩa mới cho việc “so sánh văn minh” giữa nền văn minh phương Đông với nền văn minh phương Tây. Nó chứng minh không chỉ nền văn minh phương Tây mới mang lại hạnh phúc cho thế giới, văn hóa phương Đông cũng có thể dẫn dắt thế giới và văn hóa phương Đông có sức hấp dẫn lớn hơn, sức sống và sức sáng tạo mạnh hơn.  Trong lịch sử cận đại thế giới, dân tộc nói tiếng Anh đi đầu thế giới, còn khi Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới thì sẽ khởi động giai đoạn mới dân tộc nói tiếng Hán đi đầu thế giới.
- Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới sẽ phá vỡ “sự kỳ thị về nhân chủng” của phương Tây. Năm 1924, trong “Chủ nghĩa tam dân” của Tôn Trung Sơn có viết. “Dùng người Châu Á để so sánh với người Châu Âu thì nước kia luôn cho rằng trên thế giới này chỉ có người da trắng mới có thông minh tài trí, làm việc gì cũng bị người da trắng lũng đoạn. Gần đây bất ngờ Nhật Bản nổi lên, do vậy có thể thấy những việc mà người da trắng làm được, người Nhật Bản cũng có thể làm được. Giống người trên thế giới tuy màu da có khác nhau, nhưng nói đến thông minh tài trí thì không thể nói có gì khác biệt “Nhật Bản tuy là nước phát triển, nhưng chưa bao giờ trở thành nước “đứng đầu thế giới”. Cho đến nay, các nước, “đứng đầu thế giới” thời kỳ cận đại đều do người da trắng xây dựng nên. Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới đã chứng minh người da vàng cũng chỉ là chủng tộc ưu tú của thế giới, không phải là ưu thế riêng của người da trắng. Những việc mà người da trắng làm được, người da vàng cũng có thể làm được, và có thể sẽ làm tốt hơn.
- Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới sẽ làm thay đổi cảm giác ưu việt về địa lý hình thành lâu nay ở phương Tây. Các nước “đứng đầu thế giới” thời kỳ cận đại đều nảy sinh từ khu vực Âu - Mỹ. Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới, Châu Á đương nhiên sẽ phải xuất hiện một quốc gia “đứng đầu thế giới”. Việc Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới là sự vinh quang của Châu Á.
Có thể thấy việc Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới chính là đang tiến hành một sự nghiệp vĩ đại, nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, ý nghĩa văn hoá. Nó sẽ mang lại cho Trung Quốc tài nguyên chính trị và tài nguyên đạo nghĩa to lớn. Ý nghĩa thế giới của nó cũng sẽ chuyển hoá thành lợi ích thiết thân của mỗi người dân Trung Quốc. Có thể nói “Thiên hạ hưng vong, mọi người đều có trách nhiệm. Trung Quốc đứng đầu, mọi người đều có lợi. ”.
Sự trỗi dậy của nước lớn cần có “đại chí”. Sự chuẩn bị về “chí hướng”
Một sự chuẩn bị quan trọng khác không thể thiếu khi Trung Quốc vươn tới trở thành nước đứng đầu thế giới là sự chuẩn bị về “chí hướng”. Nước lớn trỗi dậy cần có ‘đại chí”, đây là đặc điểm và quy lụât quan trọng, có “đại chí” mới có thể trở thành “nước lớn”. Phàm là “nước lớn trỗi dậy” đều là những nước có lý tưởng và chí hướng “đứng đầu thế giới”, đều là những nước đã từng tham gia cạnh tranh vươn tới vị trí “đứng đầu thế giới” là đặc trưng chung và tính cách chung của các nước lớn trên thế giới. Đó chính là chí hướng, sự theo đuổi, sự hưng phấn, tín ngưỡng và niềm tin “xây dựng nước mình trở thành nước “đứng đầu thế giới”. Có như vậy mới trở thành nguồn động lực chấn hưng dân tộc, đưa đất nước trỗi dậy. Một dân tộc và quốc gia thiếu ý chí hoài bão trở thành nước đứng đầu thế giới thì rất khó trở thành dân tộc ưu tú, quốc gia ưu tú của thế giới. Các dân tộc ưu tú trên thế giới đều là những dân tộc có những thành tựu tuyệt vời và biểu hiện phi phàm trong cuộc chạy đua giành địa vị đứng đầu thế giới.
Bồ Đào Nha khi trỗi dậy trở thành nước lớn, dân số chỉ có 1 triệu người, dân số huyện lớn của Trung Quốc hiện nay còn nhiều hơn. Bồ Đào Nha hiện nay vẫn là nước nhỏ ở Châu Âu, diện tích đất đai chỉ có hơn 92 nghìn km2 với hơn 10 triệu dân. Nhưng nhìn vào thế giới hiện nay, trừ châu Đại Dương ra, trên các châu lục khác đều có nước và khu vực lấy tiếng Bồ Đào Nha làm ngôn ngữ thứ nhất hoặc ngôn ngữ thứ hai. Đế quốc Bồ Đào Nha giống như người khổng lồ đã từng đứng trên quả địa cầu xuyên qua 140 kinh độ và 70 vĩ độ; Ấn độ Dương,  biển Ả rập, biển Đông hầu như đều từng trở thành “lãnh hải” của Bồ Đào Nha. Một nhà thơ Bồ Đào Nha khi đó đã từng kiêu hãnh nói. “Tôi chính là Bồ Đào Nha, tôi to lớn hơn cả thế giới này” Chính khí phách “tôi to lớn cả thế giới này” đã khiến Bồ Đào Nha trở thành nước đầu tiên “đứng đầu thế giới” trên vũ đài quốc tế trong thời kỳ cận đại.
Người Hà Lan “nước nhỏ làm nên nghiệp lớn” có bức tranh “Nữ thần Amsterdam”, trong bức tranh này, cánh tay của Nữ thần Amsterdam đặt lên quả địa cầu. Nó như dự báo nước Hà Lan nhỏ bé đặt thế giới vào trái tim mình, đặt trái đất vào trong lòng bàn tay mình. Khi Hà Lan với tư cách là nước lớn trỗi dậy, dân số chỉ có 1,7 triệu người, nhưng đã từng làm mưa làm gió trên vũ đài thế giới trong thế kỷ 17, tạo nên một thời kỳ hoàng kim.
Nhà văn Nga nổi tiếng Mikhailovich Dostoevsky đã từng nói “Một dân tộc thực sự vĩ đại mãi mãi không được cho rằng sẽ đóng vai trò thứ yếu trong nhân loại, thậm chí cũng không được cho rằng sẽ đóng vai trò hàng đầu, mà nhất định phải đóng vai trò độc nhất vô nhị:”
De Gaulle đã nói một câu nổi tiếng: “Nước Pháp nếu không vĩ đại thì không phải là nước Pháp”. Ông cho rằng, đặc điểm của nước Pháp chính là sự vĩ đại, tính cách của nước Pháp chính là sự vĩ đại, mục tiêu của nước Pháp cũng chính là sự vĩ đại. Vĩ đại chính là “tín ngưỡng quốc gia” và chí hướng quốc gia” của nước Pháp. Nước Mỹ trong hơn 200 năm xây dựng đất nước luôn tiến lên trong lời kêu gọi trở thành “tấm gương thế giới”, “đất nước lãnh đạo”, “thế kỷ của Mỹ”.
Cạnh tranh là sự bẩm sinh của nhân loại, cạnh tranh giữa các nước cũng là sự bẩm sinh của các nước. Điều quan trọng nhất của sự cạnh tranh là tự tin, tự tin mới có thể tự cường. Một quốc gia muốn có thực lực mạnh nhất phải có sự tự tin, mà các quốc gia chưa có đủ thực lực càng phải có sự tự tin. Trên thực tế những nước lớn trong khi trỗi dậy không có nước nào lớn bằng Trung Quốc; từ diện tích, dân số cho đến của cải đều không thể so sánh được với Trung Quốc. Trong số các quốc gia trỗi dậy trên thế giới trong thời kỳ cận đại, đa số là các nước nhỏ trỗi dậy. Có những nước rất nhỏ, diện tích chưa đến 100 nghìn km2 và dân số chỉ có 1 triệu người, nhưng đã trỗi dậy trở thành nước lớn hàng đầu thế giới.
Lịch sử trỗi dậy của một bộ phận nước lớn đã chứng minh: cái lớn của nước lớn không phải ở cái lớn của diện tích, không phải ở chỗ dân số đông, mà là ở chí hướng cao xa, mục tiêu hùng vĩ. Nước lớn không có chí lớn tất sẽ suy thoái. Nước nhỏ có chí lớn cũng có thể trỗi dậy.
Nếu như nói thế kỷ 20 là thế kỷ của chiến tranh và đối kháng, thế thì thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của cạnh tranh và đào thải. Trên vũ đài quốc tế thế kỷ mới sẽ là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc. Người Mỹ nói thế kỷ 21 vẫn là thế kỷ của Mỹ. Còn cựu Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee tuyên bố: “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của Ấn Độ”. Trong cuộc chạy đua thế giới thế kỷ 21 không chỉ có một hay hai quốc gia có ý chí vươn lên đứng đầu thế giới. Trung Quốc thế kỷ 21 nếu không trở thành nước đứng đầu thế giới, không thể trở thành cường quốc số một, tất sẽ là quốc gia tụt hậu, sẽ là quốc gia bị đào thải.
Cơ hội chiến lược dựa vào “thu hoạch” - chiến lược: Sự chuẩn bị về chiến lược.
Cơ hội thường đòi hỏi có đầu óc chuẩn bị. Cơ hội chiến lược sẽ hậu đãi các quốc gia có sự chuẩn bị chiến lược. Trong quá trình phát triển và trỗi dậy, một quốc gia một dân tộc may mắn có được thời kỳ cơ hội chiến lược hiếm hoi. Những thu hoạch giành được trong thời kỳ này được quyết định bởi trình độ và chất lượng chuẩn bị chiến lược của một quốc gia.
Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập, đáng tiếc đã từng để mất đi hai lần cơ hội chiến lược phát triển quốc gia. Lần đáng tiếc thứ nhất là vào thời kỳ đầu thập kỷ 50 của thế kỷ 20, Trung Quốc tiến hành thắng lợi cuộc kháng Mỹ viện Triều, Trung Quốc được thế giới công nhận là nước lớn quân sự, môi trường an ninh quốc gia được cải thiện lớn, việc xây dựng kinh tế có cơ hội chiến lược phát triển tốt đẹp. Nhưng thời cơ chiến lược quý báu này lại chỉ được lợi dụng có hiệu quả trong vòng 4 năm thì bị chấm dứt và cắt đứt bởi phong trào chỉnh phong phản hữu, tiếp sau đó là phong trào Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân, Gió cộng sản. Trong khi đó, lúc này Nhật Bản lại lợi dụng được môi trường quốc tế có lợi, lợi dụng có hiệu quả thời kỳ cơ hội chiến lược, phát triển liên tục, nhanh chóng thực hiện sự trỗi dậy về nền kinh tế. Lần đáng tiếc thứ hai là trong cuộc đọ sức tay ba giữa Trung - Mỹ - Xô vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, mối đe doạ chiến lược của Liên Xô đã thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ phát triển theo hướng bình thường hoá, khiến môi trường chiến lược của Trung Quốc được cải thiện lớn. Trong sáu năm, từ 1971 đến 1976, có tới 51 quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, trong khi đó, trong 22 năm từ 1949 đến 1970, chỉ có 54 nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Thời kỳ chiến lược tốt đẹp như vậy lại không được lợi dụng có hiệu quả, do thực hiện cuộc Đại cách mạng văn hoá. Sau khi thực hiện cải cách mở cửa, do sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sự chuẩn bị chiến lược đầy đủ, mới có thể nắm bắt được cơ hội phát triển đất nước, nhanh chóng tiến vào địa vị các nước lớn kinh tế thế giới trong tình hình Liên Xô tan rã, kinh tế Nhật Bản trì trệ, Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng tài chính, Mỹ sa lầy trong cuộc chiến tranh Irắc và xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.
Thực tiễn Trung Quốc đã chứng minh giá trị của cơ hội chiến lược được quyết định bởi chất lượng chuẩn bị chiến lược. Thời kỳ hiện nay của Trung Quốc không chỉ là “thời kỳ cơ hội chiến lược” mà là “thời kỳ nước rút chiến lược” để giành lấy địa vị đứng đầu thế giới, cần phải đưa ra sự chuẩn bị chiến lược đầy đủ hơn, có sự sáng tạo chiến lược, thiết kế chiến lược và chỉ đạo chiến lược với chất lượng cao hơn.
Trung Quốc “bay lên”, cần chuẩn bị đầu óc tỉnh táo: “Sự chuẩn bị về tâm lý”. Việc trở thành cường quốc số một, đứng đầu thế giới là mục tiêu lớn của Trung Quốc trong thế kỷ 21. Phấn đấu vì mục tiêu lớn này đỏi hỏi tràn đầy nhiệt huyết. Đứng đầu thế giới vốn là truyền thống của Trung Quốc. Cường quốc số một vốn là lịch sử của Trung Quốc. Nhưng truyền thống của quốc gia và dân tộc này đã từng bị mất đi. Nguyên nhân mất đi là do người Trung Quốc “chìm trong giấc ngủ”. Đúng như Tôn Trung Sơn năm 1924 đã từng nói, địa vị quốc gia của Trung Quốc trong thế giới cận đại đã “rơi xuống nghìn trượng”, “nguyên nhân lớn nhất đưa tới điều này” chính là ‘ trước đó mất đi tinh thần dân tộc, giống như chìm trong giấc ngủ, hiện nay phải khôi phục lại tinh thần dân tộc, phải kêu gọi tỉnh lại ”. Muốn làm cho con rồng Trung Quốc bừng tỉnh thì phải xây dựng lại chí hướng “Trung Quốc số một”, lại tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp, Trung Quốc số một, lại tận tâm với sự nghiệp “Trung Quốc số một”, lại làm tròn giấc mơ “Trung Quốc số một”.
Dân tộc Trung Hoa vĩ đại một khi “bừng tỉnh” , thì cùng với việc cả dân tộc tràn đầy nhiệt huyết, còn cần phải giữ bình tĩnh và tỉnh táo. Trung Quốc trong quá trình tiến hành cách mạng hay tiến hành xây dựng kinh tế đều đã từng mắc phải căn bệnh cấp tính “quá hưng phấn ”, đã từng bị thất bại và hứng chịu rủi ro. Vì thế hiện nay trong tình hình cả nước đang sôi động, toàn dân đang hưng phấn, thì việc giữ bình tĩnh và tỉnh táo là điều đặc biệt cấp bách và quan trọng. Năm 2007, tổng GDP của Trung Quốc đã vượt Đức, đứng thứ 3 thế giới. Nhưng dân số Trung Quốc có 1,3 tỷ dân, Đức 80 triệu dân. Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 2.604 USD, còn của Đức là 40.162 USD, gấp 15,4 lần Trung Quốc, chênh lệch rất lớn. Trung Quốc cần có động lực để vượt lên, đồng thời cũng cần có lý tính và bình tĩnh cao độ.

Chương 2-1. Thay đổi địa vị đứng đầu: 100 năm một lần

CHƯƠNG 2

ĐỐI ĐẦU THẾ KỶ - CUỘC CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỊA VỊ “QUỐC GIA ĐỨNG ĐẦU” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ MỸ
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quốc gia đứng đầu là quốc gia giàu có và mạnh nhất xuất hiện trong quá trình cạnh tranh giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu sau khi hình thành hệ thống thế giới cận đại;  là quốc gia đi đầu thế giới trong một giai đoạn; là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Thế kỷ 21 sẽ diễn ra cuộc đối đầu Trung - Mỹ để tranh giành địa vị “quốc gia đứng đầu”






Việc xuất hiện và thay đổi quốc gia đứng đầu có đặc điểm và quy luật của nó. Quốc gia đứng đầu có loại hình khác nhau thì sẽ có bộ mặt khác nhau. Địa vị và vai trò của quốc gia đứng đầu được thể hiện ở giá trị của nó đối với thế giới. Các quốc gia đứng đầu xuất hiện trong 500 năm nay trong thế giới cận đại điển hiình là Bồ Đào Nha thế kỷ 16, Hà Lan thế kỷ 17, Anh thế kỷ 18 và 19, Mỹ thế kỷ 20. Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đứng đầu trong thế kỷ 21.

 









Động lực trỗi dậy của nước lớn.

Động lực chủ yếu để thế giới tiến bộ và phát triển là sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Nếu như nói trong nội bộ một quốc gia, sự cạnh tranh giữa các giai cấp, các tập đoàn, các tầng lớp là động lực phát triển quốc gia, thế thì sau khi hình thành hệ thống quốc tế, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia chính là động lực phát triển thế giới, chính là động lực trỗi dậy của nước lớn.

Giáo sư viện chính trị học Kennedy thuộc trường Đại học Harvard Joseph Nye nói “Một số nhà sử học cho rằng tại châu Âu có sự cạnh tranh giữa các quốc gia, điều này quả thực khiến họ không ngừng tự phát triển. Tại Châu Á, địa vị của Trung Quốc mang tính chủ đạo, không có bất kỳ quốc gia nào có thể cạnh tranh được với Trung Quốc, và Trung Quốc cũng chỉ giải quyết nội bộ vấn đề quốc gia phương Bắc xâm nhập, vì vậy không có động lực bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài” “Trung Quốc 1500 năm trước rõ ràng là siêu cường của Đông Á. Khi đó người Châu Âu bắt đầu vượt biển thám hiểm, còn người Trung Quốc có ít hoạt động này. Cho nên bạn sẽ phát hiện thấy những nước lớn của thế giới có thực lực bành trướng sang các châu lục khác đều bắt nguồn từ Châu Âu”.

Theo sự nhìn nhận của Joseph Nye, thế giới phương Tây sở dĩ phát triển nhanh là do cạnh tranh giữa các nước phương Tây rất gay gắt, cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước phương Tây đang mang lại động lực và sức sống cho thế giới phương Tây. Còn thế giới phương Đông trong thời kỳ cận đại sở dĩ phát triển chậm, thậm chí trì trệ, là do không hình thành cục diện cạnh tranh giữa các quốc gia.

Trong thế giới hiện nay số lượng các nước tham gia cạnh tranh đã tăng lên so với trước kia. Trong thế kỷ 20, số lượng các nước giành được độc lập về chính trị và hưởng chủ quyền hợp pháp đã tăng lên. Trong thập kỷ 30 của thế kỷ 20 chỉ có 60 nước, nhưng đến cuối thế kỷ 20 đã có 190 nước. Cho đến tháng 9/2002, số các nước thành viên của Liên Hợp Quốc đã lên đến 191. Theo tư liệu có liên quan, tính đến năm 2008, trên thế giới tổng cộng có 225 nước và khu vực, trong đó có 194 nước và 31 khu vực. Trên thế giới tiến bộ và phát triển trong sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Sức sống, động lực, sức sáng tạo được bắt nguồn từ sự thúc đẩy cạnh tranh giữa các quốc gia. Cạnh tranh giữa các quốc gia, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn là động lực lớn nhất của sự tiến bộ thế giới.

Mục tiêu cạnh tranh giữa các quốc gia có thể chia thành mục tiêu thấp nhất và mục tiêu cao nhất. Nhà lý luận quan hệ quốc tế nổi tiếng của Mỹ KenneN. Walz cho rằng quốc gia là “thể hành vi tương đồng lấy tự bảo tồn làm mục tiêu thấp nhất, lấy tranh giành quyền chủ đạo thế giới làm mục tiêu cao nhất” “Mục tiêu thấp nhất trong cạnh tranh giữa các quốc gia là sự sinh tồn của bản thân quốc gia… Mục tiêu cao nhất trong cạnh tranh giữa cá quốc gia trở thành nước đứng đầu thế giới, là giành được quyền chủ đạo thế giới. Trở thành nước số một thế giới, nước đứng đầu thế giới là mục tiêu cao nhất của cạnh tranh quốc gia và là ranh giới cao nhất của sự phấn đấu quốc gia.

Cuộc đọ sức, cạnh tranh, phấn đấu trên vũ đài quốc tế của các quốc gia có 4 tầng thứ:

- An ninh: An ninh là mục tiêu chiến lược cơ bản nhất và cũng là mục tiêu quan trọng nhất. Sự phát triển của lịch sử và sự tiến bộ của thế giới đạt được đến ngày nay đã khiến lợi ích an ninh của tuyệt đại đa số các quốc gia dân tộc được đảm bảo. Hiện nay trên thế giới có 194 quốc gia,về cơ bản không tồn tại nguy cơ bị chinh phục hoặc bị diệt vong. Chủ quyền quốc gia của các nước về cơ bản được đảm bảo an ninh. Chỉ có mười mấy nước bị đe doạ bởi chiến tranh.

- Phát triển: Thế giới tuy bước vào thời đại hoà bình và phát triển đã được nhiều năm, nhưng số nước thực sự thực hiện được phát triển tương đối nhanh tương đối mạnh không chiếm đa số, số các nước phát triển và nước công nghiệp hoá mới nổi lên cộng lại cũng chỉ khoảng từ 40 – 50 nước chiếm 1/4 tổng số các nước trên thế giới.

- Trỗi dậy: Trong quần thể các nước đang phát triển, những quốc gia trỗi dậy có thể ảnh hưởng đến cục diện thế giới cũng chỉ tồn tại và xuất hiện có vài nước. Số các quốc gia có thể trỗi dậy trong 500 năm qua của thế giới  cận đại cũng chỉ có mười mấy nước. Số các quốc gia hiện nay có cơ hội và điều kiện để trỗi dậy trở thành cường quốc thế giới cũng chỉ có vài nước.

- Quốc gia đứng đầu: Đây cũng tầng nấc cao nhất. Quốc gia đứng đầu thường cứ 100 năm xuất hiện một lần. Tuy nhiên trong 500 năm qua của thế giới cận đại, số các quốc gia tranh giành ngôi báu “quốc gia đứng đầu” chỉ có 7,8 nước; nhưng số quốc gia thực sự tiến tới địa vị “quốc gia đứng đầu” cũng chỉ có vài nước. Một quốc gia muốn trở thành quốc gia đứng đầu thế giới phải là quốc gia trỗi dậy, nhưng quốc gia trỗi dậy không nhất thiết trở thành quốc gia đứng đầu thế giới. Từ quốc gia đang sinh tồn, quốc gia đang phát triển, quốc gia đang trỗi dậy đến quốc gia đứng đầu thế giới là cả một quá trình phấn đầu truyền kỳ.



Việc thay đổi các quốc gia đứng đầu: Thể hiện tập trung của sức sống thế giới.

Giữa các quốc gia có cạnh tranh sẽ có chiến thắng hoặc đào thải. Sự suy thoái của quốc gia đứng đầu cũ và sự trỗi dậy của quốc gia đứng đầu mới - sự thay thế này thể hiện sức sống tiến bộ và phát triển của thế giới. Sự  xuất hiện một quốc gia đứng đầu mới cũng đánh dấu một sự tiến bộ mang tính lịch sử và bước nhảy vọt lớn của thế giới.

Trong phần mở đầu của cuốn ‘Ngoại giao lớn” Kissinger đã viết: “Hầu như tồn tại một quy luật tự nhiên, cứ một thế kỷ lại có một nước lớn trỗi dậy; nó có sự khích lệ của sức mạnh, của ý chí, của trí tuệ và của đạo đức; dựa vào hệ thống giá trị của bản thân mình, nó sẽ xây dựng lại toàn bộ hệ thống quốc tế”.

Kỳ thực ngay từ cách đây hơn 2000 năm, nhà sử học vĩ đại cổ Hy Lạp Herodotus dựa vào quá trình hưng suy của thành cổ Hy Lạp đã đưa ra luận đoán nổi tiếng: “ Sự suy vong của một đô thị phồn hoa và sự trỗi dậy của một thành phố bé nhỏ đã minh chứng cho một kết luận, đó là viễn cảnh tốt đẹp không bao giờ tồn tại lâu dài”. Điều này trên thực tế đã thể hiện một quy luật không cân bằng về sự phát triển cạnh tranh giữa các quốc gia, cũng là quy luật mang tính chu kỳ của bá quyền: không thể có việc “phong cảnh ở đó mãi mãi đẹp” Quốc gia đứng đầu cũng phải thay thế, thế giới không thể bị một quốc gia lũng đoạn lâu dài.

Trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20, nhà chính trị học quốc tế nổi tiếng của Mỹ George Modelski đã từng đưa ra lý luận về ‘chu kỳ trăm năm” của sự thay đổi quốc gia bá quyền, cũng có thể gọi là lý luận chu kỳ trăm năm của ‘quyền lãnh đạo thế giới”. Ông đã chia nền chính trị quốc tế trong 500 năm qua thành 5 chu kỳ mang tính thế kỷ (1495 – 2030), đại thể cứ cách nhau 100 năm thì xuất hiện một nước lớn trỗi dậy, xuất hiện một quốc gia bá quyền chủ đạo hệ thống thế giới. Trong thời gian 500 năm này, những nước bá quyền lần lượt xuất hiện là: Bồ Đào Nha thế kỷ 16, Hà Lan thế kỷ 17, Anh thế kỷ 18 và 19, Mỹ thế kỷ 20.

Cho dù là chu kỳ 100 năm của “quốc gia đứng đầu’, hay chu kỳ 100 năm của ‘quyền lãnh đạo thế giới” thì nó cũng chứng minh một điều đó là trong quá trình cạnh tranh giữa các quốc gia, không có sự đứng đầu mãi mãi. Nhiệm kỳ của quốc gia đứng đầu là “nhiệm kỳ thế kỷ” “nhiệm kỳ 100 năm’ Người ta thường nói “thế kỷ Hà Lan”, “thế kỷ Anh”, “thế kỷ Mỹ”. Nhiệm kỳ đứng đầu của các quốc gia đứng đầu này.

Cũng là một thế kỷ. Chế độ nhiệm kỳ tự nhiên hình thành nên của “quốc gia đứng đầu” có lợi ích cho thế giới. Cho dù là muốn duy trì địa vị đứng đầu hay là muốn vươn tới đứng đầu thì đều mang lại sức sống và động lực cho sự phát triển của thế giới.

Việc thay đổi quốc gia đứng đầu thể hiện sự nâng cao trình độ vận hành tổng thể của thế giới. Ví dụ, việc xuất hiện nước Anh đã mang lại cho thế giới nền công nghiệp hóa. Việc nước Mỹ tiến lên vị trí quốc gia đứng đầu đã mang lại sự thay đổi mới mể cho thế giới. Quốc gia đứng đầu xuất hiện sau nước Mỹ tất sẽ mang lại cục diện mới cho thế giới.



Ba bộ mặt của quốc gia đứng đầu.

Quốc gia đứng đầu thế giới đại thể có thể chia thành 3 loại hình sau:

- Mô hình thực dân: Quốc gia đứng đầu theo mô hình thực dân chính là quốc gia thực hiện “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. Những nước này thông qua chiếm lĩnh quân sự, tiến hành thống trị trực tiếp, biến nước yếu thành đất thuộc địa của mình, xây dựng nên Đại đế quốc thực dân. Mấy nước lớn trỗi dậy trong thời kỳ đầu đều là quốc gia đứng đầu thuộc mô hình thực dân, bao gồm Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh. Những nước này dựa vào lôgíc ăn cướp “phát hiện thì chiếm lĩnh”, tiến hành xâm chiếm bằng vũ lực, xây dựng nên đế quốc thực dân hùng mạnh.

Năm 1549, đất thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ từ Bắc xuống Nam dài hơn 10 nghìn km, xuyên suốt 67 vĩ độ, với tổng diện tích lên đến 25 triệu km2

Hà Lan thế kỷ 17 không chỉ là nước lớn thương mại, mà còn là cường quốc thực dân. Hoạt động thực dân của Hà Lan chủ yếu thông qua Công ty Ấn Độ Tây để tiến hành. Phạm vi thực dân của Công ty Ấn Độ Đông chủ yếu là ở Châu Á. Phạm vi thực dân của Công ty Ấn Độ Tây chủ yếu ở Châu Phi và Châu Mỹ. Diện tích đất thực dân mà hai công ty này xây dựng ở hải ngoại lớn gấp 60 lần diện tích nước Hà Lan.

Anh là ‘đế quốc thực dân” trong thời kỳ khuyếch trương tư bản đã lấy chiếm lĩnh thế giới làm mục tiêu. Đất thực dân  mà đế quốc Anh xâm chiếm lên tới hơn 30 triệu km2, gấp hơn 100 lần so với diện tích nước Anh, tức khoảng 1/4  diện tích toàn cầu với gần 400 triệu dân, gấp 9 lần dân số nước Anh khi đó. Trong 50 năm từ 1815 – 1865, nước Anh bình quân mỗi năm khuyếch trương và mở rộng diện tích thực dân với tốc tộ 100 nghìn km2/năm, xây dựng nên “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”, cũng xây dựng nên hệ thống mậu dịch quốc tế phục vụ cho lợi ích của “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”. Đất thuộc địa một mặt cung cấp cho nước Anh nhiều nguyên liệu quý giá, mặt khác cũng cung cấp thị trường tiêu thụ hải ngoại của sản phẩm nước Anh. Tại nước Anh dần dần hình thành nên “tam giác hỗ trợ nhau” hợp thành bởi đất thực dân hải ngoại, mậu dịch quốc tế và lực lượng hải quân hùng mạnh. Nước Anh trở thành thế giới thực dân, thế giới mậu dịch. Anh dùng các tàu chiến để bảo vệ tuyến đường vận chuyển và kiểm soát thế giới. Nhà kinh tế Anh William Stanley Jevons năm 1865 đã từng nói: “Bình nguyên Bắc Mỹ và Nga là đất trồng ngô của chúng ta, Canada và vùng Bantích là khu rừng của chúng ta, Oxtrâylia là nơi nuôi cừu của chúng ta. Peru cung cấp bạc, còn vàng của Nam Phi và Ôxtrâylia chảy về Luân Đôn, người Ấn Độ và người Trung Quốc trồng chè cho chúng ta, vườn trồng càphê, mía và hương liệu của chúng ta trải rộng ra khắp quần đảo Ấn Độ Dương. Bông của chúng ta lâu nay trồng ở miền Nam nước Mỹ, hiện nay trải rộng ra các khu vực ấm áp trên trái đất”.

- Mô hình bá quyền: Quốc gia đứng đầu theo “mô hình bá quyền” là quốc gia không lấy chiếm lĩnh và tôn tính đất đai làm mục tiêu mà là thông qua việc chủ đạo và kiểm soát thế giới để thực hiện lợi ích bá quyền. Nếu như nói quốc gia đứng đầu theo “mô hình thực dân” là ‘cường đạo dã man” thế thì quốc gia đứng đầu theo “mô hình bá quyền” thuộc loại “cường đạo văn minh”. Giữa hai mô hình này tuy có sự khác biệt, nhưng đều thuộc loại “cường đạo”. Quốc gia đứng đầu theo “mô hình bá quyền” có Mỹ là điển hình.

Chuyên gia sử ngoại giao của Mỹ Warrant Cohen trong cuốn “Cambridge Histoty of American foreign Relations” có viết “ Từ năm 1776 đến nay người Mỹ luôn cố gắng xây dựng một chế độ cho riêng mình để thích ứng với nhu cầu không ngừng thay đổi của bản thân. Quả thực họ tranh giành quyền lực thế giới với người Châu Âu. Giống như người Châu Âu, người Mỹ bị khuất phục trước dục vọng thậm chí là sự hủ bại của quyền lực thế giới. Đây là sự thực: người Philíppin, người Cu Ba, người Trung Quốc, và người Trung Mỹ có đầy đủ lý do để cho rằng và các nước đế quốc khác không có gì khác biệt. Đây cũng là sự thực. Nhưng có điều khác với các nước đế quốc khác là nước Mỹ có vùng đất rộng lớn để khai thác và phát triển. Mỹ không vì dân số quá nhiều mà khát vọng đất thực dân, cũng không vì nguyên vật liệu mà khát vọng lãnh địa bảo hộ rộng lớn, đồng thời (giống như Nga) cũng không vì muốn xây dựng hệ thống vận chuyển quan trọng mà xâm chiếm những khu vực rộng lớn để có thể xây dựng những hải cảng mới” “Mỹ không muốn đứng vào hàng của người Anh hoặc người Nhật Bản tìm kiếm đất đai và trở thành đế quốc thực dân. Các quan chức Mỹ chỉ muốn các vùng đất rời rạc với diện tích tương đối nhỏ để làm căn cứ khuyếch trương mậu dịch khi cần thiết. Khi sáng tạo và đánh giá thành tựu công nghiệp, người Mỹ cũng không muốn mô phỏng người châu Âu, cũng không muốn dùng tiêu chuẩn của người Châu Âu hay người Nhật Bản… Các nhà lãnhđạo xí nghiệp để liên hợp kiểu Mỹ trên mặt sáng tạo và chế độ hóa xây dựng đã vượt xa các đối thủ cạnh tranh ở bên ngoài. Mối quan hệ của các nhà lãnh đạo xí nghiệp với chính phủ và những yêu cầu về chính sách ngoại giao mà họ đề xuất với chính phủ cũng có sự khác biệt rõ rệt so với các đối thủ”. Nghe nói Mỹ là quốc gia dân tộc đầu tiên trong thế kỷ 20. Sự sáng tạo khoa học, dây truyền công nghiệp hợp lý hoá và toàn cầu hoá, các công ty xuyên quốc gia, quyền uy chính trị tập quyền hoá lấy thông tin hiện đại làm cơ sở, chủ nghĩa can thiệp quân sự, chủ nghĩa dân tộc cuồng tín, chủ nghĩa sắc tộc cực đoan và cuộc cách mạng mang ý nghĩa xâu xa - tất cả đã cùng nhau tạo nên tiến trình phát triển trong thế kỷ 20”. Đánh giá này đã miêu tả đặc điểm người Mỹ không dùng thủ đoạn thực dân để xây dựng bá quyền.

Nước Mỹ cho dù trong thời đại chiến tranh và cách mạng, hay trong thời đại hòa bình và phát triển đều là ‘đế quốc bá quyền” lấy kiểm soát toàn cầu làm mục tiêu. Bá quyền của Mỹ thể hiện trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá…

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ xuất hiện với tư cách lãnh tụ chống chiến tranh phát xít của thế giới, có vốn chính trị to lớn, đã chủ đạo việc cấu trúc và xây dựng cơ chế quốc tế: xây dựng cơ chế an ninh tập thể Liên Hợp Quốc, xác lập địa vị chủ đạo trong chính trị quốc tế; xây dựng Ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế, xác lập hệ thống tài chính thế giới lấy đồng đô la Mỹ làm hạt nhân và địa vị chủ đạo của đồng đô la Mỹ trong nền kinh tế và tài chính quốc tế; xây dựng hệ thống mậu dịch tự do quốc tế lấy Hiệp định chung về mậu dịch và thuế quan làm cơ sở; thực hiện kiềm chế chiến lược đã đề xuất chủ nghĩa Truman, kế hoạch Marshall, xây dựng Tổ chức hiêp ước Bắc Đại Tây Dương. Mỹ là nước đề xướng sáng lập, đóng góp lớn nhất cho Liên Hợp Quốc, cũng là nước được lợi nhiều nhất từ tổ chức này. Mỹ luôn thông qua việc thúc đẩy  bá quyền chế độ và bá quyền quyền lực để thực hiện lợi ích quốc gia. Mỹ đã từng gọi Liên Hợp Quốc là ‘bạo chính đa số” thông qua nguyên tắc nhất trí giữa các nước lớn, đã thiết kế, xây dựng lãnh đạo, kiểm soát và chi phối Liên Hợp Quốc - tổ chức quốc tế quan trọng nhất thế giới. Trong hoạt động của giai đoạn đầu của Liên Hợp Quốc, Mỹ kiểm soát và chi phối đa số ổn định trong Liên Hợp Quốc, thông qua cơ chế biểu quyết, để ý chí và nguyện vọng của mình chuyển sang hành động. Từ 1946 – 1953, Liên Hợp Quốc, thông qua hơn 8000 nghị quyết, tỷ lệ thành công của Mỹ là 97%, bất kỳ vấn đề an ninh lớn liên quan đến Mỹ đều chưa từng bị thất bại. Mỹ còn là nước ủng hộ và tổ chức nhiều tổ chức mang tính khu vực. Nguyên tắc nhất trí giữa các nước lớn, thực chất là nguyên tắc duy trì sự nhất trí với Mỹ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giá trị sản lượng công nghiệp của Mỹ chiếm trên một nửa giá trị sản lượng công nghiệp của thế giới, phái quân đội đi đóng ở 50 nước và khu vực trên thế giới. Mỹ dựa vào phương thức của mình chủ đạo trật tự quốc tế. Mỹ cùng Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh lạnh trong gần nửa thế kỷ lấy tranh giành bá quyền thế giới làm nội dung. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Mỹ cuối cùng đã xác lập được địa vị bá quyền của mình và thực hiện chủ nghĩa đơn phương, nhiều lần phát động chiến tranh, diễu võ dương oai trên toàn thế giới.

Một biểu hiện quan trọng khác của bá quyền Mỹ là dùng mô hình Mỹ để cải tạo thế giới, muốn phổ biến nền dân chủ theo kiểu Mỹ ra toàn thế giới, muốn tiến hành Mỹ hóa toàn thế giới. Đây là điều không dân chủ lớn nhất trong quan hệ quốc tế của bá quyền Mỹ, là sự chuyên quyền và độc đoán của bá quyền Mỹ.

- Mô hình dẫn dắt: Quốc gia đứng đầu theo mô hình dẫn dắt là quốc gia đứng đầu không lấy chinh phục làm thủ đoạn để xây dựng văn minh, không thông qua phương thức bá quyền và chinh phục thế giới để thực hiện lợi ích quốc gia của mình. Trung Quốc hiện nay vẫn còn chưa là quốc gia đứng đầu, nhưng Trung Quốc - quốc gia đứng đầu trong tương lai này nhất định sẽ là quốc gia đứng đầu theo “mô hình dẫn dắt”

Nhà sử học nổi tiếng của Mỹ Brooks Adams cho rằng nền văn minh vĩ đại đều dùng phương pháp chinh phục để xây dựng nên, trung tâm truyền bá văn minh thế giới không nước nào khác chính là Mỹ, Mỹ nên nắm lấy cơ hội và bánh trướng ra bên ngoài, đặc biệt là bành trướng sang Châu Á và khu vực Thái Bình Dương, thực hiện ưu thế kinh tế Mỹ trên phạm vi toàn thế giới. Trên thực tế đây là một sự “bành trướng có lý luận’ “chinh phục có lý luận” ‘bá quyền có lý luận”. Trước hết văn minh của Chủ nghĩa tư bản phương Tây là thông qua phương pháp chinh phục để xây dựng nên, điều này không đủ để chứng minh mọi nền văn minh vĩ đại đều là dùng phương pháp chinh phục để  xây dựng nên. Nền văn minh Trung Hoa xây dựng nên mà không thông qua thủ đoạn chinh phục. Thứ hai, nếu như nói nền văn minh vĩ đại, không có chinh phục thì không có văn minh, không muốn chinh phục tức là không muốn văn minh, chinh phục cũng trở thành một bộ phận của văn minh. Điều này hiển nhiê là lôgíc của cường đạo. Thứ ba, một số nền văn minh vĩ đại trước đây được xây dựng nên thông qua phương pháp chinh phục, điều này không có nghĩa là nền văn minh vĩ đại sau này cũng đều phải thông qua phương pháp chinh phục để xây dựng nên.

Nền văn minh trong tương lai là nền văn minh được xây dựng nên không dùng phương pháp chinh phục. Trung Quốc phải tạo ra nền văn minh được xây dựng nên không dùng phương pháp chinh phục, tức là phải xây dựng nền văn minh mang tính chinh phục. Chỉ cần nền văn minh nhân loại hãy còn cần thông qua phương pháp chinh phục để xây dựng nên, thì nền văn minh đó chính là nền văn minh dã man, không phải là nền văn minh thực sự cao cấp. Dùng phương pháp mang tính chinh phục để sáng tạo ra nền văn minh mang tính chinh phục, đây là trách nhiệm của Trung Quốc, là quá trình phát triển của nền văn minh thế giới và là yêu cầu của những người yêu chuộng hoà bình, phát triển, tự do và văn minh trên thế giới đối với Trung Quốc, là một cống hiến mà Trung Quốc cần làm đối với thế giới văn minh. Cũng chỉ có truyền thống văn minh và nội dung văn minh của Trung Quốc thì mới có thể đảm nhận được trách nhiệm lịch sử nâng cấp và thay thế nền văn minh thế giới.

Những quốc gia đứng đầu trước Mỹ (bao gồm cả Mỹ) đều có 2 đặc tính: một mặt quốc gia đứng đầu là quốc gia đi đầu trong trào lưu phát triển của thế giới và đứng đầu về sức mạnh tổng hợp quốc gia, mặt khác lại là quốc gia bá quyền lấy thủ đoạn chiếm lĩnh và chinh phục để thống trị, hoặc kiểm soát nước khác, xứng bá thế giới, trấn áp người bất đồng chính kiến. Còn quốc gia số một thế giới mà Trung Quốc muốn cạnh tranh là quốc gia theo mô hình hoàn toàn mới mà trong lịch sử thế giới chưa từng có.

Brzezinski đã chỉ ra rằng: “Nhìn về lâu dài, nền chính trị thế giới nhất định sẽ trở nên ngày càng không hài hoà với việc một nước độc chiếm sức mạnh bá quyền. Vì vậy Mỹ không phải là siêu cường thực sự mang tính toàn cầu số một và duy nhất, mà rất có thể cũng là cuối cùng”. Nhìn vào xu thế phát triển của xã hội loài người và thế giới loài người cho thấy Mỹ sẽ là quốc gia bá quyền cuối cùng của thế giới này.

Thế giới từ nay về sau sẽ không còn có thể lại xuất hiện một quốc gia bá quyền mới. Nhưng Mỹ không phải là quốc gia đứng đầu cuối cùng. Trong các vòng cạnh tranh vì sự tiến bộ và phát triển của các quốc gia, luôn sẽ xuất hiện một quốc gia mới đứng đầu thế giới. Đã không thể không có quốc gia đứng đầu, thì cũng không thể do một quốc gia mãi mãi lũng đoạn đứng đầu. Cho nên sự cáo chung của một quốc gia bá quyền không có nghĩa là sự cáo chung của quốc gia đứng đầu. Trung Quốc không làm quốc gia bá quyền không có nghĩa là không làm quốc gia đứng đầu. Nhìn từ góc độ thế giới cho thấy, các quốc gia đứng đầu theo mô hình thực dân đã cáo chung, quốc gia đứng đầu theo mô hình bá quyền cũng nhất định sẽ cáo chung. Còn quốc gia đứng đầu theo mô hình thứ ba chính là quốc gia đứng đầu theo mô hình mới, tính chất cơ bản của nó không phải là tranh bá với thế giới, không phỉa là xưng bá với thế giới, mà là cạnh tranh với thế giới và đi đầu thế giới.



Giá trị của “quốc gia đứng đầu”

Cho dù trong thời đại nào, cho dù là quốc gia đứng đầu theo mô hình nào, thì cống hiến của nó đối với lịch sử cũng trên nhiều mặt. Quốc gia đứng đầu có 7 giá trị.

- Thúc đẩy những tiến bộ mới cho nền văn minh: Trong lịch sử thế giới cận đại, mỗi khi xuất hiện một quốc gia đứng đầu mới, đều luôn mang lại cho thế giới một luồng gió mới, thúc đẩy xã hội loài người bước vào giai đoạn lịch sử mới, mang lại sự tiến hoá cho nền văn minh nhân loại, mang lại hạnh phúc cho nhân loại. Nhưng các quốc gia đứng đầu theo mô hình thực dân và bá quyền cũng mang lại cho cộng đồng quốc tế tai họa và bất hạnh. Nhưng không thể vì điều này mà phủ định những công lao mà những quốc gia đứng đầu xây dựng cho cộng động quốc tế.

Khi cống hiến của một quốc gia đối với thế giới không còn tiếp tục đứng đầu thế giới nữa thì quốc gia này cũng không còn có thể tiếp tục giữ địa vị quốc gia đứng đầu thế giới, phải nhường vòng nguyệt quế quốc gia đứng đầu. Nhưng việc chuyển giao giữa quốc gia đứng đầu cũ và mới có khi phải thông qua chiến tranh để hoàn thành.

- Mở ra thời đại mới cho lịch sử: Thế giới cận đại trải qua mấy thời kỳ phấn chấn lòng người, như thời đại “đại hàng hải”, thời đại ‘công nghiệp hóa”, thời đại ‘tin học hóa ”… Việc mở ra những thời đại này luôn gắn liền với tên của những quốc gia đứng đầu. Mỗi một quốc gia đứng đầu đều đã từng mở ra và cống hiến cho thế giới “một thời đại ”.

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã sáng tạo và cống hiến cho nhân loại thời đại “đại hàng hải”, thời đại “phát hiện lớn về địa lý”. Nó khiến lịch sử nhân loại thực sự trở thành lịch sử thế giới, khiến vũ đài hoạt động của nhân loại mở rộng ra toàn bộ thế giới, tiến hành cuộc cạnh tranh giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình lịch sử nhân loại.

Thời đại công nghiệp hóa thế giới do Anh sáng tạo nên ngày 1/5/1851, triển lãm đầu tiên thế giới được mở tại Anh, cuộc triển lãm này đã thể hiện với thế giới về sự phồn vinh và giàu có của Anh. Trước Anh, trên thế giới cũng đã xuất hiện những nước mạnh, nước lớn, nước giàu có, nhưng chưa có quốc gia nào như nước Anh, do đã mở ra nền văn minh công nghiệp mới đã khiến nước Anh trở nên giàu có đến mức thực lực của các nước khác cộng lại. Nước Anh thời đại công nghiệp hoá đã đưa tới trào lưu thế giới, khiến toàn bộ thế giới đều phải đi lên con đường cách mạng công nghiệp. Trong lịch sử nhân loại, nước Anh là nước đầu tiên chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, Anh là nước công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Sức mạnh công nghiệp của Anh bằng sức mạnh công nghiệp của phần còn lại thế giới cộng lại. Năm 1860, dân số nước Anh chỉ chiếm 2% dân số thế giới, chiếm 10% dân số châu Âu, nhưng sản phẩm công nghiệp của Anh chiếm từ 40 – 60% tổng lượng sản phẩm công nghiệp thế giới, chiếm từ 55% - 60% tổng lượng sản phẩm công nghiệp châu Âu. Nước Anh thời đại công nghiệp hóa là công xưởng của thế giới. Đây là cơ sở vật chất để nước Anh đi đầu thế giới, xưng bá thế giới và cống hiến cho thế giới.

Nước Mỹ có thể trở thành nước đứng đầu thế giới cũng là do có những cống hiến mang tính sáng tạo đối với kỷ nguyên mới của thế giới. Mác đã đánh giá cao Mỹ là “nơi đầu tiên sản sinh ra tư tưởng của nước cộng hoà dân chủ vĩ đại”, ca ngợi “Tuyên ngôn độc lập” mà mảnh đất thuộc địa Bắc Mỹ tuyên bố năm 1776 là ‘Tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên” của nhân loại. Mác còn đánh giá cao “Tuyên ngôn giải phóng” của Mỹ năm 1863, ông đã từng thay mặt Quốc tế đệ nhất phát đi lời chúc mừng đầy nhiệt huyết.

Công nhân Châu Âu tin tưởng và vững chắc rằng giống như cuộc chiến tranh độc lập của Mỹ đã mở ra kỷ nguyên mới với thắng lợi của giai cấp tư bản, thế thì cuộc chiến tranh phản đối chế độ nô lệ của Mỹ sẽ mở ra kỷ nguyên mới với thắng lợi của giai cấp công nhân. Công nhân Châu Âu cho rằng cuộc chiến đấu chưa từng có trong lịch sử do đứa con trung thành của giai cấp công nhân Abraham Lincoln tiến hành giải phóng nô lệ và cải tạo chế độ xã hội sẽ dự báo thời đại mới sắp đến.

Mở ra thời đại tin học hóa cho nhân loại, Mỹ cũng đi đầu thế giới và có những công hiến hàng đầu thế giới. Năm 1992, Clinton sau khi được bầu làm tổng thống đã thực hiện chiến lược phát triển mà sau này được gọi là “kinh tế học Clinton” mà một trog những biện pháp chiến lược quan trọng nhất là đưa ra chính sách thúc đẩy các ngành kỹ thuật, lợi dụng mạnh mẽ ưu thế khoa học kỹ thuật và đội ngũ nhân tài hùng hậu của Mỹ, dẫn dắt trào lưu mới về phát triển kỹ thuật điện tử và kỹ thuật tin học thế giới. Điều này không chỉ tăng cạnh tranh toàn cầu của sản phẩm Mỹ, mà còn khiến Mỹ phát huy tác dụng đi đầu trên lĩnh vực điện tử tin học trong khi lãnh đạo kinh tế thế giới trăng trưởng và lôi kéo cả thế giới vào thời đại tin học hóa.

- Xây dựng trật tự thế giới mới: Quốc gia đứng đầu là nhà thiết kế thế giới. Thiết kế này bao gồm: hình thành một cục diện quốc tế mới, xác lập nguyên tắc hành vi quốc tế mới, xây dựng chế độ quốc tế mới, xây dựng trật tự quốc tế mới, xây dựng hệ thống quốc tế mới…

Chuyên gia sử ngoại giao Mỹ Warren Cohen đã chỉ ra rằng:

Khi bắt đầu cuộc chiến tranh Thế giới thứ hai, người Mỹ đã bắt đầu thiết kế tổng thể thế giới sau chiến tranh, “nếu như nói bản thân tổng thống quá chú ý đến những vấn đề quân sự và chiến lược, không nghĩ nhiều đến tình hình thế giới sau chiến tranh, thế thì những người khác lại càng có nhiều thời gian để lao vào thiết kế sau chiến tranh. Trong đó đáng chú ý nhất là những cố gắng của bộ ngoại giao Mỹ, cùng với việc sắp nổ ra chiến tranh, họ đã bắt đầu chuẩn bị tổ chức các tiểu ban nghiên cứu hai uỷ ban tư vấn nhằm vào công việc của thế giới trong tương lai. Đã mời các quan chức ngoại giao, nghị sĩ quốc hội, phóng viên, học giả, quan chức quân đội… cùng tiến hành nghiên cứu và thảo luận rộng rãi những vấn đề sau chiến tranh. Trong đó bao gồm việc chiếm lĩnh đất nước kẻ thù, điều chỉnh lãnh thổ, an ninh quốc tế, xây dựng lại mối quan hệ mậu dịch… Mặc dù những thăm dò thảo luận của các tiểu ban và uỷ ban trên phần lớn chỉ là sự trao đổi thông tin và quan điểm, nhưng một số quan điểm đặc định đã xuất hiện. Những quan điểm này một khi Oasinhton bắt đầu tìm kiếm sự chỉ đạo cụ thể đối với thế giới sau chiến tranh sẽ lập tức trở thành một bộ phận trong chính sách chính thức của Mỹ. Những quan điểm này rất rõ ràng là theo kiểu Woodrow Wilson, đa số các thành viên tham gia các tiểu ban và uỷ ban nghiên cứu đều đồng ý cho rằng khuôn khổ chủ yếu của trật tự và an ninh sau khi đánh bại các nước thuộc trục trung tâm là nguyên tắc phải khôi phục lại hợp tác quốc tế, chứ không phải là sự cân bằng thế lực đã lỗi thời ”. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã dựa theo thiết kế của mình để tiến hành xây dựng một thế giới phù hợp với yêu cầu lợi ích của nước Mỹ.

Thiết kế tổng thể của những quốc gia đứng đầu đối với thế giới được thực hiện thông qua xây dựng “hệ thống thế giới”. Hệ thống thế giới này chủ yếu có 4 nội dung mang tính trụ cột, đó là: hệ thống kinh tế mang tính thế giới, hệ thống tư tưởng mang tính thế giới, hệ thống quân sự mang tính thế giới và hệ thống quy tắc chế độ mang tính thế giới.

- Trào lưu mới dẫn dắt toàn cầu: Quốc gia đứng đầu là quốc gia mô hình, quốc gia tấm gương, quốc gia đi đầu trong trào lưu thế giới. Quốc gia đứng đầu có ảnh hưởng và sức hấp dẫn mạnh mẽ. Quốc gia đứng đầu vừa là “quốc gia đặc sắc” có phong cách riêng độc đáo, vừa là quốc gia có giá trị mô phỏng quốc tế, luôn được đa số các nước ngưỡng mộ học tập và làm theo. Cho nên việc quốc gia đứng đầu tiến hành “thế giới hóa ” là hiện tượng tất nhiên.

Khi nước Anh nổi lên trong cao trào công nghiệp hoá, ánh mắt cả thế giới đều đổ dồn vào nước Anh. Các nước trên thế giới đều ngưỡng mộ nước Anh. Việc xuất hiện nước Anh đứng đầu thế giới xuất hiện trào lưu “Anh hoá thế giới”. Nước Anh đã dùng văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần để làm “lễ rửa tội” cho thế giới, và thế giới cũng chấp nhận “được tắm” trong nền văn minh nước Anh.

Khi Mỹ xuất hiện với tư cách là quốc gia đứng đầu mới, thế giới lại xuất hiện trào lưu “Mỹ hoá thế giới”. Điều này được  biểu hiện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá… Cùng với sự trỗi dậy của nước Mỹ, thế giới đều nhanh chóng Mỹ hoá trên mặt văn hoá vật chất và văn hoá đại chúng. “Giấc mơ nước Mỹ” đã trở thành nơi mọi người vươn tới. Phương thức sống kiểu Mỹ đã trở thành phương thức mà mọi người theo đuổi rộng rãi. Ngay từ lúc giao thời giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, các nhà quan sát nước ngoài đã bàn về ảnh hưởng rộng rãi của hàng hoá và phương thức sống kiểu Mỹ đối với toàn bộ thế giới. Người Mỹ được hưởng tiêu chuẩn sinh hoạt cao nhất thế giới là đối tượng được các nơi trên thế giới hâm mộ, nó hầu như là phương thức sống đại diện cho sự phồn vinh vật chất, sự thích hợp và thoát ra khỏi sự hỗn loạn của thế giới cũ trước chiến tranh thế giới, đa số các nước còn chưa có các sản phẩm hiện đại như ô tô, thiết bị điện khí, điện thoại… trong khi đó ở Mỹ đã trở thành những sản phẩm rất thông thường. Điều khiến mọi người chú ý hơn là hiện tượng này càng được thể hiện rõ hơn sau năm 1919 do sự suy giảm địa vị của Châu Âu và tư tưởng “Châu  Âu suy thoái” đã nổi lên. Do sự phá hoại của chiến tranh và sự theo đuổi phát triển công nghiệp và mậu dịch của một số nước phi châu Âu, khiến Châu Âu cảm thấy mình ở vào thế phòng ngự, không còn là cội nguồn của trí tuệ và trung tâm của văn minh. Đứng trước việc xây dựng lại toàn bộ thế giới, Châu Âu hầu như chẳng có gì để có thể đưa ra. Nhiệm vụ xác định hòa bình không chỉ về mặt địa – chính trị, mà còn cả trên mặt chính trị văn hoá buộc phải giao cho nước khác, và nước đứng ra nhận lấy nhiệm vụ này chính là Mỹ. Mỹ trên thực tế hầu như không bị tổn thương bởi chiến tranh đã trở thành tượng trưng của vật chất và văn hoá lưu hành của thế giới. Không chỉ trong nước Mỹ nảy sinh sự “đồng chất hoá ”, mà ngay cả trên toàn cầu cũng nảy sinh sự “đồng chất hoá ” văn hoá Mỹ. Ba phát minh là ô tô, điện ảnh và máy thu thanh gắn kết tất cả người Mỹ ở các khu vực khác nhau, đồng thời cũng phát huy tác dụng như vậy trên toàn thế giới. Vì về cơ bản đều là sản phẩm của Mỹ, sau chiến tranh được truyền bá đến mọi nơi trên thế giới.

- Sáng tạo ra kỳ tích phát triển mới: Quốc gia đứng đầu là quốc gia tạo nên kỳ tích cho nhân loại, cũng chỉ có quốc gia sáng tạo nên kỳ tích thế giới mới có thể trở thành quốc gia đứng đầu thế giới. Thế kỷ 17 là thế kỷ của Hà Lan. Hà Lan là nước nhỏ với diện tích chỉ gấp đôi diện tích thành phố Bắc Kinh, dân số chưa đến 2 triệu dân, nhưng đã viết nên truyền kỳ về sự trỗi dậy của nước lớn. Ngày 26/7/1581, 7 tỉnh phía Bắc của Netherland tuyên bố thành lập nước cộng hoà liên tỉnh, thực hiện độc lập tách khỏi Tây Ban Nha, do Hà Lan là tỉnh lớn nhất, kinh tế phát triển nhất nên cũng gọi là nước cộng hoà Hà Lan. Trong lịch sử thế giới cộng hoà Hà Lan là nước cộng hoà đầu tiên của giai cấp tư sản. Hà Lan còn tạo ra danh hiệu “đứng đầu thế giới” về nông nghiệp: khi đó Hà Lan được gọi là “thánh địa Macca” của nông nghiệp; chế phẩm sữa, cây công nghiệp, rau tươi hoa quả.. của Hà Lan đều nổi tiếng khắp Châu Âu, Hà Lan trở thành nơi mà người Châu Âu đổ đến để học tập kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến. Hà Lan đứng đầu thế giới về vận tải biển: được mệnh danh là “phu xe ngựa trên biển” của thế giới. Năm 1962, Hà Lan xây dựng công ty cổ phần đầu tiên của thế giới – Công ty liên hợp Đông Ấn Độ, đã xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu đầu tiên trên thế giới – Trung tâm giao dịch chứng khoán Amsterdam. Hà Lan cũng xây dựng nên ngân hàng đầu tiên thế giới – ngân hàng Amsterdam thành lập năm 1609, sớm hơn ngân hàng Anh 100 năm. Hà Lan được đánh giá là quốc gia phát triển bền vững. Douglass C North - một trong những nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel đã đánh giá cao sự trỗi dậy của Hà Lan: “Hà Lan trong giai đoạn đầu thời kỳ cận đại đã trở thành lãnh tụ kinh tế Châu Âu” “Nếu thấy sự thực để bàn, trên ý nghĩa mà chúng ta hạn định, Hà Lan là quốc gia đầu tiên đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững” Cho đến nay đời sống của người Hà Lan vẫn rất giàu có. Quy mô thương mại mà người Hà Lan sáng tạo ra vẫn ảnh hưởng đến thế giới.

Trong nửa đầu thế kỷ 17, Hà Lan có hơn 16000 tàu buôn, tải trọng chiếm 3/4 tổng tải trọng châu Âu, tương đương với tổng tải trọng của 4 nước  Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cộng lại, nếu lấy quốc gia làm đơn vị so sánh, thì gấp từ 4-5 lần Anh, gấp 7 lần Pháp. Hà Lan hầu như lũng đoạn vận tải biển toàn cầu. Có người bình luận nói: “Hà Lan đi lấy mật ong từ các nước. Na Uy là rừng của họ, hai bờ sông Rhein là vườn nho của họ, Ailen là bãi nuôi gia súc của họ, Ba Lan và Boussia là kho thóc của họ, Ấn Độ và các nước Ả Rập là vườn cây ăn quả của họ”. Thế kỷ 17, Amsterdam là trung tâm thương mại toàn Châu Âu. Khi ngành công nghiệp và thương mại của Hà Lan phát triển đến đỉnh cao, việc tích luỹ tư bản (vốn) còn cao hơn tổng số tư bản của Châu Âu cộng lại, đầu tư nước lớn gấp 15 lần của Anh, trình độ thủ công nghiệp đứng đầu thế giới.

Năm 1664 , học giả nổi tiếng người Anh Thomas Mun đã phải kinh ngạc nói: “Đây là một kỳ tích thế giới. Một quốc gia nhỏ bé như vậy, không bằng hai quận lớn nhất của Anh, tài nguyên thiên nhiên, lương thực, gỗ hoặc các phương tiện sử dụng trong chiến tranh và hoà bình đều ít ỏi, nhưng cuối cùng cái gì họ cũng đều có” Nhà sử học người Pháp Femand Brandel khi miêu tả tâm lý của người Châu Âu đối với sự trỗi dậy của Hà Lan khi đó đã nói: “Khi đó mọi người chỉ nhìn thấy một biểu tượng khiến họ hoa mắt. Nhưng họ không hề chú ý đến quá trình chuẩn bị lâu dài của Hà Lan, cho đến khi người Hà Lan giành được những thành tựu rực rỡ, họ mới thực sự bừng tỉnh. Không ai hiểu nổi vì sao một đất nước nhỏ bé lại có thể làm nên điều kỳ diệu, phát triển một cách nhanh chóng và vô cùng giàu mạnh. Mọi người lao vào tranh luận về “bí mật” ‘sự thần kỳ” và ‘giàu có” của Hà Lan.

Mác cũng đã từng ca ngợi kỳ tích về sự trỗi dậy của Mỹ. Trong cuốn “Hình thái ý thức của Đức Ý Chí”, Mác đã nêu rõ “Ví dụ về quốc gia hiện đại hoàn thiện nhất chính là Bắc Mỹ”

- Xây dựng mô hình mới ưu việt: Việc một quốc gia vận dụng mô hình như thế nào để xây dựng, vận hành, phát triển quốc gia mình là liên quan đến tính chất, sức sống và tiền đồ quốc gia, là sức cạnh tranh hạt nhân của quốc gia đó. Quốc gia đứng đầu đều là quốc gia theo mô hình sáng tạo, mô hình cống hiến, là quốc gia có mô hình phát triển tiên tiến nhất thế giới.

Mô hình chính trị của nước Anh là mô hình tiên tiến nhất trên thế giới khi đó. Anh là quốc gia sớm nhất xác lập được chế độ quốc gia hiện đại, xác lập chế độ bao gồm chế độ nội các, chế độ quân chủ lập hiến, chế độ hai đảng, chế độ trách nhiệm của chính phủ đối với quốc hội… Hệ thống chế độ chính trị như vậy đã đảm bảo an ninh lâu dài và phát triển ổn định của nước Anh. Cống hiến của nước Anh trên mặt kinh tế cũng mang tính xuyên thời đại, mô hình công nghiệp hoá của nước Anh đã có ảnh hưởng to lớn và sâu rộng đối với thế giới.

Mô hình của Mỹ không chỉ đưa tới sự trỗi dậy và bá quyền của Mỹ, mà cho đến nay ảnh hưởng của nó đối với thế giới vẫn không nước nào có thể so sánh được. Mỹ là nước lớn có thời gian xây dựng đất nước ngắn nhất thế giới, nhưng lại là nước lớn có lịch sử chế độ cộng hòa dài nhất. Trong thời gian hơn 200 năm sau khi nước Mỹ thành lập, trên thế giới bình quân mỗi năm cứ hai chính phủ quốc gia thì có một chính phủ bị các thế lực khác lật độ, nhưng chính phủ Mỹ vẫn ổn định cho đến ngày nay. Nước Mỹ từ khi thành lập đến nay không có cuộc chính biến nào. Nước Mỹ sau khi độc lập đã xây dựng một thể chế chính trị đặc sắc riêng của mình khác với các nước trên thế giới.  “Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ” là bộ hiến pháp đầu tiên của giai cấp tư sản trong lịch sử thế giới. Bộ hiến pháp này lấy tư tưởng dân chủ của giai cấp tư sản và nguyên tắc dân chủ làm cơ sở, lần đầu tiên xây dựng nên hệ thống chính trị và chế độ nhà nước của giai cấp tư sản, bao gồm chế độ cộng hoà, chế độ liên bang, chế độ tổng thống, chế độ tam quyền phân lập, chính phủ dân cử, nhiệm kỳ người lãnh đạo… Bộ máy nhà nước Mỹ được hợp thành từ 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội phụ trách lập pháp nhưng nghị quyết của quốc hội phải được tổng thống phê chuẩn thì mới có hiệu lực. Tổng thống điều hành công việc của chính phủ, nhưng các quan chức mà tổng thống bổ nhiểm và việc ký kết các hiệp ước phải nhận được sự phê chuyển của thượng và hạ viện Mỹ. Quốc hội còn có quyền chất vấn và bãi miễn tổng thống. Toà án tối cao là cơ quan tư pháp, phụ trách xử lý mọi vấn đề về hiến pháp và pháp lụât. Thể chế phân quyền của Mỹ đảm bảo dân chủ hoá trình tự quyết sách, tránh lạm dụng chức quyền. So sánh “mô hình Mỹ” với mô hình các nước khác, đặc biệt là trong cuộc cạnh tranh lâu dài với “mô hình Liên Xô’ trong chiến tranh lạnh, đã thể hiện tính ngoan cường và tính bền bỉ của nó, là cơ sở quan trọng và nguồn vốn để Mỹ luôn duy trì ưu thế của bản thân và ảnh hưởng rộng rãi đến thế giới.

- Đứng đầu thế giới về tăng trưởng của cải vật chất: Quốc gia đứng đầu là quốc gia có nhiều của cải vật chất thế giới. Nước Anh chiếm địa vị bá chủ thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp, năm 1850 đã sản xuất một nửa sản lượng chế phẩm kim loại và sản phẩm dệt bông, 2/3 sản lượng than của thế giới, còn ngành đóng tàu biển và xây dựng đường sắt thì đứng đầu thế giới. Năm 1860, nước Anh đã sản xuất ra 40 – 50% sản phẩm công nghiệp của thế giới, 55 -60% sản phẩm công nghiệp của châu Âu.

Năm 1850, mậu dịch đối ngoại của nước Anh chiếm 20% tổng lượng mậu dịch thế giới, đến năm 1860 tỷ lệ này lên đến 40%. Đồng bảng Anh trở thành tiền tệ quốc tế. nước Anh trong tình hình chiếm 0,2% diện tích thế giới, dân số chỉ có hơn 10 triệu tức chiếm 2% dân số thế giới, chiếm 10% dân số châu Âu, nhưng khả năng công nghiệp hiện đại khi đó đứng đầu thế giới chiếm tới 40 – 50%, sức mạnh của đồng bảng Anh đứng đầu thế giới.

Nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai, thực lực hùng mạnh. Nhà sử học quan hệ quốc tế trường đại học Bắc Kinh Lưu Kim Chất trong cuốn “lịch sử chiến tranh lạnh” đã viết Mỹ đứng đầu thế giới trong mậu dịch quốc tế; sản phẩm và phong cách sống của Mỹ bao trùm lên toàn thế giới. Tuy trong chiến tranh thế giới thứ hai người Mỹ mất đi 410 nghìn người, nhưng Mỹ là nước duy nhất không bị chiến tranh trực tiếp phá hoại, không những thế nền kinh tế quốc dân mở rộng gấp đôi. Từ năm 1940 – 1945 lợi nhuận sau khi nộp thuế của các công ty Mỹ lên đến 124,95 tỷ USD, gấp 3,5 lần so với giai đoạn năm 1933 – 1939. Sau chiến tranh, Mỹ đã tập trung được 3/4 số tư bản (vốn) và 2/3 khả năng công nghiệp của thế giới. Mỹ chiếm 59% tổng số dự trữ vàng của thế giới tư bản, chiếm trên một nửa tổng tải trọng tàu thủy của thế giới. Xuất khẩu của Mỹ chiếm 1/3 tổng lượng xuất khẩu của thế giới. Mỹ trở thành nước xuất khẩu tư bản và chủ nợ lớn nhất thế giới.