Monday, November 4, 2013
PETER NAVARRO và GREG AUTRY - Chết dưới tay Trung Quốc (Kì 6)
Labels:
Phạm Nguyên Trường
Phần III
Chúng ta sẽ chôn ngươi, theo phong cách Trung Hoa
Chương 8
Chết dưới tay hải quân biển xanh:Vì sao báo động đỏ từ việc gia tăng
quân sự của Trung Quốc
Súng đẻ ra chính quyền.
—Mao Trạch Đông
Lần cuối cùng mà hầu hết người phương Tây biết đến đến quân đội Trung Quốc là ngày 4
tháng Sáu năm 1989. Đó là ngày xe tăng cán lên xác người và xe đạp xung quanh Quảng
trường Thiên An Môn, trong khi lính đặc nhiệm say mê nổ súng vào những cái bia sống là
những người biểu tình bị dồn vào các bức tường Tử Cấm Thành.
Kể từ lần đổ máu đó cách đây hơn hai thập kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không hề có
thái độ mềm mỏng hơn đối với bất đồng chính kiến. Cái thay đổi đáng kể chính là kho vũ khí
quân sự của họ.
Trên thực tế, lục quân, không quân, và đặc biệt là hải quân Trung Quốc đã có bước Đại
nhảy vọt để trở thành đội quân được trang bị khủng khiếp nhất. Rủi thay, phần lớn những vũ
khí mới sáng choang này lại đang nhằm thẳng vào chúng ta.
Đơn cử là vũ khí hủy diệt hàng loạt Đông Phong 31A. Đây là loại tên lửa đạn đạo liên lục
địa (ICBM) tầm xa, phóng từ bệ phóng cơ động và khó theo dõi, khó phát hiện và luôn sẵn
sàng mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá 1 megaton[1] đến ngay cửa nhà bạn ở Des
Moines hay Decatur.
Hay là tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân lớp Jin trang bị tên lửa ICBM Ju Lang 2? Những
tên lửa "Ngưu Lang" này có thể được trang bị nhiều đầu đạn có khả năng thiêu rụi bất cứ
thành phố nào tại Hoa Kỳ hay châu Âu.
Và nói về tàu ngầm, bạn có biết rằng trên hòn đảo nhiệt đới Hải Nam, tỉnh cực nam của
Trung Quốc, hải quân đã xây dựng một căn cứ quân sự ngầm kiểu James Bond? Mục đích rõ
ràng của cơ sở này là để che dấu cho những hạm đội tàu ngầm có thể ra vào căn cứ mà không
bị vệ tinh phương Tây phát hiện. Chính hạm đội này hiện nay thường xâm lấn vào lãnh hải
Nhật Bản hoặc bám đuôi những tàu của Mỹ trên biển khơi.
Để kiểm soát trên biển khơi, tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D thực sự là kẻ thay đổi luật
chơi hải chiến. Nó thực sự là ác quỷ phóng từ bệ phóng cơ động, tốc độ 10 lần âm thanh, nạp
nhiên liệu rắn, được thiết kế nhanh chóng để đẩy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ từ eo
biển Đài Loan và biển Nhật Bản phải quay trở lại các bãi biển Hawaii; Và thần chết bất ngờ
này chỉ có một mục tiêu là tàu sân bay USS George Washington, nơi có hơn 5.000 thủy thủ
và phi công Mỹ.
Những vũ khí này có điểm gì chung? Đó là những vũ khí tấn công không phải dùng cho
bảo vệ lãnh thổ, mà theo như Mike Mullen, Tổng tham mưu trưởng mô tả, là dành cho những
cuộc "viễn chinh". Thật vậy, những vũ khí này là một phần của kho vũ khí được phát triển
thần tốc có thể được sử dụng có hiệu quả chống lại Ấn Độ, Nhật Bản, và Việt Nam trong các
cuộc xung đột khu vực. Nó cũng có thể được sử dụng hiệu quả như thế để giành phần kiểm
soát của Hoa Kỳ với những tuyến vận tải biển trên thế giới như các quân cờ chiến lược, hay
cuối cùng đánh chiếm Đài Loan trong một trận quyết đấu tổng lực.
Đô đốc Mullen đã nhận định sự mâu thuẫn giữa những gì mà các nhà lãnh đạo dân sự như
Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh "trỗi dậy hòa bình" và những gì trong thực tế, đó là sự
phát triển quân sự nhanh nhất của một chế độ độc tài toàn trị kể từ những năm 1930:
Đầu tư mạnh mẽ gần đây [của Trung Quốc] trong năng lực viễn chinh hiện đại của hải
quân và không quân có vẻ như xa rời một cách lạ thường ra khỏi các mục tiêu bảo vệ
lãnh thổ đã tuyên bố. Mọi quốc gia đều có quyền tự bảo vệ mình và chi tiêu phù hợp cho
mục đích đó. Tuy nhiên, khoảng cách quá rộng giữa những gì Trung Quốc tuyên bố và
các chương trình quân sự của họ khiến tôi rất quan tâm đến kết cục cuối cùng. Thật vậy,
tôi đã chuyển từ tò mò thành thực sự quan ngại.
Tất cả chúng ta bên ngoài Lầu Năm Góc cần quan ngại đến mức nào? Và cái gì thực sự
đằng sau cái gọi là “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc?
Cách duy nhất để trả lời chính xác những câu hỏi này là phân tích những gì mà lực lượng
quân sự của Trung Quốc đang làm, chứ không phải là nghe toàn bộ những gì các nhà lãnh
đạo dân sự đang nói. Đó là lý do tại sao trong bốn chương tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu vào
khả năng quân sự đầy ấn tượng mà Trung Quốc đang phát triển.
Chúng ta bắt đầu chương này với một cái nhìn thức tỉnh về những quân chủng dữ dội
truyền thống của Trung Quốc, lục quân, không quân và hải quân. Sau đó, Chương 9 và 10 sẽ
đề cập đến những phân tích đáng báo động hơn về hoạt động gián điệp hiện đại và "chiến
tranh không đối xứng". Để hoàn thành phần đánh giá, chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng sự
trưởng thành đáng kinh ngạc của Trung Quốc về sức mạnh không gian và hiểu rõ hơn tại sao
nước Cộng hòa Nhân dân này lại coi việc kiểm soát không gian là chiến lược tối thượng.
Đến hết bốn chương này, chúng ta sẽ hiểu rõ là người Mỹ không chỉ cần một "thời điểm
thức tỉnh"[2] như Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi để thúc đẩy nền kinh tế. Chúng ta
cùng với châu Âu, Nhật Bản, và phần còn lại của thế giới cũng cần một "thời điểm Winston
Churchill" để đánh thức chúng ta về mối nguy hiểm ngày càng tăng của một chế độ độc tài
toàn trị được vũ trang mạnh mẽ cho hành động bá quyền khu vực và hướng vào sự thống trị
toàn cầu.
“Những chiến sĩ phòng thủ Chosin” đánh lại “biển người” Trung
Quốc
Vâng, tất cả chúng ta đều có những kỷ niệm về những bạn bè thiệt mạng, về biển
người Trung Quốc tấn công chiến tuyến băng giá, những cuộc hành quân phá vây dài
dằng dặc và đầy nguy hiểm, nhưng tôi cho rằng điều chúng ta còn ám ảnh nhất trong
tâm trí là cái lạnh ghê gớm! Những đêm dài trong chiến hào hay hầm cá nhân, khi
nhiệt kế chỉ quanh 40 độ âm, sẽ không thể nào quên.
—Cựu binh chiến tranh Triều Tiên Lee Bergee, Lính thủy đánh bộ Mỹ
Từ thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc luôn áp dụng chiến lược quân sự dựa vào lực
lượng áp đảo. Ngày nay, ngay cả khi Trung Quốc đã có quan điểm hiện đại về chiến tranh, họ
vẫn duy trì quân đội thường trực lớn nhất thế giới. Đó là một đội quân mạnh mẽ 2,3 triệu
quân; và số binh sĩ bộ binh đó đông hơn các lực lượng quân đội của Canada, Đức, Hoa Kỳ,
và Vương quốc Anh cộng lại. Hơn nữa, các lực lượng bộ binh của Trung Quốc được trang bị
cực tốt với kho vũ khí lớn nhất thế giới gồm xe tăng, pháo binh và xe bọc thép.
Chỉ riêng xe tăng, với 6700 chiếc, Trung Quốc vượt xa con số của Đài Loan là 1100, Hàn
Quốc 2300, và Việt Nam khoảng 1000 chiếc. Ngay cả Mỹ, trong khi tiến hành hai cuộc chiến
ở châu Á, cũng chỉ có khoảng 5000 xe tăng.
Điển hình của việc nhanh chóng chuyển qua công nghệ mới của Hồng quân Trung Quốc
chính là xe tăng chiến đấu “loại 99", đó là vũ khí tiên phong cho lực lượng bộ binh hiện đại
hóa của Trung Quốc. Thiết kế của nó phần lớn được đánh cắp từ xe tăng Liên Xô trứ danh T-
72. Cỗ máy giết người công nghệ cao này kết hợp tất cả mọi thứ từ tên lửa điều khiển bằng
laser và dẫn đường vệ tinh đến vỏ thép bọc thuốc nổ phản lực có thể vô hiệu hóa đạn chống
tăng.
Về mọi mặt và trên tất cả, Hồng quân Trung Quốc là một lực lượng viễn chinh ghê gớm.
Nó vẫn duy trì khả năng tấn công mạnh mẽ bằng làn sóng biển người cổ điển mà cả thế giới
đã chứng kiến trong cuộc tấn công bất ngờ Ấn Độ năm 1962 hay cuộc tấn công vô cớ Việt
Nam năm 1979.
Và với những âm mưu cùng các mối đe dọa của một Bắc Triều Tiên mất trí luôn xuất
hiện trong báo chí ngày nay, trong khi Trung Quốc là đồng minh và bảo hộ lớn nhất của Bắc
Triều Tiên, không ai ở Hoa Kỳ được quên vai trò của nước Cộng hòa Nhân dân này trong
chiến tranh Triều Tiên. Cuộc tắm máu năm 1950 đáng lẽ chỉ là cuộc hành quân càn quét của
lực lượng Liên Hiệp Quốc chống lại quân đội Bắc Triều Tiên đang trong cảnh túng quẫn.
Thay vào đó, trong trận chiến then chốt của chiến tranh, từng làn sóng biển người của Trung
Quốc đã biến Chosin thành một địa ngục lạnh lẽo; và hàng ngàn thanh niên Mỹ, Anh, Úc, và
Hàn Quốc đã đổ máu trong bùn lạnh dưới hỏa lực tàn nhẫn của Trung Quốc. Và cũng đừng
quên, đây là cuộc chiến tranh không thương xót mà Mao Trạch Đông đã kéo dài một cách tàn
bạo thêm hai năm nữa. Ông ta thậm chí còn hy sinh con trai của mình vào sự vô nghĩa trong
khi làm việc đó chỉ để đọa đày ít nhất ba thế hệ người dân Bắc Triều Tiên vào cảnh nô lệ và
đói kém.
Lực lượng Không quân tốt nhất mà con Rồng Trung Quốc có
thể mua, ăn cắp hay ăn xin
Trò chơi chiến tranh, bao gồm phần mềm mô phỏng toàn diện do Rand chế tạo, đã
chỉ ra rằng Hoa Kỳ có thể tiêu diệt máy bay Trung Quốc với tỷ lệ 6-1, nhưng người
Mỹ sẽ thua.
—Tuần báo Hàng không (Aviation Week)
Trong khi Hồng quân của Trung Quốc dựa vào số người áp đảo thì không quân Trung
Quốc đang trở thành không lực tốt nhất mà Trung Quốc có thể mua với "những đô la
Walmart " của chúng ta hoặc với những thứ gián điệp của họ có thể ăn cắp.
Hãy xem chiến đấu cơ Shenyang J-11B và “cá mập bay” J-15. Shenyang J-11B là một
máy bay phản lực hai động cơ, một bản sao nhái Sukhoi Su-27 của Nga. J-15 là máy bay có
thể cất, hạ cánh trên tàu sân bay, là một bản sao giả mạo Su-33 của Nga.
Và đây là những trò hề không minh bạch về những máy bay giả mạo. Thoạt tiên, họ ký
hợp đồng mua hàng và thỏa thuận cấp phép với Nga. Tuy nhiên, một khi Trung Quốc nhận
được một hoặc hai máy bay, họ chỉ đơn giản sử dụng kỹ thuật đảo ngược[3] để ăn cắp công
nghệ của Nga và quay lưng lại với hợp đồng đã ký. Điều đó cho thấy không có danh dự giữa
một tên trộm và một tên côn đồ.
Phản ứng trước việc bị mất cắp không những chỉ một mà đến hai lần như thế, một thành
viên của Hội đồng Quốc phòng Nga, Đại tá Igor Korotchenko, đã tức giận và tỏ ý coi thường
việc ăn cắp của Trung Quốc khi tuyên bố với Thông tấn xã Quốc tế của Nga rằng: "J-15
Trung Quốc sao chép khó mà đạt được các đặc tính hoạt động tương tự như máy bay chiến
đấu Su-33 của Nga có khả năng cất hạ cánh trên tàu sân bay". Sau đó ông nói thêm,"Tôi
không loại trừ khả năng rằng Trung Quốc có thể trở lại đàm phán với Nga về việc mua một lô
đáng kể các máy bay Su-33". Vâng, hãy đợi đấy, ngài Đại tá.
Hay là nói về một máy bay đáng chú ý khác, J-17 "Thunder". Máy bay này không thu hút
quá nhiều sự chú ý vì khả năng tấn công bằng tên lửa không đối không và không đối đất.
Thay vào đó, nó đáng lưu ý vì minh họa cho một trong nhiều cách mờ ám mà nước Cộng hòa
Nhân dân có được công nghệ quân sự nhạy cảm. Trong trường hợp này, Trung Quốc đã đi
cửa sau của một "liên doanh" giả mạo với Pakistan và một số can thiệp của những kẻ cơ hội
Pháp, để tạo ra con đường ảo thuật phá vỡ lệnh cấm vận vũ khí của Liên minh châu Âu đối
với Trung Quốc.
Và, nói về ảo thuật, không quân Trung Quốc gần đây đã lôi ra từ chiếc mũ bí ẩn những
"máy bay không người lái" công nghệ tiên tiến, điều khiển từ xa và tự dẫn đường. Nó tương
tự như những máy bay không người lái mà Mỹ đã sử dụng rất hiệu quả ở cả Afghanistan và
Iraq.
Để đánh bóng khả năng mới của mình (và những đồ mới lấy cắp bản quyền) trước mặt
Mỹ, Trung Quốc không chỉ ra mắt một máy bay phản lực không người lái tiên tiến tại triển
lãm hàng không Trung Quốc tại Chu Hải. Các đơn vị tham gia triển lãm cũng đưa ra một
đoạn video mô phỏng cảnh máy bay không người lái chỉ điểm mục tiêu là một tàu sân bay
của Mỹ để rồi phi hành đoàn 5000 người Mỹ bị tiêu diệt một cách chính xác bởi một tên lửa
Trung Quốc. Thật là một sự trỗi dậy hòa bình.
30 phút qua Tokyo, 10 phút tới Đài Bắc
Trong tất cả các máy bay của Không quân Trung Quốc, khiêu khích lớn nhất chính là
máy bay chiến đấu tàng hình Chengdu J-20 "Black Eagle". Trong một sự xúc phạm tinh vi tới
Mỹ, và có lẽ là một màn phô diễn hiếm thấy, lực lượng Không quân Trung Quốc đã hoàn
thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên J-20 trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert
Gates, đang có một cuộc chuyến thăm viếng chính thức nước này. Tất nhiên, Gates đã là một
đối tượng hoàn hảo cho trò đùa ngoại giao của Bắc Kinh, một cú chọc vào mắt người Mỹ.
Bởi vì chính ông Gates đã cố noi gương cố Thủ tướng Neville Chamberlain[4] khi từng công
khai khẳng định rằng Trung Quốc khó có thể sản xuất được một chiếc máy bay thế hệ thứ
năm trước năm 2020.
Điều không vui vẻ khi nói về máy bay tàng hình này là rõ ràng nó được thiết kế cho các
cuộc tấn công không đối đất nhằm vào các nước láng giềng của Trung Quốc. Thật vậy, chiếc
Black Eagle này của Trung Quốc vượt qua máy bay tàng hình F-22 của Mỹ trong một loạt
các yếu tố vận hành và rất hiệu quả trong nhiệm vụ ném bom tấn công hơn là phòng không
lãnh thổ. Những yếu tố này bao gồm cả khả năng chứa nhiên liệu cao và chiều cao cách mặt
đường băng đủ để đeo những vũ khí hạng nặng. Những yếu tố như vậy có ý nghĩa trong quan
điểm chiến lược: Trong khi J-20 có lẽ là không đủ nhanh nhẹn để bảo vệ Trung Quốc chống
lại máy bay chiến đấu hàng đầu của Mỹ, nó là một vũ khí rất hoàn hảo nếu mục tiêu là để lẻn
vào Kyoto, Đài Bắc, hoặc Seoul, mang theo một số lượng lớn bom và tên lửa.
Làm thế nào Trung Quốc nhanh chóng có được loại công nghệ tàng hình phức tạp mà Mỹ
phải mất mấy thập kỷ để nghiên cứu và hàng trăm tỷ đô la để phát triển, đó cũng là một câu
chuyện lạnh gáy. Theo Tổng tham mưu Trưởng Croatia, Đô đốc Davor Domazet-Loso, Trung
Quốc kiếm được công nghệ tàng hình cơ bản từ cái xác của một máy bay chiến đấu tàng hình
Mỹ bị bắn rơi ở Serbia vào năm 1999. Trong thực tế, ngay khi máy bay rơi, Trung Quốc đã
cử rất nhiều gián điệp lùng sục khắp khu vực và mua bất kỳ bộ phận nào của máy bay mà
nông dân địa phương và dân làng có thể nhặt được.
Cho dù nước Cộng hòa Nhân dân đang chuẩn bị sử dụng không lực để tấn công, các cuộc
xâm nhập của không lực Trung Quốc đã buộc Nhật Bản phải xuất kích máy bay chiến đấu
ngăn chặn gần 50 lần một năm, tức khoảng một lần một tuần và gấp đôi số lần Trung Quốc
có các hành động khiêu khích vài năm trước đây. Không riêng gì Nhật Bản phải chịu những
cuộc do thám này. Ấn Độ thường xuyên cáo buộc bị Trung Quốc xâm nhập vào không phận,
đặc biệt là ở các khu vực tranh chấp gần Kashmir và Arundachal Pradesh. Bạn có thể thấy đó
là Bá quyền?
Cảnh giác từ bầu trời đỏ buổi bình minh
Mục tiêu của quân đội Trung Quốc trong tương lai là để bảo đảm ưu thế hải quân ở
vùng biển Tây Thái Bình Dương trong đường phòng thủ thứ hai từ quần đảo Nhật
Bản tới đảo Guam và Indonesia. Sau đó, quân đội Trung Quốc sẽ tranh giành với lực
lượng hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương và toàn bộ khu vực Thái Bình Dương.
—Asahi Shimbun
Trong khi lục quân Trung Quốc là hiện thân cho sự hung bạo và không lực Trung Quốc
có những máy bay tốt nhất do mua hoặc ăn cắp, sự tăng cường của hải quân Trung Quốc
chính là điều đáng lo ngại nhất của các nhà phân tích Lầu Năm Góc. Thật vậy, nước Cộng
hòa Nhân dân đang tiến lên với tốc độ Dự án Manhattan[5] để phát triển hải quân biển xanh có
khả năng thách thức hải quân Mỹ. Mục tiêu đầu tiên của nó là để đẩy các hạm đội tàu sân bay
của Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương và có thể sau đó chiếm lĩnh Đài Loan và cuối cùng
triển khai lực lượng khắp toàn cầu.
Trung tâm của cuộc đấu tranh chiến lược tổng quát này là một vũ khí mang tính biểu
tượng nhất trong lịch sử - hàng không mẫu hạm hùng mạnh. Hải quân Mỹ thích gọi những
con tàu này là "bốn acre[6] rưỡi lãnh thổ Mỹ di động", và chúng là xương sống của Pax
Americana (Hòa bình của Mỹ) trên biển kể từ khi kết thúc chiến tranh Thế giới thứ II.
Trong thực tế, Trung Quốc biết quá rõ việc đối mặt trực tiếp với tàu sân bay Mỹ và đội hộ
tống của nó là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Bên cạnh một phi đội gồm 75 máy bay cánh
cố định và lên thẳng, một tàu sân bay điển hình như George Washington sẽ được bảo vệ chặt
chẽ bởi một tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường hệ Aegis có thể đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn
công nào trên mặt biển. Tàu sân bay cũng sẽ được yểm trợ hai bên bởi một số tàu khu trục
với tên lửa phòng không và có thể sẽ có ít nhất một tàu săn ngầm chạy xung quanh. Trong khi
đó, dưới đáy biển, một hoặc nhiều tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles chạy bằng năng lượng
hạt nhân sẽ âm thầm hộ tống nhóm tàu hùng mạnh trên mặt biển; và, ít nhất là trong quá khứ,
bất kỳ cuộc tấn công trực diện nào của hải quân Trung Quốc hiện có sẽ không tiếp cận được
trong vòng 50 dặm mặt nước của đội tàu như thế.
Loại tàu sân bay khủng như thế mới giữ được Đài Loan khỏi sự khuất phục của lục địa
cho đến nay. Chính nỗi ám ảnh về hạm đội Thái Bình Dương buộc các chiến lược gia Trung
Quốc luôn lo lắng về cơn ác mộng tột cùng: Rằng một ngày nào đó hải quân Mỹ có thể phong
tỏa nút thắt trên biển đối với 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc - eo biển Malacca -
để trả đũa cho một kiểu xâm lược nào đó của Trung Quốc.
Đây tên lửa chống hạm, kia tàu sân bay
Được các nhà phân tích quân sự biết đến với cái tên là “Sát thủ của tàu sân bay”, tên lửa
Đông Phương -21D có thể thay đổi luật chơi của môi trường an ninh châu Á, nơi những
đội hình chiến đấu với tàu sân bay của hải quân Hoa Kỳ đã và đang là bá chủ mặt biển từ
chiến tranh Thế giới lần thứ II. Tên lửa DF -21 D là vũ khí duy nhất có khả năng tấn
công vào những mục tiêu được phòng thủ chặt chẽ với sự chính xác tuyệt đối – một khả
năng mà những nhà chiến lược hải quân Mỹ đang đau đầu tìm cách đối phó
—Hãng Thông Tấn AP
Bởi vì những nhà chiến lược quân sự Trung Quốc nhận thức được tầm quan trọng và sức
mạnh của các tàu sân bay, họ đã nhanh chóng phát triển một chiến lược hai mũi nhọn. Một
mũi nhọn liên quan đến đội hình chiến đấu đối trọng có tàu sân bay của chính Trung Quốc và
mũi nhọn kia liên quan đến việc hoàn thiện tên lửa "diệt tàu sân bay" – được Lầu Năm Góc
gọi một cách không thân thiện là “BAMer”, viết tắt của tên lửa đạn đạo chống tàu.
Chúng ta gọi việc hoàn thiện “BAMer” vì phải thật là một kỳ công khi bắn trúng đích một
con tàu dù có kích thước lớn nhưng nhấp nhô trên đại dương cách xa hàng ngàn dặm. Đó là
lý do tại sao Trung Quốc bận rộn trong việc xây dựng một mục tiêu mô hình tàu sân bay có
hình chữ nhật ở trường bắn thử trên sa mạc Gobi (Hãy kiểm tra trên Google Earth, tọa độ này
ở trên trang web của chúng tôi!).
Trong thực tế, tên lửa diệt tàu sân bay này của Trung Quốc là vũ khí thay đổi luật chơi
tương tự như loại bom ngư lôi được thả từ các máy bay để phá hủy các tàu chiến lớn trên biển
vào thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ II bắt đầu. Bước ngoặt hải chiến xảy ra khi một máy bay
hai tầng cánh của Anh mang duy nhất một quả bom ngư lôi loại này đã giúp đánh đắm tàu
chiến khổng lồ mới hạ thủy của Đức Quốc xã – tàu Bismarck – trong hành trình đầu tiên của
chiếc tàu này. Và sau đó Đô đốc hải quân Nhật Bản Yamamoto cũng đã dùng những bom ngư
lôi loại này một cách thành công khi đánh chìm hết chiến hạm này đến chiến hạm khác của
Hoa Kỳ trong trận thủy chiến Trân Châu Cảng.
Trong khi việc sản xuất các BAMer của Trung Quốc báo hiệu sự tuyệt chủng của các tàu
sân bay Hoa Kỳ và đẩy lùi các tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ về các căn cứ
an toàn ở Hawai, Trung Quốc nhanh chóng đóng các tàu sân bay của chính mình. Thật sự, tàu
sân bay đầu tiên của Trung Quốc chắc chắn được hạ thủy ở cảng Đại Liên vào một thời điểm
trong năm 2011; và phóng sự về con tàu này đã lôi cuốn sự tập trung khán giả trong suốt một
giờ trên kênh truyền hình quân sự.
Câu chuyện này bắt đầu bằng việc Trung Quốc dùng một công ty ở Hong Kong làm bình
phong để mua một tàu sân bay của Ukraine. Chiếc tàu sân bay này tên là Varyag, một tàu sân
bay trọng tải 67.500 tấn đã từng là niềm tự hào của hạm đội Xô Viết.
Tuy nhiên, với sự sụp đổ của Liên Xô, việc xây dựng tàu sân bay Varyag này chưa bao
giờ được hoàn tất. Hơn nữa, vỏ của con tàu sân bay này cũng đã bắt đầu bị rỉ sét trong một
xưởng đóng tàu biển Đen ở Ukraine. Do đó, Trung Quốc sử dụng một công ty Hong Kong có
những lãnh đạo công ty là những cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc trước đây làm bình phong
để mua con tàu trong một cuộc bán đấu giá với cái giá chỉ là 20 triệu đô la với danh nghĩa thủ
đoạn là để làm một sòng bạc nổi ở Macao.
Biết được thủ đoạn trên của nhà cầm quyền Trung Quốc, Lầu Năm góc Hoa Kỳ đã nhờ
đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn việc tàu đi qua hải phận nước này. Tuy nhiên, vào thời
điểm đó, quyền Bộ trưởng Ngoại giao, Giang Văn Xương, bay đến thủ đô Ankara của Thổ
Nhĩ Kỳ với một khoản viện trợ kinh tế 360 triệu đô la như một khoản tiền hối lộ để giải tỏa
sức ép của Lầu Năm Góc, kết quả là chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép tàu sân bay được
đi qua eo biển Bosporus.
Tất nhiên là khi tàu sân bay Varyag đến Trung Quốc, nó không được kéo đến Macao mà
đến cảng Đại Liên để phân tích và phục hồi. Những bức ảnh chụp mới đây cho thấy rằng con
tàu đã được đưa vào xưởng sửa chữa và sơn lại màu sơn của hải quân Trung Quốc, mặt
boong tàu làm sân bay đã được phủ lại, cũng như một cột ăng ten mới đã được lắp đặt. Và
chẳng bao lâu nữa, nó sẽ được hạ thủy và đặt tên mới là Shi Lang.
Và đây nữa, chúng ta phải đánh giá cao óc khôi hài đen tối và cảm nhận lịch sử của giới
quân sự Trung Quốc. Trong trường hợp này, Trung Quốc đã đặt tên con tàu sân bay đầu tiên
của mình với cái tên Shi Lang, viên sĩ quan chỉ huy hạm Đội Manchu đã từng xâm lăng Đài
Loan vào thế kỷ 17 và sau đó đã xem Đài Loan như là một quận của tỉnh Phúc Kiến. Chắc
chắn giới quân sự Trung Quốc biết cách gửi một thông điệp cho thế giới.
Trong vòng vài năm sắp tới, Trung Quốc sẽ gửi đến một thông điệp to lớn hơn. Đó là việc
hạ thủy một hạm đội có ít nhất 5 tàu sân bay đi vòng quanh thế giới – và không còn nghi ngờ
gì nữa hạm đội này sẽ đối đầu với hải quân Hoa Kỳ.
Con Rồng 007 giữ vai trò “che giấu tàu ngầm”
Những tấm hình tối qua đã xuất hiện để xác nhận nỗi lo sợ ở Washington về việc Trung
Quốc đang xây một căn cứ tàu ngầm năng lượng hạt nhân trên hòn đảo nhiệt đới. Những
nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc lo lắng rằng căn cứ bí mật gần Sanya trên đảo Hải Nam của
Trung Quốc….có thể đe dọa những quốc gia châu Á và địa vị thống trị của Mỹ ở khu vực
đó. Những tấm hình có được từ tạp chí quân sự Intelligence Review …cho thấy những
đường hầm rộng lớn dẫn tới các hang động khổng lồ có khả năng giấu 20 tàu ngầm hạt
nhân khỏi tầm quan sát từ các vệ tinh do thám.
—Theo Daily Mail
Một lực lượng tàu sân bay và hải quân biển xanh không thể coi là đầy đủ nếu không có
một lực lượng tàu ngầm “hoạt động âm thầm, lặn sâu” mạnh mẽ hỗ trợ, và Trung Quốc đang
âm thầm thiết lập những thứ sẽ sớm là một hạm đội lớn nhất trên thế giới. Trong thực tế, thế
hệ tàu ngầm điện diesel mới nhất quá nhanh nhạy và yên lặng đến nỗi chúng có thể theo dõi
tàu hải quân Mỹ mà không hoặc rất khó bị phát hiện. Quả thực, đã có cuộc đối đầu cho đến
nay bị coi là nhục nhã của lực lượng hải quân Mỹ và gây bối rối khi nó xảy ra, khi một tàu
ngầm tấn công lớp Song (Tống) loại 039 của Trung Quốc đã liều lĩnh nổi lên mặt nước trong
tầm phóng ngư lôi của tàu USS Kitty Hawk sau khi rình rập nhóm tàu sân bay này nhiều dặm
mà không bị phát hiện.
Các tàu lớp Yuan (Nguyên) loại 041 mới hơn của Trung Quốc hoạt động yên lặng hơn và
có khả năng hoạt động hoàn toàn dưới nước trong một khoảng thời gian dài hơn dựa trên hệ
thống “Chân vịt không cần không khí” mới: chúng đe dọa hơn tới các tàu thuyền phương Tây
ở khu vực phía tây Thái Bình Dương và eo biển quan trọng Malacca, điểm cuống họng quyết
định của con đường chuyên chở dầu tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Hơn nữa, để đảm
bảo khả năng triển khai xa, Trung Quốc đã chế tạo một số tàu ngầm mang tên lửa lớp Jin loại
094, các tàu này được thiết kế để kéo đến bờ biển California và có thể bắn tên lửa đến tận
Savannah, Missouri hoặc Savannah, Georgia.
Trong thực tế, đã có ít nhất một vài chứng cớ nào đó để khẳng định rằng nước Cộng hòa
Nhân dân có thể đang diễn tập cho trận chiến quyết liệt cuối cùng ngoài vùng bờ biển
California. Thomas McInerney, trung tướng không quân Hoa kỳ về hưu, đã xác nhận rằng hải
quân Trung Quốc thực sự đã tiến hành việc phóng thử nghiệm ngoài khơi Los Angeles vào
tháng 11 năm 2010 – trong khoảng thời gian ngay trước Hội nghị Thượng đỉnh G-20.
McInerney đã bất bình và có những lời lẽ sắc bén hướng tới Lầu Năm Góc:
Chúng ta sẽ có câu trả lời dứt khoát [từ Washington]. Đây không phải là máy bay do nó
có chùm khói phía sau và hình dạng của chùm khói…. Đó là một tên lửa được phóng ra
từ một tàu ngầm. Các bạn có thể thấy hướng đi của nó được điều chỉnh,và sau đó nó bay
theo một đường đạn rất mượt mà, có nghĩa là hệ thống dẫn đường đã hoạt động.
Trong khi Lầu Năm Góc phủ nhận nhanh chóng và quyết liệt sự dính líu của Trung Quốc,
họ vẫn không thể xác định được chiếc máy bay đặc biệt nào đã để lại vệt khói này. Nhưng sự
thực ở đây là chính các chuyên gia quân sự đang tranh luận có thể có việc phóng tên lửa từ
ngoài khơi Thành phố Los Angeles. Sự tranh cãi sẽ không để lại bất cứ sự nghi ngờ nào rằng
việc đầu tư vũ khí tấn công chiến lược của Trung Quốc đang được tiến hành nhanh chóng.
Điều đó đưa chúng ta về lại căn cứ tàu ngầm kiểu James Bond đã được đề cập trên đảo
Hải Nam. Các tấm hình do Liên đoàn các nhà Khoa học Mỹ tiết lộ các lối vào đường hầm cao
20 mét được đào vào phía các ngọn đồi gần biển của hòn đảo, và ở nơi đó, các hang động lớn
nhân tạo có thể che giấu hàng tá cho đến toàn bộ số tàu ngầm hạt nhân.
Có điều chú ý rằng căn cứ 007 mới này cũng có cầu tầu khử từ công nghệ cao, được sử
dụng để che giấu các tàu ngầm khỏi việc bị phát hiện điện từ ở biển khơi; và Trung Quốc rõ
ràng muốn không ai phát hiện và động đến các tàu ngầm của họ. Thực vậy, trong một sự việc
đã được công khai, năm tàu Trung Quốc – cả quân sự và thương mại – đã cố tình đi qua đi lại
nhiều lần trước mũi chiếc tàu USNS Impeccable khi tàu này đang đi ở vùng hải phận quốc tế
cách bờ biển Trung Quốc 75 dặm. Tàu Mỹ đã dùng cẩu kéo theo một dàn thiết bị dò âm thanh
để theo dõi hoạt động của các tàu ngầm đến và rời khỏi đảo Hải Nam; và có thời điểm, đội
tàu nhỏ tấn công của Trung Quốc đã thả những mảnh vụn nổi chặn đường đi của tàu Mỹ. Sự
kiện này khiến Impeccable phải “dừng lại” khẩn cấp, sau đó các thủy thủ Trung Quốc dùng
móc sắt tấn công dàn thiết bị dò âm thanh của Impeccable bằng những móc sắt. Hãy nhớ đến
sự đối đầu nho nhỏ này khi bạn định mua các sản phẩm của Trung Quốc ở Walmart nhé.
Mọi sức mạnh quân sự đến từ xưởng máy quốc gia
Số lượng có chất lượng của riêng mình.
—Josef Stalin
Trong khi việc xem xét ngắn gọn của chúng ta về khả năng quân sự đang lớn mạnh của
Trung Quốc có thể xóa tan nghi ngờ về việc cải thiện khả năng tấn công nhanh chóng, ít nhất
một số nhà biện hộ của Trung Quốc sẽ nhanh nhẹn tranh cãi điểm này: trong hầu hết các
chủng loại vũ khí, công nghệ của Mỹ vẫn thực sự ưu việt hơn cả.
Thực sự, trong nhiều trường hợp, các nhà biện hộ này sẽ đúng. Ví dụ, trong một trận
không chiến, máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ sẽ có khả năng bắn rơi đối thủ trong một phút
ở New York. Tương tự như vậy, tàu sân bay Hoa kỳ Ronald Reagan và đội hộ tống của nó
gần như chắc chắn cho các tàu sân bay mới của Trung Quốc xuống đáy biển7 trong thời gian
ngắn.
Nhưng, lòng ưu ái với công nghệ ưu việt của Mỹ bỏ qua một điểm quan trọng hơn nhiều
– điểm nhấn mạnh sự điên rồ khi cho phép kẻ hám lợi và bảo hộ Trung Quốc phá hoại các cơ
7 Nguyên văn: Davey Jone's Locker là thành ngữ ám chỉ tàu bị chìm xuống đáy biển.
sở sản xuất Mỹ và làm suy yếu nền kinh tế của chúng ta. Điều này được thể hiện rõ nhất từ
quan điểm rất sâu sắc của trung tá pháo binh Đức quốc xã, người đã bị bắt giữ ở trận chiến
Salerno. Ông đã nói về sự vô vọng của vũ khí chính xác Đức khi chống lại một đống trang
thiết bị của Mỹ:
Tôi đã ở trên ngọn đồi này và chỉ huy một khẩu đội pháo với sáu súng chống tăng 88 mm,
còn người Mỹ liên tục đưa xe tăng vào trận. Chúng tôi liên tục bắn hạ chúng. Cứ mỗi
chiếc tiến lên, chúng tôi bắn cháy. Cuối cùng, chúng tôi hết đạn, còn người Mỹ thì vẫn
không hết xe tăng.
Sự thật được nêu ra ở đây là Mỹ đã đánh bại được Hitler và Đức quốc xã không chỉ nhờ
các binh sĩ vô cùng dũng cảm của mình, mà phần lớn hơn là nhờ sự áp đảo vô cùng mạnh mẽ
của sức mạnh công nghiệp. Trong thực tế, trong hầu hết các loại vũ khí, Đức quốc xã đều đã
có các vũ khí công nghệ vượt trội trong giai đoạn cuối của chiến tranh. Ví dụ, các xe tăng
Panzer của Đức tốt nhất trên thế giới, các tàu ngầm của Đức tốt nhất, Bismarck là chiến hạm
lớn nhất, và trong một số hạng mục, vũ khí của Đức đúng là không có đối thủ vì họ có những
tên lửa tầm xa duy nhất trên thế giới – tên lửa hành trình V1 và tên lửa đạn đạo V2 – và cả
triển khai Me-262, máy bay phản lực đầu tiên của thế giới.
Tuy nhiên, những gì Mỹ đã có, chính là những xưởng máy lớn nhất thế giới. Và ngay khi
“công xưởng của thế giới” này được chuyển sang phục vụ chiến tranh toàn diện sau trận Trân
Châu Cảng, các nhà máy chế tạo ô tô khổng lồ và hiệu quả cao ở Detroit, nhà máy đóng tàu ở
Maine, nhà máy hóa chất ở Ohio, và các nhà máy thép ở Pennsylvania đã cho ra lò con số
vượt trội các xe tăng, máy bay, súng và bom. Kết quả là, lực lượng quân sự đã đánh bại
nhanh chóng hai cỗ máy chiến tranh lớn nhất đã từng có trên thế giới.
Thực vậy, không ai hiểu được tính tất thắng của Mỹ rõ hơn đô đốc Yamamoto. Ông đã có
hẳn một ngày sau cuộc tấn công đáng kinh ngạc bất ngờ vào Trân Châu Cảng, không phải
trong trạng thái hân hoan mà đúng hơn là trong tình trạng trầm cảm và tuyệt vọng. Bởi vì,
ông biết rõ rằng một nước Mỹ khổng lồ sẽ đáp trả; và với tình trạng công nghiệp Nhật Bản
vào thời điểm đó, sẽ không phải là đối thủ của nước Mỹ lục địa.
Tuy nhiên, vấn đề quân sự đang phát triển ngày nay của Mỹ, chính là các nhà máy ô tô
lớn nhất không còn ở Detroit, mà là ở các thành phố như Thành Đô, Cát Lâm, Nam Kinh, Vu
Hồ, các nhà máy đóng tàu nhộn nhịp nhất ở Bột Hải, Đại Liên, Phúc Kiến, và Jiangan; các
nhà máy và lò cao có sản lượng thép hàng năm gấp mười lần so với các nhà máy thép của Mỹ
là ở Trùng Khánh, Hà Bắc, Thượng hải và Thiên Tân.
Và đây là những gì mà cả Lầu Năm Góc và những Neville Chamberlain thời hiện đại ở
Nhà Trắng và đồi Capitol cần hiểu rõ: máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc không cần
phải là tốt nhất thế giới nếu họ có thể tung ra 1000 chiếc để địch lại 187 chiếc F-22 của chúng
ta.
Tàu ngầm tấn công lớp Shang (Thương) của Trung Quốc thực sự đâu cần phải tốt hơn tàu
ngầm lớp USS Los Angeles hay tàu ngầm lớp Astute của Anh nếu chúng có nhiều đến mức có
thể choán hết nửa Thái Bình Dương.
Và khi nói đến những tên lửa trên bệ phóng của Trung Quốc và trong các tàu ngầm mang
tên lửa đạn đạo của họ, cần độ chính xác nào cho 100 đầu đạn nhiệt hạch nhằm vào giữa
nước Mỹ để buộc chúng ta sẵn sàng công nhận quyền bá chủ của nước Cộng hòa Nhân dân
đối với Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Australia?
Đây là lý do tại sao chúng ta thực sự cần một “Thời điểm Winston Churchill”. Như
Churchill từng nói về chiến tranh Thế giới thứ II:
Không có cuộc chiến tranh nào trong lịch sử dễ ngăn chặn bằng cách kịp thời hành động
hơn cuộc chiến tranh vừa qua đã tàn phá những khu vực rộng lớn của địa cầu…… nhưng
không ai đã lắng nghe, và từng người chúng ta đều đã bị hút vào dòng xoáy khủng khiếp
đó.
Trong thời điểm Churchill mới của chúng ta, chúng ta phải thấy rõ rằng để giành một
chiến thắng trong cuộc chiến quân sự truyền thống chống lại một nước Mỹ đã nhượng bộ
nhiều khả năng công nghiệp cho Trung Quốc, tất cả những gì Trung Quốc cần làm là phát
triển (hoặc sao chép) một hệ thống vũ khí đáng tin cậy, và sau đó sản xuất đủ số lượng để áp
đảo lực lượng giỏi hơn về công nghệ của chúng ta.
Thực vậy, Trung Quốc đã hoàn thành bước thứ nhất rồi. Đã đến lúc phải thức giấc trước
khi quá muộn. Đã đến lúc tất cả chúng ta phải hiểu nhiều hơn và rõ hơn mối quan hệ mật thiết
tồn tại giữa nền tảng sản xuất quốc gia và sức mạnh quân sự.
Chương 9
Chết dưới tay gián điệp Trung Quốc:
Cách "máy hút bụi" Bắc Kinh cuỗm sợi thừng để treo cổ chú Sam
Một tên gián điệp giá trị bằng cả đạo quân hàng vạn người
- Tôn Tử, Binh Pháp
Mục tiêu chính của những hành động gián điệp mà Trung Quốc nhắm vào chính phủ Mỹ
và nền công nghiệp Mỹ là thu lượm toàn bộ thông tin kỹ thuật và kinh tế, với mục đích
kép là làm cho nền công nghiệp quân sự Trung Quốc hiện đại hơn và nền kinh tế cạnh
tranh hơn.
- Sổ tay Mối đe dọa gián điệp
Hàng ngày, một mạng lưới hàng ngàn gián điệp chuyên nghiệp và không chuyên của
Trung Quốc thu thập các tin tức tình báo ở các văn phòng, nhà máy, trường học từ khắp nước
Mỹ đến châu Âu, từ Brazin, Ấn Độ đến Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỗi phút, hàng trăm tin tặc
Trung Quốc dùng cả ngàn máy tính bị lây nhiễm để tấn công vào tường lửa của các hệ thống
thông tin về công nghiệp, tài chính, học thuật, chính trị, quân sự trên khắp thế giới, tìm kiếm
các dữ liệu quý giá và âm thầm ghi lại các điểm dễ bị tấn công mà có thể khai thác được
nhằm tàn phá trong tương lai.
Tại sao những người Mỹ chúng ta lại chịu đựng cái điều mà ủy ban Mỹ - Trung gọi Trung
Quốc là, “quốc gia hung hăng nhất thực hiện những hoạt động gián điệp chống lại Mỹ”? Đó
là câu hỏi thú vị mà ta cần tự hỏi khi ta hàng ngày đến Nhà Trắng hay đồi Capitol làm việc
hay đi mua sắm hàng tuần các sản phẩm Trung Quốc rẻ mạt ở cửa hiệu Walmart gần nhà.
Trong phần đầu, ta sẽ xem xét một cách cẩn thận thế giới đen tối và mờ ảo của công tác
gián điệp Trung Quốc trên đất Mỹ cũng như ở những nơi khác trên thế giới. Ở chương tiếp
theo, ta sẽ chuyển sang đánh giá về công tác gián điệp mạng của Trung Quốc, được cho là
ngày càng nguy hiểm và khiêu khích hơn, đây là một cuộc chiến "phi đối xứng" mà Trung
Quốc có thể truy nhập đến từng máy tính, từng nhà, từng doanh nghiệp, từng chính phủ trên
hành tinh này.
Cuối hai chương này, hy vọng mọi người dân Mỹ - từ phố Main Street và phố Wall
Street[7] đến trụ sở của CIA, FBI, Lầu Năm Góc nhận thức được sự ngây thơ khi tham gia kinh
doanh và buôn bán vô điều kiện với một quốc gia đang dùng cả bộ máy gián điệp, bằng cả
phương pháp cũ và mới, một cách có hệ thống để tước đoạt đi các công nghệ và do thám
phương cách phòng thủ của chúng ta trước khi có thể ra tay giết chết chúng ta.
Trong khi chúng ta săn đuổi Bin Laden, con Rồng Trung Quốc
đang tự do tung hoành
Bắc Kinh không thiên về phương pháp cổ điển mà các cơ quan tình báo khác áp dụng,
vốn đề cao việc kiểm soát chặt một số mật vụ cao cấp ẩn sâu. Thay vào đó, họ sử dụng
một mạng lưới chân rết rộng lớn các du học sinh, doanh nhân, các phái đoàn Trung
Quốc trên đất Mỹ, và cả những người Mỹ gốc Hoa có thể tuyển dụng làm gián điệp.
-Theo The Christian Science Monitor
Để thực hiện âm mưu của mình, bộ máy gián điệp truyền thống, chính phủ Trung Quốc
và rất nhiều doanh nghiệp nhà nước của họ đang ráo riết thực hiện chiến dịch gián điệp ba
mũi giáp công tinh vi chống lại nhiều quốc gia trên thế giới - mà những kẻ thù chính của họ
là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản được chú tâm nhiều nhất. Chiến lược gián điệp ba mũi này bao
gồm tấn công các học viện, ngành công nghiệp và cơ quan chính phủ để ăn cắp các thông tin
quý giá về tài chính, công nghiệp, chính trị và công nghệ, đồng thời chuẩn bị các cuộc tấn
công làm ngưng trệ và hủy diệt trong cuộc chiến tranh nóng khi có thể.
Thật ra, trong khi hệ thống tình báo của Hoa Kỳ đang tập trung cho cuộc chiến chống
khủng bố, gián điệp Trung Quốc đã được tự do tung hoành trên đất Mỹ. Phương tiện chuyển
động của họ là một mạng lưới gián điệp “lai tạp” tinh vi, rất khác với chiêu thức gián điệp
truyền thống của Liên Xô.
Ở giai đoạn cao điểm của chiến tranh lạnh, cơ quan tình báo Liên Xô KGB hoạt động
dựa vào số nhỏ các điệp viên chuyên nghiệp sống ở nước ngoài và những tên Mỹ phản bội
liên tục được tuyển mộ thông qua các vụ hối lộ hoặc tống tiền. Trong khi Trung Quốc cũng
có các đặc vụ bí mật và người Mỹ biến chất, họ còn dựa nhiều vào một mạng lưới không tập
trung các gián điệp cấp thấp, đó là số đông cực lớn người dân sắc tộc Trung Quốc.
Lực lượng nòng cốt các điệp viên không chuyên và những kẻ cung cấp thông tin cho
Trung Quốc được chiêu mộ bởi tổ chức như Bộ An ninh Nhà nước, một thứ KGB của Trung
Quốc, cũng như các tập đoàn công nghiệp trong từng ngành. Một số những gián điệp này có
thể được chọn từ cộng đồng người Mỹ gốc Hoa. Như được mô tả trong cuốn Sổ tay mối đe
dọa gián điệp, họ được kết nạp vào mạng lưới bằng một trong cách: hoặc kêu gọi chủ nghĩa
dân tộc và sắc tộc Trung Quốc hoặc bằng cách đe dọa và cưỡng ép các cá nhân có người thân
sống ở Trung Quốc.
Hơn nữa, các điệp viên Trung Quốc còn được cài vào trong số 750.000 người Trung
Quốc được cấp visa vào Mỹ hàng năm. Họ có thể là những nhà báo của hãng tin Xinhua, là
những sinh viên ở các trường đại học Mỹ, các doanh nhân đi tham quan, những lao động xuất
khẩu tại các doanh nghiệp và phòng nghiên cứu quốc gia của Hoa Kỳ, hoặc đơn giản chỉ là
những khách du lịch. Thật sự, từ số lượng lớn các du khách hợp pháp Trung Quốc đến Mỹ
hàng năm kết hợp với cộng đồng rộng lớn người Mỹ gốc Hoa, các gián điệp được tuyển dụng
dễ dàng tung bay dưới tầm radar[8] của FBI và thực hiện điều răn của Mao Trạch Đông: “bơi
cùng với cá”.
Visa miễn phí đến các tiệm bánh Mỹ
Gián điệp là cuộc chiến không tiếng súng.
- Li Fengzhi
Trường hợp của Li Fengzhi đáng là một bài học cho chúng ta vì nó mô tả cách điệp viên
Trung Quốc đã thâm nhập vào Mỹ dễ dàng như thế nào và mạng lưới chân rết gián điệp
Trung Quốc hoạt động sâu ra sao. Li đã làm việc như là một chuyên gia phân tích cho Bộ An
ninh Nhà nước Trung Quốc khi anh ta âm thầm vào Mỹ dưới danh nghĩa một du học sinh sau
đại học tại trường đại học Denver năm 2003.
Theo các cuộc phỏng vấn mà chúng tôi thực hiện được với Li, anh ta từng có một cuộc
đời trong sạch, sinh năm 1968, là con trai của một gia đình trí thức ở tỉnh Liaoning. Sau khi
tốt nghiệp đại học năm 1990, Li gia nhập cơ quan tình báo địa phương và vài năm sau chuyển
lên Bộ An ninh Nhà nước, nơi mà anh ta làm việc cho Bắc Kinh như một mật vụ tại quê nhà.
Theo Li, dưới ánh mắt một chàng trai trẻ ngây thơ, anh ta thấy đây là “một công việc tốt và là
một sự nghiệp đặc biệt phụng sự cho chính phủ”.
Khi là phân tích viên cho cơ quan tình báo kiểu KGB của Trung Quốc, Li đã giành thời
gian thu thập thông tin tình báo về Đông Âu và Nga trong khi theo học tiến sĩ ngành chính trị
quốc tế. Vào năm 2003, anh ta được chọn tới Mỹ. Tuy nhiên, thay vì làm gián điệp chống lại
Mỹ, anh ta đã được khai sáng.
Khi thấy được thế giới bên ngoài và tự do là như thế nào, Li nói, anh ta “bắt đầu thấy
rằng đảng Cộng sản Trung Quốc là ác quỷ và đang làm hại cả chính người dân Trung Quốc”.
Với sức mạnh của sự khai sáng này mà Li đã tìm cách đào ngũ sang Mỹ.
Theo Li, khi anh ta rời bỏ Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc, "họ đã có khoảng 100.000
điệp viên và những người cung cấp tin tức, không kể những kẻ quá nghiệp dư, và một số
lượng lớn những cá nhân làm gián điệp trong các cơ quan chính phủ Trung Quốc". Để so
sánh, FBI có 13,000 nhân viên tình báo đã tuyên thệ.
Cũng theo Li, và đây có lẽ là sự tiết lộ đáng ghê rợn nhất của anh ta, thì phần đông các
gián điệp Trung Quốc chính là các phóng viên Trung Quốc, các nhiếp ảnh gia, các nhân viên
tổ chức phi chính chủ, các nhà lãnh đạo và thương nhân người Mỹ gốc Hoa có uy tín, kỹ sư,
và học giả. Theo lời Li, trong khi những điệp viên chuyên nghiệp này “có thể không có điều
kiện để tiếp cận các thông tin quan trọng, thì họ sẽ tập trung vào việc chiêu dụ những người
cung cấp thông tin để lấy được các tin tức tình báo này”.
Những gì đáng nghi nhận về câu chuyện của Li, ngoài việc anh ta dễ dàng qua mặt chính
phủ Mỹ như thế nào, dù bản thân có lý lịch hoạt động tình báo, mà còn là việc anh ta có một
cái nhìn chân thực về Trung Quốc ra sao, hơn bất kỳ một công dân Mỹ nào.
Một tổ ong thật sự và các hoạt động hút mật của chúng
Vậy chính xác mạng lưới gián điệp Trung Quốc làm những gì và chúng hoạt động ra
sao? Trên đấu trường tình báo công nghiệp, mạng lưới này sục sạo và thu lượm các công
nghệ mới, các bí mật thương mại và các phương pháp sản xuất. Trên mặt trận quân sự, mục
tiêu hoạt động của các gián điệp rộng khắp từ việc giành lấy những hệ thống vũ khí mới đến
thu nhặt các thông tin chi tiết về các căn cứ và hoạt động quân sự của Mỹ.
Trong cả hai lãnh vực công nghiệp lẫn quân sự, dấu hiệu đặc biệt về gián điệp Trung
Quốc là những “tổ ong” hoạt động bền bỉ của chúng. Từng thập kỷ đi qua, hàng ngàn gián
điệp và kẻ thu lượm tin tức, như những con “ong thợ” hút cần mẫn từng mẩu thông tin nhỏ
nhất từ các cơ sở nghiên cứu của các trường đại học Mỹ, các phòng thí nghiệm quốc gia nhạy
cảm, những công ty mới ở thung lũng Silicon và từ các công ty liên quan đến quốc phòng.
Chính sách lạnh lùng tiến bước, âm thầm ngặm nhấm chính là tính cách tiêu biểu trong
lịch sử của Trung Quốc, và nhất quán với châm ngôn nổi tiếng của Tôn Tử “một tên gián điệp
giá trị bằng cả đạo quân hàng vạn người”. Đến khi từng mẩu thông tin được hút ra đủ thì
chúng được gửi về cho Trung Quốc và được tổng hợp, các thông tin này cung cấp các cho các
tổ chức tình báo Trung Quốc và các doanh nghiệp nhà nước một cái nhìn rõ ràng về toàn bộ
các công nghệ, quy trình sản xuất hay hệ thống.
Như Scott Henderson đề cập trong cuốn “Hắc khách” (The Dark Visistor): “thay vì đặt ra
một mục tiêu tìm kiếm thông tin nhất định, họ thu thập khối lượng thông tin lớn bao quát để
hiểu rõ hơn tình huống”. Cách thu lượm thông tin kiểu này khá hữu hiệu, phản ánh đúng câu
nói nổi tiếng của không ai khác hơn là George Washington, cha đẻ của nước Mỹ. Về lợi ích
của việc thu thập thông tin tình báo toàn dân, ông đã có nhận xét khôn ngoan:
Dù là những thông tin vụt vặt thì chúng cũng có giá trị nhất định trong việc thu thập
thông tin của ta, bởi những điều tưởng như hoàn toàn tầm thường, khi được kết hợp lại
với các phần khác theo một cách nghiêm túc, có thể cho ra những đúc kết có giá trị.
Đến nay, mạng lưới gián điệp Trung Quốc đã ăn cắp các kỹ thuật và quy trình sản xuất,
từ các hệ thống con của tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển bằng hệ thống Aegis, hoạt
động bên trong của bom neutron, các thiết kế lò phản ứng hạt nhân của hải quân Hoa Kỳ đến
kế hoạch phóng tàu con thoi, các thông số của tên lửa Delta IV, các hệ thống dẫn đường cho
tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM. Tổ ong Cộng sản Trung Quốc đã “hút chích” một cách
hiệu quả từng chi tiết của các hệ thống vũ khí, từ máy bay ném bom B1-B, các máy bay
không người lái, hệ thống đẩy của tàu ngầm đến động cơ phản lực, hệ thống phóng máy bay
trên tàu sân bay và thậm chí quy trình rất cụ thể để vận hành tàu chiến Hoa Kỳ.
Trong cuộc chiến không tiếng súng của Trung Quốc chống lại Mỹ, các biện pháp thực thi
pháp luật và phản gián của chúng ta đều cực kỳ lỏng lẻo, trong khi các chính trị gia của Mỹ
không hề có hành động trả đũa gì và cộng đồng Mỹ cũng không hề được cung cấp thông tin.
Và trên hết, rất nhiều những nhà hàn lâm Hoa Kỳ và các học viện nghiên cứu đã trở
thành những người cổ vũ ngây thơ cho phép màu kinh tế Trung Quốc. Một phần của vấn đề
là hiện có những nguồn lợi từ các khoản tài trợ đang chảy vào Mỹ để hỗ trợ cho những nỗ lực
nghiên cứu đa dạng của Trung Quốc. Điều này làm cho nhiều trường đại học Mỹ ngại “cắn
vào cánh tay Trung Quốc đang nuôi sống họ”. Thậm chí, phần nổi cộm hơn của vấn đề chính
là hàng tỷ đô la học phí thu được từ hơn 125.000 du học sinh Trung Quốc tại Mỹ. Trong khi
phần đông các sinh viên Trung Quốc ở Mỹ là những sinh viên giỏi nhất, làm việc chăm chỉ
nhất và hy vọng sẽ cống hiến cho nước Mỹ và thế giới, một số khá lớn trong số đó cũng chịu
sự ảnh hưởng của đảng Cộng sản Trung Quốc ở một mức độ nhất định, đủ để ta rà soát trước
một cách cẩn trọng.
Quan điểm chung mở rộng cánh cửa giáo dục Hoa Kỳ cho bất kỳ người Trung Quốc nào
là một trò chơi nguy hiểm. Vì Trung Quốc biết rõ rất nhiều cải cách công nghệ đưa Mỹ lên
đỉnh cao được bắt nguồn từ các trung tâm nghiên cứu như CalTech, Havard, Đại học Công
nghệ Massachusetts và các phòng nghiên cứu quốc gia như Argonne, Lawrence Berkeley,
Los Alamos, và Sandia. Thực vậy, các trường đại học và các phòng nghiên cứu quốc gia,
cũng như các trung tâm nghiên cứu và phát triển của các công ty tại thung lũng Silicon và các
công ty quốc phòng như Hughes and Loral đã trở thành cái gọi là “kho mật” cho các “ong
thợ” gián điệp công nghệ và quân sự của Trung Quốc.
Một điệp viên phản bội giỏi xứng đáng được thưởng – và án tù
chung thân
Ông Shriver đã bán rẻ đất nước và nhiều lần tìm kiếm một vị trí trong tổ chức gián điệp
của ta để hắn ta có thể cung cấp những tin mật cho Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Lời
của Chưởng lý Mỹ Neil Mac Bride.
- Reuters
Trong khi nhóm dân gốc Trung Quốc hình thành vô số những mạng lưới gián điệp, các
điệp viên chuyên nghiệp Trung Quốc có những lúc đã rất thành công trong việc chiêu mộ
những người không phải gốc Trung Quốc trở thành gián điệp, theo cách cũ mà Liên Xô đã
làm.
Chẳng hạn, Ko-Suen Moo, một công dân Hàn Quốc làm tư vấn bán hàng cho Lockheed
Martin và các công ty quân sự khác. Điệp viên được tuyển dụng này đã xâm nhập một nhà
chứa máy bay ở Florida để cố gắng mua toàn bộ động cơ phản lực của hãng GE sản xuất,
được thiết kế riêng cho máy bay không chiến xuất sắc F-16. May mắn thay, hải quan Mỹ đã
phá vỡ vụ việc, nhưng không phải lần nào Hoa Kỳ cũng may mắn như thế.
Như trường hợp không may với ông Kwon Hwan Park, một người Hàn Quốc khác bị
Trung Quốc chiêu dụ. Ông này thành công trong việc xuất khẩu hai động cơ máy bay trực
thăng Blackhawk cho Trung Quốc thông qua một đại diện Malaysia. Tuy nhiên, cơ may
không đến hai lần, ông Park bị bắt ở sân bay Dulles trên đường tới Trung Quốc với một vali
chứa đầy các thiết bị quan sát ban đêm dành cho quân sự.
Trong khi có nhiều gián điệp Trung Quốc không chuyên như Moo và Park, các điệp viên
khác, còn gọi là “điệp viên nằm vùng” đã được cài cắm trên đất Mỹ. Đó là cách mà kỹ sư
Boeing Dongfan Chung cuỗm các thiết kế tàu con thoi và tên lửa Delta IV chuyển về cho Bắc
Kinh. Cho đến khi bị bắt, Chung đã tích lũy được 3 triệu đô la ngon lành và tại nhà hắn,
người ta tìm được hơn 300,000 trang tài liệu kỹ thuật, cùng với các ghi chép cho thấy hắn hi
vọng thế nào về việc giúp đỡ cho "quê hương mình".
Trường hợp của Chi Mak cũng gây lo ngại không kém. Hắn bị bắt khi chuyển các bản vẽ
hệ thống đẩy của tàu ngầm hạt nhân, hệ thống chỉ huy và kiểm soát hải quân Mỹ cho Trung
Quốc. Vụ án của Mak là bài học đắt giá vì nó cho thấy lãnh đạo Trung Quốc đều đặn gửi
danh sách các công nghệ tiên tiến mà nước họ đang cần cho các điệp viên. Những tài liệu bị
hủy được FBI phục hồi minh chứng rằng Mak đã “tham gia nhiều hội thảo về các chủ đề đặc
biệt” và quản lý chi tiết những nỗ lực moi tin gián điệp của hắn được kể đến gồm những công
nghệ được quan tâm đặc biệt như “ngư lôi, các thiết bị điện tử của tàu sân bay, trạm bay từ
trường được phóng từ không gian".
Và đây mới là điều đáng sợ nhất của “điệp viên nằm vùng”: cả Mak và Chung đã âm
thâm sống ở Mỹ hàng thập kỷ dưới dạng những công dân đã nhập quốc tịch. Hầu như không
ai biết là họ có sứ mệnh phản bội lại đất nước đã cưu mang họ và ăn cắp các công nghệ vũ
khí tiên tiến nhất của Mỹ dâng cho kẻ thù.
Thật ra, các hình thức gián điệp này là tội phản quốc nghiêm trọng nhất, Mak và Chung lẽ
ra phải lãnh án tử hình. Tuy nhiên, hình phạt đó chưa bao giờ được tuyên, và trong hệ thống
tư pháp rắc rối của Mỹ, bản án cho các gián điệp Trung Quốc là quá nhẹ nhàng, họ chỉ lãnh
án tương ứng 24 năm và 15 năm tù.
Điều này thật sự gây bối rối nhất cho chúng ta về hầu hết các vụ án gián điệp Trung Quốc
trên đất Mỹ: Các quan tòa và hội thẩm đoàn Mỹ dường như không xem vấn đề là nghiêm
trọng, họ không nhận thức là chúng ta đang trong một cuộc chiến tranh ngầm. Thật vậy, dần
dần, các bản án tù cho các gián điệp Trung Quốc càng lúc càng nhẹ và không có tính chất răn
đe bọn họ phản bội lại nước Mỹ. Chẳng hạn, trường hợp Kwon Hwan Park nêu trên, hắn lãnh
một bản án nực cười – 32 tháng tù giam cho việc ăn cắp những công nghệ mà có thể đẩy
mạng sống của các binh lính Mỹ và nhân dân các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc vào
vòng nguy hiểm.
Và ta hãy chú ý: không chỉ những người châu Á như Moo và Park, hay những người Mỹ
gốc Hoa như Mak và Chung mới phản bội Hoa Kỳ, bán mình cho Trung Quốc. Vụ việc của
Glenn Shriver thì sao?
Trường hợp của kẻ không đại diện tiêu biểu cho những người con vùng Grand Rapids,
Michigan này cho thấy cách bọn Trung Quốc hung hăng có thể chiêu dụ các gián điệp nước
ngoài ra sao. Shriver là sinh viên Mỹ du học ở Thượng Hải. Hắn rốt cuộc đã cố gắng đột nhập
vào CIA dưới sự điều khiển và mua chuộc của điệp viên Trung Quốc. Tội phản quốc trở nên
rẻ rúng đến mức Shriver chỉ phải nhận một “cái đánh khẽ vào tay”: 4 năm tù giam.
[1] Megaton tương đương với sức công phá của 1 triệu tấn thuốc nổ TNT. ND
[2] Sputnik moment: Chỉ thời điểm Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik làm thức tỉnh nước Mỹ buộc phải thúc
đẩy công nghệ vũ trụ - ND.
[3] reverse engineering – tháo rời bộ phận máy móc để tìm hiểu chất liệu, công nghệ gia công, sau đó tìm cách sản
xuất giống hệt. Trong điện toán là cách tái dựng mã nguồn của một phần mềm. ND.
[4] Neville Chamberlain - thủ tướng nước Anh trước thế chiến thứ II, được cho là cố tìm kiếm hòa bình bằng cách
nhún nhường trước nước Đức quốc xã - ND.
[5] Dự án Manhattan của Mỹ và đồng minh để gấp rút chế tạo ra bom nguyên tử trong Thế chiến II - ND.
[6] Một acre = 0,4 hecta. ND.
[7] Wall Street là trung tâm tài chính nước Mỹ, còn Main Street là thuật ngữ tương phản chỉ nền tảng
sản xuất ra các sản phẩm vật chất. ND
[8] Đặc điểm của radar sóng vô tuyến là không quét và nhận biết được những vật ở tầm thấp - ND
0 comments
Post a Comment